Điều 32 Công ước Berne năm 1971 về việc bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật
1. Đạo luật này thay thế Công ước Berne ký ngày 9/9/1886 và những Đạo luật đã hiệu chỉnh sau đó, trong mối quan hệ giữa các nước Liên hiệp và trong giới hạn Đạo luật này được áp dụng. Các Đạo luật đã có hiệu lực trước đây vẫn tiếp tục được áp dụng toàn bộ hay trong phạm vi những điều mà đạo luật này không thay thế, có liên quan các nước thuộc Liên Hiệp nhưng chưa phê chuẩn hoặc gia nhập Đạo luật này.
2. Những nước ngoài Liên hiệp khi gia nhập Đạo luật này, tuân thủ những quy định ở khoản 3 dưới đây, sẽ áp dụng Đạo luật này trong quan hệ với bất cứ nước thành viên nào của Liên Hiệp chưa bị ràng buộc bởi Đạo luật này hoặc đã bị ràng buộc nhưng đã có tuyên bố về Điều 28.1.(b). Các nước đó thừa nhận để các nước nói trên trong quan hệ với mình có thể:
i). Áp dụng các Điều khoản của Đạo luật mới nhất mà nước đó bị ràng buộc;
ii). Tuân thủ Điều I(6) của Phụ lục, có quyền điều chỉnh mức bảo hộ cho phù hợp với quy định của Đạo luật này
3. Một nước đã nhất trí với quy định trong Phụ lục, có thể áp dụng các quy định đó đối với những lĩnh vực mình đã chọn, trong mối quan hệ với những nước Liên hiệp khác chưa bị Đạo luật này ràng buộc với điều kiện là những nước đó đồng ý áp dụng những quy định nói trên.
Công ước Berne năm 1971 về việc bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật
- Số hiệu: Khongso
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 24/07/1971
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/10/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. (Thành lập một Liên hiệp)
- Điều 2. (Tác phẩm được bảo hộ: 1. Tác phẩm văn học và nghệ thuật; 2. Khả năng yêu cầu sự định hình; 3. Tác phẩm phái sinh; 4. Văn bản chính thức; 5. Sưu tập; 6. Nghĩa vụ bảo hộ, chủ thể hưởng sự bảo hộ; 7. Tác phẩm mĩ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp; 8. Tin tức.)
- Điều 3. (Tiêu chí về tư cách được bảo hộ: 1. Quốc tịch của tác giả; nơi công bố tác phẩm; 2. Nơi thường trú của tác giả; 3. Tác phẩm đã công bố; 4.Tác phẩm công bố đồng thời.)
- Điều 4. (Tiêu chuẩn bảo hộ đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm kiến trúc và một số tác phẩm nghệ thuật)
- Điều 5. (Đảm bảo quyền: 1 và 2. Bên ngoài quốc gia gốc; 3. Tại quốc gia gốc; 4."Quốc gia gốc")
- Điều 6. (Khả năng hạn chế bảo hộ đối với một số tác phẩm của công dân một số nước ngoài Liên hiệp: 1. Tại nước công bố lần đầu và tại những nước khác; 2. Không có hiệu lực hồi tố; 3. Thông báo)
- Điều 7. (Thời hạn bảo hộ: 1. Quy định chung; 2. Đối với tác phẩm điện ảnh; 3. Đối với tác phẩm đề bút danh, khuyết danh; 4.Tác phẩm nhiếp ảnh và mĩ thuật ứng dụng; 5. Ngày bắt đầu tính thời hạn; 6. Thể hạn dài hơn; 7. Thời hạn ngắn hơn; 8. Luật áp dụng; "so sánh" thời hạn)
- Điều 8. (Quyền dịch)
- Điều 9. (Quyền sao chép: 1. Quy định chung; 2. Các ngoại lệ có thể; 3. Ghi âm và ghi hình)
- Điều 10. (Một số sử dụng tự do tác phẩm: 1. Trích dẫn; 2. Minh hoạ phục vụ giảng dạy; 3. Chỉ dẫn nguồn gốc và tác giả)
- Điều 11. (Một số quyền đối với tác phẩm kịch và âm nhạc: 1. Quyền trình diễn và truyền phát tới công chúng một cuộc trình diễn; 2. Bản dịch)
- Điều 12. (Quyền phóng tác, cải biên, chuyển thể)
- Điều 13. (Hạn chế khả năng đối với quyền ghi âm tác phẩm âm nhạc và lời kèm theo: 1. Giấy phép bắt buộc; 2. Biện pháp tạm thời; 3. Tịch thu bản sao nhập khẩu không được tác giả cho phép)
- Điều 14. (Điện ảnh và quyền liên quan: 1. Phóng tác điện ảnh và sao chép; phân phối; trình diễn công cộng và truyền thông hữu tuyến công cộng tác phẩm đã phóng tác hoặc sao chép; 2. Phóng tác sản phẩm điện ảnh; không cấp giấy phép bắt buộc)
- Điều 15. (Quyền thực thi quyền được bảo hộ: 1. Trường hợp tên tác giả được xác định rõ hoặc khi bút danh không còn gây nghi ngờ về danh tính của tác giả; 2. Tác phẩm điện ảnh; 3. Tác phẩm khuyết danh hoặc bút danh; 4. Một số tác phẩm chưa công bố và không rõ tác giả)
- Điều 16. (Bản sao vi phạm quy định: 1. Tịch thu; 2. Tịch thu khi nhập khẩu; 3. Luật áp dụng)
- Điều 17. (Khả năng kiểm soát sự lưu thông, trình bày, triển lãm tác phẩm)
- Điều 18. (Tác phẩm tồn tại khi Công ước bắt đầu có hiệu lực: 1. Có thể được bảo hộ khi sự bảo hộ chưa chấm dứt tại quốc gia gốc; 2. Không thể được bảo hộ khi sự bảo hộ đã hết hạn tại nước công bố bảo hộ; 3. Áp dụng các nguyên tắc này; Các trường hợp đặc biệt)
- Điều 19. (Sự bảo hộ lớn hơn so với sự bảo hộ của Công ước)
- Điều 20. (Hiệp định riêng giữa các quốc gia thuộc Liên hiệp)
- Điều 21. (Những quy định đặc biệt đối với nước đang phát triển: 1. Phụ lục; 2. Phụ lục của Đạo luật)
- Điều 22. (Hội đồng: 1. Thành lập và thành phần; 2. Nhiệm vụ; 3. Số thành viên tối thiểu hợp lý; bỏ phiếu; quan sát viên; 4. Triệu tập họp; 5. Nội quy)
- Điều 23. (Ban Điều hành: 1. Thành lập; 2. Thành phần; 3. Số lượng thành viên; 4. Phân bổ địa lý; thoả thuận đặc biệt; 5. Thời hạn; hạn chế tái cử; quy tắc lựa chọn; 6. Nhiệm vụ; 7. Triệu tập họp; 8. Số lượng tối thiểu hợp lệ; 9. Quan sát viên; 10. Nội quy)
- Điều 24. (Phòng Quốc tế: 1. Nhiệm vụ chung; Tổng Giám đốc; 2. Thông tin chung; 3. Tạp chí; 4. Thông tin tới các nước; 5. Nghiên cứu và dịch vụ; 6. Tham dự họp; 7. Hội nghị nghiên cứu sửa đổi; Các nhiệm vụ khác.)
- Điều 25. (Tài chính: 1. Ngân sách; 2. Phối hợp với các Liên hiệp khác; 3. Nguồn, 4. Nguồn thu; khả năng tăng thêm ngân sách so với năm trước; 5. Lệ phí và khoản thu; 6. Quỹ hoạt động; 7. Ưu đãi của Chính phủ nước chủ nhà; 8. Kiểm toán)
- Điều 26. (Sửa đổi: 1. Các điều thuộc quyền sửa đổi của Hội đồng; đề nghị; 2. Thông qua; 3. Có hiệu lực)
- Điều 27. (Sửa đổi: 1. Mục đích; 2. Hội nghị; 3. Thông qua)
- Điều 28. (Chấp thuận và bắt đầu có hiệu lực của Đạo luật đối với các nước thuộc Liên hiệp: 1. Phê chuẩn, gia nhập; khả năng loại trừ một số quy định; bãi bỏ loại trừ; 2. Có hiệu lực của các Điều từ 1-21 và Phụ lục; 3. Có hiệu lực các Điều từ 22-38)
- Điều 29. (Chấp thuận và có hiệu lực đối với nước ngoài liên hiệp: 1. Gia nhập; 2. Có hiệu lực)
- Điều 30. (Bảo lưu: 1. Các hạn chế khả năng đưa ra bảo lưu; 2. Các bảo lưu trước; bảo lưu quyền dịch; rút lại bảo lưu)
- Điều 31. (Khả năng áp dụng đối với một số vùng lãnh thổ. 1. Tuyên bố; 2. Rút lại tuyên bố; 3. Ngày có hiệu lực; 4. Chấp nhận các thực trạng hiện hành không chủ định)
- Điều 32. (Áp dụng Đạo luật này và các Đạo luật đã ký trước: 1. Giữa các nước đã là thành viên của Liên hiệp; 2. Giữa nước trở thành thành viên của Liên hiệp và các nước Thành viên khác của Liên hiệp; 3. Áp dụng Phụ lục trong mối quan hệ cụ thể)
- Điều 33. (Tranh chấp: 1. Thẩm quyền xét xử của Tòa án Quốc tế; 2. Bảo lưu đối với thẩm quyền này; 3. Rút bảo lưu.)
- Điều 34. (Chốt lại các quy định trước: 1. Các Đạo luật trước; 2. Nghị định thư của đạo luật Stockholm)
- Điều 35. (Thời hạn của Công ước, rút khỏi Công ước: 1. Không hạn định thời hạn; 2. Khả năng rút khỏi Công ước; 3. Ngày có hiệu lực của việc rút khỏi Công ước; 4. Thời gian rút khỏi Công ước.)
- Điều 36. (Áp dụng công ước: 1. Nghĩa vụ ban hành các biện pháp cần thiết; 2. Thời điểm nghĩa vụ tồn tại.)
- Điều 37. (Điều khoản cuối cùng: 1. Ngôn ngữ của Đạo luật; 2. Ký kết; 3. Bản sao có xác định; 4. Đăng ký; 5. Thông báo.)
- Điều 38. (Các quy định chuyển tiếp: 1. Thực thi "5 năm độc quyền"; 2. Văn phòng của Liên hiệp, Giám đốc của văn phòng; 3 . Kế thừa của Văn phòng của Liên hiệp)