BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 110/2004/TT-BTC | Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2004 |
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 110/2004/TT-BTC NGÀY 18 THÁNG11 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 169/2004/NĐ-CP NGÀY 22/9/2004 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁ
Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP, ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh giá;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 169/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá (sau đây gọi tắt là Nghị định số 169/2004/NĐ-CP),.
Bộ Tài chính hướng dẫn việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá như sau:
Thông tư này áp dụng đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá được quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 169/2004/NĐ-CP.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước (sau đây gọi là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về giá mà không phải là tội phạm.
Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Nghị định 169/2004/NĐ-CP thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
3. Các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá:
a) Cán bộ, công chức khi thi hành nhiệm vụ, công vụ trong lĩnh vực giá được giao mà có hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực giá sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
b) Cơ quan nhà nước ban hành văn bản quy định giá không đúng thẩm quyền thì văn bản quy định không đúng thẩm quyền bị xử lý theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; người ký văn bản không đúng thẩm quyền bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
c) Trường hợp hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 169/2004/NĐ-CP;
d) Vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm, hồ sơ được chuyển cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật về hình sự;
e) Vi phạm quy định về giá trong các lĩnh vực mà đã bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đó.
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 169/2004/NĐ-CP.
5. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá
a) Những tình tiết giảm nhẹ đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 169/ 2004/NĐ-CP.
b) Những tình tiết tăng nặng đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 169/2004/NĐ-CP.
c) Các khái niệm vi phạm có tổ chức, vi phạm nhiều lần, tái phạm được quy định tại Nghị định số 134/ 2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Cụ thể như sau:
- Vi phạm có tổ chức là trường hợp có hai người trở lên câu kết chặt chẽ với nhau, cố ý cùng thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
- Vi phạm nhiều lần là trường hợp thực hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá trong khi trước đó đã vi phạm hành chính cũng trong lĩnh vực giá nhưng chưa bị xử phạt và chưa hết thời hiệu xử phạt.
- Tái phạm là trường hợp đã bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực giá nhưng chưa hết thời hạn một năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành của quyết định xử phạt mà lại thực hiện vi phạm hành chính cũng trong lĩnh vực giá.
a) Thời hiệu xử phạt, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt, thời hạn được coi là chưa bị xử phạt, thời hạn phải chấp hành xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá thực hiện theo quy định tại Điều 5, 6, 7 và Điều 23 Nghị định số 169/2004/NĐ-CP.
b) Cách tính thời hạn, thời hiệu trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá thực hiện theo quy định tại Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Cụ thể như sau:
- Thời hạn, thời hiệu được quy định theo tháng hoặc theo năm thì khoảng thời gian đó được tính theo tháng, năm dương lịch, bao gồm cả ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động.
- Thời hạn được quy định theo ngày thì khoảng thời gian đó được tính theo ngày làm việc, không bao gồm ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động.
II. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁ, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC PHẠT
Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh giá, hình thức xử phạt và mức phạt thực hiện theo quy định tại các Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và Điều 18 Nghị định số 169/2004/NĐ-CP của Chính phủ và được quy định cụ thể như sau:
1. Đối với hành vi vi phạm quy định về bình ổn giá
a) Phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức có hành vi không thực hiện các biện pháp bình ổn giá được quy định tại Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá. Cụ thể phạt tiền 7.500.000 đồng đối cá nhân, tổ chức thực hiện mỗi hành vi vi phạm sau:
- Không báo cáo, báo cáo không đúng quy định khi Nhà nước thực hiện các biện pháp bình ổn giá;
- Không thực hiện đúng các biện pháp bình ổn giá của cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là | 6.000.000 đồng; |
- Nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là | 5.000.000 đồng; |
- Nếu có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là | 8.500.000 đồng; |
- Nếu có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là | 10.000.000 đồng; |
2. Đối với hành vi chấp hành sai giá hiệp thương
a) Phạt tiền 4.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi mua, bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ sai với mức giá tạm thời trong hiệp thương giá hoặc giá hiệp thương đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là | 3.500.000 đồng; |
- Nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là | 3.000.000 đồng; |
- Nếu có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là | 4.500.000 đồng; |
- Nếu có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là | 5.000.000 đồng; |
b) Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính ở mục a nói trên, ngoài việc bị phạt tiền còn có thể bị áp dụng các biện pháp sau:
- Bị tịch thu toàn bộ số tiền chênh lệch giá có được do vi phạm hành chính;
- Buộc phải bồi thường toàn bộ số tiền bị tổn thất do thực hiện sai giá;
- Chịu mọi chi phí để thực hiện việc hoàn trả tiền chênh lệch giá cho cá nhân, tổ chức bị áp dụng giá sai.
3. Đối với hành vi chấp hành sai giá do cơ quan có thẩm quyền quyết định
a) Phạt tiền 7.500.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi mua, bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ sai với mức giá cụ thể, khung giá, giá giới hạn do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan có thẩm quyền (ngoài những cơ quan quy định tại mục b, c dưới đây) quyết định.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là | 6.000.000 đồng; |
- Nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là | 5.000.000 đồng; |
- Nếu có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là | 8.500.000 đồng; |
- Nếu có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là | 10.000.000 đồng; |
b) Phạt tiền 15.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi mua, bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ sai với mức giá cụ thể, khung giá, giá giới hạn do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là | 12.500.000 đồng; |
- Nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là | 10.000.000 đồng; |
- Nếu có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là | 17.500.000 đồng; |
- Nếu có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là | 20.000.000 đồng; |
c) Phạt tiền 25.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi mua, bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ sai với mức giá cụ thể, khung giá, giá giới hạn do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là | 22.500.000 đồng; |
- Nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là | 20.000.000 đồng; |
- Nếu có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là | 27.500.000 đồng; |
- Nếu có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là | 30.000.000 đồng; |
d) Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính quy định ở mục a, b, c nói trên ngoài việc bị phạt tiền còn có thể bị áp dụng các biện pháp sau:
- Bị tịch thu toàn bộ số tiền chênh lệch giá có được do vi phạm hành chính;
- Buộc phải bồi thường toàn bộ số tiền bị tổn thất do thực hiện sai giá;
- Chịu mọi chi phí để thực hiện việc hoàn trả tiền chênh lệch giá cho cá nhân, tổ chức bị áp dụng giá sai.
4. Đối với hành vi vi phạm quy định về lập phương án giá
Phạt tiền 7.500.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi lập phương án giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá sai với quy chế tính giá do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là | 6.000.000 đồng; |
- Nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là | 5.000.000 đồng; |
- Nếu có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là | 8.500.000 đồng; |
- Nếu có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là | 10.000.000 đồng; |
5. Đối với hành vi vi phạm quy định về thẩm định giá
a) Phạt tiền 4.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi thẩm định giá sai với mục đích vụ lợi, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức, Nhà nước.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là | 3.500.000 đồng; |
- Nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là | 3.000.000 đồng; |
- Nếu có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là | 4.500.000 đồng; |
- Nếu có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là | 5.000.000 đồng; |
b) Phạt tiền 7.500.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi thẩm định giá khi không đủ điều kiện để hoạt động thẩm định giá theo quy định tại Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là | 6.000.000 đồng; |
- Nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là | 5.000.000 đồng; |
- Nếu có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là | 8.500.000 đồng; |
- Nếu có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là | 10.000.000 đồng; |
c) Phạt tiền 7.500.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức không thực hiện thẩm định giá đối với tài sản mà theo quy định của Nhà nước phải thẩm định giá.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là | 6.000.000 đồng; |
- Nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là | 5.000.000 đồng; |
- Nếu có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là | 8.500.000 đồng; |
- Nếu có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là | 10.000.000 đồng; |
d) Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính nói ở mục a,b ngoài việc bị phạt tiền còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau:
- Bị tịch thu số tiền thu lợi do vi phạm hành chính.
- Tước quyền sử dụng thẻ thẩm định viên về giá:
+ Tước có thời hạn quyền sử dụng thẻ thẩm định viên về giá trong trường hợp vi phạm lần đầu, hoặc có tình tiết giảm nhẹ.
+ Tước không thời hạn quyền sử dụng thẻ thẩm định viên về giá trong trường hợp tái phạm, hoặc có tình tiết tăng nặng.
đ) Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính quy định tại mục a, b, c nói trên ngoài việc bị phạt tiền, phạt bổ sung còn có thể bị buộc bồi thường số tiền bị tổn thất do vi phạm hành chính gây ra.
6. Đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về niêm yết giá
a) Phạt cảnh cáo nếu vi phạm lần đầu đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi không thực hiện niêm yết hoặc niêm yết giá không đúng quy định tại các điểm giao dịch, mua bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ, đối với hàng hoá dịch vụ do doanh nghiệp tự định giá.
b) Phạt tiền 150.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi không thực hiện niêm yết, niêm yết giá không đúng quy định tại các điểm giao dịch, mua bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ, đối với hàng hoá dịch vụ do doanh nghiệp tự định giá.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng thì mức tiền phạt như sau:
- Nếu có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là | 100.000 đồng |
- Nếu có từ một tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là | 200.000 đồng; |
c) Phạt tiền 350.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi không niêm yết, niêm yết giá không đúng quy định tại các điểm giao dịch, mua bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ, đối với hàng hoá, giá dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước định giá.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng thì mức tiền phạt như sau:
- Nếu có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là | 200.000 đồng; |
- Nếu có từ một tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là | 500.000 đồng; |
7. Đối với hành vi liên kết độc quyền về giá
a) Phạt tiền 7.500.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, không chính xác, không kịp thời số liệu, tài liệu có liên quan đến chi phí sản xuất, lưu thông, giá hàng hoá dịch vụ độc quyền theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về giá.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là | 6.000.000 đồng; |
- Nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là | 5.000.000 đồng; |
- Nếu có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là | 8.500.000 đồng; |
- Nếu có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là | 10.000.000 đồng; |
b) Phạt tiền 12.500.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương các hành vi sau đây:
- Thoả thuận giữa các tổ chức, cá nhân để ấn định giá, khống chế giá, thay đổi giá bán hàng hoá, giá dịch vụ nhằm hạn chế cạnh tranh, xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác hoặc của người tiêu dùng.
- Thoả thuận giữa các tổ chức, cá nhân tạo sự khan hiếm hàng hoá bằng cách hạn chế sản xuất, phân phối, vận chuyển, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; phá huỷ, làm hư hỏng hàng hoá, xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác hoặc của người tiêu dùng.
- Thoả thuận giữa các tổ chức, cá nhân thực hiện các điều kiện bán hàng, mua hàng, cung ứng dịch vụ sau bán hàng gây ảnh hưởng đến mức giá hàng hoá, giá dịch vụ, xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác hoặc của người tiêu dùng.
- Thoả thuận giữa các tổ chức, cá nhân thay đổi giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ để triệt tiêu hoặc ép buộc các doanh nghiệp khác liên kết với mình hoặc trở thành chi nhánh của mình, xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ chức, các nhân sản xuất, kinh doanh khác hoặc của người tiêu dùng;
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là | 11.000.000 đồng; |
- Nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là | 10.000.000 đồng; |
- Nếu có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là | 13.500.000 đồng; |
- Nếu có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là | 15.000.000 đồng; |
c) Phạt tiền 17.500.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện trong phạm vi rộng hơn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương các hành vi quy định ở mục b nói trên;
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là | 16.000.000 đồng; |
- Nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là | 15.000.000 đồng; |
- Nếu có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là | 18.500.000 đồng; |
- Nếu có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là | 20.000.000 đồng; |
d) Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính quy định tại mục b, c nói trên ngoài việc bị phạt tiền, còn bị tịch thu toàn bộ số tiền thu lợi do vi phạm hành chính;
đ) Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính quy định tại mục b, c nói trên ngoài việc bị phạt tiền, phạt bổ sung còn có thể bị buộc bồi thường số tiền bị tổn thất do vi phạm hành chính gây ra.
8. Đối với hành vi đầu cơ tăng giá, ép giá
a) Phạt tiền 4.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi lợi dụng thiên tai, địch hoạ, diễn biến bất thường khác để đầu cơ tăng giá, ép giá trong phạm vi một huyện, quận, thị xã;
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là | 3.500.000 đồng; |
- Nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là | 3.000.000 đồng; |
- Nếu có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là | 4.500.000 đồng; |
- Nếu có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là | 5.000.000 đồng; |
b) Phạt tiền 7.500.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi lợi dụng thiên tai, địch hoạ, diễn biến bất thường khác để đầu cơ tăng giá, ép giá trong phạm vi rộng hơn một huyện, quận, thị xã;
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là | 6.000.000 đồng; |
- Nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là | 5.000.000 đồng; |
- Nếu có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là | 8.500.000 đồng; |
- Nếu có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là | 10.000.000 đồng; |
c) Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính quy định tại mục a, b nói trên ngoài việc bị phạt tiền còn có thể bị tịch thu số tiền thu lợi do vi phạm hành chính.
d) Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính quy định tại mục a, b nói trên ngoài việc bị phạt tiền, phạt bổ xung, còn có thể bị buộc bồi thường số tiền bị tổn thất do vi phạm hành chính gây ra.
9. Đối với hành vi bịa đặt, loan tin không có căn cứ về việc tăng giá hoặc hạ giá
a) Phạt tiền 4.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi bịa đặt, loan tin không có căn cứ về việc tăng giá hoặc hạ giá hàng hoá, dịch vụ do UBND tỉnh quyết định, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh khác, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là | 3.500.000 đồng; |
- Nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là | 3.000.000 đồng; |
- Nếu có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là | 4.500.000 đồng; |
- Nếu có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là | 5.000.000 đồng; |
b) Phạt tiền 7.500.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi bịa đặt, loan tin không có căn cứ về việc tăng giá hoặc hạ giá hàng hoá, dịch vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh khác, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là | 6.000.000 đồng; |
- Nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là | 5.000.000 đồng; |
- Nếu có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là | 8.500.000 đồng; |
- Nếu có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là | 10.000.000 đồng; |
a) Phạt tiền 7.500.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi sử dụng sai mục đích tiền trợ giá, tiền trợ cước vận chuyển hàng hoá và các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là | 6.000.000 đồng; |
- Nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là | 5.000.000 đồng; |
- Nếu có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là | 8.500.000 đồng; |
- Nếu có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là | 10.000.000 đồng; |
b) Phạt tiền 15.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi khai man, khai khống hồ sơ thanh toán để nhận tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá và các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là | 12.500.000 đồng; |
- Nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là | 10.000.000 đồng; |
- Nếu có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là | 17.500.000 đồng; |
- Nếu có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là | 20.000.000 đồng; |
c) Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính quy định ở mục a nói trên ngoài việc bị phạt tiền còn thể bị thu hồi tiền trợ giá, tiền trợ cước vận chuyển hàng hoá, các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá đã sử dụng sai mục đích;
d) Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính quy định ở mục b nói trên ngoài việc bị phạt tiền còn thể bị thu hồi tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá, các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá có được do khai man, khai khống hồ sơ thanh toán.
11. Đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý giá thuốc phòng, chữa bệnh cho người
Hành vi vi phạm, hình thức và mức phạt đối với vi phạm hành chính về quản lý giá thuốc phòng và chữa bệnh cho người thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 120/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định về quản lý giá thuốc phòng, chữa bệnh cho người và các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
III. THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁ
1.Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh giá thực hiện theo quy định tại Điều 19, 20, 21 Nghị định 169/2004/NĐ-CP.
2. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh giá thực hiện theo quy định tại Điều 42 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Điều 13 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
3. Thủ tục và trình tự xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá được thực hiện theo quy định tại các Điều 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, và Điều 65 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002.
4. Biên bản về hành vi vi phạm hành chính, quyết định xử phạt, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về giá thực hiện theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc nhà nước theo quy định tại Điều 57, 58 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Chế độ quản lý biên lai thu tiền phạt và tiền nộp phạt thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
6. Thủ tục xử lý các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải quy định rõ cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả, các biện pháp và thời hạn khắc phục hậu quả trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
b) Cá nhân, tổ chức bị thu hồi tiền trợ giá, tiền trợ cước vận chuyển hàng hoá, các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá; bị tịch thu tiền chênh lệch giá; bị buộc phải bồi thường tiền thất thoát do vi phạm hành chính; bị chịu phí tổn để hoàn trả tiền chênh lệch giá phải nộp tiền tại nơi mà quyết định xử phạt đã ghi, để cơ quan xử phạt xem xét hoàn trả bên bị thiệt hại, thanh toán các khoản chi phí hợp lý phát sinh trong quá trình tiến hành các công việc liên quan để thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, hoặc nộp vào ngân sách Nhà nước.
c) Các khoản tiền trợ giá, tiền trợ cước vận chuyển hàng hoá, các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá bị thu hồi; tiền chênh lệch giá bị tịch thu; tiền thất thoát do vi phạm hành chính bị buộc phải bồi thường; tiền phí tổn để hoàn trả tiền chênh lệch giá (theo quy định tại mục b của điểm này) phải nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan Tài chính mở tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.
d) Trường hợp cá nhân, tổ chức không chấp hành quyết định buộc khắc phục hậu quả thì tiến hành cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
IV. KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, XỬ LÝ VI PHẠM
Việc khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm thực hiện theo quy định tại Điều 25, 26 Nghị định 169/2004/NĐ-CP.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét giải quyết.
Trần Văn Tá (Đã ký) |
MẪU BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 110 /2004/TT-BTC ngày 18/11/2004 của Bộ Tài chính)
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ LĨNH VỰC GIÁ
Hôm nay, hồi.......... giờ, ngày....... tháng...... năm............................
tại.......................................................................................................
Chúng tôi gồm:
1......................................... Chức vụ: ................................................
Nơi công tác: .....................................................................................
2........................................ Chức vụ: .................................................
Nơi công tác: .....................................................................................
Với sự chứng kiến của ông (bà)..........................................................
Địa chỉ: ...............................................................................................
Số Giấy chứng minh nhân dân: ........................ ngày .........................
Nơi cấp ................................................................................................
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực giá đối với ông (bà)/ tổ chức:..................
..............................................................................................................
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động)
Địa chỉ:..................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD...........Cấp ngày........... tại.............................................
Nội dung vi phạm:.................................................................................
...............................................................................................................
ý kiến của cá nhân, tổ chức vi phạm: ....................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
Biên bản được đọc cho mọi người cùng nghe và thống nhất ký tên. Biên bản được lập thành......bản có nội dung và giá trị như nhau và được giao cho đối tượng vi phạm hành chính một bản.
Người vi phạm | Người chứng kiến | Người lập biên bản |
Đại diện Chính quyền (nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)
MẪU QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT
(Ban hành kèm theo Thông tư số110 /2004/TT-BTC ngày 18/11 /2004 của Bộ Tài chính)
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ GIÁ
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều...... Nghị định số 169/2004/NĐ-CP ngày 23/9/2004 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá;
Căn cứ Thông tư số ...../2004/TT-BTC ngày...../...../2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 169/2004/NĐ-CP ngày 23/9/2004 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá;
Căn cứ biên bản vi phạm hành chính do..... lập hồi.....giờ.... ngày.... tháng... năm ... tại ... ;
Tôi.....................Chức vụ:...........................................................
Đơn vị : .......................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với:
Ông (bà)/tổ chức ..........;
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ...........;
Địa chỉ: ......................;
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD...........;
Cấp ngày ...................... tại......................;
Với các hình thức sau:
1. Hình thức xử phạt chính:
Cảnh cáo/phạt tiền với mức phạt là:...........đồng. (Viết bằng chữ: ............).
2. Hình thức phạt bổ sung (nếu có):
3. Các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có):
Lý do:
Đã có hành vi vi phạm hành chính
Quy định tại tiết.... điểm..... Mục...... Thông tư số....../2004/TT-BTC ngày..../ /2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 169/2004/NĐ-CP ngày 23/ 9/2004 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá.
Điều 2. Ông (bà)/tổ chức........ phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt là ngày ......tháng....... năm......... trừ trường hợp được hoãn chấp hành.
Quá thời hạn này, nếu Ông (bà)/tổ chức........ cố tình không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.
Số tiền phạt quy định tại Điều 1 phải nộp vào tài khoản số:........ của Kho bạc Nhà nước....... trong vòng mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt.
Ông (bà)/tổ chức........ có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày..... tháng........ năm
Trong thời hạn ba ngày, Quyết định này được gửi cho:
1. Ông (bà)/tổ chức:........... để chấp hành;
2. Kho bạc........... để thu tiền phạt;
3........................
Quyết định này gồm........... trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
MẪU BIÊN BẢN CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 110/2004/TT-BTC ngày 18/11 /2004 của Bộ Tài chính)
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUYẾT ĐỊNH CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ GIÁ
Căn cứ Điều 66 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Để đảm bảo thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về giá số..... ngày...... tháng ...... năm....... của.......;
Tôi,.................................;
Chức vụ:..........................,
Đơn vị:............................,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số....... ngày........ tháng....... năm...... của........... về...........
Đối với:........................................ ;
Ông (bà)/tổ chức: .........................;
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động):................................ ;
Địa chỉ:..........................................;
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD...........;
Cấp ngày........... tại......................
* Biện pháp cưỡng chế:
Điều 2. Ông (bà)/tổ chức:........... phải nghiêm chỉnh thực hiện Quyết định này và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày...........
Quyết định có........... trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.
Quyết định này được giao cho Ông (bà)/tổ chức ........... để thực hiện.
Quyết định này được gửi cho:
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- 1Nghị định 44/2000/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả
- 2Thông tư 04/2000/TT-BVGCP hướng dẫn thi hành Nghị định 44/2000/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả do Ban vật giá Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 120/2004/NĐ-CP về quản lý giá thuốc phòng, chữa bệnh cho người
- 4Thông tư 78/2012/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 84/2011/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá do Bộ Tài chính ban hành
- 5Quyết định 659/QĐ-BTC năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hết hiệu lực thi hành
- 1Nghị định 44/2000/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả
- 2Thông tư 04/2000/TT-BVGCP hướng dẫn thi hành Nghị định 44/2000/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả do Ban vật giá Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 77/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 4Nghị định 134/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002
- 5Nghị định 170/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Giá
- 6Nghị định 120/2004/NĐ-CP về quản lý giá thuốc phòng, chữa bệnh cho người
- 7Nghị định 169/2004/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá
Thông tư 110/2004/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 169/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 110/2004/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 18/11/2004
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Trần Văn Tá
- Ngày công báo: 05/12/2004
- Số công báo: Số 5
- Ngày hiệu lực: 20/12/2004
- Ngày hết hiệu lực: 05/07/2012
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực