- 1Quyết định 10/2009/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm và danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm, danh mục dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 494/CT-TTg năm 2010 về sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 734/CT-TTg năm 2011 về chấn chỉnh công tác quản lý đối với gói thầu EPC do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1556/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Đề án "Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1791/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt cơ chế thực hiện thí điểm thiết kế, chế tạo trong nước thiết bị nhà máy nhiệt điện trong giai đoạn 2012 - 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 68/2013/QĐ-TTg chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/CT-TTg | Hà Nội, ngày 18 tháng 06 năm 2014 |
VỀ VIỆC THÁO GỠ KHÓ KHĂN VÀ ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CƠ KHÍ VIỆT NAM
Cơ khí là ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò và vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Thực hiện Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, trong thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, ngành cơ khí đã có nhiều cố gắng, nỗ lực vươn lên, tạo sự chuyển biến bước đầu ở một số lĩnh vực, như chế tạo thiết bị cơ khí thủy công, chế tạo dàn khoan dầu khí, thiết bị điện, chế tạo và cung cấp thiết bị cho các dự án xi măng, đóng tàu, các công trình thiết bị toàn bộ v.v.. Một số cơ quan nghiên cứu - thiết kế và doanh nghiệp sản xuất cơ khí đã từng bước đổi mới, nâng cao năng lực tư vấn, thiết kế, chế tạo thiết bị và công nghệ, tham gia thực hiện một số gói thầu của các dự án trọng điểm quốc gia. Giá trị sản xuất công nghiệp ngành cơ khí năm 2013 đạt khoảng 700 ngàn tỷ đồng, chiếm khoảng 20% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành công nghiệp; giá trị xuất khẩu năm 2013 đạt trên 13 tỷ USD, gấp gần 6 lần so với giá trị xuất khẩu năm 2006. Những kết quả đạt được của ngành cơ khí đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành cơ khí nước ta còn một số hạn chế và yếu kém: việc triển khai cơ chế chính sách phát triển ngành cơ khí còn hạn chế và thiếu nhất quán; vai trò quản lý, đề xuất cơ chế chính sách phát triển ngành cơ khí của các cơ quan quản lý nhà nước chưa được phát huy. Các doanh nghiệp cơ khí nhà nước chậm đổi mới, các doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ, ít quan tâm đến đầu tư vào ngành cơ khí. Việc đầu tư trong ngành cơ khí còn ít và mang tính chất phân tán, khép kín trong từng doanh nghiệp; thiếu sự phối hợp, phân công lao động giữa các doanh nghiệp trong ngành, chưa chủ động tham gia hợp tác, hội nhập quốc tế; tính chuyên môn hóa trong sản xuất thấp dẫn đến chất lượng sản phẩm còn hạn chế, chi phí sản xuất cao, khả năng cạnh tranh thấp, Vai trò và tính chủ động của các Hiệp hội chưa được phát huy.
Ngoài những nguyên nhân chủ quan nêu trên, còn có những nguyên nhân khách quan như cơ cấu hạ tầng công nghiệp chưa hợp lý, các điều kiện hạ tầng công nghiệp chưa đủ vững chắc để phát triển ngành cơ khí nhanh và bền vững. Các ngành sản xuất nguyên liệu cơ bản như ngành luyện kim, hóa chất, nhựa chưa đảm bảo chủ động được đầu vào cho ngành cơ khí. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp hỗ trợ cơ khí phát triển rất chậm, năng lực nghiên cứu - thiết kế còn hạn chế. Việc thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc giao thầu/chỉ định thầu sản phẩm cơ khí trọng điểm, sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước và quản lý các gói thầu EPC chưa nghiêm túc và triệt để, thiếu sự kiểm tra đôn đốc của các cơ quan chức năng, thiếu các chế tài cụ thể v.v.. Năm 2013, ngành cơ khí mới chỉ đáp ứng được khoảng 34,5% nhu cầu cơ khí cả nước, không hoàn thành mục tiêu đã đề ra trong Chiến lược.
Để khắc phục những mặt hạn chế và tồn tại, tập trung nguồn lực phát triển ngành cơ khí Việt Nam trở thành một ngành công nghiệp chủ chốt, góp phần tích cực hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Chính phủ Nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ, trong đó chọn lọc và ưu tiên phát triển sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ cho công nghiệp ô tô; đóng tàu; cơ khí giao thông vận tải; máy động lực; máy và thiết bị phục vụ cơ giới hóa nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp chế biến; xử lý và tráng phủ kim loại sử dụng công nghệ hiện đại; gia công, chế tạo các chi tiết cơ khí có độ chính xác cao; các sản phẩm có tính trao đổi cao, sản lượng lớn để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các Tập đoàn đa quốc gia.
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, các địa phương và các doanh nghiệp cơ khí xây dựng Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng của nước ta theo hướng lựa chọn các sản phẩm cơ khí trọng điểm cụ thể trong giai đoạn 2014 - 2020, tập trung chủ yếu vào các chuyên ngành cơ khí chế tạo, đóng tàu, cơ khí giao thông vận tải, cơ khí phục vụ nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp chế biến, trang thiết bị y tế, thiết bị điện và thiết bị đồng bộ, đảm bảo mục tiêu phát triển ngành cơ khí Việt Nam nhanh, ổn định và bền vững, có đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ việc sản xuất và khuyến khích tiêu thụ các sản phẩm cơ khí trong nước, phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam.
d) Chỉ đạo quyết liệt thực hiện việc cổ phần hóa và tái cơ cấu các doanh nghiệp cơ khí có vốn nhà nước. Tăng cường chỉ đạo triển khai, kiểm tra và đánh giá việc thực thi chính sách phát triển ngành cơ khí, đề xuất chế tài xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm. Đẩy mạnh công tác khuyến công; đẩy mạnh việc xúc tiến đầu tư và xúc tiến thương mại phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cơ khí.
đ) Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Quyết định số 1791/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Cơ chế thực hiện thí điểm thiết kế, chế tạo trong nước thiết bị các nhà máy nhiệt điện trong giai đoạn 2012 - 2025, yêu cầu các chủ đầu tư trong nước, chủ đầu tư các dự án nhà máy nhiệt điện thực hiện theo hình thức BOT phải thực hiện tối đa việc giao cho các doanh nghiệp cơ khí trong nước thiết kế, chế tạo thiết bị nhà máy nhiệt điện, quyết định các Liên danh thực hiện thiết kế, chế tạo các thiết bị phụ nhà máy nhiệt điện; chỉ đạo và đôn đốc việc thực hiện Quyết định số 1556/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ”.
e) Căn cứ tình hình thực hiện, định kỳ rà soát và đề xuất việc sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách cho phù hợp với yêu cầu phát triển ngành cơ khí; tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình và kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị này.
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành hướng dẫn cụ thể thực hiện chính sách kích cầu đối với các sản phẩm cơ khí trọng điểm được quy định tại Quyết định số 10/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm và Danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm, Danh mục dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm bảo đảm phù hợp với các quy định pháp luật khác có liên quan; có biện pháp tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện.
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan định kỳ rà soát và cập nhật danh mục thiết bị, vật tư trong nước đã sản xuất được. Khẩn trương ban hành hướng dẫn và chế tài cụ thể thực hiện chủ trương sử dụng vật tư hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu theo Chỉ thị số 494/CT-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ; siết chặt công tác quản lý đối với các dự án có áp dụng hình thức Tổng thầu EPC và triển khai kiểm tra, đánh giá các gói thầu EPC đang thực hiện; trong đó cần ưu tiên các Tổng thầu sử dụng nhiều doanh nghiệp cơ khí trong nước trong công tác thiết kế, chế tạo thiết bị của các dự án, tuân thủ nghiêm túc Chỉ thị số 734/CT-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh công tác quản lý đối với các gói thầu EPC
a) Chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan và Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam rà soát, đề xuất chính sách thuế nhằm khuyến khích phát triển sản phẩm cơ khí trọng điểm cần ưu tiên phát triển sản xuất phù hợp với thông lệ và cam kết quốc tế.
b) Tập trung giải quyết vướng mắc về thủ tục hành chính thuế, hải quan để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc nhập khẩu thiết bị, vật tư sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cơ khí.
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đẩy mạnh việc đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ trong lĩnh vực cơ khí; ưu tiên bố trí nguồn vốn khoa học và công nghệ để hỗ trợ chi phí chuyển giao công nghệ, mua bản quyền thiết kế, mua phần mềm, thuê chuyên gia nước ngoài, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho các dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm cơ khí trọng điểm và công nghiệp hỗ trợ.
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành liên quan xây dựng và ban hành Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm cơ khí trọng điểm, làm căn cứ để kiểm tra chất lượng sản phẩm, nhằm hạn chế các sản phẩm cơ khí giá rẻ, chất lượng thấp nhập khẩu vào Việt Nam.
c) Chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn và chỉ đạo thực hiện thành công Đề án “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và đưa vào vận hành một số hệ thống thiết bị phụ nhà máy nhiệt điện chạy than có công suất tổ máy đến 600MW”.
a) Chỉ đạo các doanh nghiệp cơ khí xây dựng cơ cấu lại, nâng cao trình độ, năng lực con người và thiết bị với công nghệ hiện đại để đảm nhiệm tốt vai trò nòng cốt trong Liên danh thực hiện công tác nghiên cứu, thiết kế, chế tạo trong nước thiết bị cho các nhà máy nhiệt điện theo Quyết định số 1791/QĐ-TTg.
b) Đẩy mạnh công tác thiết kế, chế tạo trong nước, tăng cao tỷ lệ nội địa trong sản xuất thiết bị cho ngành sản xuất xi măng. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất trong nước thiết bị sản xuất vật liệu không nung, thiết bị xử lý chất thải rắn đô thị, thiết bị xử lý, sử dụng tro, xi, thạch cao từ sản xuất công nghiệp để sản xuất vật liệu xây dựng nhằm mục đích tiết kiệm tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường, hướng đến sản xuất sạch và bền vững, giảm tỷ lệ nhập khẩu đối với các dây chuyền sản xuất lớn về xi măng, gạch ốp lát, sứ vệ sinh, kính xây dựng, khai thác sản xuất đá xây dựng, đá ốp lát; chế tạo các thiết bị đồng bộ cho dây chuyền xi măng lò quay công suất trên 2.500 tấn clinker/ngày, tiến tới nghiên cứu chế tạo các thiết bị đồng bộ cho các dây chuyền xi măng công suất lớn; dây chuyền sản xuất gạch không nung, ngói không nung; dây chuyền sản xuất đá ốp lát có trình độ tiên tiến; chế tạo dây chuyền thiết bị xử lý tro, xỉ, thạch cao từ sản xuất công nghiệp để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng; dây chuyền thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng sử dụng nguyên liệu là tro, xỉ, thạch cao; dây chuyền thiết bị xử lý chất thải rắn đô thị.
c) Đào tạo, chuẩn bị lực lượng nghiên cứu, thiết kế, chế tạo cơ khí để sẵn sàng tham gia nhiệm vụ xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam.
10. Ngân hàng Phát triển Việt Nam:
a) Thu xếp và cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước đối với các dự án sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm và công nghiệp hỗ trợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
b) Xem xét cho các doanh nghiệp cơ khí vay vốn theo Quyết định số 1791/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Cơ chế thực hiện thí điểm thiết kế, chế tạo trong nước thiết bị các nhà máy nhiệt điện trong giai đoạn 2012 - 2025 và quy định hiện hành về tín dụng đầu tư của Nhà nước.
a) Tập trung hoàn thành đầu tư các dự án sản phẩm cơ khí trọng điểm đã được phê duyệt; tăng cường đầu tư vào các dự án công nghiệp hỗ trợ để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong ngành cơ khí; tăng cường cải tiến công tác quản lý chi phí, giảm giá thành, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm.
b) Đẩy mạnh việc liên kết, hợp tác đầu tư, đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị tiên tiến để sản xuất sản phẩm có chất lượng, giá cả hợp lý cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
c) Hợp tác, liên kết các đơn vị xây lắp, chế tạo thiết bị, tư vấn có năng lực, kinh nghiệm để tổ chức thành các liên danh nhà thầu mạnh, tham gia tổng thầu EPC các dự án quy mô lớn (nhà máy điện, xi măng v.v).
14. Về cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm
Bộ Công Thương rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 10/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2009 theo hướng điều chỉnh thời gian áp dụng các cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm đến hết năm 2020.
Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam; Chủ tịch Tổng hội Cơ khí Việt Nam và các thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị này./.
| THỦ TƯỚNG |
- 1Quyết định 186/2002/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 87/2004/QĐ-BCN phê duyệt Đề án "Phát triển ngành Cơ khí đến năm 2010 phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn" do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 3Quyết định 319/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 6833/BTC-CST năm 2018 về văn bản hướng dẫn Quyết định 319/QĐ-TTg do Bộ Tài chính ban hành
- 1Quyết định 186/2002/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 87/2004/QĐ-BCN phê duyệt Đề án "Phát triển ngành Cơ khí đến năm 2010 phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn" do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 3Quyết định 10/2009/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm và danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm, danh mục dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 494/CT-TTg năm 2010 về sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Chỉ thị 734/CT-TTg năm 2011 về chấn chỉnh công tác quản lý đối với gói thầu EPC do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1556/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Đề án "Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 1791/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt cơ chế thực hiện thí điểm thiết kế, chế tạo trong nước thiết bị nhà máy nhiệt điện trong giai đoạn 2012 - 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 68/2013/QĐ-TTg chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 319/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Công văn 6833/BTC-CST năm 2018 về văn bản hướng dẫn Quyết định 319/QĐ-TTg do Bộ Tài chính ban hành
Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2014 tháo gỡ khó khăn và đẩy mạnh thực hiện Chiến lược phát triển ngành Cơ khí Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 16/CT-TTg
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 18/06/2014
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: 03/07/2014
- Số công báo: Từ số 639 đến số 640
- Ngày hiệu lực: 18/06/2014
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết