Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/2002/CT-UB

Lào Cai, ngày 29 tháng 8 năm 2002

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN PHÁP LỆNH GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

Thực hiện Pháp lệnh giá đã được UBTVQH thông qua ngày 26/4/2002 và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 8/5/2002 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2002. Nhằm góp phần phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, bình ổn giá, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh, người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.

Để triển khai thực hiện pháp lệnh giá có hiệu quả, theo đúng mục tiêu mà pháp lệnh giá quy định. UBND tỉnh Lào Cai giao cho Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch ƯBND các huyện thị xã, các tổ chức cá nhân trên địa bàn tỉnh Lào Cai triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung sau:

1. Phổ biến tuyên truyền quán triệt nội dung pháp lệnh giá

Giao cho Sở Tài chính vật giá chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp cơ quan thường trực hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh, Báo Lào Cai, Đài phát thanh truyền hình Lào Cai phối hợp tuyên truyền quán triệt những nội dung chính của pháp lệnh gia, ( tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng) đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện pháp lệnh giá.

Trong công tác tuyên truyền phải nêu rõ được thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp, quyền và nghĩa vụ của tổ chức và công dân trong việc thực hiện pháp lệnh giá.

2. Bình ổn giá cả thị trường

Giao cho Sở Tài chính - Vật giá chủ trì phối hợp vói các ngành chức năng liên quan theo dõi thường xuyên tình hình biến động giá cả thị trường các mặt hàng chủ yếu ở địa phương, báo cáo và đề xuất biện pháp bình ổn giá với UBND tỉnh và Ban vật giá Chính phủ.

Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng lương thực, thực phẩm, mặt hàng chính sách chủ động dự trữ cung ứng hàng hóa đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường, thường xuyên báo cáo tình hình dự trữ, cung ứng, giá cả với UBND tỉnh, Sở Tài chính - Vật giá, Sở quản lý nhà nước chuyên ngành để theo dõi tổng hợp và có giải pháp bình ổn thị trường khi có biến động giá lớn.

3. Kiểm soát giá độc quyền và chống bán phá giá

Kiểm soát giá độc quyền và chống bán phá giá là hình thức quản lý giá mới được quy định trong pháp lệnh giá.

- Các Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh một hoặc một số mặt hàng nhất định trên địa bàn do Doanh nghiệp tự định giá hoặc giá do Doanh nghiệp quy định trên địa bàn dưới hình thức liên minh độc quyền không có cạnh tranh. Doanh nghiệp có doanh thu chiếm thị phần trên 40% thị trường trên Ì địa bàn đều được coi là độc quyền về giá cả.

- Các Doanh nghiệp có hành vi bán hạ giá hàng hóa dịch vụ thấp hơn 30% so vói giá thị trường trên địa bàn được coi là bán phá giá. Trừ các trường hợp không được coi là bán phá giá do pháp lệnh giá quy định.

Giao cho Sở Tài chính - Vật giá, các ngành chức năng và UBND các huyện thị xã kiểm tra chi phí sản xuất lưu thông hàng hoa dịch vụ của tổ chức, cá nhân có dấu hiệu độc quyền, liên kết độc quyền và xử lý theo quy định của pháp lệnh giá. Các hành vi bán phá giá được xử phạt theo nghị định 44/NĐ-CP ngày 1/9/2000 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả.

4. Thẩm định giá

Đối với việc mua sắm trang thiết bị phương tiện, thiết bị tài sản (gọi chung là thiết bị trong cơ quan, tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách) thực hiện theo quy định hiện hành (Thông tư 121/2000/TT-BTC ngày 29/12/200 của Bộ Tài chính và hướng dẫn số 483 ngày 26/ 10/ 2001 của Sở Tài chính - Vật giá Lào Cai).

Đối với việc thẩm định tài sản thuộc các lĩnh vực trong pháp lệnh giá quy định, các tổ chức, cá nhân có thể trực tiếp giao dịch với Trung tâm thẩm định giá thuộc Ban vật giá chính phủ hoặc thông qua Sở Tài chính Vật giá để phối hợp hỗ trợ thực hiện theo quy định của pháp lệnh giá.

5. Tổ chức thực hiện niêm yết giá

- Tất cả tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh phải niêm yết giá hàng hóa tại cửa hàng, nơi giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ rõ ràng về số lượng, chất lượng, quy cách phẩm chất, bảo hành... không gây nhầm lẫn cho khách hàng.

- Nghiêm cấm các trường hợp:

Mua sản phẩm hàng hóa của người sản xuất thấp hơn giá niêm yết hoặc giá sàn do nhà nước quy định.

Bán sản phẩm, hàng hóa cho người tiêu dùng cao hơn giá đã niêm yết (giá đăng ký để kê khai tính thuế VAT, thuế TNDN).

6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giá

- Giao cho Sở Tài chính - Vật giá phối hợp với các ngành liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giá trên địa bàn tỉnh đối với các tổ chức, cá nhân chấp hành các quy định của pháp lệnh giá.

- Thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành Thương mại, Thuế, lực lượng quản lý thị trường khi phát hiện các hành vi do tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về giá thì được quyền xử phạt trực tiếp hoặc lập biên bản báo cáo lên cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính theo Nghị định số 44/2000/NĐ-CP ngày 01/9/2000 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả.

Để tổ chức thực hiện tốt Pháp lệnh giá, UBND tỉnh Lào Cai yêu cầu thủ trưởng các cơ quan đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện thị xã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ thị này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Bùi Quang Vinh

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Chỉ thị 17/2002/CT-UB thực hiện Pháp lệnh Giá trên địa bàn tỉnh Lào Cai

  • Số hiệu: 17/2002/CT-UB
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Ngày ban hành: 29/08/2002
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
  • Người ký: Bùi Quang Vinh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 29/08/2002
  • Ngày hết hiệu lực: 13/06/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản