Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/CT-UBND | Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 16 tháng 10 năm 2017 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TẬP TRUNG NGĂN CHẶN, GIẢM THIỂU VÀ CHẤM DỨT TÌNH TRẠNG TÀU CÁ VÀ NGƯ DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU KHAI THÁC HẢI SẢN TRÁI PHÉP Ở VÙNG BIỂN NƯỚC NGOÀI
Trong các năm qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chỉ đạo các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện quyết liệt Chỉ thị số 689/CT- TTg ngày 18 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ. Tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay, tình hình tàu cá và ngư dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xâm phạm vùng biển các nước trong khu vực gia tăng trở lại và diễn biến phức tạp (Năm 2016: bị bắt 66 tàu cùng 559 thuyền viên, 6 tháng đầu năm 2017 có 56 tàu cùng 417 thuyền viên bị bắt, trong đó tập trung nhiều nhất ở xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền và phường 2, 5, 7 thành phố Vũng Tàu, đối tượng tàu chủ yếu làm nghề lưới kéo), gây thiệt hại lớn đến tính mạng và tài sản của ngư dân, làm ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao của Việt Nam và các nước, tác động xấu đến việc xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường thế giới.
Để ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tình trạng trên, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 689/CT-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2010 và Công điện số 732/CĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2017 về việc ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tàu cá và ngư dân Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài và Thông báo Kết luận số 794-TB/TU ngày 29 tháng 5 năm 2017 của Thường trực Tỉnh ủy tại Hội thảo đánh giá thực trạng, nguyên nhân và giải pháp hạn chế tàu cá xâm phạm vùng biển nước ngoài đánh bắt hải sản trái pháp luật và để khẩn trương giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiếp tục tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 689/CT-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2010 và Công điện số 732/CĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tàu cá và ngư dân Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. Đặc biệt là các địa phương có số lượng tàu cá bị bắt giữ nhiều (xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền và phường 5 thành phố Vũng Tàu).
- Kiên quyết không cấp giấy phép khai thác thủy sản, không cho đóng mới đối với chủ tàu có tàu cá tái phạm; tàu cá bị bắt giữ chuộc, thả hoặc trốn về nước, tạm dừng chuyển quyền sở hữu và tước quyền giấy phép khai thác thủy sản trong vòng 06 tháng đến 01 năm đối với tàu cá vi phạm lần đầu và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với tàu cá tái phạm. Chủ tàu có tàu vi phạm không được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
- Tổ chức thực hiện tốt công tác truy xuất nguồn gốc hải sản khai thác; kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc khai thác, tiêu thụ, chế biến hải sâm, hải sản quý hiếm trái phép.
- Xây dựng đề án và thực hiện lộ trình chuyển đổi nghề cho tàu lưới kéo và tàu khai thác hải sản ven bờ. Đến năm 2025 phải hoàn tất việc chuyển đổi nghề cho các đối tượng này.
- Hạn chế phát triển tàu vỏ gỗ trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới (kể cả mua tàu vỏ gỗ ngoài tỉnh), chỉ giải quyết đóng mới tàu vỏ thép, composite có kích thước, công suất lớn, trang bị hiện đại để thay thế tàu cá giải bản hoặc các tàu hành nghề lưới kéo giải bản để đóng tàu mới chuyển đổi sang làm các nghề được khuyến khích phát triển như: lưới vây, câu, nghề chụp, dịch vụ hậu cần.
- Bắt buộc các tàu cá khai thác hải sản xa bờ có công suất máy chính từ 90CV trở lên (kể cả tàu dịch vụ hậu cần thủy sản) phải lắp thiết bị giám sát hành trình theo quy định của pháp luật Việt Nam; Không cấp, gia hạn giấy phép khai thác đối với những tàu cá chưa trang bị lắp thiết bị giám sát hành trình. Đồng thời, yêu cầu các tàu cá khi hoạt động trên biển phải bật thiết bị thông tin liên lạc 24/24 giờ để cơ quan chức năng có biện pháp quản lý, giám sát, kịp thời phát hiện, cảnh báo các phương tiện xâm phạm vùng biển các nước; có biện pháp xử lý nghiêm đối với các trường hợp cố tình tắt thiết bị thông tin liên lạc.
- Tham mưu, trình ban hành quy định và tổ chức thực hiện việc đánh dấu tàu cá theo màu sơn đối với tất cả tàu cá có công suất từ 20 CV trở lên, để phân biệt và quản lý được tàu khai thác ở tuyến bờ, tuyến lộng và tuyến khơi.
- Đối với tàu cá phát hiện có dấu hiệu xâm phạm vùng biển nước ngoài kiên quyết không cho xuất bến và cấm hoạt động từ 03 - 06 tháng.
- Tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực, để xúc tiến đưa tàu cá và ngư dân của tỉnh sang hợp tác đánh bắt thủy sản hợp pháp tại vùng biển các nước.
- Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các mẫu tàu cá vỏ thép, composite có kích thước, công suất lớn, trang bị hiện đại phù hợp với tập quán, nghề khuyến khích phát triển và ngư trường khai thác của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, làm cơ sở để hướng dẫn cho bà con lựa chọn các mẫu tàu cá thuận lợi, phù hợp với nguyện vọng của bà con ngư dân.
- Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quy hoạch, quy định về phát triển nghề cá, đóng mới, sửa chữa tàu cá trên địa bàn tỉnh theo hướng bảo vệ, phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản trên biển; kiểm soát mắt lưới, quản lý chặt không cho đóng mới tàu cá làm nghề lưới kéo, không cho cải hoán, sửa chữa tàu cá từ các nghề khác sang làm nghề lưới kéo; hỗ trợ chuyển đổi, cơ cấu lại ngành nghề khai thác thủy sản trên biển.
- Nâng cao trách nhiệm, năng lực hoạt động của Tổ công tác 689 của tỉnh; rà soát, tổng hợp báo cáo kết quả hàng tháng, quý, sáu tháng và hàng năm gửi về Thường trực Tổ công tác liên ngành 689 TW, Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh.
- Kiểm soát chặt chẽ tàu cá khi xuất, nhập bến; kiên quyết không cho ra khơi khi chưa đủ các thủ tục, giấy tờ, các trang thiết bị theo quy định.
- Thiết lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin liên quan đến đánh bắt bất hợp pháp; Phối hợp với các lực lượng liên quan tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam, tập trung vào các khu vực vùng biển giáp ranh, chồng lấn, khu vực thường xuyên có hành vi vi phạm, ngăn chặn tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài, trong đó chú trọng phát hiện, đề xuất xử lý nghiêm các hành vi môi giới, đầu tư cho tàu cá, ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài, chuộc tàu cá, ngư dân về nước trái phép.
- Quản lý chặt chẽ các đối tượng là chủ tàu cá, thuyền trưởng đã vi phạm bị nước ngoài bắt giữ thời gian qua, tiếp tục tuyên truyền yêu cầu không tái phạm; kịp thời nắm bắt chủ trương, quy định trong hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của các nước có biển tiếp giáp, thông báo, tuyên truyền kịp thời cho ngư dân.
- Tiếp tục chỉ đạo các đồn, trạm biên phòng, yêu cầu các thuyền trưởng tàu cá khai thác hải sản xa bờ viết bản cam kết không đưa tàu cá vượt biên giới biển ra ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam, xâm nhập vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép.
- Áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với các tàu cá hoạt động khai thác hải sản xa bờ không trang bị máy thông tin liên lạc có tích hợp định vị vệ tinh theo quy định hiện hành.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành địa phương có liên quan tuyên truyền phổ biến về quản lý biên giới biển, đảo.
- Chủ trì, phối kết hợp với Công an, Thanh tra thủy sản xử lý các vi phạm hành chính, hình sự về xuất nhập cảnh, quản lý tàu cá... theo quy định.
- Báo cáo tổng hợp hàng tháng về tình hình tàu cá, ngư dân bị các lực lượng của nước ngoài trấn áp bắt giữ, xử phạt xảy ra trên biển.
3. Công an tỉnh.
- Chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tăng cường các biện pháp để nắm bắt tình hình, phối hợp với Bộ đội Biên phòng lập kế hoạch điều tra, xử lý nghiêm các trường hợp tổ chức đưa tàu cá và ngư dân ra nước ngoài khai thác hải sản trái pháp luật hoặc môi giới, chuộc tàu cá, ngư dân bị nước ngoài bắt giữ về nước trái phép; có biện pháp quản lý, theo dõi chặt chẽ các đối tượng là chủ tàu cá, thuyền trưởng đã từng vi phạm, không để các đối tượng này tiếp tục tái diễn hành vi vi phạm.
- Phối hợp với các sở, ngành, địa phương tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động đánh bắt hải sản để nâng cao ý thức của ngư dân không xâm phạm vùng biển nước ngoài.
- Phối hợp với Sở Ngoại vụ và các ngành liên quan nhanh chóng xác minh nhân thân của các ngư dân bị nước ngoài bắt giữ, xử lý để phục vụ công tác bảo hộ, sớm đưa ngư dân về nước, hạn chế phức tạp về an ninh, trật tự có thể xảy ra.
4. Sở Ngoại vụ.
- Thu thập thông tin và phối hợp cùng các sở, ngành có liên quan tìm hiểu thêm về luật lệ, phương thức hợp tác khai thác hải sản, tìm cơ hội hợp tác khai thác giữa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và các nước bạn trên tinh thần hợp tác đôi bên cùng có lợi.
- Phối hợp thẩm định các tổ chức cá nhân, có nguyện vọng hợp tác, làm thủ tục xin đi sang các nước hợp tác đánh bắt hải sản, thông qua Tổ công tác 689 tỉnh.
- Phối hợp với các sở, ngành địa phương có liên quan tuyên truyền phổ biến về quản lý biên giới biển, đảo.
- Tham mưu báo cáo, đề xuất Bộ Ngoại giao để thực hiện công tác bảo hộ ngư dân, kiến nghị các nước liên quan xử lý trên tinh thần nhân đạo, theo thông lệ quốc tế, đối với tàu cá và ngư dân Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài. Đồng thời đấu tranh với các nước bắt giữ trái phép tàu cá và ngư dân Việt Nam trên vùng biển Việt Nam, vùng biển chồng lấn chưa phân định giữa Việt Nam và các nước.
5. Sở Thông tin và Truyền thông.
Chỉ đạo các cơ quan thông tin truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong quần chúng nhân dân về các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề phân định vùng biển giữa Việt Nam và một số quốc gia láng giềng, lưu ý các vùng biển chưa phân định, chồng lấn với các nước; tuyên truyền các quy định pháp luật trong hoạt động thủy sản của Việt Nam, quốc tế và các nước thường xuyên có tàu cá và ngư dân Việt Nam vi phạm.
Phối hợp với Công an, Sở Ngoại vụ, Biên phòng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thông tin kết quả điều tra, xử lý một số vụ việc điển hình về môi giới, đầu tư cho tàu cá ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài nhằm mục đích răn đe, giáo dục, đề cao cảnh giác.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cộng đồng ngư dân chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động nghề cá trên biển cũng như những quốc gia có biển lân cận, không xâm phạm vùng biển của các nước để đánh bắt hải sản. Đồng thời tự nguyện thành lập các tổ, đội đoàn kết, tổ hợp tác, nghiệp đoàn, hợp tác xã đánh bắt sản xuất trên biển, theo quy định tại Chỉ thị số 15/2010/CT-UBND, Quyết định số 47/2010/QĐ-UBND ngày 19/10/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, nhằm giúp đỡ, hỗ trợ và bảo vệ nhau, đấu tranh và bảo vệ lợi ích chính đáng và góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh chủ quyền trên các vùng biển.
- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan, thường xuyên mở các lớp tuyên truyền phổ biến về quản lý tàu cá hoạt động trên các vùng biên giới biển, đảo.
- Phối hợp điều tra, xử lý nghiêm các hành vi môi giới tàu cá và ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài, chuộc tàu cá, ngư dân về nước trái phép.
- Lập danh sách quản lý chặt chẽ tàu cá vi phạm và chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức công bố danh sách tàu cá vi phạm, kiểm điểm chủ tàu, thuyền trưởng và ngư dân vi phạm bị nước ngoài bắt giữ trước cộng đồng dân cư địa phương để đảm bảo tính răn đe; đồng thời bắt buộc chủ tàu cá vi phạm phải chi trả toàn bộ kinh phí đưa ngư dân vi phạm về nước.
- Chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, nắm bắt và xử lý tình hình tàu cá, ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài đánh bắt trái phép, báo cáo kịp thời tình hình xảy ra đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Theo dõi việc chấp hành pháp luật của các đối tượng đã từng vi phạm được thả về, kịp thời báo cáo các cơ quan chức năng về các trường hợp cố tình vi phạm để có biện pháp xử lý, ngăn chặn, răn đe cần thiết.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn vận động các chủ tàu cá lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tất cả các tàu khai thác xa bờ; thực hiện chuyển đổi nghề đối với tàu khai thác hải sản ven bờ và tàu hành nghề lưới kéo và thực hiện sơn màu tàu cá theo quy định.
7. Tổ chức thực hiện
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành, các đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện các nội dung trên. Trong thời gian tới, nếu không ngăn chặn được tình trạng tàu cá và ngư dân của tỉnh khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và người đứng đầu chính quyền các cấp, giám đốc các sở, ngành có liên quan phải chịu tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, có hình thức xử lý cụ thể và phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan thường trực Tổ 689 hàng quý sơ kết, kiến nghị, tổng hợp toàn bộ tình hình, thông qua các báo cáo của các thành viên Tổ 689 tỉnh về thực hiện ngăn chặn tàu cá tỉnh vi phạm vùng biển nước ngoài, báo cáo Tổ 689 Trung ương theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Nghị quyết 29/2015/NQ-HĐND Quy định mức thu và quản lý, sử dụng phí sử dụng cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 2Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2016 về tiếp tục đẩy mạnh giải pháp ngăn chặn tình trạng tàu cá tỉnh Cà Mau vi phạm vùng biển nước ngoài
- 3Kế hoạch 216/KH-UBND năm 2017 thực hiện Công điện 732/CĐ-TTg về ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 4Kế hoạch 02/KH-UBND năm 2018 về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định do tỉnh Cà Mau ban hành
- 5Kế hoạch 05/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Chỉ thị 45/CT-TTg do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 6Quyết định 933/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 689/CT-TTg và Công điện 732/CĐ-TTg về ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tàu cá và ngư dân Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài, trên địa bản tỉnh Bình Định
- 7Quyết định 848/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế phối hợp giữa cơ quan chức năng trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá, ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 8Kế hoạch 33/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Chỉ thị 45/CT-TTg về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định của tỉnh Quảng Ngãi
- 9Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2018 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện giải pháp ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân tỉnh Tiền Giang vi phạm vùng biển nước ngoài
- 10Kế hoạch hành động 3619/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 689/CT-TTg và Công điện 732/CĐ-TTg về ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tàu cá và ngư dân Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài do tỉnh Bến Tre ban hành
- 11Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2018 về tập trung ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân tỉnh Ninh Thuận khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài
- 12Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2021 về phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương trong trao đổi, xử lý thông tin nhằm ngăn chặn tình trạng tàu cá vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 13Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2023 tăng cường ngăn chặn tình trạng tàu cá và ngư dân của tỉnh vi phạm quy định của pháp luật về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; quản lý các phương tiện hoạt động trên biển do tỉnh Trà Vinh ban hành
- 1Chỉ thị 15/2010/CT-UBND tổ chức cho ngư dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thành lập Tổ đoàn kết đánh bắt hải sản trên biển
- 2Quyết định 47/2010/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ đoàn kết đánh bắt hải sản trên biển thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 3Nghị quyết 29/2015/NQ-HĐND Quy định mức thu và quản lý, sử dụng phí sử dụng cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 4Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2016 về tiếp tục đẩy mạnh giải pháp ngăn chặn tình trạng tàu cá tỉnh Cà Mau vi phạm vùng biển nước ngoài
- 5Công điện 732/CĐ-TTg năm 2017 ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tàu cá và ngư dân Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ điện
- 6Kế hoạch 216/KH-UBND năm 2017 thực hiện Công điện 732/CĐ-TTg về ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 7Kế hoạch 02/KH-UBND năm 2018 về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định do tỉnh Cà Mau ban hành
- 8Kế hoạch 05/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Chỉ thị 45/CT-TTg do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 9Quyết định 933/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 689/CT-TTg và Công điện 732/CĐ-TTg về ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tàu cá và ngư dân Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài, trên địa bản tỉnh Bình Định
- 10Quyết định 848/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế phối hợp giữa cơ quan chức năng trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá, ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 11Kế hoạch 33/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Chỉ thị 45/CT-TTg về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định của tỉnh Quảng Ngãi
- 12Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2018 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện giải pháp ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân tỉnh Tiền Giang vi phạm vùng biển nước ngoài
- 13Kế hoạch hành động 3619/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 689/CT-TTg và Công điện 732/CĐ-TTg về ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tàu cá và ngư dân Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài do tỉnh Bến Tre ban hành
- 14Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2018 về tập trung ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân tỉnh Ninh Thuận khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài
- 15Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2021 về phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương trong trao đổi, xử lý thông tin nhằm ngăn chặn tình trạng tàu cá vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 16Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2023 tăng cường ngăn chặn tình trạng tàu cá và ngư dân của tỉnh vi phạm quy định của pháp luật về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; quản lý các phương tiện hoạt động trên biển do tỉnh Trà Vinh ban hành
Chỉ thị 24/CT-UBND năm 2017 về tập trung ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài
- Số hiệu: 24/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 16/10/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Người ký: Lê Tuấn Quốc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/10/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra