Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11990/NHNN-TĐKT | Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2007 |
Kính gửi: | - Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; |
Căn cứ Luật Thi đua khen thưởng, Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Thi đua, khen thưởng và Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định 121/2005/NĐ-CP của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc khen thưởng cán bộ có quá trình cống hiến lâu dài trong ngành Ngân hàng như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG:
1. Cán bộ, công chức đã từng giữ chức vụ từ Phó Vụ trưởng và tương đương trở lên trong ngành Ngân hàng nay chuẩn bị nghỉ hưu, đã nghỉ hưu hoặc đã mất, trong quá trình công tác có nhiều thành tích và công lao đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc và ngành Ngân hàng, đảm bảo đủ tiêu chuẩn quy định tại Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ nhưng chưa được Nhà nước khen thưởng.
2. Cán bộ, công chức đã được tặng thưởng Huân chương Lao động, Huân chương Độc lập hoặc Huân chương Hồ Chí Minh về thành tích trong công tác, nay đối chiếu với tiêu chuẩn quy định tại Nghị định 121/2005/NĐ-CP, nếu hình thức khen thưởng chỉ ở mức đã được khen thưởng trước đây thì không xét khen thưởng về thành tích cống hiến lâu dài nữa; Trường hợp đủ tiêu chuẩn đạt mức khen thưởng cao hơn mức đã được khen trước đây thì làm thủ tục đề nghị khen thưởng về thành tích cống hiến lâu dài.
II. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1- Cách tính tiêu chuẩn và thời gian giữ chức vụ của cá nhân có quá trình cống hiến lâu dài trong ngành Ngân hàng được thực hiện theo quy định tại Điểm c, d, e và g , Khoản 2, Mục II, Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Thi đua, khen thưởng.
2-Đối với các chức danh tương đương:
a- Chức danh tương đương Bộ trưởng là: Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
b- Chức danh tương đương Thứ trưởng là: Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
c- Chức danh tương đương Vụ trưởng là:
- Các chức danh Lãnh đạo, quản lý được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm và được hưởng phụ cấp chức vụ Lãnh đạo từ 0,9 đến 1,25 hiện nay (hoặc mức phụ cấp chức vụ Lãnh đạo 0,8 theo Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ).
- Những chức danh Lãnh đạo, quản lý được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm và được xếp theo bảng lương chức vụ có mức lương 533, 576 và 621 đồng/tháng theo Nghị định số 235/HĐBT ngày 18/9/1995 của Hội đồng Bộ trưởng.
- Những chức danh Lãnh đạo, quản lý được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm và được xếp lương chức vụ Vụ trưởng trước năm 1985.
d- Chức danh tương đương Phó Vụ trưởng là:
- Các chức danh Lãnh đạo, quản lý được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm và được xếp hưởng phụ cấp chức vụ Lãnh đạo 0,8 hiện nay (hoặc mức phụ cấp chức vụ Lãnh đạo 0,6 theo Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ).
- Những chức danh Lãnh đạo, quản lý được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm và được xếp theo bảng lương chức vụ có mức lương 474, 513 và 555 đồng/tháng theo Nghị định số 235/HĐBT ngày 18/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng.
- Những chức danh Lãnh đạo, quản lý được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm và được xếp lương chức vụ Phó Vụ trưởng trước năm 1985.
e- Chức danh tương đương Giám đốc Sở là: Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
III. HỒ SƠ KHEN THƯỞNG, QUY TRÌNH XÉT KHEN THƯỞNG:
1. Trách nhiệm trình khen thưởng:
a) Đối với cán bộ đã nghỉ hưu hoặc đã mất:
- Thủ trưởng đơn vị nơi quản lý cán bộ trước khi nghỉ hưu hoặc trước khi mất có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị khen thưởng. Trường hợp đơn vị công tác cuối cùng của cán bộ đã giải thể hoặc sáp nhập, Thủ trưởng đơn vị tiếp nhận nhiệm vụ của đơn vị đó có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị khen thưởng.
- Đối với cán bộ là Lãnh đạo NHNN đã nghỉ hưu hoặc đã mất, Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị khen thưởng.
b) Đối với cán bộ chuẩn bị nghỉ hưu:
- Thủ trưởng đơn vị lập hồ sơ đề nghị khen thưởng cho các cán bộ đủ tiêu chuẩn thuộc đơn vị.
- Trường hợp cán bộ là Lãnh đạo NHNN chuẩn bị nghỉ hưu, Văn phòng Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị khen thưởng đối với các đồng chí đủ tiêu chuẩn theo quy định.
2. Hồ sơ đề nghị khen thưởng:
a) Đối với cán bộ đã nghỉ hưu hoặc đã mất:
Hồ sơ gồm:
- Tờ trình của Thủ trưởng đơn vị;
- Báo cáo thành tích cá nhân, có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị trình (theo mẫu đính kèm).
* Trường hợp cán bộ đã mất mà đủ tiêu chuẩn khen thưởng, đơn vị trình chủ động phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ hoàn thiện hồ sơ đề nghị khen thưởng.
b) Đối với cán bộ chuẩn bị nghỉ hưu:
Hồ sơ gồm:
- Tờ trình của Thủ trưởng đơn vị hoặc của các đơn vị được giao nhiệm vụ lập hồ sơ đề nghị khen thưởng;
- Báo cáo thành tích cá nhân, có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị trình (theo mẫu đính kèm);
- Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đơn vị (trừ trường hợp khen thưởng đối với Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước).
3. Số lượng và thời gian gửi hồ sơ:
- Hồ sơ lập thành 5 bộ (04 bộ bản chính và 01 bộ là bản photocopy) và gửi về Vụ Thi đua - Khen thưởng.
- Thời gian gửi hồ sơ: Từ ngày 01/01 đến ngày 30/8 hàng năm.
4. Quy trình xét khen thưởng:
4.1- Vụ Thi đua - Khen thưởng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng của các đơn vị và lấy ý kiến xác nhận của Vụ Tổ chức cán bộ về các nội dung sau:
+ Thời gian giữ chức vụ của người được đề nghị khen thưởng;
+ Các hình thức kỷ luật, lý do và thời gian bị kỷ luật (nếu có);
4.2- Sau khi có ý kiến xác nhận các nội dung trên của Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Thi đua - Khen thưởng tiến hành các thủ tục:
+ Đối với cán bộ đã nghỉ hưu hoặc đã mất: tổng hợp, trình Ban cán sự Đảng NHNN xét trước khi trình Bí thư Ban cán sự Đảng - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
+ Đối với cán bộ chuẩn bị nghỉ hưu: thực hiện theo quy định tại Điều 33 Quy chế Thi đua - Khen thưởng ngành Ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-NHNN ngày 17/8/2006 của Thống đốc NHNN.
5. Kinh phí khen thưởng và tổ chức trao tặng:
5.1- Kinh phí khen thưởng thực hiện theo Điều 70, Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ.
5.2- Tổ chức trao tặng, truy tặng các hình thức khen thưởng cán bộ có quá trình cống hiến lâu dài trong ngành Ngân hàng tại các Hội nghị hoặc Hội nghị tổng kết của đơn vị trình khen thưởng.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị:
- Phổ biến, triển khai văn bản này đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị. Thông báo cho các cán bộ thuộc đơn vị quản lý trước khi nghỉ hưu hoặc gia đình cán bộ đã mất để đối chiếu tiêu chuẩn, Điều kiện đề nghị khen thưởng; hướng dẫn cán bộ lập báo cáo thành tích và lập báo cáo thành tích cho những cán bộ đã mất.
- Hoàn thiện hồ sơ đề nghị khen thưởng, chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ đề nghị khen thưởng.
2. Trách nhiệm của Vụ Thi đua - Khen thưởng:
- Tiến hành các thủ tục xét khen thưởng.
- Làm đầu mối giải quyết khiếu nại về công tác khen thưởng cán bộ có quá trình cống hiến lâu dài trong ngành Ngân hàng.
3. Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ:
- Xác nhận bằng văn bản về thời gian giữ chức vụ và các hình thức kỷ luật, lý do, thời gian bị kỷ luật (nếu có) và chức vụ tương đương của người được đề nghị khen thưởng.
- Phối hợp với Ban liên lạc cán bộ hưu trí Ngân hàng để triển khai công tác khen thưởng cán bộ có quá trình cống hiến lâu dài trong ngành Ngân hàng.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan giải quyết khiếu nại (nếu có) về khen thưởng cán bộ có quá trình cống hiến lâu dài trong ngành Ngân hàng.
4. Trách nhiệm của Vụ Kế toán - Tài chính:
- Bố trí nguồn kinh phí khen thưởng phù hợp với các quy định hiện hành.
- Thực hiện chi tiền thưởng theo chế độ quy định của Nhà nước và của Ngân hàng Nhà nước.
Trên đây là một số nội dung về khen thưởng đối với cán bộ có quá trình cống hiến lâu dài trong ngành Ngân hàng, quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Thi đua - Khen thưởng) để nghiên cứu xử lý./.
Nơi nhận: | THỐNG ĐỐC |
PHỤ LỤC:
MẪU BÁO CÁO THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------
Tỉnh (TP), ngày……tháng….năm…..
BÁO CÁO TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
Đề nghị tặng thưởng (truy tặng) Huân chương…
I. Sơ lược lý lịch cá nhân:
- Họ và tên:……………………..bí danh……………Nam, Nữ..........................
- Ngày, tháng, năm sinh:.......................................................................................
- Nguyên quán:.....................................................................................................
- Nơi thường trú:……………………………………………………….............
- Chức vụ, đơn vị công tác hiện nay:…………………………………………..
(hoặc trước khi nghỉ hưu, từ trần)
- Ngày, tháng, năm tham gia công tác:..................................................................
- Ngày, tháng, năm vào Đảng chính thức:……………………………………..
(hoặc ngày tham gia các đoàn thể)
- Năm nghỉ hưu (hoặc từ trần):.................. ……………………………………
II. Tóm tắt quá trình công tác:
Từ tháng/năm đến tháng/năm | Chức vụ (Đảng, Chính quyền, đoàn thể) | Đơn vị công tác
| Số năm/tháng giữ chức vụ | Ghi chú |
……… |
|
| ……… | ……… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III. Các hình thức khen thưởng đã được ghi nhận:
Kê khai các hình thức khen thưởng từ Bằng khen cấp Bộ, tỉnh và tương đương trở lên, ghi rõ thời gian được khen thưởng.
IV. Kỷ luật:
Kê khai các hình thức kỷ luật trong thời gian công tác về chính quyền, Đảng, đoàn thể (nếu có), ghi rõ thời gian, lý do và cấp quyết định.
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị quản lý cán bộ (Ký tên, đóng dấu nếu có)
| Người báo cáo (Ký tên) |
Xác nhận của Ngân hàng Nhà nước |
|
- 1Công văn 2850/BHXH-TĐKT khen thưởng cán bộ có quá trình cống hiến do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 2Quyết định 73-NH/QĐ năm 1990 Ban hành quy chế phân công và uỷ quyền về công tác quản lý cán bộ Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng quốc doanh
- 3Thông tư 08/2018/TT-NHNN hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 4Thông tư 17/2019/TT-NHNN hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 1Nghị định 121/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng và Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi
- 2Quyết định 40/2006/QĐ-NHNN ban hành Quy chế Thi đua-Khen thưởng ngành Ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Nghị định 25-CP năm 1993 quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang
- 4Nghị định 235-HĐBT năm 1985 về cải tiến chế độ tiền lương của công nhân, viên chức và các lực lượng vũ trang do Hội Đồng Bộ Trưởng ban hành
- 5Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 6Thông tư 01/2007/TT-VPCP hướng dẫn Nghị định 121/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật thi đua, khen thưởng và Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 2850/BHXH-TĐKT khen thưởng cán bộ có quá trình cống hiến do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 8Quyết định 73-NH/QĐ năm 1990 Ban hành quy chế phân công và uỷ quyền về công tác quản lý cán bộ Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng quốc doanh
- 9Thông tư 08/2018/TT-NHNN hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 10Thông tư 17/2019/TT-NHNN hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Công văn 11990/NHNN-TĐKT về việc khen thưởng cán bộ có quá trình cống hiến lâu dài trong ngành Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 11990/NHNN-TĐKT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 13/11/2007
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Nguyễn Văn Giàu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/11/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra