- 1Chỉ thị 15/CT-TTg năm 2020 về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2020 về thực hiện biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 2194/QĐ-BCĐQG năm 2020 về Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động do Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 ban hành
- 4Chỉ thị 06/CT-CTUBND năm 2021 về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/CT-CTUBND | Vĩnh Phúc, ngày 21 tháng 5 năm 2021 |
Tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước hiện nay vẫn có những diễn biến phức tạp, khó lường, virus có thể lây qua không khí với hệ số lây nhiễm cao, thời gian khởi phát của bệnh cũng rất nhanh, đã xuất hiện lây nhiễm trong cộng đồng, số lượng ca mắc tăng nhanh tại một số địa phương và chưa có dấu hiệu dừng lại; xuất hiện một số ca bệnh có diễn biến dịch tễ ủ bệnh trong một khoảng thời gian dài, rất khó lường.
Trên địa bàn tỉnh tình hình dịch bệnh từng bước được khống chế, số ca bệnh có xu thế giảm nhưng một số cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp và người dân có biểu hiện chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch Covid-19. Do vậy nguy cơ dịch bệnh lây nhiễm và bùng phát vẫn còn hiện hữu, đặc biệt tại các khu công nghiệp, các doanh nghiệp, khu dân cư, bệnh viện, kể cả trong khu vực dân cư,...
Để tiếp tục giữ vững, bảo vệ những kết quả đã đạt được trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh thời gian qua, đảm bảo cuộc sống an toàn cho người dân. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân chuyển sang trạng thái sẵn sàng cao trong phòng chống dịch, đồng thời đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Yêu cầu trong thời gian tới cần tiếp tục tập trung thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ cấp bách sau:
1. Các cấp ủy đảng, chính quyền, doanh nghiệp và toàn thể nhân dân:
Tuyệt đối không được phép lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, tiếp tục chỉ đạo, thực hiện nghiêm, có hiệu quả các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của các Bộ, ban, ngành Trung ương; của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh trong việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch; tùy điều kiện, đặc điểm, tình hình của mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị tiếp tục tổ chức triển khai nghiêm túc Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ; đặc biệt, tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 01/5/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19. Triển khai quyết liệt các biện pháp để “Phát hiện nhanh - Khoanh vùng gọn - Xét nghiệm thần tốc - Cách ly kịp thời - Điều trị tích cực” để thực hiện hiệu quả chiến lược “Bao vây - Khoanh vùng - Đón đầu và đánh chặn”.
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải chủ động, bình tĩnh, sáng suốt khi ra quyết định, bám sát thực tế để chỉ đạo kịp thời. Kiên quyết loại trừ tư tưởng bảo thủ, né tránh, thiếu trách nhiệm, chỉ nêu khó khăn mà không tìm cách giải quyết tháo gỡ, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, ngành khác trong triển khai các nhiệm vụ, biện pháp, giải pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội. Kiên quyết xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân có biểu hiện trên.
Yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải đi đầu, trách nhiệm trong thực thi công vụ. Mỗi cán bộ, người dân, mỗi doanh nghiệp, người lao động nêu cao tinh thần trách nhiệm, xác định rõ quan điểm, tinh thần chống dịch như chống giặc, là tấm gương và là tuyên truyền viên tích cực trong công tác phòng, chống dịch, thực hiện nghiêm túc quy định 5K trong phòng chống dịch “Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế”.
Nâng cao thêm cấp độ cảnh giác trong chống dịch, tuyệt đối không đi ra ngoài, không tiếp xúc nếu không có việc thật sự cần thiết, cấp bách. Mỗi người dân phải có ý thức cao trong việc tự bảo vệ mình và bảo vệ những người xung quanh, bảo vệ cơ quan đơn vị mình.
Mỗi địa phương chịu trách nhiệm rà soát, hoàn thiện kịch bản, cập nhật diễn biến tình hình thực tế; thực hiện phân công phân nhiệm rõ ràng cho từng người, từng việc để ứng phó linh hoạt với dịch bệnh. Thực hiện nghiêm nguyên tắc 4 tại chỗ.
Hạn chế tối đa sự di chuyển cơ học giữa vùng này sang vùng khác, giữa địa phương này với địa phương khác. Kiểm soát chặt chẽ các nguồn lây bệnh.
Các tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương phải chuyển sang trạng thái sẵn sàng cao trong phòng chống dịch, tự xây dựng các phương án chi tiết, cụ thể, nội qui nghiêm ngặt cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, ban hành các quy định nghiêm ngặt để bảo vệ mình, bảo vệ tập thể xung quanh mình và bảo vệ cho cơ quan đơn vị, địa phương mình.
Phát huy tinh thần tự giác, ý thức cao trong cộng đồng trong việc phát hiện các nguy cơ, các nguồn lây xung quanh mình. Nhanh chóng cung cấp cho các cơ quan chức năng, người có trách nhiệm các dấu hiệu, các nguy cơ có thể xẩy ra, các cá nhân chưa tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về khai báo y tế, về phòng chống dịch. Kiên quyết xử phạt nghiêm hoặc chuyển cơ quan chức năng xem xét xử lý hình sự đối với các trường hợp cố tình vi phạm.
- Tiếp tục nắm chắc diễn biến, tình hình dịch COVID-19 và các chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên và của tỉnh, chịu trách nhiệm cao nhất trong việc tham mưu, đề xuất với Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh để chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch thật sự toàn diện, triệt để, chủ động, kiên quyết, linh hoạt, và hiệu quả, tuyệt đối không để dịch bệnh bùng phát, lây lan trên địa bàn tỉnh.
- Rà soát, hệ thống hóa lại toàn bộ các văn bản hướng dẫn về chuyên môn, về tổ chức phòng chống dịch và khám chữa bệnh trong điều kiện hiện nay. Chịu trách nhiệm toàn diện về công tác chuyên môn về phòng, chống dịch; đảm bảo công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tham mưu chỉ đạo và kiểm tra kiểm soát chặt chẽ công tác quản lý, giám sát các đối tượng sau cách ly.
- Tham mưu đề xuất xây dựng kịch bản, các phương án ứng phó với các tình huống xảy ra trong phòng, chống dịch COVID-19 để chủ động chuẩn bị về nhân lực, vật lực, trang thiết bị y tế, không để bị động bất ngờ với các tình huống dịch bệnh xảy ra đồng thời để báo cáo Ban chỉ đạo quốc gia và Bộ Y tế theo quy định. Tham mưu tổ chức triển khai các phương án được phê duyệt trong từng điều kiện cụ thể phát sinh. Đề xuất ngay đưa Vĩnh Phúc vào danh mục các tỉnh, thành phố có năng lực xét nghiệm dịch Covid-19.
- Huy động tối đa và nhanh chóng cấp tốc đào tạo các lực lượng có thể tham gia vào công tác chuyên môn trong phòng chống dịch. Cử đội ngũ cán bộ y, bác sỹ có trình độ chuyên môn để tham gia chăm sóc, chữa bệnh cho các bệnh nhân dương tính với Covid-19 tại các bệnh viện (kể cả bệnh viện dã chiến).
- Hằng ngày cập nhật diễn biến tình hình dịch bệnh, các khuyến nghị khuyến cáo và các đề xuất các giải pháp, các công việc cụ thể báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh.
- Căn cứ vào tình hình dịch bệnh cụ thể, chủ động đề xuất, báo cáo Bộ Y tế cử chuyên gia, bác sỹ giỏi về giúp đỡ hoặc hướng dẫn chỉ đạo chuyên môn trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 và điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 và các bệnh nhân có bệnh nền nặng khác để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
- Phối hợp với mặt trận tổ quốc xây dựng văn bản tham mưu về chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn để hướng dẫn chung cho tất các địa phương (thôn, tổ dân phố, khu dân cư) trên địa bàn các huyện, thành phố thành lập và cách thức tổ chức hoạt động của các Tổ Covid cộng đồng; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động (với phương châm đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng) của Tổ Covid cộng đồng.
- Chủ trì phối hợp với Công an tỉnh tiếp tục phát huy tốt hơn nữa, thần tốc hơn nữa công tác rà soát, truy vết; tăng cường ứng dụng công nghệ vào truy vết để nâng cao hiệu quả công việc đảm bảo nhanh chóng, chính xác; thực hiện rà soát triệt để đối tượng liên quan đến các nguồn lây, không được phép bỏ sót đối tượng; tổ chức truy vết thần tốc các đối tượng là F1, F2 để cách ly y tế sớm nhất; đặc biệt chỉ đạo truy vết các trường hợp liên quan đến các ổ dịch tại các tỉnh thành lân cận, từ các bệnh viện Trung ương và các trường hợp trở về từ các vùng dịch. Thực hiện xét nghiệm phát hiện cả kháng nguyên và kháng thể kháng SARS-CoV-2 đối với các trường hợp về địa bàn tỉnh và từ các khu vực có nguy cơ mắc COVID-19.
- Tiếp tục huy động các nguồn lực nâng công suất xét nghiệm để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch; lưu ý xây dựng lực lượng và tập huấn nghiệp vụ cho nhân viên thực hiện lấy mẫu để sẵn sàng thực hiện “thần tốc”, chính xác, hiệu quả nhiệm vụ được giao. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mã vạch, QR code,... vào công tác quản lý mẫu để đảm bảo nhanh và chính xác tuyệt đối phục vụ cho việc truy vết.
- Rà soát, lập danh sách vận động đội ngũ y, bác sỹ đã nghỉ hưu tại các địa phương trên địa bàn tỉnh, tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ phòng chống dịch, sẵn sàng huy động đội ngũ này tham gia phòng, chống dịch Covid-19 khi cần thiết.
- Thành lập các Tổ phản ứng nhanh có nhiệm vụ hỗ trợ các địa phương trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Hoạt động của Tổ phản ứng nhanh đặt dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Vĩnh Phúc.
- Tham mưu đề xuất, triển khai thực hiện ngay các biện pháp giám sát cộng đồng, xây dựng danh mục cụ thể các nhóm, khu vực có nguy cơ cao để lựa chọn, thực hiện rà soát, xét nghiệm ngẫu nhiên hay có chỉ định trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở đánh giá nguy cơ và chủ động trong phòng chống dịch; yêu cầu bắt buộc các hiệu thuốc trên địa bàn tỉnh cung cấp thông tin (họ tên, số điện thoại, địa chỉ) cho cơ sở y tế địa phương đối với các trường hợp mua thuốc ho, sốt, cảm cúm, đau họng để giám sát đối với các trường hợp này.
- Rà soát, chỉ đạo, cấp phép các đơn vị có đủ năng lực làm xét nghiệm để chỉ đạo đẩy nhanh công tác xét nghiệm Covid-19 tại các doanh nghiệp trong KCN, các doanh nghiệp ngoài KCN và xét nghiệm cho toàn thể nhân dân khi thực hiện xã hội hóa công tác xét nghiệm.
- Tổ chức thực hiện giãn cách trong bệnh viện. Hạn chế tối đa, quy định và kiểm soát chặt chẽ người nhà vào thăm, chăm sóc người bệnh; đẩy mạnh công tác chăm sóc toàn diện người bệnh tại các bệnh viện. Đẩy mạnh việc thực hiện đề án khám, chữa bệnh từ xa; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khai báo y tế, quản lý truy vết người ra vào bệnh viện, đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến. Phân công bộ phận tổng hợp và xử lý các thông tin do người dân doanh nghiệp khai báo hàng ngày để phân loại tổng hợp và ứng phó kịp thời
- Khẩn trương báo cáo, làm việc với Bộ Y tế để có được nguồn vắc xin phòng dịch COVID-19 loại tốt cho tỉnh. Tổ chức tiêm chủng vắc xin COVID-19 đảm bảo tuyệt đối an toàn.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Ban Quản lý các khu công nghiệp
- Chịu trách nhiệm toàn diện trong việc tham mưu lãnh đạo chỉ đạo trong phòng chống dịch bệnh với các doanh nghiệp, người lao động trong và ngoài khu công nghiệp. Đề xuất các biện pháp áp dụng cao nhất, mạnh nhất để đảm bảo vừa an toàn chống dịch, vừa duy trì được sản xuất, kinh doanh và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động, đặc biệt lưu ý thực hiện các tiêu chí doanh nghiệp an toàn do Bộ Y tế ban hành.
- Thành lập các đoàn, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp nghiêm túc thực hiện Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19 việc ban hành “Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động”. Kiên quyết xử lý, xử phạt nghiêm, đề xuất tạm dừng, đóng cửa hoặc chuyển hồ sơ cho các cơ quan chức năng nếu phát hiện các dấu hiệu lơ là chủ quan, không tuân thủ các quy định về phòng chống dịch
- Chỉ đạo công tác kiểm tra và tự kiểm tra giám sát, kiểm soát việc đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại từng doanh nghiệp để có biện pháp xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp không đảm bảo công tác phòng, chống dịch theo quy định và hướng dẫn của ngành y tế.
- Yêu cầu các doanh nghiệp chỉ đạo thành lập “Tổ an toàn Covid-19” và quy định chức năng nhiệm vụ, tập huấn cho các tổ về chuyên môn và cách thức hoạt động cụ thể hàng ngày, tổng hợp báo cáo thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nước.
- Tham mưu đề xuất các cơ sở ký túc xá tập trung và khu khách sạn làm nơi ở của các chuyên gia, người lao động trong thời gian chống dịch.
- Quản lý chặt chẽ số lao động trên địa bàn tỉnh, nắm chắc số lượng chuyên gia, cán bộ quản lý, công nhân lao động và phân loại và quản lý theo từng nhóm lao động theo từng mức độ nguy cơ để có các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan xây dựng các kịch bản về phát triển kinh tế-xã hội để đảm bảo mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội (báo cáo UBND Tỉnh trước 30/5/2021).
- Chịu trách nhiệm toàn diện trong việc điều tra truy vết, phát hiện sớm các nguy cơ, các nguồn lây bệnh, phát hiện chính xác các F1, F2, F3 và các đối tượng có nguy cơ cao để đề xuất các biện pháp quản lý kịp thời
- Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan rà soát, truy vết tất cả các trường hợp về địa bàn tỉnh từ khu vực có nguy cơ mắc COVID-19 từ 21 ngày trở lại đây, các ổ dịch tại các bệnh viện Trung ương như: Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều; các trường hợp đã nhập cảnh sau khi hết cách ly tập trung về lưu trú, làm việc trên địa bàn tỉnh quản lý từ ngày 04/4-05/5/2021 và đến nay theo phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” nhằm phát hiện kịp thời các nguy cơ dịch tễ trong doanh nghiệp.
- Phối hợp với Sở Y tế để chỉ đạo, cùng với các địa phương thần tốc truy vết các đối tượng F1, F2 để có phương án cách ly y tế kịp thời, khoanh vùng cách ly sau 02 tiếng phát hiện F0
- Chỉ đạo rà soát chức năng, nhiệm vụ của các chốt để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Xây dựng quy trình hoạt động của các chốt, phân công rõ trách nhiệm của từng ca trực, kíp trực đảm bảo giám sát chặt chẽ, không để lọt các đối tượng từ các vùng có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh đi ra, vào tỉnh. Chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả và tính tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của các đối tượng tham gia trực chốt. Tăng cường chỉ đạo kiểm tra, giám sát tại các vị trí chốt kiểm soát dịch bệnh trên các tuyến đường trọng yếu vào địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (9 chốt)
- Tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân không chấp hành, vi phạm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19, kể cả xem xét xử lý hình sự và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng kết quả xử lý hằng ngày.
- Tăng cường kiểm tra, rà soát và xử lý nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép; các tổ chức, cá nhân tiếp tay cho nhập cảnh trái phép trên địa bàn.
- Chịu trách nhiệm toàn diện việc tổng hợp đánh giá, đảm bảo an toàn và tuân thủ nghiêm các quy định trong các khu cách ly tập trung. Rà soát, đánh giá, đề xuất bổ sung thêm các khu cách ly tập trung. Tuyệt đối không để xảy ra lây chéo trong khu cách ly; sắp xếp, bố trí các phòng, khu vực đệm trong khu cách ly giành cho các trường hợp nghi ngờ. Xây dựng nội qui, duy trì nghiêm túc nội quy, quy định trong các khu cách ly tập trung đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý, hậu cần, bảo đảm an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, tuân thủ khoảng cách khuyến cáo phòng chống dịch; kiên quyết xử lý các trường hợp không chấp hành.
- Phối hợp cùng với Sở Y tế trên cơ sở các kịch bản về tình hình dịch, bệnh Covid - 19 để xây dựng phương án các khu cách ly y tế tập trung (tối đa lên đến 20.000 giường). Phối hợp với các ngành, địa phương chủ động đi khảo sát thực tế xác định chính xác vị trí dự kiến các khu cách ly y tế tập trung, số giường dự kiến, các nhu cầu về sửa chữa, mua sắm, báo cáo UBND tỉnh.
- Nghiên cứu khảo sát đề xuất trưng dụng cơ sở, ký túc xá (khoảng 2.000 giường) có đủ các điều kiện làm nơi ở cho công nhân trong trường hợp phải lưu trú tại tỉnh , báo cáo UBND tỉnh quyết định.
- Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với các sở ngành, các địa phương tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị của Bộ Giao thông vận tải về tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong lĩnh vực Giao thông vận tải.
- Chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ các phương tiện ra, vào tỉnh và đề xuất việc kiểm soát người ra, vào tỉnh lưu động trên các phương tiện giao thông, đảm bảo ngăn chặn tuyệt đối các nguồn lây bệnh; yêu cầu chủ các phương tiện đảm bảo nghiêm công tác phòng, chống dịch COVID-19. Đặc biệt lưu ý kiểm soát nghiêm ngặt số người và các phương tiện đưa đón chuyên gia, cán bộ quản lý, công nhân, người giao hàng, vận chuyển hàng hóa từ các địa phương khác vào tỉnh.
- Đề xuất dừng hoạt động của xe hợp đồng đưa đón công nhân, cán bộ nhân viên doanh nghiệp (nhất là trong các khu công nghiệp) đến từ vùng dịch trong các trường hợp cần thiết trên nguyên tắc đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng cho cộng đồng, cho toàn dân là trên hết nhưng không gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, không làm đứt gẫy chuỗi sản xuất, cung ứng.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các đơn vị liên quan khẩn trương tham mưu UBND tỉnh đảm bảo nguồn tài chính phục vụ công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh và các huyện. Chịu trách nhiệm tháo gỡ hoặc thường xuyên báo cáo bộ tài chính tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về cơ chế chính sách nhằm sử dụng hợp lý, kịp thời các nguồn lực phục vụ cho phòng chống dịch
- Hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ trong công tác phòng, chống Covid-19; trình tự thủ tục, hồ sơ sử dụng và quyết toán các khoản kinh phí phòng, chống Covid-19. Đảm bảo các nghị quyết thực sự phát huy hiệu quả và đáp ứng yêu cầu thực tiễn
- Chịu trách nhiệm hướng dẫn, tập huấn thường xuyên cho các cơ quan đơn vị, các sở ngành, huyện thành phố, các xã trong việc chấp hành các quy định của nhà nước về nghiệp vụ tài chính, về mua sắm, về đấu thầu đầu giá và cách sử dụng các nguồn dự trữ, dự phòng, quản lý giá, thẩm định giá theo thẩm quyền, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn trong quá trình mua sắm phục vụ nhiệm vụ cấp bách.
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết giá theo quy định. Chịu trách nhiệm toàn diện trong việc đề xuất sử dụng và trình tự các bước trong quá trình mua sắm trang thiết bị vật tư, mua sắm khác phục vụ nhiệm vụ cấp bách trong phòng chống dịch
- Chủ động đề xuất việc cấp, sử dụng kinh phí để đảm bảo hậu cần, đặc biệt là trường hợp khẩn cấp, cấp bách trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho Sở Y tế, các sở, ngành liên quan.
- Đề xuất việc trưng dụng một số cơ sở làm ký túc xá cho công nhân (Khoảng 1000-2000 giường), một số khách sạn trên địa bàn tỉnh (khoảng 500 giường) có đủ các điều kiện làm nơi ở cho người lao động, các chuyên gia, cán bộ quản lý của các doanh nghiệp trên địa bàn trong trường hợp thực hiện việc hạn chế di chuyển theo yêu cầu phòng chống dịch của tỉnh
- Chịu trách nhiệm toàn diện trong việc tham mưu đề xuất quản lý và phòng chống dịch thuộc lĩnh vực công nghiệp và thương mại trên địa bàn tỉnh, tham mưu cho UBND tỉnh các văn bản chỉ đạo tăng cường quản lý giám sát và kiểm tra đối với các lĩnh vực này.
- Chủ trì phối hợp ban quản lý các KCN, sở kế hoạch và đầu tư, UBND các huyện thành phố trong việc tăng cường quản lý, kiểm tra giám sát, thành lập các đoàn kiểm tra việc tuân thủ các quy định trong phòng chống dịch đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực của ngành
- Xây dựng tiêu chí và yêu cầu các doanh nghiệp công nghiệp và thương mại dịch vụ, các cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại, siêu thị phải thường xuyên thực hiện tự đánh giá và công bố kết quả thực hiện bộ tiêu chí phòng chống covid-19 tại địa điểm kinh doanh.
- Chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phương án chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ tiêu dùng của người dân trong trường hợp dịch bệnh bùng phát theo các kịch bản, thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường theo quy định của pháp luật;
9. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chịu trách nhiệm toàn diện trong việc thông tin tuyên truyền về dịch bệnh và chủ trương đường lối, các giải pháp phòng chống dịch, hướng dẫn chi tiết cho người dân, tập huấn cho các cơ quan doanh nghiệp việc sử dụng các phần mềm liên quan đến khai báo y tế, quản lý dịch bệnh. Khai thác kết quả từ các phần mềm để tham mưu đề xuất các giải pháp cụ thể với ban chỉ đạo, UBND Tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng phòng, chống dịch, sử dụng mã QRCode cho cơ quan, đơn vị mình (kể cả các cơ sở cách ly y tế, các địa phương, vùng có dịch) tại địa chỉ https://tokhaiyte.vn, cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh lên bản đồ chống dịch (antoancovid.vn). Đồng thời thực hiện kiểm soát vào và ra cơ quan, đơn vị hằng ngày đối với khách đến và đi thông qua mã QRCode, sử dụng một trong các phần mềm: Tờ khai y tế; NCOVI; Bluezone; cập nhật mức độ an toàn COVID-19 các khu vực lên trang antoancovid.vn của Bộ Công thương.
- Chỉ đạo các điểm cách ly y tế tập trung phối hợp với các đơn vị viễn thông vận hành hệ thống Camera giám sát tại các khu cách ly hiệu quả.
10. Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc
- Chịu trách nhiệm về tham mưu chỉ đạo thành lập, quy định chức năng nhiệm vụ và kiểm tra giám sát toàn diện về hoạt động và hiệu quả hoạt động của tổ COVID-19 cộng đồng.
- Chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội: Thanh niên, Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh tích cực chỉ đạo các cấp hội của mình để tuyên truyền, vận động các hội viên, đoàn viên tích cực tham gia phòng, chống dịch Covid-19.
- Chủ trì và phối hợp chặt chẽ cùng với hội chữ thậm đỏ triển khai thực hiện chỉ đạo vận động các cấp các ngành, cơ quan đơn vị và người dân trong việc chung tay ủng hộ nhân dân chống dịch, tham mưu đề xuất sử dụng có hiệu quả các nguồn tài trợ và quyết toán theo đúng quy định hiện hành.
- Tăng cường nâng cao nhận thức và chịu trách nhiệm đôn đốc kiểm tra hướng dẫn các doanh nghiệp, người lao động trong doanh nghiệp, trong các khu nhà trọ, khu nhà ở công nhân về việc phòng chống dịch. Đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động, các biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động trong và ngoài doanh doanh nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thành phố, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động của các “Tổ an toàn Covid-19” tại các doanh nghiệp trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Tuyên truyền, vận động công nhân tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp và ngoài khu công nghiệp thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Yêu cầu thực hiện nghiêm túc các quy định về 5K ở mọi lúc, mọi nơi, ở trong giờ làm việc cũng như ngoài giờ làm việc.
- Chỉ đạo rà soát, điều chỉnh bổ sung, kiện toàn, thành lập mới (đối với các đơn vị chưa thành lập) Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của đơn vị mình. Phân công phân nhiệm rõ nhiệm vụ, trách nhiệm cho từng thành viên Ban chỉ đạo trong công tác phòng, chống dịch Covid. Xây dựng kế hoạch chi tiết với các tình huống dịch bệnh có thể xẩy ra.
- Hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu để cơ quan đơn vị người lao động, khách đến làm việc trong cơ quan xảy ra sai sót, lơ là trong quy trình phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ quan đơn vị mình. Yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghiêm túc thực hiện các quy định phòng chống dịch theo nguyên tắc 5K, cài đặt Bluezone; khai báo y tế, tuyên truyền, vận động người thân và gia đình cùng thực hiện.
- Ưu tiên đặc biệt cho công tác phòng, chống dịch đồng thời phải chú ý, quan tâm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, triển khai các nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương, đẩy mạnh thực chất việc tháo gỡ khó khăn vướng mắc, điểm nghẽn, khơi thông các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Yêu cầu đến cuối năm 2021 tất cả các huyện, thành phố; các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị phải đạt và vượt mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra trong năm 2021.
- Yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố cập nhật diễn biến tình hình thực tế của dịch bệnh, rà soát, hoàn thiện kịch bản, phương án để ứng phó linh hoạt với dịch bệnh; trên cơ sở kịch bản, phương án, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố thực hiện nghiêm phương châm 4 tại chỗ trong phòng, chống dịch (Dự phòng, cách ly điều trị tại chỗ; cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc men, phòng hộ tại chỗ; kinh phí tại chỗ; nhân lực tại chỗ). Đồng thời, chỉ đạo các xã, phường, thị trấn cũng phải chủ động để thực hiện phương châm 4 tại chỗ của địa phương mình.
- Yêu cầu UBND các huyện, thành phố (kể cả địa phương chưa có dịch):
Phải chuẩn bị với tinh thần như có dịch, có kế hoạch chi tiết với công việc cụ thể, con người cụ thể (số lượng, lực lượng công an, quân đội, y tế; tên, điện thoại), phương tiện cụ thể (xe ô tô, trang thiết bị y tế,...), địa điểm cụ thể để huy động sẵn sàng làm nhiệm vụ ngay khi được giao.
Chỉ đạo, yêu cầu 100% cơ quan đơn vị nhà nước, khu dân cư, doanh nghiệp... xây dựng phương án với các tình huống phát hiện trường hợp mắc, nghi ngờ mắc COVID-19 theo các quy mô khác nhau. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cá nhân, bộ phận và tổ chức diễn tập để sẵn sàng kích hoạt khi xảy ra dịch tại địa bàn, cơ quan, đơn vị.
Chỉ đạo rà soát nguồn lao động từ địa phương đi làm tại các tỉnh khác (đi về trong ngày), người lao động đi làm trong các khu công nghiệp trong tỉnh để nắm rõ, chỉ đạo các đối tượng này có các biện pháp phòng, chống dịch Covid đúng quy định, kịp thời khai báo khi có dấu hiệu bất thường như ho, sốt...Đối với lao động là người Vĩnh Phúc hiện đang làm việc tại các địa phương có dịch, yêu cầu nếu đi làm thì ở lại địa phương đó cho đến khi dịch bệnh được kiểm soát an toàn; nếu trở về địa phương thì phải thực hiện nghiêm quy định cách ly y tế tại nhà theo quy định.
Chỉ đạo vận hành tối đa hệ thống các đài truyền thanh tại các tổ dân phố, khu dân cư tăng cường thời lượng phát thanh; thông báo rộng rãi các ổ dịch, các khu vực, các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm để người dân biết, phòng tránh; khuyến cáo người dân và yêu cầu thực hiện nghiêm các quy định đối với các trường hợp F2, F3 và cài đặt Bluezone.
Chỉ đạo các địa phương trên địa bàn kiện toàn, bổ sung, thành lập mới (nếu chưa thành lập) các Tổ Covid cộng đồng; hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, tạo điều kiện cho Tổ Covid cộng đồng hoàn thành nhiệm vụ.
13. Yêu cầu các doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp
- Nghiêm túc thực hiện Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19 việc ban hành “Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động”.
- Yêu cầu thực hiện đầy đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc 5K ở bất cứ mọi lúc, mọi nơi; trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp cũng như trong thời gian ở nhà.
- Phải ký cam kết trong giai đoạn hiện nay không được tiếp nhận, sử dụng lao động đến từ các vùng dịch; thành lập ngay các “Tổ an toàn Covid-19” của doanh nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các tổ đội phân xưởng và người lao động trong phòng, chống dịch Covid; ký cam kết thực hiện đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch và chịu trách nhiệm đảm bảo về công tác về phòng, chống dịch tại doanh nghiệp.
- Quản lý chặt chẽ chuyên gia, cán bộ quản lý và người lao động của doanh nghiệp. Yêu cầu người lao động phải ký cam kết với chủ doanh nghiệp trong công tác phòng, chống dịch Covid; khuyến khích các chuyên gia, cán bộ quản lý, làm việc theo hình thức trực tuyến. Khuyến khích các chuyên gia, cán bộ quản lý, người lao động đang sinh sống ở các địa phương đến Vĩnh Phúc làm việc nghỉ lại tại Vĩnh Phúc cho đến khi dịch bệnh được kiểm soát.
- Chỉ đạo các phân xưởng, tổ đội sản xuất, phòng làm việc hạn chế dùng điều hòa (khuyến khích dùng quạt) để môi trường làm việc, lao động được thông thoáng. Sắp xếp lại hoạt động sản xuất, kinh doanh, chu trình đi lại, vận hành của các tổ, đội, phân xưởng đảm bảo giãn cách cho công nhân, người lao động đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid.
- Yêu cầu lái xe, công nhân theo xe vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, vật liệu, nhân viên nấu ăn, phục vụ, bán hàng,... ra vào các doanh nghiệp phải có các trang phục đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid; phải khai báo y tế với bộ phận kiểm soát của doanh nghiệp, phải được xét nghiệm sàng lọc hàng tuần theo đúng quy định.
- Chủ doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm các tiêu chí của một doanh nghiệp an toàn về Covid, chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND tỉnh Vĩnh Phúc và trước pháp luật nếu để phát sinh dịch bệnh tại các công ty, doanh nghiệp hoặc để lây lan dịch bệnh từ các chuyên gia, cán bộ quản lý, công nhân lao động; các nhân viên vận chuyển hàng hóa, cung cấp nhu yếu phẩm...phục vụ doanh nghiệp do lơ là, chủ quan, thiếu chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định phòng, chống dịch.
14. Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin giao tiếp điện tử tỉnh.
- Tăng cường thời lượng các hướng dẫn về cách phòng, chống và đưa tin về công tác chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp; của các cơ quan, đơn vị, cá nhân làm tốt công tác phòng, chống dịch Covid để biểu dương, nhân rộng mô hình tốt, cách làm hay trong phòng, chống dịch Covid. Thông tin, hướng dẫn hoạt động của “Tổ Covid cộng đồng”, “Tổ an toàn Covid-19”.
- Đưa tin phản ánh những tổ chức, cá nhân, những việc làm chưa được thực hiện, chưa làm tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19; những tổ chức, cá nhân không chấp hành các quy định, bị xử phạt về công tác phòng, chống dịch Covid-19 để giáo dục, răn đe với các trường hợp khác.
15. Các thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan và các nhiệm vụ được Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh phân công, chỉ đạo triển khai các biện pháp, giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ quan, địa phương, đơn vị phân công đảm bảo hiệu quả, báo cáo Ban chỉ đạo tỉnh định kỳ hàng ngày và đột xuất phát sinh (báo cáo gửi về Sở Y tế, UBND tỉnh), chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh về kết quả chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện theo các nhiệm vụ đã được phân công.
16. Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao
- Làm tốt công tác tham mưu chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19; tham mưu đôn đốc các cấp; các ngành xây dựng chương trình, kế hoạch chi tiết để đảm bảo triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao.
- Tổng hợp báo cáo, xin ý kiến Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh định kỳ (hàng giờ, hàng ngày) và đột xuất theo quy định; triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công.
Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân hết sức tránh đồng thời cả 2 khuynh hướng: (1) lơ là, chủ quan, mất cảnh giác (nhất là những nơi chưa có dịch, hoặc những nơi khi dịch bệnh đã được khống chế); (2) hốt hoảng, hoang mang, lo lắng, mất bình tĩnh, thiếu bản lĩnh khi ứng phó dịch bệnh; tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo tại các các văn bản trước đây của Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của các Bộ, ban, ngành Trung ương; của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh; kiên trì và cương quyết thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tối đa sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và người dân, phải biết hy sinh quyền lợi cá nhân để cùng chung tay đạt được mục tiêu lớn là chống dịch, phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đảm bảo tính mạng của người dân là trên hết, trước hết.
Yêu cầu các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Công văn 2006/UBND-KGVX năm 2021 về tiếp tục duy trì, thực hiện biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới do thành phố Hà Nội ban hành
- 2Kế hoạch 75/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Hưng Yên trong tình hình mới
- 3Quyết định 1653/QĐ-UBND năm 2021 về một số biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong tình hình mới
- 4Quyết định 581/QĐ-UBND năm 2021 quy định đánh giá mức độ nguy cơ và biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 5Quyết định 2520/QĐ-CT năm 2021 về áp dụng một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc
- 6Quyết định 2011/QĐ-CT năm 2021 về điều chỉnh, bổ sung Quyết định 1948/QĐ-UBND về một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong tình hình mới
- 7Quyết định 1948/QĐ-UBND năm 2021 về một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong tình hình mới
- 8Quyết định 2689/QĐ-UBND năm 2021 về Danh mục thông tin, dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam
- 9Quyết định 2720/QĐ-UBND năm 2021 bổ sung một số biện pháp trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong tình hình mới
- 10Quyết định 2592/QĐ-UBND năm 2023 bãi bỏ Quyết định, Chỉ thị, Công điện, của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19
- 1Chỉ thị 15/CT-TTg năm 2020 về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2020 về thực hiện biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 2194/QĐ-BCĐQG năm 2020 về Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động do Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 ban hành
- 4Chỉ thị 06/CT-CTUBND năm 2021 về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 5Công văn 2006/UBND-KGVX năm 2021 về tiếp tục duy trì, thực hiện biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới do thành phố Hà Nội ban hành
- 6Kế hoạch 75/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Hưng Yên trong tình hình mới
- 7Quyết định 1653/QĐ-UBND năm 2021 về một số biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong tình hình mới
- 8Quyết định 581/QĐ-UBND năm 2021 quy định đánh giá mức độ nguy cơ và biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 9Quyết định 2520/QĐ-CT năm 2021 về áp dụng một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc
- 10Quyết định 2011/QĐ-CT năm 2021 về điều chỉnh, bổ sung Quyết định 1948/QĐ-UBND về một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong tình hình mới
- 11Quyết định 1948/QĐ-UBND năm 2021 về một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong tình hình mới
- 12Quyết định 2689/QĐ-UBND năm 2021 về Danh mục thông tin, dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam
- 13Quyết định 2720/QĐ-UBND năm 2021 bổ sung một số biện pháp trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong tình hình mới
Chỉ thị 08/CT-CTUBND năm 2021 về tiếp tục quyết liệt chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong trạng thái, điều kiện mới do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- Số hiệu: 08/CT-CTUBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 21/05/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Lê Duy Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/05/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực