Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/CT-UB-NCVX | TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 5 năm 1997 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC VỆ SINH LAO ĐỘNG, QUẢN LÝ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP THEO HƯỚNG DẪN CỦA THÔNG TƯ 13/BYT.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của sản xuất, các ngành chức năng, các cơ sở sản xuất… đã có nhiều nỗ lực nhằm cải thiện môi trường lao động, duy trì tốt công tác khám tuyển, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Những hoạt động trên đã góp phần cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, hạn chế tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, qua đó đã góp phần phát triển sản xuất, tái tạo sức lao động và kéo dài tuổi thọ cho người lao động.
Tuy nhiên, những năm gần đây, do yêu cầu cạnh tranh trong sản xuất, nhiều cơ sở sản xuất nhất là các cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh, vừa và nhỏ đã không tuân thủ đầy đủ các quy định về vệ sinh an toàn lao động, sử dụng các công nghệ, máy móc lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe người lao động.
Trước những tồn tại trên, để thực hiện tốt bộ Luật Lao động, Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 và Thông tư 13/BYT-TT ngày 21/10/1996, nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của một thành phố công nghiệp lớn, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các ngành, các cấp, các cơ quan, xí nghiệp đóng trên địa bàn thành phố tập trung thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Kiểm soát chặt chẽ việc nhập thiết bị, công nghệ: không để các doanh nghiệp nhập thiết bị, công nghệ đã quá lạc hậu, không bảo đảm vệ sinh và an toàn cho người lao động, gây ô nhiễm môi trường; cần chú ý đến quy cách thiết bị, tránh nhập các thiết bị không phù hợp với cơ thể người Việt Nam.
2. Ngành xây dựng, ngành công nghiệp cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về thẩm định các điều kiện vệ sinh, an toàn lao động khi xem xét cấp phép xây dựng mới, hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở sản xuất, không để xảy ra tình trạng phải xử lý, khắc phục hậu quả về bảo hộ lao động sau khi công trình đã được xây dựng xong, đưa vào hoạt động.
3. Ngành Y tế phối hợp với Ngành Lao động, Văn hóa thông tin và các đoàn thể đẩy mạnh công tác thông tin giáo dục về vệ sinh, an toàn lao động, nhằm cải thiện môi trường lao động, hạn chế đến mức thấp nhất tại nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Tổ chức các lớp tập huấn Thông tư 13/BYT-TT ngày 21/10/1996 cảu Bộ Y tế cho các chủ doanh nghiệp và người sử dụng lao động. Các chủ doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đều phải tham dự tập huấn và có giấy chứng nhận có đủ kiến thức về bảo hộ lao động, nhất là về vệ sinh lao động.
4. Ngành Y tế và ngành Lao động nghiên cứu đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố về các quy định đối với việc thành lập cơ sở y tế trong các cơ sở sản xuất, phù hợp với tình hình mới đảm bảo cơ sở sản xuất nào cũng có cán bộ y tế chuyên trách hoặc bán chuyên trách để khám chữa bệnh thông thường, cấp cứu tai nạn lao động, thông tin giáo dục về vệ sinh và an toàn cho người lao động. Các cơ sở y tế, nghiên cứu khoa học có dùng hoặc chứa các thiết bị có chất phóng xạ cần bảo đảm tuyệt đối các yêu cầu phòng chống nhiễm phóng xạ, bảo quản chu đáo, định kỳ kiểm tra đề phòng tai nạn rò rỉ phóng xạ.
5. Các chủ doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo đúng quy định, để có thể phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và chữa trị tốt cho người lao động.
6. Ngành Y tế phải thực hiện tốt công tác đo kiểm môi trường lao động, đưa công tác này đi vào thường xuyên, nề nếp, đạt mục tiêu đo kiểm cho hơn 50% các xí nghiệp có quy mô vừa và lớn, 100% các xí nghiệp có nhiều yếu tố độc hại; chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện tốt công tác khám, quản lý sức khỏe người lao động; tăng cường phương tiện và trang thiết bị để có thể phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp, xử trí cấp cứu tốt các trường hợp tai nạn lao động.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế lớn, với hơn 600 công ty, xí nghiệp và hơn 22.000 cơ sở tiểu thủ công nghiệp. Việc bảo vệ sức khỏe cho gần 1,5 triệu người lao động là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc bảo đảm sức lao động xây dựng và phát triển thành phố. Ủy ban nhân dân thành phố mong các Ban ngành, Đoàn thể, Chính quyền các cấp tích cực phối hợp thực hiện các nhiệm vụ nêu trên để bảo vệ tốt sức khỏe người lao động, thiết thực góp phần thúc đẩy sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
- 1Quyết định 49/2016/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 855/QĐ-UBND năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2016
- 3Quyết định 701/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Quyết định 49/2016/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 855/QĐ-UBND năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2016
- 3Quyết định 701/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Chỉ thị 17/CT-UB-NCVX năm 1997 về đẩy mạnh công tác vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp theo Thông tư 13/BYT do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 17/CT-UB-NCVX
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 22/05/1997
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Phạm Phương Thảo
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/05/1997
- Ngày hết hiệu lực: 15/12/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra