Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2005/CT-UB | Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2005 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BÌNH ỔN GIÁ TRONG NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM 2005
Thời gian qua, giá xăng dầu và một số mặt hàng trên thế giới đã nhiều lần biến động tăng gây ảnh hưởng đến tình hình giá trong nước. Ngày 03/8/2005 Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 28/2005/CT-TTg về việc thực hiện các biện pháp bình ổn giá trong những tháng cuối năm 2005; Bộ Tài chính đã có công văn số 10540/BTC-QLG ngày 22/8/2005 về việc triển khai Chỉ thị số số 28/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Để triển khai các nội dung trên UBND Thành phố chỉ thị cho các ngành các cấp thực hiện một số nội dung sau:
1- UBND các quận, huyện, các sở, ngành, các Tổng công ty trực thuộc thành phố làm tốt công tác tổ chức phổ biến, tuyên truyền chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (đặc biệt là tiết kiệm xăng dầu, điện năng) tới mọi đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn và trong lĩnh vực phụ trách. Yêu cầu các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn phải rà soát, tìm mọi biện pháp tiết kiệm chị phí sản xuất để ổn định giá thành và giá bán sản phẩm, không để xẩy ra hiện tượng lợi dụng việc điều chỉnh giá xăng dầu để tăng giá các sản phẩm một cách không hợp lý.
2- UBND các quận, huyện chỉ đạo các đơn vị chức năng của quận, huyện, Phòng Tài chính, Phòng Quản lý thị trường, Công an, Ban quản lý các chợ… thường xuyên theo dõi diến biến giá cả, cung cầu hàng hóa trên địa bàn quận, huyện, phát hiện những trường hợp đầu cơ, liên kết độc quyền để trục lợi bất chính báo cáo UBND Thành phố, Sở Tài chính, Sở Thương mại và phối hợp với các ngành chức năng của thành phố có biện pháp xử lý kịp thời để bình ổn giá cả thị trường.
3- Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Thương mại và các ngành có liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Theo dõi, tổng hợp tình hình giá cả thị trường trên địa bàn thành phố, kịp thời báo cáo và tham mưu cho UBND thành phố các giải pháp tài chính, tiền tệ cần thiết để bình ổn giá cả theo thẩm quyền quản lý và sử dụng ngân sách địa phương.
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn, tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh và tiết kiệm trong xây dựng cơ bản. Kiểm tra việc thực hiện cắt giảm 10% chi phí sử dụng xăng dầu, chế độ mua sắm, chế độ sử dụng xe công, tài sản công của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách thành phố theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đề xuất các biện pháp quản lý chặt chẽ chi tiêu ngân sách nhà nước theo chế độ quy định, kiên quyết cắt giảm các khoản chi tiêu thường xuyên không hợp lý, phô trương, hình thức.
- Thành lập tổ công tác liên ngành gồm Sở Tài chính, Sở Thương mại (Chi cục quản lý thị trường), Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, thường xuyên kiểm tra, phát hiện, xử lý những trường hợp vi phạm theo quy định tại Nghị định số 169/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2002 của Chính phủ; Thông tư số 110/2004/TT-BTC ngày 18/11/2004 của Bộ Tài chính về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá và các vi phạm khác trong lĩnh vực kinh doanh thương mại- dịch vụ; kiểm tra việc niêm yết giá, chấp hành kỷ luật về giá của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các mặt hàng chủ đạo (vận tải, xăng dầu, xi măng, sắt thép, hàng tiêu dùng thiết yếu…).
- Áp dụng các biện pháp điều tra, kiểm soát các hành vi đầu cơ hàng hóa, liên kết độc quyền về giá của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhằm thu lợi bất chính, báo cáo UBND thành phố xử lý theo thẩm quyền.
- Hàng tháng đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị số 28/2005/CT-TTg trên địa bàn (kèm theo báo cáo giá thị trường hàng tháng) báo cáo UBND thành phố gửi về Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo tại phiên họp hàng tháng của Chính phủ.
4- Sở Thương mại chịu trách nhiệm:
- Tăng cường công tác kiểm tra quản lý thị trường, ngăn chặn và kịp thời xử lý các hành vi gian lận thương mại, làm hàng giả, buôn lậu… theo thẩm quyền quy định tại Nghị định số 175/2004/NĐ-CP ngày 10/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.
- Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị kinh doanh thương mại trên địa bàn (các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, Tổng công ty thương mại Hà Nội…) có các biện pháp tiết kiệm chi phí trong quá trình lưu thông hàng hóa, làm tốt công tác thị trường, dự báo tình hình cung cầu hàng hóa, tăng cường các biện pháp thu mua, tạo nguồn hàng đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, đảm bảo chất lượng, ổn định giá cả hàng hóa, đặc biệt là những hàng hóa tiêu dùng thiết yếu đối với đời sống nhân dân, những sản phẩm dịch vụ là đầu vào của nhiều ngành sản xuất kinh doanh
5- Giao Cục Thuế chủ trì cùng các ngành có liên quan rà soát kiến nghị bổ sung sửa đổi hoặc loại bỏ ngay các loại phí, lệ phí, giá cước không đúng với quy định hoặc bất hợp lý thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố.
Giao Sở Tài chính phối hợp với Cục Thuế, Sở Giao thông công chính và các cơ quan liên quan kiểm tra việc thu phí, lệ phí bến bãi trông xe đạp, xe máy, ô tô trên địa bàn Thành phố, phát hiện xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định của Nhà nước và Thành phố, báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện.
6- Chi Cục Tiêu chuẩn- Đo lường- Chất lượng có trách nhiệm:
- Tham gia tổ công tác liên ngành do Sở Tài chính chủ trì.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc đo lường, chất lượng sản phẩm háng hóa do các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất và bán trên thị trường theo thẩm quyền.
Yêu cầu các Sở, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế tiến hành triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ thị này./.
| T/M. UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 28/2005/CT-TTg thực hiện các biện pháp bình ổn giá trong những tháng cuối năm 2005 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 169/2004/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá
- 3Nghị định 175/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại
- 4Thông tư 110/2004/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 169/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả do Bộ Tài chính ban hành
- 5Công văn 7392/UBND-KT tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bình ổn giá trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Chỉ thị 23/2005/CT-UB về tăng cường công tác quản lý, thực hiện các biện pháp bình ổn giá trong những tháng cuối năm 2005 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội ban hành
- Số hiệu: 23/2005/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 05/10/2005
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Vũ Văn Ninh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra