- 1Luật khiếu nại 2011
- 2Luật tiếp công dân 2013
- 3Luật Phòng, chống tham nhũng 2018
- 4Luật Tố cáo 2018
- 5Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2017 về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Chỉ thị 26/CT-UBND năm 2017 về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 7Kế hoạch 363/KH-TTCP năm 2019 về kiểm tra, rà soát, giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài do Thanh tra Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/CT-UBND | Thái Bình, ngày 06 tháng 12 năm 2019 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, THANH TRA VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Thời gian qua, cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp trong tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng đã đạt những kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào việc giữ vững ổn định tình hình, phục vụ có hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh vẫn còn những hạn chế nhất định. Kết luận thanh tra số 1137/KL-TTCP ngày 10/7/2019 của Tổng Thanh tra Chính phủ thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng (thời kỳ từ năm 2011-2016) và đất đai, môi trường (thời kỳ từ năm 2006-2016) đã chỉ rõ: Việc tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân một số huyện, Thủ trưởng một số sở, ngành chưa đầy đủ theo quy định; một số vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của sở, ngành và cấp huyện còn chậm được giải quyết; trình tự, thủ tục giải quyết và việc lập, quản lý hồ sơ chưa đảm bảo theo quy định; một số cuộc thanh tra tại một số sở, ngành và cấp huyện chưa đảm bảo trình tự, thủ tục, thời gian còn kéo dài; việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra chưa triệt để; công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về phòng, chống tham nhũng và phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng hiệu quả chưa cao; việc thực hiện chuyển đổi vị trí công tác cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị còn hạn chế.
Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót trên trước tiên thuộc về Thủ trưởng một số cơ quan, đơn vị đã không thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng chưa sâu rộng; nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức và nhân dân về chính sách pháp luật nói chung, pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng nói riêng còn hạn chế; trình độ, năng lực cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tuy đã từng bước được nâng lên nhưng còn một số ít chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ.
Để phát huy những kết quả đã đạt được, kịp thời khắc phục những hạn chế, thiếu sót, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Giám đốc sở, Thủ trưởng ban, ngành, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện và tổ chức thực hiện nghiêm túc các nội dung sau:
1. Về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo
a) Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Trung ương về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tiếp công dân năm 2013, Luật Tố cáo năm 2018.
b) Duy trì nền nếp công tác tiếp công dân thường xuyên. Chủ động nắm bắt thông tin, diễn biến tình hình, tăng cường đối thoại, kịp thời giải quyết các mâu thuẫn, kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân ngay tại địa phương, cơ sở.
c) Thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về trách nhiệm tiếp công dân của người đứng đầu, thủ trưởng cơ quan nhà nước các cấp. Để đảm bảo tính thống nhất trong toàn tỉnh, tạo sự chủ động, thuận lợi cho việc xây dựng, bố trí lịch công tác của tỉnh và các địa phương, đơn vị, thống nhất quy định lịch tiếp công dân định kỳ của thủ trưởng cơ quan hành chính các cấp trong tỉnh như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp công dân định kỳ vào ngày 30 hàng tháng;
- Giám đốc sở, ngành; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp công dân định kỳ vào ngày 15 hàng tháng;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp công dân định kỳ vào ngày 10 và ngày 20 hàng tháng;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp công dân định kỳ vào ngày Thứ Tư hàng tuần;
Trong trường hợp ngày tiếp công dân theo quy định trên trùng với ngày nghỉ lễ, Thứ Bảy, Chủ Nhật hoặc trùng với công việc quan trọng khác theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền thì được chuyển sang ngày làm việc tiếp theo liền kề.
d) Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 363/KH-TTCP ngày 20/3/2019 của Thanh tra Chính phủ về kiểm tra, rà soát, giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài; tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh, hạn chế tối đa khiếu kiện vượt cấp. Tổ chức thực hiện tốt các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật.
a) Việc xây dựng kế hoạch thanh tra phải bám sát vào hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ và nhiệm vụ chính trị của tỉnh; nội dung thanh tra cần có trọng tâm, trọng điểm tập trung vào các lĩnh vực quản lý nhà nước dễ phát sinh tiêu cực và những vấn đề dư luận quan tâm.
b) Trước khi phê duyệt Kế hoạch thanh tra hàng năm, Giám đốc sở, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố gửi dự thảo Kế hoạch thanh tra về Thanh tra tỉnh để rà soát, xử lý chồng chéo, trùng lặp. Sau khi rà soát, xử lý chồng chéo, trùng lặp, Thanh tra tỉnh có ý kiến bằng văn bản với các sở, ngành, huyện, thành phố.
Trên cơ sở văn bản của Thanh tra tỉnh về dự thảo kế hoạch thanh tra, Giám đốc sở, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chỉ đạo hoàn chỉnh kế hoạch thanh tra của đơn vị, địa phương và phê duyệt trước ngày 15/12, thông báo cho đối tượng thanh tra, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết, đồng thời gửi Kế hoạch thanh tra về Thanh tra tỉnh trước ngày 30/12 để theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện.
c) Trong việc xây dựng kế hoạch thanh tra, phải tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 26/CT-UBND ngày 03/11/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.
d) Nội dung thanh tra cần chú trọng thanh tra trách nhiệm thủ trưởng các đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; tiến hành thanh tra các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, chú trọng thanh tra chuyên đề diện rộng đối với các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, dư luận xã hội quan tâm; gắn hoạt động thanh tra với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn, xử lý các hành vi tiêu cực, tham nhũng nhằm phát hiện, chấn chỉnh những bất cập, sơ hở, vi phạm, góp phần tăng cường kỷ cương, kỷ luật, giữ vững ổn định tình hình nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới là phục vụ đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 và bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV. Tiến hành thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
d) Kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt phải được chỉ đạo triển khai đúng tiến độ, các cuộc thanh tra phải đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền; kết luận chính xác, khách quan; chú trọng kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra và xử lý sau thanh tra.
3. Công tác phòng, chống tham nhũng
a) Tập trung khắc phục những hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng. Xác định công tác phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, nhất là Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành; lựa chọn hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng để tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức và người dân.
b) Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác phòng, chống tham nhũng. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương phải thật sự gương mẫu về đạo đức, lối sống. Thực hiện nghiêm quy định về xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
c) Thực hiện nghiêm túc việc công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn, công tác cán bộ, các quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp...; đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về kê khai và kiểm soát kê khai tài sản thu nhập; chủ động xây dựng Kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác hàng năm đối với cán bộ, công chức nhằm phòng ngừa tham nhũng; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng “tham nhũng vặt”, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc.
d) Tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận về tham nhũng; tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm về phòng, chống tham nhũng, kịp thời phát hiện các sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các sai phạm, đề ra các biện pháp khắc phục, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì phối hợp với cơ quan chức năng để đánh giá, chuyển hồ sơ ngay cho cơ quan điều tra.
đ) Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Thanh tra, kiểm tra với các cơ quan tố tụng để xử lý kịp thời các vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng được phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.
a) Giám đốc sở, thủ trưởng ban, ngành, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao nghiêm túc thực hiện Chỉ thị này.
b) Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh tham mưu xây dựng lịch công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh đảm bảo không trùng với lịch tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân dân tỉnh và của Giám đốc sở, thủ trưởng ban, ngành, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; trừ trường hợp bất khả kháng.
c) Giao Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện, kịp thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, xử lý theo quy định./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 2Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2019 về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 3Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 4Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2021 về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 5Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2020 về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 6Quyết định 23/2021/QĐ-UBND Quy định về chế độ báo cáo định kỳ công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 1Luật khiếu nại 2011
- 2Luật tiếp công dân 2013
- 3Luật Phòng, chống tham nhũng 2018
- 4Luật Tố cáo 2018
- 5Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2017 về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Chỉ thị 26/CT-UBND năm 2017 về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 7Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 8Kế hoạch 363/KH-TTCP năm 2019 về kiểm tra, rà soát, giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 9Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2019 về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 10Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 11Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2021 về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 12Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2020 về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 13Quyết định 23/2021/QĐ-UBND Quy định về chế độ báo cáo định kỳ công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Bình Định
Chỉ thị 20/CT-UBND năm 2019 về nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thanh tra và phòng, chống tham nhũng do tỉnh Thái Bình ban hành
- Số hiệu: 20/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 06/12/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
- Người ký: Đặng Trọng Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/12/2019
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết