Chương 1 Công ước về vị thế của người không quốc tịch, 1954
Điều 1: Định nghĩa thuật ngữ “người không quốc tịch”
1. Vì mục đích của Công ước này, thuật ngữ “người không quốc tịch” có nghĩa là người không được coi là công dân của bất kỳ quốc gia nào theo pháp luật hiện hành của quốc gia đó.
2. Công ước này không áp dụng:
(i) Đối với những người hiện đang được các cơ quan hay tổ chức của Liên Hợp Quốc, ngoài Cao uỷ Liên Hợp Quốc về người tị nạn, bảo vệ hoặc trợ giúp, chừng nào họ vẫn còn nhận được sự bảo vệ hay trợ giúp đó;
(ii) Đối với những người được các cơ quan có thẩm quyền của nước mà họ cư trú công nhận có các quyền và nghĩa vụ gắn với việc có quốc tịch ở nước đó;
(iii) Đối với những người mà có nhiều lý do nghiêm trọng liên quan đến họ cho thấy rằng:
(a) Họ đã phạm tội chống hoà bình, tội ác chiến tranh hay tội ác chống nhân loại, như đã được định nghĩa trong các văn kiện quốc tế được soạn thảo về các tội ác này;
(b) Họ đã phạm một tội phi chính trị nghiêm trọng ở bên ngoài nước họ cư trú trước khi được phép vào nước đó;
(c) Họ đã phạm tội vì những hành vi đi ngược lại những mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hợp Quốc.
Mỗi người không quốc tịch đều có những nghĩa vụ đối với đất nước nơi người đó cư trú, những nghĩa vụ này đòi hỏi người đó phải tuân thủ các quy định pháp luật của nước đó cũng như những biện pháp được áp dụng để duy trì trật tự công cộng.
Điều 3: Không phân biệt đối xử
Các quốc gia thành viên phải áp dụng các quy định của Công ước này đối với mọi người không quốc tịch, mà không có sự phân biệt về chủng tộc, tôn giáo hay nguồn gốc quốc gia.
Các quốc gia thành viên phải dành cho những người không quốc tịch trong phạm vi lãnh thổ của mình sự đối xử ít nhất cũng thuận lợi như sự đối xử với công dân của nước mình về tự do thực hành tôn giáo và các tự do khác liên quan đến việc giáo dục tôn giáo của con cái họ.
Điều 5: Các quyền được bảo đảm ngoài Công ước này
Không một quy định nào trong Công ước này sẽ được giải thích nhằm làm tổn hại đến bất kỳ quyền và lợi ích nào được quốc gia thành viên dành cho những người không quốc tịch ngoài các quyền được quy định trong Công ước này.
Điều 6: Thuật ngữ “ trong những hoàn cảnh như nhau”
Với mục đích của công ước này, thuật ngữ “trong những hoàn cảnh như nhau” hàm ý rằng bất kỳ những yêu cầu nào (kể cả những yêu cầu về điều kiện và thời gian tạm trú hoặc thường trú) mà một cá nhân cụ thể sẽ phải đáp ứng để hưởng những quyền liên quan nếu người đó không phải là người không quốc tịch phải được người đó đáp ứng, ngoại trừ những yêu cầu mà xét về bản chất, một người không quốc tịch không có khả năng thực hiện.
Điều 7: Miễn trừ nguyên tắc có đi có lại
1. Trừ khi Công ước này chứa nhiều điều khoản ưu đãi hơn, một quốc gia thành viên phải dành cho những người không quốc tịch sự đối xử giống như sự đối xử dành cho những người nước ngoài khác nói chung.
2. Sau khoảng thời gian cư trú 3 năm, tất cả những người không quốc tịch sẽ được miễn áp dụng nguyên tắc pháp lý có đi có lại tại lãnh thổ của các quốc gia thành viên.
3. Mỗi quốc gia thành viên phải tiếp tục dành cho những người không quốc tịch những quyền và lợi ích mà họ đã được hưởng khi không áp dụng nguyên tắc có đi có lại, tại thời điểm Công ước này bắt đầu có hiệu lực với quốc gia đó.
4. Quốc gia thành viên sẽ xem xét một cách thuận lợi khả năng dành cho những người không quốc tịch, khi không áp dụng nguyên tắc có đi có lại, các quyền và lợi ích ngoài những quyền và lợi ích mà họ được hưởng theo quy định tại khoản 2 và 3, đồng thời mở rộng việc miễn áp dụng nguyên tắc có đi có lại đối với những người không quốc tịch mà không đáp ứng những điều kiện được quy định tại khoản 2 và 3.
5. Các quy định của khoản 2 và 3 áp dụng đối với cả các quyền và lợi ích được đề cập tại các điều 13, 18, 19, 21, và 22 của Công ước này cũng như các quyền và lợi ích mà Công ước này không quy định.
Điều 8: Miễn trừ những biện pháp ngoại lệ
Liên quan đến những biện pháp ngoại lệ có thể được áp dụng chống lại người, tài sản và lợi ích của những công dân hoặc những người trước đây là công dân của một quốc gia khác, các quốc gia thành viên sẽ không áp dụng những biện pháp đó đối với những người không quốc tịch nếu chỉ căn cứ vào việc người đó trước đó đã có quốc tịch của quốc gia khác. Các quốc gia thành viên, mà theo quy định pháp luật của mình, không được áp dụng nguyên tắc chung được nêu tại điều này, trong các trường hợp thích hợp, sẽ dành những miễn trừ có lợi cho những người không quốc tịch nói trên.
Điều 9: Những biện pháp tạm thời
Không một quy định nào trong Công ước này cản trở một quốc gia thành viên, trong thời gian chiến tranh hay những hoàn cảnh nghiêm trọng và ngoại lệ khác, áp dụng tạm thời những biện pháp được xem là cần thiết đối với an ninh quốc gia trong trường hợp của một người cụ thể nào đó, trong khi quốc gia thành viên xác định rằng người đó trên thực tế là người không quốc tịch, và rằng sự tiếp tục những biện pháp như vậy là cần thiết trong trường hợp của người đó vì lợi ích an ninh quốc gia.
1. trường hợp một người đã bị buộc rời khỏi đất nước trong Chiến tranh thế giới thứ hai và đã chuyển đến lãnh thổ của một quốc gia thành viên và hiện đang cư trú ở đó, thì khoảng thời gian tạm trú bắt buộc đó phải được xem xét là cư trú hợp pháp ở lãnh thổ đó.
2. trường hợp một người trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã bị buộc rời khỏi lãnh thổ của một quốc gia thành viên và trước ngày Công ước có hiệu lực, đã quay trở lại quốc gia thành viên đó để tiếp tục cư trú, thì khoảng thời gian cư trú trước và sau sự di chuyển bắt buộc đó sẽ được xem như một khoảng thời gian cư trú liên tục, vì bất kỳ mục đích nào mà đòi hỏi sự cư trú liên tục.
Điều 11: Những thuỷ thủ không có quốc tịch
trường hợp những người không quốc tịch thường xuyên làm việc với tư cách là thuỷ thủ trên tàu mang cờ của một quốc gia thành viên, quốc gia đó phải xem xét với sự cảm thông đối với cơ nghiệp của những người đó trên lãnh thổ của mình, và cấp giấy tờ thông hành cho họ hay giấy phép nhập cảnh tạm thời vào lãnh thổ của mình, đặc biệt với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho cơ nghiệp của họ ở một nước khác.
Công ước về vị thế của người không quốc tịch, 1954
- Số hiệu: Khongso
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 28/09/1954
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/06/1960
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Định nghĩa thuật ngữ “người không quốc tịch”
- Điều 2. Nghĩa vụ chung
- Điều 3. Không phân biệt đối xử
- Điều 4. Tôn giáo
- Điều 5. Các quyền được bảo đảm ngoài Công ước này
- Điều 6. Thuật ngữ “ trong những hoàn cảnh như nhau”
- Điều 7. Miễn trừ nguyên tắc có đi có lại
- Điều 8. Miễn trừ những biện pháp ngoại lệ
- Điều 9. Những biện pháp tạm thời
- Điều 10. Tiếp tục cư trú
- Điều 11. Những thuỷ thủ không có quốc tịch
- Điều 12. Vị thế cá nhân
- Điều 13. Động sản và bất động sản
- Điều 14. Những quyền về nghệ thuật và sở hữu công nghiệp
- Điều 15. Quyền lập hội
- Điều 16. Tiếp cận toà án
- Điều 20. Chính sách phân phối
- Điều 21. Nhà ở
- Điều 22. Giáo dục công
- Điều 23. Trợ cấp nhà nước
- Điều 24. Pháp luật lao động và an sinh xã hội
- Điều 25. Trợ giúp hành chính
- Điều 26. Tự do đi lại
- Điều 27. Giấy chứng minh
- Điều 28. Giấy tờ thông hành
- Điều 29. Phí tài chính.
- Điều 30. Di chuyển tài sản
- Điều 31. Trục xuất.
- Điều 32. Nhập quốc tịch
- Điều 33. Thông tin về pháp luật quốc gia.
- Điều 34. Giải quyết tranh chấp.
- Điều 35. Ký, phê chuẩn và gia nhập.
- Điều 36. Điều khoản áp dụng theo lãnh thổ.
- Điều 37. Điều khoản liên bang
- Điều 38. Bảo lưu
- Điều 39. Hiệu lực
- Điều 40. Bãi ước
- Điều 41. Xem xét lại.
- Điều 42. Những thông báo của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc