Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/CT-UBND | Hòa Bình, ngày 04 tháng 10 năm 2019 |
CHỈ THỊ
VỀ CHẤN CHỈNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THUỘC CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Thực hiện Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng về hợp đồng xây dựng; trong thời gian qua, hầu hết các Chủ đầu tư dự án sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh đã nghiêm túc triển khai thực hiện, tạo được sự chuyển biến và đạt được nhiều kết quả quan trọng trong công tác quản lý hợp đồng xây dựng.
Tuy nhiên, công tác quản lý hợp đồng của các chủ đầu tư vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, đặc biệt trong công tác quản lý tiến độ thực hiện hợp đồng, đề xuất điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng (gia hạn hợp đồng) xây dựng. Cụ thể:
- Một số Chủ đầu tư thực hiện đề xuất gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng khi đã hết thời gian thực hiện hợp đồng, không phù hợp với quy định tại Khoản 1, Điều 36, Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ.
- Nguồn vốn bố trí cho các dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí thông qua kế hoạch vốn trung hạn, kế hoạch giao chi tiết vốn hằng năm. Tuy nhiên, khi các Chủ đầu tư đề xuất điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng chưa tính toán đến nguồn vốn được giao trong kế hoạch trung hạn và dự kiến giao các năm tiếp theo, dẫn đến việc đề xuất gia hạn nhiều lần, thời gian gia hạn kéo dài.
- Cá biệt có những công trình Chủ đầu tư đề xuất điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng nhưng đã dừng thi công trong thời gian dài (1-3 năm) trong khi nguồn vốn ngân sách vẫn cấp hằng năm. Chủ đầu tư đã không sát sao trong việc đôn đốc, chấn chỉnh công tác thi công của nhà thầu, gây chậm tiến độ thời gian thực hiện hợp đồng.
- Trong những năm qua, thời điểm vào mùa mưa trên địa bàn tỉnh thường xảy ra hiện tượng mưa kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ thi công, đặc biệt có công trình phải tạm dừng thi công. Tuy nhiên, Chủ đầu tư cũng như nhà thầu không dự báo, tiên lượng được tình hình thời tiết khi lập tiến độ thi công, dẫn đến việc chậm tiến độ thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, công tác lập phương án thi công, phương án vận chuyển vật liệu cũng bộc lộ nhiều hạn chế, dẫn đến việc chưa tính toán các trường hợp phải dừng thi công khi xảy ra diễn biến thời tiết xấu.
- Việc phối hợp giữa các Chủ đầu tư và chính quyền địa phương trong công tác hỗ trợ, bồi thường giải phóng mặt bằng còn hạn chế; việc tuyên truyền, giải thích đến những đối tượng được hỗ trợ, bồi thường giải phóng mặt bằng chưa hiệu quả dẫn đến chậm tiến độ thi công.
Nguyên nhân là do các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng năng lực còn hạn chế, chưa tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về hợp đồng xây dựng; một số Chủ đầu tư chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đến công tác quản lý hợp đồng xây dựng, chưa có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nơi xây dựng công trình cũng như các cơ quan chuyên môn về xây dựng.
Công tác quản lý, kiểm soát tiến độ thực hiện hợp đồng là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý hoạt động xây dựng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư của các dự án và phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, để khắc phục những tồn tại nêu trên, nhằm chấn chỉnh, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, thực hiện hợp đồng xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Đối với các Chủ đầu tư xây dựng công trình
- Tổ chức triển khai thực hiện quản lý hợp đồng xây dựng theo đúng nội dung hợp đồng đã ký kết và các quy định của pháp luật.
- Đối với công trình, gói thầu chậm tiến độ được xác định là do lỗi nhà thầu thì Chủ đầu tư phải xử lý vi phạm tiến độ theo đúng nội dung đã quy định trong hợp đồng.
- Không đề xuất điều chỉnh tiến độ, gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng xây dựng đối với những hợp đồng đã hết thời gian thực hiện hợp đồng theo quy định tại Khoản 1, Điều 36, Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng. Việc đề xuất điều chỉnh tiến độ, gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng xây dựng phải được thực hiện tối thiểu trước 30 ngày trước khi hết thời gian thực hiện hợp đồng. Đối với những hợp đồng đã hết thời gian thực hiện hợp đồng, các Chủ đầu tư căn cứ các điều khoản hợp đồng và các quy định của pháp luật về hợp đồng xây dựng để thực hiện.
- Không đề xuất điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng đối với những trường hợp không thuộc quy định tại Khoản 2, Điều 39 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ.
- Trước khi đề xuất điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng, Chủ đầu tư cần rà soát, tính toán cụ thể khối lượng các công việc chưa thực hiện, nguồn vốn dự kiến giao trong kế hoạch trung hạn, lập tiến độ thi công, đề xuất điều chỉnh tiến độ thực hiện cho phù hợp, tránh việc phải đề xuất điều chỉnh nhiều lần.
- Khi đề xuất điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng, phải xác định rõ lý do chậm tiến độ, làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong việc chậm tiến độ thực hiện hợp đồng, những thiệt hại do việc chậm tiến độ gây ra (nếu có). Không xem xét điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng đối với những lý do chủ quan do lỗi của nhà thầu.
- Căn cứ kế hoạch vốn được giao, các Chủ đầu tư rà soát, điều chỉnh tiến độ thi công cho phù hợp. Trường hợp cần thiết, Chủ đầu tư và nhà thầu tạm dừng hợp đồng, đề xuất Người quyết định đầu tư điều chỉnh, giãn hoãn tiến độ thực hiện dự án.
- Ngay tại thời điểm trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, Chủ đầu tư cần nghiên cứu, dự báo các diễn biến xấu của thời tiết, những khó khăn có thể lường trước để tiến hành đề xuất thời gian thực hiện hợp đồng cho phù hợp, tránh việc đề xuất gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng.
- Tăng cường sự phối hợp giữa Chủ đầu tư với chính quyền địa phương nơi xây dựng công trình, đặc biệt trong công tác giải phóng mặt bằng.
- Rà soát tình hình thực hiện toàn bộ các hợp đồng xây dựng đang quản lý. Trường hợp còn tồn tại hợp đồng chậm tiến độ và đã hết thời gian thực hiện hợp đồng, Chủ đầu tư khẩn trương lập hồ sơ gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng xây dựng báo cáo người có thẩm quyền trước ngày 01/12/2019. Sau thời gian trên, việc thực hiện đề xuất, xem xét gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Chỉ thị này và pháp luật hiện hành.
2. Đối với các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành: Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan, tăng cường thanh tra, kiểm tra chất lượng, tiến độ thực hiện các hợp đồng xây dựng đối với các công trình xây dựng theo thẩm quyền. Đề xuất xử lý các hành vi vi phạm trong công tác quản lý, thực hiện hợp đồng xây dựng (nếu có).
3. Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chịu trách nhiệm về công tác quản lý, thực hiện hợp đồng xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Kiểm tra, rà soát công tác thực hiện hợp đồng xây dựng, thực hiện điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng theo nội dung Chỉ thị này.
- Đảm bảo tiến độ thực hiện dự án trên địa bàn cấp huyện; tăng cường phối hợp, tổ chức, chỉ đạo điều hành trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư. Lập kế hoạch chi tiết tiến độ thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của từng dự án; dự kiến tiến độ hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cho các dự án gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để cập nhật, theo dõi và kịp thời hướng dẫn xử lý các tồn tại, vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn tỉnh.
4. Đối với các nhà thầu thi công xây dựng
- Nghiêm túc thực hiện quy định về lập và phê duyệt tiến độ thi công, trong đó phải đảm bảo thời gian dự phòng cho các yếu tố thời tiết, các phương án thi công cho phù hợp với điều kiện công trường.
- Bố trí đầy đủ nhân lực, máy móc thiết bị thi công theo quy định của hợp đồng xây dựng.
- Thi công xây dựng theo đúng thiết kế được duyệt. Trường hợp dừng thi công phải báo cáo Chủ đầu tư và các bên có liên quan. Các bên thống nhất lập biên bản dừng thi công theo từng giai đoạn và nêu rõ lý do, thời gian dừng thi công để làm cơ sở điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng.
5. Tổ chức thực hiện
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh nghiêm túc thực hiện Chỉ thị này./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 20/2018/QĐ-UBND quy định về quản lý đầu tư các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 2Nghị quyết 236/2019/NQ-HĐND quy định về định mức chi phí quản lý dự án của Ban Quản lý xã đối với dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 3Quyết định 17/2019/QĐ-UBND quy định về trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, đề tài, dự án, công trình sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư, nguồn vốn ngân sách Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Quảng Ninh
- 4Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động sử dụng thiết bị âm thanh gây ô nhiễm tiếng ồn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 5Nghị quyết 51/NQ-HĐND năm 2019 về quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh năm 2020 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 6Chỉ thị 01/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 7Chỉ thị 04/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 8Kế hoạch 109/KH-UBND năm 2020 tăng cường công tác quản lý sử dụng nhà, đất công, đất bãi bồi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 9Chỉ thị 02/CT-UBND tăng cường công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước năm 2024 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 1Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng
- 2Quyết định 20/2018/QĐ-UBND quy định về quản lý đầu tư các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 3Nghị quyết 236/2019/NQ-HĐND quy định về định mức chi phí quản lý dự án của Ban Quản lý xã đối với dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 4Quyết định 17/2019/QĐ-UBND quy định về trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, đề tài, dự án, công trình sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư, nguồn vốn ngân sách Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Quảng Ninh
- 5Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động sử dụng thiết bị âm thanh gây ô nhiễm tiếng ồn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 6Nghị quyết 51/NQ-HĐND năm 2019 về quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh năm 2020 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 7Chỉ thị 01/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 8Chỉ thị 04/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 9Kế hoạch 109/KH-UBND năm 2020 tăng cường công tác quản lý sử dụng nhà, đất công, đất bãi bồi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 10Chỉ thị 02/CT-UBND tăng cường công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước năm 2024 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2019 về chấn chỉnh công tác quản lý tiến độ thực hiện hợp đồng thuộc dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- Số hiệu: 13/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 04/10/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
- Người ký: Bùi Văn Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra