- 1Nghị định 36-CP năm 1995 về việc bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
- 2Chỉ thị 454/TTg năm 1996 thực hiện Nghị định 36/CP về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt và đường thuỷ nội địa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 39-CP về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt
- 4Nghị định 40-CP năm 1996 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 308/PC | Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 1996 |
Sau hơn một năm thực hiện Nghị định 36/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị, chúng ta đã kiềm chế được sự gia tăng tai nạn giao thông đường bộ, tình hình trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị có chuyển biến rõ rệt. Với chủ trương lập lại trật tự, kỷ cương an toàn giao thông nói chung, ngày 5/7/1996 Chính phủ đã ban hành Nghị định 39/CP về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt và Nghị định 40/CP về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa. Để thực hiện tốt 2 Nghị định này và Chỉ thị số 454/TTg ngày 5/7/1996 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chỉ thị cho các đơn vị triển khai những việc sau đây:
Trong phạm vi cả nước, đối với đường thuỷ nội địa xác định các địa phương là trọng điểm chỉ đạo như sau:
Phía Bắc: Quảng Ninh, Nam Hà, thành phố Hải Phòng; vấn đề tập trung giải quyết: lập bến bãi tuỳ tiện, mất trật tự an toàn.
Phía Nam: Minh Hải, An Giang, thành phố Hồ Chí Minh; vấn đề tập trung giải quyết lấn chiếm luồng, hành lang bảo vệ luồng, cắm đăng đáy cá, họp chợ trái phép trên sông, kênh, đặc biệt chú ý tại khu vực hành lang bảo vệ của cầu (phối hợp thực hiện Nghị định 36/CP).
Đối với đường sắt: trọng điểm giải quyết ở những thành phố sau: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh; trọng tâm là giải phóng lấn chiếm hành lang bảo vệ đường sắt, bố trí lại đường ngang qua đường sắt.
- Trước khi giải toả phải tiến hành điều tra và phải có kế hoạch giải toả từng bước, kế hoạch này phải công khai thông báo cho mọi người biết, ở những địa bản trọng điểm phải phối hợp chặt chữ với Uỷ ban nhân dân các cấp, lực lượng công an giải toả dứt điểm trong những ngày đầu ra quân, phải đặc biệt coi trọng việc vận động quần chúng tự nguyên tháo dỡ những công trình vi phạm.
- Sau khi giải toả xong, đối với đường thuỷ nội địa phải xây kè, đối với đường sắt phải làm ngay hàng rào; song song với việc giải toả phải tổ chức cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ công trình giao thông, cắm mốc chỉ giới ở địa điểm đã được chọn làm trọng điểm, nơi đông dân cư trước, sau đó từng bước cắm đủ mốc chỉ giới.
- Cần có biện pháp chống tái lấn chiếm, các đơn vị phải quan hệ chặt chẽ với Uỷ ban nhân dân các cấp, đặc biệt quan trọng là Uỷ ban nhân dân cấp phường, xã, quận, huyện trong công tác giải toả lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình giao thông và chống tái lấn chiếm. Riêng đối với đường sắt, các Giám đốc xí nghiệp quản lý đường sắt ngoài việc thường xuyên báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân, cần quan hệ chặt chẽ với Sở Giao thông vận tải (Giao thông công chính) ở địa phương để cùng phối hợp tham mưu cho Uỷ ban nhân dân trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt.
Để tạo khí thế ban đầu thực hiện Nghị định 39/CP và 40/CP phải tổ chức ngày ra quân đồng loạt trong phạm vi cả nước, huy động mọi lực lượng tham gia rầm rộ và bằng nhiều hình thức. Ngày ra quân đồng loạt sẽ được thông báo thống nhất trong phạm vi toàn quốc.
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục thực hiện Nghị định 39/CP, 40/CP phải làm thường xuyên, liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đối với đường thuỷ nội địa phải quan tâm đặc biệt hình thức tuyên truyền qua Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh của các địa phương, đối với đường sắt cần phát huy vai trò của hệ thống phát thanh dưới ga, trên tàu, tăng cường phát hành báo chí, tờ rơi trên các đoàn tàu.
Trong quá trình kiểm tra cần có biện pháp xử lý thích hợp với các trường hợp vi phạm, thời gian đầu chủ yếu là giáo dục tạo điều kiện để người vi phạm khắc phục, sau đó cần kiên quyết xử phạt theo quy định của pháp luật.
Khi kiểm tra tiến hành đồng bộ các vấn đề về đăng ký, đăng kiểm, bằng, chứng chỉ của người lái tàu thuyền và các quy định khác của pháp luật.
Cục Đăng kiểm Việt Nam phải nghiên cứu ngay việc tổ chức kiểm tra kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa chặt chẽ, áp dụng những công nghệ tiến bộ và các biện pháp quản lý tiên tiến. Bộ sẽ tổ chức thông qua kế hoạch này trong tháng 9/1996.
Các đơn vị phải thường xuyên báo cáo về Ban chỉ đạo an toàn giao thông của Bộ những vướng mắc, khó khăn để giải quyết kịp thời.
Điện thoại thường trực của Ban chỉ đạo an toàn giao thông của Bộ số: 04.8220401, Fax: 04.8.267291.
Trên đây là một số công tác trước mắt để thực hiện tốt Nghị định 39/CP và 40/CP, các đơn vị phải tập trung thực hiện đầy đủ.
| Bùi Danh Lưu (Đã ký) |
- 1Thông tư 50-TT/PC-1997 hướng dẫn thi hành Nghị định 39/CP về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Thông tư liên tịch 17/1998/TTLT-BQP-BGTVT hướng dẫn thi hành Nghị định 39/CP về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt đối với quân đội do Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Nghị định 76/1998/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 39/CP về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt
- 1Nghị định 36-CP năm 1995 về việc bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
- 2Chỉ thị 454/TTg năm 1996 thực hiện Nghị định 36/CP về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt và đường thuỷ nội địa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 39-CP về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt
- 4Nghị định 40-CP năm 1996 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa
- 5Thông tư 50-TT/PC-1997 hướng dẫn thi hành Nghị định 39/CP về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6Thông tư liên tịch 17/1998/TTLT-BQP-BGTVT hướng dẫn thi hành Nghị định 39/CP về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt đối với quân đội do Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7Nghị định 76/1998/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 39/CP về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt
Chỉ thị 308/PC năm 1996 về việc tổ chức thực hiện Nghị định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt và đường thuỷ nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải ban hành
- Số hiệu: 308/PC
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 24/08/1996
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Bùi Danh Lưu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/08/1996
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định