Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/CT-UBND | Bình Định, ngày 04 tháng 03 năm 2013 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH TRONG BẢO VỆ RỪNG, NGĂN CHẶNTÌNH TRẠNG CHẶT PHÁ RỪNG, KHAI THÁC TRÁI PHÉP RỪNG; VẬN CHUYỂN, MUA, BÁN, CẤT GIỮ, CHẾ BIẾN, KINH DOANH LÂM SẢN TRÁI VỚI CÁC QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC; PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG VÀ CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ.
Trong năm 2012, việc đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản có nhiều tích cực, nhưng từng lúc, từng nơi hiệu quả chưa cao. Đặc biệt, tình hình chống người thi hành công vụ có chiều hướng gia tăng với tính chất và hậu quả rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội.
Để lập lại trật tự kỷ cương pháp luật trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện quyết liệt một số nhiệm vụ sau:
1. Sở Nông nghiệp và PTNT:
a. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất lâm nghiệp sang mục đích khác, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt từ năm 2006 đến nay, đặc biệt là mục tiêu thu hút người dân tại chỗ tham gia vào các hoạt động của dự án để tăng thu nhập, giải quyết việc làm, an sinh xã hội. Đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý trách nhiệm đối với cá nhân và tổ chức vi phạm; đồng thời thu hồi diện tích rừng, đất lâm nghiệp do các dự án có hành vi vi phạm pháp luật, hoặc không thực hiện đúng dự án được phê duyệt.
b. Kiểm tra diện tích rừng hiện có, trong đó, tập trung chủ yếu vào diện tích rừng tự nhiên. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc có liên quan rà soát diện tích rừng và đất lâm nghiệp do các Công ty trách nhiệm hữu hạn lâm nghiệp, Ban Quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng đang quản lý, sử dụng để tiếp tục có phương án giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ổn định.
c. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh giao trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp cho chính quyền các cấp và chủ rừng; đối với điện tích rừng và đất lâm nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý phải khẩn trương rà soát để tổ chức giao, cho thuê cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng theo quy định của pháp luật.
d. Kiên quyết chỉ đạo các chủ rừng xử lý thích đáng và thanh lý hợp đồng khoán bảo vệ rừng đối với tổ chức, cá nhân đã nhận khoán bảo vệ rừng nhưng thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra phá rừng, khai thác trái phép rừng và vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng.
đ. Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm:
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền các chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng, nhằm nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, về tiết kiệm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên rừng với nhiều nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương;
- Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày 08/3/2006, Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 3714/CT-BNN-TCLN ngày 15/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về quản lý, bảo vệ rừng, nhằm lập lại trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát lâm sản theo đúng quy định tại Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 và Thông tư số 42/2012/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Tiếp tục rà soát, quản lý chặt chẽ các cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản, các trại nuôi, nhốt động vật rừng hoang dã; xử lý nghiêm và kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản sử dụng lâm sản bất hợp pháp hoặc cố tình không chấp hành quy định về quản lý, báo cáo thống kê theo quy định hiện hành. Rà soát, xây dựng tiêu chí phân loại các cơ sở chế biến gỗ, thực hiện cơ chế, chính sách ưu tiên phân luồng xanh đối với các doanh nghiệp làm ăn "chân chính" và luồng đỏ đối với doanh nghiệp làm ăn "bất hợp pháp";
- Chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là cấp huyện) và các ngành liên quan tăng cường kiểm tra, truy quét, xóa bỏ “đầu nậu”, đặc biệt là việc kiểm tra, kiểm soát lâm sản tập kết tại các cảng biển, ga đường sắt trong tỉnh; tổ chức thống kê, phân loại các đối tượng vi phạm để có biện pháp giáo dục, theo dõi, giám sát, lập phương án truy quét xử lý kịp thời, triệt để; xử lý nghiêm, đúng pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật và những cơ quan, chủ rừng, đặc biệt là người có thẩm quyền nhưng thiếu trách nhiệm, có tiêu cực, để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, khai thác rừng trái pháp luật, chống người thi hành công vụ;
- Chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm tham mưu cho Ban Chỉ huy các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng cấp huyện xây dựng phương án, kế hoạch bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, rà soát xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng cho từng khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao để có các phương án phù hợp. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các huyện, thị xã và thành phố, các chủ rừng chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị theo phương châm bốn tại chỗ: Lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ để sẵn sàng và chủ động cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong mọi tình huống; cương quyết không để xảy ra cháy lớn;
- Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 3714/CT-BNN-TCLN ngày 15/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường chấn chỉnh hoạt động của lực lượng kiểm lâm; coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của lực lượng kiểm lâm. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho công chức, lao động hợp đồng kiểm lâm tỉnh; rà soát, đánh giá đội ngũ công chức, lao động hợp đồng để có kế hoạch điều động, thay đổi vị trí công tác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, hạn chế phát sinh các biểu hiện tiêu cực trong lực lượng;
- Rà soát xử lý hoặc tham mưu cho cấp có thẩm quyền xử lý dứt điểm các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng hiện nay còn tồn đọng chưa giải quyết. Trường hợp đối tượng vi phạm không chấp hành thực hiện quyết định xử phạt thì kiên quyết ban hành quyết định cưỡng chế hoặc tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế theo đúng quy định của pháp luật nhằm giáo dục, răn đe đối tượng vi phạm;
- Hướng dẫn, vận động từng hộ gia đình có canh tác nương rẫy, trồng rừng kinh tế ký cam kết, tổ chức sản xuất, xử lý thực bì để trồng rừng phải bảo đảm việc phòng cháy, chữa cháy rừng theo đúng quy định; phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và các Đài Phát thanh địa phương phát các bản tin cảnh báo nguy cơ cháy rừng vào những ngày cao điểm (Cấp IV và V);
- Tham mưu thực hiện tốt công tác lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng; theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; chi trả dịch vụ môi trường rừng;
- Củng cố và duy trì hệ thống thông tin qua đường dây nóng, hòm thư góp ý tại trụ sở cơ quan Chi cục Kiểm lâm tỉnh và các Hạt Kiểm lâm, Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng. Thủ trưởng cơ quan kiểm lâm các cấp chịu trách nhiệm bảo mật về các nguồn tin do tổ chức, công dân phản ánh các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, và các biểu hiện tiêu cực của lực lượng kiểm lâm;
e. Chỉ đạo Chi cục Lâm nghiệp phối hợp với các ngành chức năng, các địa phương tăng cường kiểm tra, đôn đốc các công ty trách nhiệm hữu hạn lâm nghiệp, các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, các chủ rừng khác tổ chức thực hiện tốt phương án, kế hoạch bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trong lâm phận quản lý.
2. Công an tỉnh:
a. Tăng cường tuyên truyền Luật Phòng cháy, chữa chảy; chủ động phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức tập huấn công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; sẵn sàng chủ động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra.
b. Phối hợp cơ quan kiểm lâm tổ chức điều tra, đấu tranh xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với các đối tượng có hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, chống đối người thi hành công vụ, bố trí lực lượng đủ mạnh để triệt phá những đầu nậu, người chủ mưu, thuê, kích động người dân phá rừng, vu khống, gây rối trật tự xã hội và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
c. Tham gia truy quét.các đối tượng phá rừng, dập tắt các trọng điểm về phá rừng, khai thác rừng, đốt than, săn bắt, mua, bán, vận chuyển lâm sản và động vật rừng hoang dã trái pháp luật; phối hợp với lực lượng kiểm lâm tổ chức kiểm tra, kiểm soát lâm sản; tiếp nhận hồ sơ các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng có dấu hiệu tội phạm và xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
a. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện Quy chế phối hợp đã ký kết với Sở Nông nghiệp và PTNT thực sự hiệu quả, kịp thời giữa các lực lượng kiểm lâm, lực lượng vũ trang ở các cấp. Huy động lực lượng kịp thời để chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra theo lệnh điều động của cấp có thẩm quyền, tổ chức hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các tầng lớp dân cư tham gia chữa cháy rừng. Phối hợp tham gia cùng lực lượng kiểm lâm địa phương tổ chức truy quét các đối tượng phá rừng, dập tắt các trọng điểm về phá rừng, khai thác rừng, đốt than, săn bắt, mua, bán lâm sản và động vật rừng hoang dã trái phép.
b. Chỉ đạo lực lượng dân quân tự vệ xã, phường, thị trấn ký kết quy chế phối hợp và tổ chức giao ban định kỳ với lực lượng kiểm lâm địa bàn, công an xã, phường, thị trấn theo quy định tại Nghị định số 74/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 98/2010/TTLT-BQP- BNNPTNT ngày 19/7/2010 của Bộ Quốc phòng và Bộ Nông nghiệp và PTNT.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện tăng cường kiểm tra xác lập hồ sơ các hành vi vi phạm về việc lấn, chiếm trái phép đất chưa có rừng quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp để xử lý theo quy định của pháp luật.
b. Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT làm thủ tục trình cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn với giao rừng, cho thuê rừng cho tổ chức. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh đôn đốc, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai thực hiện việc giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có rừng, đất lâm nghiệp cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng dân cư thôn.
c. Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo các doanh nghiệp sau khi khai thác khoáng sản (Đá granit, titan…) phải tiến hành hoàn thổ, trồng lại rừng và chăm sóc rừng theo đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo tỷ lệ cây sống theo quy định.
5. Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp theo chức năng nhiệm vụ của mình phối hợp với cơ quan kiểm lâm cùng cấp và các cơ quan có liên quan, xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật cho các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
6. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Bình Định, các cơ quan thông tin đại chúng:
a. Phối hợp với Chi cục Kiểm lâm và các cơ quan, tổ chức liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ, phát triển, sử dụng và phòng cháy, chữa cháy rừng, nhằm nâng cao ý thức của cá nhân, cộng đồng dân cư chấp hành nghiêm các quy định về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.
b. Trong tuyên truyền cần nâng cao chất lượng, thời lượng dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; thường xuyên đưa tin kết quả thực hiện và kịp thời nêu gương những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, những điển hình tốt để nhân rộng; đồng thời phê bình những đơn vị, chủ rừng, địa phương, cá nhân thực hiện chưa tốt.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố:
a. Triển khai thực hiện các quy định của pháp luật, chính sách, chế độ của Nhà nước về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp.
b. Chỉ đạo các ngành, hội, đoàn thể của huyện, thị xã, thành phố và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và các biện pháp kỹ thuật để phòng cháy, chữa cháy rừng; xây dựng phong trào quần chúng tham gia bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng ở các cộng đồng dân cư thôn.
c. Kiện toàn Ban Chỉ huy Các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng cấp huyện. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên gắn với địa bàn để trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng đến từng địa bàn cơ sở, chủ rừng. Duy trì và thực hiện nghiêm túc chế độ giao ban, báo cáo tình hình bảo vệ rừng phòng cháy, chữa cháy rừng về cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Kiểm lâm) theo quy định;
d. Tăng cường chỉ đạo Đoàn Kiểm tra liên ngành cấp huyện, các cơ quan có liên quan cấp huyện, hạt kiểm lâm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật thuộc thẩm quyền; theo dõi chặt chẽ đối tượng vi phạm có tính chuyên nghiệp để xử lý; đấu tranh kiên quyết, chấm dứt tình trạng chống người thi hành công vụ.
đ. Khẩn trương xử lý dứt điểm các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng mà hiện nay còn tồn đọng. Trường hợp đối tượng vi phạm không chấp hành thực hiện quyết định xử phạt, cố tình trốn tránh phải kiên quyết xử lý đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.
e. Huy động, chỉ đạo các lực lượng trên địa bàn ngăn chặn mọi hành vi gây thiệt hại đến tài nguyên rừng; tổ chức thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
g. Chỉ đạo thực hiện công tác giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng và đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về rừng và đất lâm nghiệp; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, khai thác lâm sản theo quy định của pháp luật; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định về giao, cho thuê rừng gắn với giao, cho thuê đất lâm nghiệp và khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng.
h. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện thống kê, theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp và các nhiệm vụ được quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.
8. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố và các cơ quan liên quan có kế hoạch triển khai, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nội dung Chỉ thị này.
Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, theo dõi, đôn đốc và thường xuyên báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị này cho Ủy ban nhân dân tỉnh./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 23/CT-UB năm 1992 về tăng cường những biện pháp quản lý bảo vệ rừng và chặn đứng nạn phá rừng do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 02/04/2013 về chủ động triển khai các biện pháp cấp bách để bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng do Tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3Chỉ thị 15/CT-CTUBND năm 2011 về tăng cường các biện pháp cấp bách trong bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng, khai thác trái phép rừng, vận chuyển lâm sản trái pháp luật, phòng cháy, chữa chảy rừng và chống người thi hành công vụ do tỉnh Bình Định ban hành
- 4Quyết định 774/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng do tỉnh Sơn La ban hành
- 5Chỉ thị 06/2006/CT-UBND tăng cường thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 6Chỉ thị 3/2006/CT-UBND về tăng cường thực hiện phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô do tỉnh Long An ban hành
- 7Chỉ thị 34/2009/CT-UBND về việc tăng cường các biện pháp thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô hanh năm 2009 – 2010 do Tỉnh Sơn La ban hành
- 8Chỉ thị 02/2009/CT-UBND về thực hiện cấp nước phòng cháy, chữa cháy tại đô thị và khu công nghiệp do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 9Chỉ thị 20/2012/CT-UBND tăng cường các biện pháp quản lý phương tiện, dụng cụ đưa vào rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 10Chỉ thị 04/2008/CT-UBND về tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, lấn chiếm rừng, khai thác rừng trái phép trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 11Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2013 tăng cường kiểm tra, xử lý hành vi phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 12Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 13Kế hoạch 2435/KH-UBND năm 2013 triển khai các biện pháp phòng ngừa ngăn chặn cháy lớn trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 14Chỉ thị 05/2011/CT-UBND tăng cường thực hiện các biện pháp trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng do tỉnh Long An ban hành
- 15Chỉ thị 09/2006/CT-UBND tăng cường chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 16Chỉ thị 13/2006/CT-UBND tăng cường các biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 17Quyết định số 1117/QĐ-UBND năm 2013 Phê duyệt mức chi thanh toán chi phí cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 18Chỉ thị 07/2006/CT-UBND tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ rừng do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 19Chỉ thị 07/2006/CT-UBND tăng cường các biện pháp ngăn chặn phá rừng làm rẫy, khai thác rừng trái phép do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 20Chỉ thị 17/2006/CT- UBND về tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, lấn chiếm rừng, khai thác rừng trái phép trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 21Chỉ thị 22/2013/CT-UBND thực hiện biện pháp ngăn chặn cháy lớn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 22Chỉ thị 02/CT-UBND tăng cường biện pháp bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2014
- 23Quyết định 997/QĐ-UBND năm 2014 quy định mức chi cho tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và phòng cháy, chữa cháy rừng thành phố Hà Nội
- 24Chỉ thị 04/CT-UBND tăng cường biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2014 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 25Quyết định 102/2004/QĐ-UB về xử lý trách nhiệm đối với Chủ rừng, Kiểm lâm, Ban lâm nghiệp cấp xã không kịp thời kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn hành vi phá rừng, phát đốt rừng làm rẫy trái phép xảy ra trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 26Chỉ thị 50/1998/CT-UB về tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 287/TTg tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 27Chỉ thị 31/CT-UBND năm 2011 kiểm tra, truy quét, thu giữ lâm sản trái phép do tỉnh Nghệ An ban hành
- 28Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2015 về chủ động triển khai biện pháp cấp bách bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 29Kế hoạch 111/KH-UBND năm 2017 về tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật về chống người thi hành công vụ do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 1Chỉ thị 08/2006/CT-TTg về tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 3Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 4Chỉ thị 23/CT-UB năm 1992 về tăng cường những biện pháp quản lý bảo vệ rừng và chặn đứng nạn phá rừng do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Nghị định 74/2010/NĐ-CP quy định về phối hợp hoạt động giữa lực lượng dân quân tự vệ với lực lượng công an xã, phường, thị trấn, lực lượng kiểm lâm và các lực lượng khác trong công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong công tác bảo vệ rừng
- 6Thông tư liên tịch 98/2010/TTLT-BQP-BNNPTNT hướng dẫn về phối hợp hoạt động giữa lực lượng dân quân tự vệ với lực lượng kiểm lâm trong công tác bảo vệ rừng theo Nghị định 74/2010/NĐ-CP do Bộ Quốc phòng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Chỉ thị 1685/CT-TTg năm 2011 về tăng cường chỉ đạo thực hiện biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Chỉ thị 3714/CT-BNN-TCLN năm 2011 về tăng cường chấn chỉnh hoạt động của lực lượng kiểm lâm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Quyết định 07/2012/QĐ-TTg về chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Thông tư 42/2012/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 02/04/2013 về chủ động triển khai các biện pháp cấp bách để bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng do Tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 13Chỉ thị 15/CT-CTUBND năm 2011 về tăng cường các biện pháp cấp bách trong bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng, khai thác trái phép rừng, vận chuyển lâm sản trái pháp luật, phòng cháy, chữa chảy rừng và chống người thi hành công vụ do tỉnh Bình Định ban hành
- 14Quyết định 774/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng do tỉnh Sơn La ban hành
- 15Chỉ thị 06/2006/CT-UBND tăng cường thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 16Chỉ thị 3/2006/CT-UBND về tăng cường thực hiện phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô do tỉnh Long An ban hành
- 17Chỉ thị 34/2009/CT-UBND về việc tăng cường các biện pháp thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô hanh năm 2009 – 2010 do Tỉnh Sơn La ban hành
- 18Chỉ thị 02/2009/CT-UBND về thực hiện cấp nước phòng cháy, chữa cháy tại đô thị và khu công nghiệp do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 19Chỉ thị 20/2012/CT-UBND tăng cường các biện pháp quản lý phương tiện, dụng cụ đưa vào rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 20Chỉ thị 04/2008/CT-UBND về tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, lấn chiếm rừng, khai thác rừng trái phép trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 21Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2013 tăng cường kiểm tra, xử lý hành vi phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 22Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 23Kế hoạch 2435/KH-UBND năm 2013 triển khai các biện pháp phòng ngừa ngăn chặn cháy lớn trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 24Chỉ thị 05/2011/CT-UBND tăng cường thực hiện các biện pháp trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng do tỉnh Long An ban hành
- 25Chỉ thị 09/2006/CT-UBND tăng cường chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 26Chỉ thị 13/2006/CT-UBND tăng cường các biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 27Quyết định số 1117/QĐ-UBND năm 2013 Phê duyệt mức chi thanh toán chi phí cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 28Chỉ thị 07/2006/CT-UBND tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ rừng do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 29Chỉ thị 07/2006/CT-UBND tăng cường các biện pháp ngăn chặn phá rừng làm rẫy, khai thác rừng trái phép do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 30Chỉ thị 17/2006/CT- UBND về tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, lấn chiếm rừng, khai thác rừng trái phép trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 31Chỉ thị 22/2013/CT-UBND thực hiện biện pháp ngăn chặn cháy lớn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 32Chỉ thị 02/CT-UBND tăng cường biện pháp bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2014
- 33Quyết định 997/QĐ-UBND năm 2014 quy định mức chi cho tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và phòng cháy, chữa cháy rừng thành phố Hà Nội
- 34Chỉ thị 04/CT-UBND tăng cường biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2014 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 35Quyết định 102/2004/QĐ-UB về xử lý trách nhiệm đối với Chủ rừng, Kiểm lâm, Ban lâm nghiệp cấp xã không kịp thời kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn hành vi phá rừng, phát đốt rừng làm rẫy trái phép xảy ra trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 36Chỉ thị 50/1998/CT-UB về tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 287/TTg tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 37Chỉ thị 31/CT-UBND năm 2011 kiểm tra, truy quét, thu giữ lâm sản trái phép do tỉnh Nghệ An ban hành
- 38Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2015 về chủ động triển khai biện pháp cấp bách bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 39Kế hoạch 111/KH-UBND năm 2017 về tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật về chống người thi hành công vụ do tỉnh Tuyên Quang ban hành
Chỉ thị 07/CT-UBND về tăng cường các biện pháp cấp bách trong bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng, khai thác trái phép rừng; vận chuyển, mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước; phòng cháy, chữa cháy rừng và chống người thi hành công vụ do Tỉnh Bình Định ban hành
- Số hiệu: 07/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 04/03/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Lê Hữu Lộc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra