Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ THƯƠNG NGHIỆP | VIỆT |
Số: 252–BTN/VVG | Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 1957 |
VỀ VIỆC PHÂN CÔNG QUYẾT ĐỊNH GIÁ CẢ
BỘ THƯƠNG NGHIỆP
Kính gửi: | -Tổng công ty kiêm khí vật liệu kiến trúc, Xăng dầu mỡ, Bách hoá, Bông vải sợi, Nông hải sản, Lâm thổ sản , Lương thực, Thực phẩm |
Ngày 3 tháng 8 năm 1957, Thủ tướng phủ đã ra chỉ thị số 353- TTG về việc phân công quyết định giá. Bản chỉ thị nầy có sao gửi Uỷ ban hành chính các liên khu, thành phố, và các tỉnh và các ngành có liên quan.
Dưới đây bộ cụ thể hoá tinh thần và nội dung của những điểm chính ghi trong bản chỉ thị:
NỘI DUNG VÀ TINH THẦN CHỈ THỊ SỐ 33-TTG:
“Nói chung Bộ thương nghiệp là cơ quan thay mặt nhà nứơc quản lý vật giá trong toàn quốc nhưng trong việc quyết định giá mua vào bán ra thì phân công theo nguyên tắc:
a) Thủ tướng phủ hay Hội đồng Chính phủ quyết định giá các loại hàng rất trọng yếu đối với nền kinh tế quốc dân. Bộ Thương nghiệp công bố và chỉ đạo việc thi hành.
b) Bộ Thương nghiệp quyết định giá các loại hàng cần thiết khác.
c) Uỷ ban Hành chính thành phố, tỉnh quyết định giá các loại sản phẩm sản xuất và tiêu thụ chủ yếu trong mỗi địa phương.
A.- Những loại hàng do Hội đồng Chính phủ hay Thủ tướng phủ quyết định giá:( theo chỉ thị số 353 – TTG).
1. Giá thu mua: thóc, ngô, đỗ tương, lạc nhân, đường, muối, thịt lợn sống, bông, xơ, chè, thuốc lào, day, cói, gach, ngói, gỗ cây ở những nơi sản xuất chính.
2.-Giá bán lẻ các loại hàng: gạo tẻ. muối. thịt lợn. vải. điềm. báu. giấy. viết. xăng dầu hoả. at-pi-rin, pa-luy-dơ-rin, pê-ni-xi-lin, suyn-pha-di-a-zin, than mỏ, phối phát, xi-măng, và một số kim khí hoá chất.
Đối với những loại nói trên (1 và 2) Bộ thương nghịêp có nhiệm vụ phối hợp cùng các Bộ có liên quan xây dựng các phương án giá đưa ra Hội đồng vật giá xét trước khi Hội đồng Chính phủ hay Thủ tướng phủ quyết định.
B.- Những loại hàng do Bộ Thương nghiệp quyết định giá:
1) Bộ Thương nghiệp căn cứ vào giá tiêu chuẩn ở thị trường chính do Hội đồng Chính phủ hay Thủ tướng phủ quyết định mà định giá các loại hàng khác theo chênh lệch phẩm chất ở từng thị trường chính khác.
Thí dụ1: Thủ tướng phủ quyết định giá bán lẻ 1 mét điềm bâu vừa tại Hà Nội là 1620đ, Bộ Thương nghịêp căn cứ vào giá tiệu chuẩn điềm bâu nói trên định giá bán vải phin, láng, chéo go, ka-ki, lụa, vải khô hẹp ( mặt hàng tiêu chuẩn) tại Hà Nội.
Thí vụ 2: Thủ tướng phủ quyết định giá thu mua thóc mùa vừa trung bình toàn quốc là 225đồng, Bộ Thương nghiệp căn cứ vào giá đó quyết định giá thu mua thóc mùa vừa cụ thể cho từng khu vực, từng tỉnh.
2) Bộ Thương nghịêp quyết định giá một số hàng quan trọng khác ở các thị trươờngchính, theo bảng sau đây:
a) Bộ Thương nghịêp quyết định giá thu mua tiêu chuẩn các mặt hàng tiêu chuẩn ở những thị trường chính hoặc một số thị trường chính;
Lương thực: Gạo tẻ và nếp, mật , mía, bột gạo, lúa mì.
Nông sản: Đỗ xanh, lạc vỏ, vừng, hạt thầu dầu, gai, tơ tằm, sắn khô, lòng vịt, da trâu, bò tươi, da thuộc dầu lạc, dầu ve, bao day, thuốc lá 50gam, 20 điếu.
Lâm thổ sản:Củi, sa nhân, thảo quả, hồi sơn, quế, cánh kiến, vỏ, cà phê, vỏ dó, hạt chẩu, nhựa thông, củ nâu, tre, lá, than nắm.
Hải sản: Cá tưoi, cá khô, nước mắm.
Tổng công ty sẽ căn cứ vào giá tiêu chuẩn của mặt hàng tiêu chuẩn( quy cách phẩm chất nhất định) để định giá thu mua cụ thể cho từng thị trường phụ và cho từng phẩm chất.
b) Bộ Thương nghịêp quyết định giá gia công hay thu mua tiêu chuẩn, cho các hàng công nghệ tiêu chuẩn:
Vải và đồ may mặt : Vải tiêu chuẩn các loại màn, lụa, to hoá học và tơ tằm, may ố, áo rét sợi, khăn mặt, bi tất, chỉ khâu, giầy vải.
Đồ dùng hằng ngày và đồ dùng trong nhà: Xà phòng giặt, xăm lốp xe đạp, nồi, chảo, gang hay nhôm, bát đỉa, chiếu cối, giấy viết, giấy đánh máy, gỗ xẻ, danh đóng gỗ, sơn hoá học.
Các loại máy tiểu thủ công.
Tổng công ty sẽ căn cứ vào giá tiêu chuẩn và hàng tiêu chủân để định giá thu mua cho các phẩm chất khác.
c) Bộ Thương nghiệp quyết định giá bán tiêu chuẩn cho các hàng tiêu chuẩn ở các thị trường chính hay một số thị trường chính.
Lương thực, thực phẩm phụ: Gao nếp, bột mì, thịt bò, đưòng phèn, đường cát, đường kính, sữa đặc, sữa bột, thuốc lào, thuốc là sợi, thuốc lá 50 gam, 20 điếu, cá khô nước mắm.
Lâm thổ sản: Gỗ tròn, gỗ xẻ, củi, chè khô, chè gói, chè hương,cà phê võ, gai, sơn, than nắm, tre lá, cao su, 30 vị thuốc Bắc đầu vị và viên vị.
Nông sản: Đỗ tương , đỗ xanh, lạc nhân, dầu lạc, dầu dừa, đay, cối, bông làm chăn.
Vải và đồ may mặc: Vải tiêu chuẩn các loại nylon, vải cao su, màn lua, tơ tằm và tơ hoá học, len tấm, dạ tấm, serge, fiberane, sợi bông, sợi hoá học, tơ hoá học, may ô, khăn mặt, áo rét sợi, chen sợi, giày vải , giầy da.
Đồ dùng hằng ngày: Diêm, xà phòng giặt( nội, ngoại)
Đồ dùng gia đình: Chảo, nồi bắng gang, nhôm( nội, ngoại) bút, đĩa, chiếu.
Dược phẩm: Các loại thuốc bột : aspirinne, qui-nine, emetine, sulfamide, Vitamine B1, C.
Các thứ thuốc: Quinine tiêm, aspirine viên, paludrine viên,sulfamide viên, Streptomicine his-tidine, multivitamine, pantocrine, dầu cá viên, peniclline.
Văn hoá phẩm: Giấy in sách, báo, giấy viết nội, ngoại, giấy đánh máy nội, ngoại, máy radio, máy hát , máy chiếu bóng, phim ảnh, máy ảnh.
KIm khí: Sắt, thép, gang, nhôm, đồng, chì, thiếc, kẽm lá, sắt tây và tôn ká.
Hoá chất: soude caustique, acide sulfuamique, thuốc nhuộm, thuốc tẩy, thuốc thuộc da, sơn hoá học.
Đồ điện: bóng điện, dây điện,máy phát điện, môtơ, các loại máy móc lớn ( tiện, phay) các máy tiểu thủ công, máy khâu.
Phương tiện vận tải: ôtô, môtô, xe đạp, xăm lốp ôtộ, môtô, xe đạp, líp, vành, moyeu, nan hoa.
Vật liệu xây dựng: gạch ngói.
Xăng dầu mỡ: mazout, gaz oil, diesel, mỡ máy, dầu máy.
c.- Bộ uỷ nhiệm cho các Tổng công ty:
1) Quyết định giá mua, giá gia công cho từng tỉnh đối với các loại mặt hàng không do Bộ định giá.
2) Quyết định giá bán cho từng tỉnh đối với những mặt hàng không do Bộ định giá.
3) Đối với các mặt hàng tiêu chuẩn Bộ đã định giá thu mua hay giá bán tiêu chuẩn, Tổng công ty sẽ căn cứ vào đó để định giá bán hay mua cho từng phẩm chất và quy cách khác nhau ở các thị trường khác nhau nhưng phải thông qua Bộ duyệt trướng khi Tổng công ty quyết định và công bố ra thị trường.
4)Đối với các mặt hàng không do Bộ quyết định giá mua hoặc bán , Tổng công ty sẽ quyết định giá mua và bán nhưng dưới dưới các loại dưới đây phải thông qua Bộ duyệt trước khi Tổng công ty quyết định cà công bố ra thị trường.
Giá bán ra:
Máy hát,đĩa hát, bút máy, bút chì, máy chữ, máy tính, đồng hò, mực máy, mực in, giấy than, giấy stencil, giấy thuốc lá.
Đồ hộp, ruợu mùi, bia.
Áo đi mưa, áo len đan, dệt, quần áo may sẵn, áo bông, nam nữ, khăn quàng, mũ, bít tất, mùi xoa, chăn bông.
Phích nước, cập lồng,chậu men, bát đĩa, cà mèn, tủ ướp lạnh pile, đèn pile, bàn là điện, ấm điện, bếp điện, quạt điện, đèn báo, giây thép, giây đồng.
Xà phòng thơm, lưỡi dao cạo, kính viễn cận, dâm, kính cửa.
Bơ, pho mát.
Những thứ khác Tổng công ty quyết định giá thì Bộ sẽ không ra quyết định, công văn quyết định và công bố ra thị trường và cho các đơn vị trực thựôc là do Tổng công ty phụ trách.
D.- Bộ thương nghiệp uỷ nhiệm các Uỷ ban Hành chính và tỉnh:
1) Quyết định giá thu mua các loại giá nông lâm thổ sản cho từng huyện( hoặc thị trường phụ) và cho từng phẩm chất khác nhau căn cứ vào giá chỉ đạo thu mua tiêu chuẩn do Bộ hoặc Tổng công ty quyết định chung cho toàn tỉnh hoặc cho một khu vực sản xuất tập trung.
2) Quyết định giá bán ra cho từng huyện ( hoặc thị trường phụ) các loại hàng căn cứ vào giá chỉ đạo bán ra do Bộ hoặc Tổng công ty quyết định cho thị xã.
3) Quyết định giá thu mua và bán ra đối với các mặt hàng chỉ có tính chất sản xuất và tiêu thụ địa phương ( thí dụ : máy cấy, lúa, gạo lốc, vải bông, vải lín của đồng bào thiểu số…… nông cụ v.v…) sau đó báo cáo cho Bộ biết.
E.- Uỷ ban hành chính liên khu Có trách nhiệm đôn đốc kiểm tra các tỉnh trong việc thi hành chính sách giá cả và giá chỉ đạo của trung ương, lãnh đạo Uỷ ban Hành chính các tỉnh trong việc định giá trong phạm vi uỷ quyền cho uỷ ban Hành chính các tỉnh nhất là đối với các mặt hàng có liên quan đến nhiều tỉnh trong một liên khu ( thí dụ nông cụ).
MỘT SỐ ĐIỂM CẦN CHÚ Ý TRONG KHI TIẾN HÀNH CHỈ THỊ NÀY.
1) Về nguyên tắc có ba cấp có quyền quyết định giá:
a- Hội đồng Chính phủ hay Thủ tướng phủ
b- Bộ Thương nghiêp
c- Uỷ ban Hành chính thành phố và tỉnh.
Theo như sự phân công phân nhiệm đã nói ở trên. Tuy nói là Bộ Thương nghiệp nhưng cần hiểu là Bộ Thương nghiệp bao gồm Tổng công ty trực thuộc. Do đó mới có vấn đề Bộ Thương nghiệp uỷ nhiệm chỗ các Tổng công ty một phần trách nhiệm nhất định trong việc quyết định giá cả, mà cũng vì vậy mà phần các Tổng công ty quyết định cũng coi như là của Bộ Thương nghiệp.
2) Giá tiêu chủân của mặt hàng tiêu chuẩn:
Mọi thứ hàng có rất nhiều quy cách phẩm chất: tốt, vừa, xấu, khô, ẩm, hẹp, màu sắc, trọng lượng, thể tích, đồ dùng, đồ chảy, tỉ trọng,… khác nhau. Thủ trưởng phủ và Bộ thương nghiệp không thể quyết định giá cho tất cả các quy cách, phẩm chất được, do đó phải chọn một một thứ hàng tiêu chuẩn , tổng công ty phải dựa vào giá tiêu chuẩn của mặt hàng tiêu chuẩn để quyết định giá các mặt hàng khác.
3) Quá trình xây dựng và quyết định một phương án.
Giá: Quyết định một giá bán, một giá mua là một vấn đề, rất quan trọng có liên quan mật thiết đến vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội như xây dựng quan hệ dùng mức giữa giai cấp công nhân và nông dân, đảm bảo công nghịêp và nông nghiệp liên hệ với nhau và cùng phát triển, phân phối thu nhập của nhân dân, bảo đảm tiền lương thực tế , ổn định tiền mặt, tăng cường kinh tế xã hội chủ nghĩa, hạn chế kinh tế tư bản tư nhân. Việc quyết định giá đã được phân công phân nhiệm rõ ràng nhưng vào ở cấp nào, khi tiến hành cũng cần phải rất thận trọng và dựa vào những tài liệu điều tra nghiên cứu cụ thể và chính xác chừng nào càng tốt chừng nấy.
Do đó việc quyết định giá cần phải thông qua quá trình xây dựng các phương án và đi từ cơ sở trở lên ( từ đơn vị sản xuất điển hình và phổ biến). Nói một cách cụ thể, đối với giá thu mua Hội đồng Chính phủ, Thủ trưởng phủ, Bộ Thương nghiệp, Tổng công ty hay Uỷ ban hành chính tỉnh nhất thiết phải dựa vào các tài liệu do các địa phương và các cơ sở có trách nhiệm cung cấp.Điều tra nghiên cứu để thu nhập các tài liệu đó là cơ quan công thương và các công ty mậu dịch chuyên nghiệp chịu trách nhiệm chính phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan mật thiết như nông lâm, nông hội, hợp tác xã, công đoàn, thuế vụ và do chính quyền địa phương chủ trì. Ở cấp trung ương, việc xét định một phương án giá nói chung cũng phải thông qua bàn bạc giữa các cơ quan thương nghiệp. Tài chính, Nông lâm, Ngân hàng, Lao động, Công nghiệp trước khi công bố hoặc đưa trình Thủ tướng phủ quyết định.
| K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG NGHIỆP |
Chỉ thị 252–BTN/VVG năm 1957 về việc phân công quyết định giá cả do Bộ Thương nghiệp ban hành
- Số hiệu: 252-BTN/VVG
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 11/11/1957
- Nơi ban hành: Bộ Thương nghiệp
- Người ký: Đặng Việt Châu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 49
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra