ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2002/CT-UB | Hà Nội, ngày 27 tháng 08 năm 2002 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN PHÁP LỆNH GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngày 8/5/2002, Chủ tich nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký lệnh công bố Pháp lệnh giá đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 26/4/2002 và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2002. Ban Vật giá Chính phủ đã có công văn số 473/BVGCP-TH ngày 19/6/2002 hướng dẫn các nội dung cụ thể để triển khai thực hiện Pháp lệnh giá.
Để đảm bảo quán triệt kịp thời những nội dung cơ bản của Pháp lệnh giá, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giá và góp phần bình ổn giá trên địa bàn Thành phố, Uỷ ban nhân dân Thành phố chỉ đạo việc tổ chức triển khai thực hiện Pháp lệnh giá trên địa bàn Thành phố như sau:
1- Sở Tài chính - Vật giá chủ trì cùng Sở Tư pháp, Sở Văn hoá thông tin, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật và các cơ quan thông tin đại chúng: Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức tuyên truyền nội dung, ý nghĩa của Pháp lệnh giá đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Các Sở: Thương mại, Công nghiệp, Xây dựng và UBND các quận, huyện có trách nhiệm tổ chức quán triệt nội dung Pháp lệnh giá tới các đơn vị trực thuộc với mục tiêu làm cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận thức rõ các điều khoản Pháp lệnh giá, vai trò của Nhà nước trong công tác quản lý phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay.
2- Trong khi chờ Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Pháp lệnh giá. Căn cứ vào tình hình thực tế của Hà Nội, UBND Thành phố yêu cầu các Sở, Ban, ngành Thành phố và UBND các quận, huyện tập trung quản lý giá với các nội dung chủ yếu sau:
a) Thực hiện các biện pháp bình ổn giá cả thị trường
- Sở Tài Chính - Vật giá có trách nhiệm theo dõi tình hình thông tin giá cả hàng hoá, dịch vụ trên thị trường qua đó phát hiện các hành vi độc quyền về giá, bán phá giá và đề xuất các biện pháp bình ổn giá trên địa bàn Thành phố, báo cáo kịp thời UBND Thành phố và Ban Vật giá Chính phủ.
- Các Sở, Ban, ngành có liên quan của Thành phố, UBND các quận, huyện theo thẩm quyền quy định của Pháp lệnh giá, tăng cường công tác kiểm tra việc niêm yết giá, xử lý các vi phạm theo quy định tại Nghị định số 44/2000/NĐ-CP ngày 1/9/2000 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả và Thông tư số 04/2000/TT-BVGCP ngày 15/11/2000 của Ban Vật giá Chính phủ hướng dẫn thi hành Nghị định số 44/2000/NĐ-CP ngày 1/9/2000 của Chính phủ. Trong từng trường hợp cần thiết, có thể thực hiện kiểm soát hàng hóa tồn kho của các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn theo chỉ đạo của UBND Thành phố để có các biện pháp cụ thể xử lý việc bình ổn giá.
b) Kiểm soát giá độc quyền và chống bán phá giá.
- Sở Tài chính - Vật giá Thành phố phối hợp với các ngành có liên quan phát hiện các hành vi độc quyền, liên kết độc quyền về giá gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và lợi ích của Nhà nước, báo cáo UBND Thành phố. Trong trường hợp cần thiết, UBND Thành phố sẽ có biện pháp chỉ đạo các ngành có liên quan tiến hành kiểm soát chi phí sản xuất, lưu thông của các tổ chức, cá nhân khi phát hiện có dấu hiệu liên kết độc quyền về giá và sẽ sử dụng những quyền hạn trong xử lý và kiểm soát độc quyền.
- Đối với các hành vi bán phá giá hàng hoá dịch vụ, khi có các đơn thư khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân, các Sở, ngành Thành phố và Uỷ ban nhân dân các quận, huyện theo thẩm quyền quản lý phải tổ chức điều tra hành vi bán phá giá theo quy định của pháp luật đối với hành vi bán phá giá.
c) Xây dựng đề án thành lập doanh nghiệp Nhà nước thẩm định giá và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ thẩm định giá.
Giao cho Ban Tổ chức chính quyền Thành phố phối hợp với Sở Tài chính Vật giá xây dựng đề án thành lập doanh nghiệp Nhà nước thẩm định giá theo quy định của Pháp lệnh giá báo cáo UBND Thành phố.
Viêc mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách Nhà nước phải thực hiện đấu giá, đấu thầu theo đúng quy định hiện hành của Bộ Tài chính và UBND Thành phố. Trong trường hợp cần thiết phải định giá, UBND Thành phố sẽ giao cho Sở Tài chính - Vật giá tiếp tục thẩm định giá. Đối với những công tác định giá và thẩm định giá khác vẫn thực hiện theo các quy định hiện hành cho đến khi Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh giá được ban hành.
d) Bố trí cán bộ và tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá
Sở Tài chính - vật giá có trách nhiệm bố trí tăng cường đội ngũ cán bộ cả về số lượng, chất lượng thực hiện quản lý nhà nước về giá và thanh tra giá. Các quận, huyện bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác giá trong biên chế của phòng Tài chính - Vật giá. Ban Tổ chức chính quyền Thành phố cùng sở Tài chính - Vật giá xác định chỉ tiêu này. Sở Tài chính Vật giá chủ trì tổ chức mở các lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giá và thẩm định giá cho các cán bộ nghiệp vụ của Thành phố và quận, huyện.
e) Rà soát văn bản quy phạm pháp luật về giá và xây dựng ban hành Quyết định của UBND Thành phố về quản lý giá
Sở Tài chính - Vật giá có trách nhiệm rà soát văn bản quy phạm pháp luật về giá tại địa phương và xây dựng trình UBND Thành phố ban hành Quyết định của UBND Thành phố về quản lý giá, phân cấp quản lý giá trên địa bàn theo nội dung quản lý Nhà nước về giá đã được quy định tại Pháp lệnh giá.
3- Công tác quản lý Nhà nước về giá có ý nghĩa rất quan trọng phục vụ các nhiệm vụ phát triển - kinh tế xã hội của Thủ đô. Uỷ ban nhân dân Thành phố yêu cầu thủ trưởng các Sở, Ban, ngành Thành phố và Chủ tịch UBND các quận, huyện có các kế hoạch cụ thể của ngành mình, của cấp mình trong thực hiện Pháp lệnh giá và Chỉ thị của UBND Thành phố. Sở Tài chính - Vật giá có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra và phối hợp với các Sở, Ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện trong tổ chức triển khai Pháp lệnh giá, định kỳ báo cáo UBND Thành phố./.
| T/M. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
- 1Chỉ thị 24/2001/CT-UB thực hiện Nghị định 44/2000/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 2Chỉ thị 14/2002/CT-UB về tổ chức thực hiện Pháp lệnh Giá do tỉnh Bến Tre ban hành
- 3Chỉ thị 17/2002/CT-UB thực hiện Pháp lệnh Giá trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 1Chỉ thị 24/2001/CT-UB thực hiện Nghị định 44/2000/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 2Nghị định 44/2000/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả
- 3Thông tư 04/2000/TT-BVGCP hướng dẫn thi hành Nghị định 44/2000/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả do Ban vật giá Chính phủ ban hành
- 4Pháp lệnh Giá năm 2002
- 5Chỉ thị 14/2002/CT-UB về tổ chức thực hiện Pháp lệnh Giá do tỉnh Bến Tre ban hành
- 6Chỉ thị 17/2002/CT-UB thực hiện Pháp lệnh Giá trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Chỉ thị 31/2002/CT-UB thực hiện Pháp lệnh giá trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 31/2002/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 27/08/2002
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Phan Văn Vượng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/08/2002
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực