- 1Chỉ thị 10-CT/TW năm 2011 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3Kế hoạch 5447/KH-UBND năm 2014 thực hiện Nghị quyết 44/NQ-CP và Chương trình hành động 51-CTR/TU thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 4Quyết định 117/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy-học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT về quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Chỉ thị 2919/CT-BGDĐT năm 2018 về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018-2019 của ngành giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Nghị quyết 17/NQ-CP năm 2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 do Chính phủ ban hành
- 8Chỉ thị 2268/CT-BGDĐT năm 2019 về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019-2020 của ngành Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/CT-UBND | Quảng Ngãi, ngày 09 tháng 9 năm 2019 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2019 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
Năm học 2018 - 2019, toàn ngành Giáo dục đã triển khai thực hiện có hiệu quả 09 nhóm nhiệm vụ chủ yếu, 05 nhóm giải pháp tại Chỉ thị số 2919/CT-BGDĐT ngày 10/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; thực hiện có hiệu quả việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW trên địa bàn tỉnh.
Công tác quy hoạch mạng lưới trường lớp, sáp nhập điểm trường lẻ bước đầu giảm đáng kể số lượng điểm trường lẻ không còn phù hợp; việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị dạy học, chủ động triển khai các mô hình đổi mới của ngành đạt được những kết quả nổi bật, được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao.
Bên cạnh những thuận lợi, vẫn còn những hạn chế, bất cập: việc sắp xếp mạng lưới trường, lớp chưa kịp thời; vẫn còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên ở một số cơ sở giáo dục; công tác phân luồng sau trung học, đặc biệt là cấp THCS hiệu quả chưa cao; một số trường đạt chuẩn sau kiểm tra, đánh giá lại có tiêu chí không đạt chuẩn, có nguy cơ rớt chuẩn; nguồn lực đầu tư cho giáo dục chưa đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
Thực hiện Chỉ thị số 2268/CT-BGDĐT ngày 08/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2019 - 2020 của ngành giáo dục, Chương trình hành động số 51-CTr/TU ngày 23/7/2014 của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 5447/KH-UBND ngày 24/11/2014 của UBND tỉnh về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
1. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND huyện, thành phố triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo
Tiếp tục rà soát, quy hoạch, sắp xếp mạng lưới các cơ sở giáo dục trên địa bàn theo hướng đồng bộ, hiện đại, đảm bảo yêu cầu phát triển về quy mô; chú trọng việc huy động các nguồn lực xã hội để phát triển mạng lưới giáo dục và đào tạo gắn với các điều kiện đáp ứng đổi mới chương trình sách giáo khoa và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
b) Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp
- Tiếp tục rà soát, nâng cao chất lượng của cán bộ quản lý giáo dục, đội ngũ nhà giáo có trình độ, năng lực, phẩm chất, đạo đức, có lương tâm nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm; đạt chuẩn về trình độ, đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; đảm bảo tốt các điều kiện cho phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo; tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng phát triển giáo dục ở vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong việc nâng cao dân trí của tỉnh nhà.
- Lựa chọn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục phổ thông cốt cán, ưu tiên bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy lớp 1, đáp ứng lộ trình thay sách giáo khoa kể từ năm học 2020 - 2021; quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ trẻ, nữ, dân tộc thiểu số có năng lực, phẩm chất chính trị; thực hiện kịp thời các chế độ, chính sách của nhà nước cho đội ngũ nhà giáo vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Tập trung nâng cao trình độ lý luận chính trị, phẩm chất, đạo đức lối sống, quy chế làm việc và văn hóa công sở cho công chức, viên chức; đặc biệt giáo viên phải rèn luyện chuẩn mực tác phong, văn hóa ứng xử nêu gương cho học sinh. Tăng cường trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên trong thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo.
c) Nâng cao chất lượng giáo dục, triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; tăng cường giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, giáo dục thể chất cho học sinh, đảm bảo an toàn trường học
- Tổ chức tập huấn giáo viên, cán bộ quản lý sử dụng, thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông mới, bảo đảm đúng, đủ dung lượng khung chương trình chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tiếp tục triển khai có chất lượng chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; xây dựng, triển khai các mô hình phối hợp gia đình- nhà trường - cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi bạo hành trẻ; khuyến khích những nơi có điều kiện tổ chức cho trẻ ăn bán trú; đảm bảo an toàn thực phẩm; phát triển chương trình giáo dục phù hợp với từng trường, khả năng và nhu cầu của trẻ.
- Nâng cao chất lượng dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc theo Ðề án tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số và chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh dân tộc thiểu số.
- Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, kịp thời triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; tiếp tục đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS theo Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị.
- Đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục; rà soát điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới cho lớp 1 theo lộ trình cuốn chiếu từ năm học 2020 - 2021; chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức công dân, đa dạng hóa các hình thức học tập, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; bảo đảm an toàn trường học, vệ sinh trường học, môi trường sư phạm thân thiện, lành mạnh; phát động phong trào học bơi ở những nơi có điều kiện, cách phòng, chống đuối nước cho học sinh.
d) Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ
Phát triển, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt là đội ngũ giáo viên phổ thông đáp ứng yêu cầu và tiến độ triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới; đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra đánh giá năng lực ngoại ngữ của học sinh theo 4 cấp độ; triển khai hiệu quả Chương trình tiếng Anh theo Kế hoạch thực hiện Đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025; tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát việc quản lý, đào tạo, thi của các trung tâm ngoại ngữ, tin học trên địa bàn.
e) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục
- Triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025; Đề án số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo; hoàn thiện cơ sở dữ liệu ngành giáo dục, tích hợp các hệ thống thông tin quản lý vào cơ sở dữ liệu chung toàn ngành trong quản lý, quản trị trường học ở các cấp học.
- Phát huy kho tài nguyên trên trang tin chứa bài giảng, các hoạt động chuyên môn trên trang mạng "trường học kết nối", tư liệu học tập để chia sẻ, dùng chung, khuyến khích các cơ sở giáo dục sử dụng các phần mềm trong dạy học; phát huy việc tập huấn, sinh hoạt chuyên môn theo hình thức trực tuyến, góp phần ứng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, cải cách hành chính.
- Bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ nhà giáo, học sinh, đảm bảo khả năng ứng dụng công nghệ thông tin khi thực hiện công vụ, kiểm tra, đánh giá và tiếp cận các tri thức mới, giao lưu, hội nhập.
- Giảm tải các hoạt động ít liên quan đến chuyên môn, giảm áp lực hành chính để giáo viên dành thời gian cho đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giảng dạy.
f) Đẩy mạnh phân cấp và thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Đẩy mạnh tự chủ của các nhà trường trong việc xây dựng kế hoạch phát triển chương trình giáo dục; kịp thời kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm trái quy định, lạm thu trong nhà trường, gắn với trách nhiệm người đứng đầu. Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
g) Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo
- Tăng cường học tập, trao đổi kinh nghiệm với một số trường đại học có uy tín, các Sở Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt với Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh trong công tác nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng học sinh giỏi, kinh nghiệm sử dụng các phần mềm ứng dụng trong quản trị trường học, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên cốt cán , tiếp cận công nghệ mới về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
- Chỉ đạo cơ sở giáo dục phổ thông có điều kiện chủ động học tập kinh nghiệm và học hỏi, tạo điều kiện để nhà giáo, học sinh tiếp cận môi trường đào tạo chất lượng cao tại các trường học ở trong nước và nước ngoài. Nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyển sinh, đào tạo của Trường THPT chuyên Lê Khiết gắn với phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo nhân tài, góp phần đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh nhà.
h) Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo
- Chủ động bố trí các nguồn lực để đầu tư mua sắm thiết bị dạy học; xây dựng, tu bổ, nâng cấp các hạng mục công trình trường học thiết yếu đã có và còn thiếu theo chuẩn; chú trọng các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu nhà vệ sinh và công trình nước sạch trong các cơ sở giáo dục, đặc biệt ở vùng nông thôn, miền núi.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để thực hiện việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới giáo dục phổ thông; đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học có học sinh dân tộc thiểu số; hoàn thiện việc nâng cấp theo hướng chuẩn hóa đối với các trường phổ thông dân tộc nội trú; phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú; tập trung tham mưu UBND tỉnh xây dựng nhà bán trú cho học sinh trung học phổ thông để các em có điều kiện ăn, ở, sinh hoạt và học tập được thuận lợi hơn.
- Việc ăn, ở của học sinh phải được chăm lo chu đáo đảm bảo Vệ sinh an toàn thực phẩm, nhà vệ sinh và cảnh quan trường học phải được chú tròng thường xuyên. Nhà vệ sinh ở trường học phải do chính các em tự giữ gìn, bảo vệ, không được góp tiền thuê mướn người dọn nhà vệ sinh thay học sinh.
- Đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, nghiên cứu, học tập đồng bộ với lộ trình đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
i) Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao
- Bố trí kinh phí phục vụ đào tào, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao so với nhu cầu; khuyến khích các cơ sở đào tạo chủ động đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, tăng cường kỹ năng ứng dụng và thực hành.
- Thực hiện nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng đào tạo; khuyến khích nhà giáo tham gia nghiên cứu, đào tạo sau đại học để đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác chuyên môn, tự nâng cao kỹ năng dạy học phù hợp với thực tế, đảm bảo yêu cầu học sinh được tiếp thu ngay sau mỗi bài giảng trên lớp.
2. Các sở, ban ngành
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, quan tâm, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức triển khai nhiệm vụ năm học 2019 - 2020, đặc biệt trong việc giao kế hoạch, xây dựng lộ trình đầu tư công, cân đối, bố trí ngân sách, biên chế đội ngũ giáo viên, nhân viên, chế độ chính sách; đẩy mạnh cải cách hành chính và các vấn đề khác có liên quan đến hoạt động giáo dục và đào tạo để ngành giáo dục, các địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
3. UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau
- Chỉ đạo phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 theo chỉ đạo của ngành, cấp ủy và chính quyền địa phương.
- Phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục để chỉ đạo quyết liệt, thực hiện tốt công tác quản lý trên địa bàn theo phân cấp.
- Tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích đất, bố trí giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học nhằm đẩy mạnh tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục; triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu phát triển giáo dục đã được xây dựng tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp.
- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giải quyết kịp thời các đề xuất, kiến nghị của trường học; tăng cường công tác kiểm tra dạy thêm học thêm trái quy định, lạm thu đầu năm học, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực và kiên quyết xử lý nghiêm các vụ việc tiêu cực trong giáo dục trên địa bàn.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội và các hội, đoàn thể tỉnh
Tích cực phối hợp với ngành giáo dục, chính quyền địa phương trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 - 2020, nhất là việc vận động, hỗ trợ về vật chất, tinh thần cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, huy động học sinh ra lớp, vận động học sinh bỏ học trở lại trường, lớp, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
5. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Ngãi
Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; kịp thời biểu dương gương người tốt, việc tốt trong quản lý, giảng dạy, học tập; vận động, kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tiếp tục hỗ trợ, động viên, tạo điều kiện để ngành giáo dục thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện thông qua Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo./.
| KT.CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2019 về thực hiện nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019-2020 của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Lâm Đồng
- 2Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2019 về thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020 do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 3Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2019 về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2019-2020 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 4Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2019 về thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020 do tỉnh Bến Tre ban hành
- 5Nghị quyết 83/NQ-HĐND năm 2016 về nhiệm vụ năm 2017 do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 6Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2020 về triển khai nhiệm vụ năm học 2020-2021 của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Ngãi
- 7Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2021 thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 ứng phó với dịch COVID-19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 1Chỉ thị 10-CT/TW năm 2011 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3Kế hoạch 5447/KH-UBND năm 2014 thực hiện Nghị quyết 44/NQ-CP và Chương trình hành động 51-CTR/TU thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 4Quyết định 117/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy-học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT về quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Chỉ thị 2919/CT-BGDĐT năm 2018 về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018-2019 của ngành giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Nghị quyết 17/NQ-CP năm 2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 do Chính phủ ban hành
- 8Chỉ thị 2268/CT-BGDĐT năm 2019 về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019-2020 của ngành Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 9Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2019 về thực hiện nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019-2020 của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Lâm Đồng
- 10Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2019 về thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020 do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 11Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2019 về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2019-2020 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 12Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2019 về thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020 do tỉnh Bến Tre ban hành
- 13Nghị quyết 83/NQ-HĐND năm 2016 về nhiệm vụ năm 2017 do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 14Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2020 về triển khai nhiệm vụ năm học 2020-2021 của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Ngãi
- 15Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2021 thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 ứng phó với dịch COVID-19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo do tỉnh Quảng Bình ban hành
Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2019 về thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Số hiệu: 14/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 09/09/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Đặng Ngọc Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/09/2019
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết