- 1Luật Xây dựng 2014
- 2Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
- 3Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 4Nghị định 84/2015/NĐ-CP về giám sát và đánh giá đầu tư
- 5Thông tư 03/2016/TT-BXD Quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/CT-UBND | Hải Phòng, ngày 07 tháng 11 năm 2016 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Thời gian qua, các dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn thành phố Hải Phòng tăng về số lượng, loại hình cũng như quy mô xây dựng và nguồn vốn đầu tư. Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng đã có nhiều chuyển biến tích cực, đa số các công trình thi công hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng đảm bảo chất lượng, kỹ mỹ thuật, đáp ứng được yêu cầu thiết kế đề ra, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh, phục vụ đời sống nhân dân trên địa bàn thành phố.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý chất lượng ở một số dự án trên địa bàn thành phố vẫn còn tồn tại, hạn chế như: nhà thầu thi công xây dựng không đủ năng lực; thợ xây dựng không được đào tạo bài bản, trong quá trình thi công không có giám sát công trình, kiểm tra chất lượng công trình. Nhiều nhà ở, công trình xây dựng không tuân thủ theo hồ sơ thiết kế, hoặc không có thiết kế; không thực hiện quy định về quản lý chất lượng công trình. Khi phá dỡ công trình cũ, biện pháp thi công sơ sài, các biện pháp an toàn lao động không được quan tâm. Nhiều công trình không có hồ sơ quản lý chất lượng, không có kế hoạch và biện pháp kiểm soát chất lượng công trình, công trình không có lưới che chắn để vật liệu rơi vãi môi trường xung quanh; công trình không có biển báo an toàn...
Để tăng cường việc bảo đảm an toàn, chất lượng trong thi công xây dựng công trình; tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng công trình trên địa bàn thành phố, hạn chế xảy ra sự cố và bảo đảm thực hiện tốt các quy định của Luật Xây dựng năm 2014, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (gọi tắt là Nghị định 46/CP), Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu:
1. Sở Xây dựng
a) Thực hiện nhiệm vụ là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân thành phố thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn thành phố theo các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 55 Nghị định số 46/CP.
b) Quản lý chất lượng các công trình dân dụng; công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình công nghiệp nhẹ; công trình hạ tầng kỹ thuật; công trình giao thông đô thị trong đô thị trừ công trình đường sắt, công trình cầu vượt sông và đường quốc lộ;
c) Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương trong công tác tuyên truyền, tổ chức tập huấn, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật xây dựng và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, công nghệ xây dựng tiên tiến vật liệu mới áp dụng trong thiết kế, thi công các công trình xây dựng cho các chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn thành phố.
d) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất công tác quản lý chất lượng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng và chất lượng các công trình theo quy định. Chủ trì phối hợp với các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành. Tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng theo quy định của Luật Xây dựng 2014 và Nghị định 46/CP, kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm trong quản lý đầu tư xây dựng.
đ) Tăng cường phối hợp với các ngành có liên quan trong hoạt động rà soát lại chứng chỉ hành nghề, năng lực hoạt động xây dựng; kiểm tra, sát hạch, cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối với tổ chức; đăng tải thông tin về năng lực của các tổ chức tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn thành phố trên Website của Sở Xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng (gọi tắt là Nghị định 59/CP).
2. Các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành:
a) Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng công trình của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình chuyên ngành. Tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng theo quy định của Luật Xây dựng 2014 và Nghị định 46/CP.
- Sở Giao thông vận tải quản lý chất lượng công trình giao thông trừ các công trình giao thông do Sở Xây dựng quản lý.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý chất lượng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Sở Công Thương quản lý chất lượng công trình công nghiệp trừ các công trình công nghiệp do Sở Xây dựng quản lý.
b) Phối hợp với Sở Xây dựng rà soát cấp công trình theo Thông tư 03/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng; thực hiện công tác nghiệm thu theo thẩm quyền.
c) Nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm về tình hình Chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn thành phố gửi Sở Xây dựng (trước ngày 10 tháng 6 đối với báo cáo 6 tháng và trước ngày 10 tháng 12 đối với báo cáo năm) theo quy định.
d) Khi ban hành các văn bản liên quan đến công tác kiểm tra quản lý chất lượng công trình xây dựng của ngành, ngoài các nơi nhận theo quy định phải gửi Sở Xây dựng 01 bản để tổng hợp, theo dõi.
đ) Sở Kế hoạch và Đầu tư: tăng cường công tác hướng dẫn, tập huấn cho các chủ đầu tư về các quy định trong đấu thầu; tổ chức kiểm tra, giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu trên địa bàn thành phố. Tăng cường công tác hướng dẫn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đối với các cấp, các ngành, các chủ đầu tư trên địa bàn thành phố theo quy định tại Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư (gọi tắt là Nghị định 84/CP)
3. Ủy ban nhân dân quận, huyện:
a) Kiện toàn, thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 và Nghị định 59/CP; Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực thực hiện vai trò chủ đầu tư và quản lý dự án do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư, đồng thời ký kết hợp đồng với Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện quản lý dự án do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định đầu tư theo đúng quy định tại Điểm c, d Điều 18 Nghị định 59/CP.
b) Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác quản lý chất lượng đối với công trình xây dựng được ủy quyền quyết định đầu tư và cấp phép xây dựng trên địa bàn. Báo cáo kịp thời, đầy đủ nội dung theo yêu cầu quản lý chất lượng công trình của Sở Xây dựng, các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và Ủy ban nhân dân thành phố.
c) Phối hợp với Sở Xây dựng, các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn khi được yêu cầu. Phổ biến tăng cường công tác giám sát cộng đồng đối với các công trình theo quy định tại Nghị định 84/CP.
d) Rà soát các công trình xây dựng đang thi công hoặc đã hoàn thành trên địa bàn thuộc đối tượng công trình phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại Khoản 1, Điều 32, Nghị định 46/CP; yêu cầu các chủ đầu tư thực hiện đúng quy định của Luật Xây dựng năm 2014; Nghị định 46/CP; đồng thời gắn nội dung này với công tác cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng để quản lý.
đ) Nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 06 tháng, 01 năm về tình hình chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn thành phố gửi Sở Xây dựng (trước ngày 10 tháng 6 đối với báo cáo 06 tháng và trước ngày 10 tháng 12 đối với báo cáo năm) theo quy định. Khi ban hành các văn bản liên quan đến công tác kiểm tra quản lý chất lượng công trình xây dựng của ngành, ngoài các nơi nhận theo quy định phải gửi Sở Xây dựng 01 bản để tổng hợp, theo dõi.
4. Các chủ đầu tư xây dựng công trình, các đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng:
Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi, giám sát về chất lượng, tiến độ thi công, bảo đảm an toàn trong thi công xây dựng công trình theo quy định của Luật Xây dựng; Nghị định số 46/CP; Nghị định 59/CP. Tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng; lựa chọn hình thức quản lý dự án theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 và Nghị định 59/CP; lựa chọn các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng có đủ điều kiện, năng lực phù hợp với quy mô, loại công trình để thực hiện dự án. Chịu trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu, bảo hành và bảo trì công trình xây dựng.
5. Các cơ quan báo chí, Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng:
Đẩy mạnh tuyên truyền để nhân dân cùng tham gia giám sát chất lượng các công trình xây dựng đang thi công, phát hiện và phản ánh kịp thời các sai phạm ảnh hưởng đến chất lượng công trình và hiệu quả đầu tư xây dựng.
6. Tổ chức thực hiện:
a) Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, quận; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn thành phố thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng và các nội dung của Chỉ thị này.
b) Giao Sở Xây dựng; các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo các quy định hiện hành và nội dung Chỉ thị này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
- 1Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2011 về tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành
- 2Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2011 về tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 3Chỉ thị 23/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 4Quyết định 2334/QĐ-UBND năm 2016 áp dụng Hệ thống tài liệu quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
- 5Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 1Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2011 về tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành
- 2Luật Xây dựng 2014
- 3Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
- 4Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 5Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2011 về tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 6Nghị định 84/2015/NĐ-CP về giám sát và đánh giá đầu tư
- 7Thông tư 03/2016/TT-BXD Quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 8Chỉ thị 23/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 9Quyết định 2334/QĐ-UBND năm 2016 áp dụng Hệ thống tài liệu quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
- 10Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Chỉ thị 30/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- Số hiệu: 30/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 07/11/2016
- Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng
- Người ký: Nguyễn Xuân Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/11/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực