Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2001/CT-UB | Long Xuyên, ngày 22 tháng 03 năm 2001 |
CHỈ THỊ
VỀ CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2001.
Căn cứ Chỉ thị số 187/CT-TL ngày 04/12/2000 của Tư lệnh Quân khu IX về chỉ đạo thực hiện một số mặt công tác quốc phòng địa phương năm 2001 và để tiếp tục thực hiện Nghị định 19/CP ngày 12/3/1994 của Chính phủ, nhằm củng cố nâng cao nhận thức đối với các ngành, các cấp và trong nhân dân tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân ngày càng vững mạnh. UBND tỉnh chỉ thị cho các địa phương và các ngành thực hiện nội dung công tác quốc phòng ở địa phương trong năm 2001 như sau:
I- Thực hiện công tác giáo dục quốc phòng ở địa phương:
Tăng cường công tác giáo dục quốc phòng sâu rộng trong nhân dân, cán bộ, công chức, học sinh và sinh viên.
- Tiếp tục thực hiện Nghị định 71/CP của Chính phủ về giáo dục quốc phòng trong hệ thống trường chính trị, hành chính, đoàn thể, cán bộ chủ chốt phải nắm chắc lý luận cơ bản và quan điểm về xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
- Tiếp tục thực hiện Quyết định số 12/2000/.... của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo và Quyết định số 635/2000/..... của Bộ trưởng Bộ Lao động Thươg binh và Xã hội về công tác giáo dục quốc phòng đối với hệ thống trường Phổ thông Trung học và các Trường Đại học.
II- Xây dựng địa bàn thành khu vực phòng thủ vững chắc, đáp ứng yêu cầu phòng thủ trong mọi tình huống:
Phát huy hết chức năng, nhiệm vụ các ngành, các cấp, vận động khai thác toàn lực của nhân dân tham gia củng cố xây dựng tiềm lực mọi mặt, xây dựng ngày càng vững chắc thế trận quốc phòng - an ninh ngay tại địa bàn cơ sở. Thường xuyên nêu cao cảnh giác cách mạng ngăn chặn đánh bại mọi âm mưu thủ đoạn chiến lược "Diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ" của kẻ thù, xây dựng thế trận quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Trong xây dựng khu vực phòng thủ Tỉnh, Huyện, Thị, Thành cần chú ý quan tâm đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, phối hợp các đơn vị trên địa bàn xây dựng các chốt đồn nhất là các đồn biên phòng, các chốt dân quân trên hướng trọng yếu, đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống.
Trong năm tổ chức diễn tập phương án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, góp phần giữ vững ổn định đời sống nhân dân. Tổ chức diễn tập các phương án cho 20% số huyện, thị, thành, phường, xã, thị trấn.
III- Chỉ đạo lực lượng vũ trang địa phương phối hợp với công an nhân dân giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội:
- Đây là nhiệm vụ trung tâm trong tình hình hiện nay, vì vậy phải có sự phố hợp chặt chẽ giữa bộ đội địa phương, công an, biên phòng và dân quân tự vệ trên địa bàn trong hoạt động tác chiến trị an ở cơ sở, tăng cường công tác nắm địch, phối hợp chặt chẽ các lực lượng trên các hướng nhất là hướng biên giới. Ngăn chặn có hiệu quả bọn phản động người Việt Nam lưu vong từ ngoài xâm nhập, đưa người, vũ khí, chất nổ, tài liệu phản động vào nội địa tỉnh để chống phá.
- Đối với lực lượng dân quân tự vệ trước tiên phải xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch hoạt động tác chiến trị an cấp xã, phường, thị trấn và kế hoạch chiến đấu bảo vệ cơ quan (phương án tác chiến tại chỗ). Luôn luôn giữ chế độ luân phiên trực sẵn sàng chiến đấu, phối hợp chặt chẽ các đơn vị trên địa bàn như Công an, Biên phòng hoạt động tác chiến, tuần tra theo kế haọch bảo đảm an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội theo địa bàn đảm nhiệm. Cùng các lực lượng bảo vệ các mục tiêu trọng yếu, địa bàn xung yếu như biên giới, trọng điểm vào các thời gian cao điểm: Nắm chắc các đối tượng chính trị, hình sự, kịp thời ngăn chặn mầm móng chống đối, gây rối, biểu tình bạo loạn, trường hợp xảy ra phải giải quyết nhanh, gọn không để lây lan kéo dài, cùng các lực lượng khác tham gia phòng chống và bảo vệ tính mạng tài sản của nhân dân khi có thiên tai.
IV- Xây dựng bộ độ địa phương với số lượng thích hợp, chất lượng cao, lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh rộng khắp làm nòng cốt trong khu vực phòng thủ tỉnh, huyện, thị, thành phố:
- Năm 2001 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có Quyết định số 122/QĐ-QP ngày 30/01/2001 chọn xã Xuân Tô - Tịnh Biên xây dựng điểm dân quân thường trực.
- UBND các cấp cần phải tập trung chỉ đạo xây dựng cơ quan quân sự các cấp theo hướng quy hoạch ổn định lâu dài, quan tâm hơn nữa đời sống vật chất cũng như tinh thần cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trong tỉnh.
- Cơ quan Quân sự cùng các ngành, các cấp có liên quan chủ động làm tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền thực hiện tốt công tác quốc phòng địa phương, tập trung củng cố, xây dựng nâng cao chất lượng tổng hợp của lực lượng vũ trang địa phương (bộ đội địa phương, dân quân tự vệ và dự bị động viên) cả về chính trị tư tưởng, tổ chức thực hiện huấn luyện đúng nội dung chương trình quy định nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật đảm bảo hoàn thành thắng lợi mọi tình huống chiến đấu bảo vệ chế độ, bảo vệ địa phương giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ.
- Đối với việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ tùy theo từng địa phương (huyện, thị, thành) từ năm 2001 trở đi tỷ lệ đạt từ 2 - 2,5% so dân số. Tự vệ cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính, các doanh nghiệp đạt từ 15 - 20%, nơi trọng điểm 20 - 25% so với tổng số cán bộ, công nhân viên.
- Cơ quan huyện ủy, UBND huyện, mỗi cơ quan được tổ chức 01 tiểu đội tự vệ gồm 9 người, trang bị 3 súng. Lực lượng này do BCH Quân sự huyện tổ chức xây dựng và huấn luyện sẵn sàng chiến đấu bảo vệ cơ quan.
- Tăng cường xây dựng củng cố đủ số lượng, nâng cao chất lượng BCH Quân sự xã, phường, thị trấn đủ khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng địa phương nhất là vùng biên giới, trọng điểm, dân tộc tôn giáo, vùng sâu, vùng xa theo kế hoạch phòng thủ tỉnh, huyện.
- Thực hiện Điều 1 Nghị định 35/CP, hàng năm kết hợp với đăng ký nghĩa vụ quân sự từ ngày 01 - 15/4, cơ sở tổ chức đăng ký công dân trong độ tuổi để tuyển chọn vào dân quân tự vệ những người đủ điều kiện theo kế hoạch.
- Cơ quan quân sự địa phương làm tham mưu cho cấp ủy, Uỷ ban nhân dân chỉ đạo tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống dân quân tự vệ 28/3 và chọn ngày này kết nạp dân quân tự vệ mới, giải ngạch dân quân tự vệ hoàn thành 04 năm.
V- Đăng ký bảo quản nguồn động viên và xây dựng lực lượng dự bị, thực hiện công tác tuyển quân và động viên bảo đảm cho việc xây dựng và phát triển Quân đội nhân dân:
- Thực hiện đăng ký, phân loại chuyên nghiệp quân sự xếp vào nguồn dự bị động viên đối với quân nhân mới xuất ngũ, quân nhân dự bị hạng 2, mở các lớp chuyên môn kỹ thuật và giải ngạch quân nhân dự bị hết hạn phục vụ tại ngạch dự bị, đăng ký quản lý tốt phương tiện nền kinh tế quốc dân cần cho quốc phòng.
- Hoàn chỉnh các đơn vị dự bị động viên của tỉnh, huyện trong năm 2001.
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hành tuyển chọn và gọi công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ đúng luật định, đủ chỉ tiêu, chất lượng cao, không đào ngũ, giao nhận nhanh gọn, an toàn tiết kiệm.
VI- Thực hiện chính sách quốc phòng địa phương, hậu phương quân đội:
- Tiếp tục thực hiện Luật ngân sách Nhà nước, các Nghị định, Thông tư (Nghị định 46/CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số chính sách đối với cán bộ và lực lượng dân quân tự vệ; Thông tư 473 liên bộ, các quyết định của tỉnh). Các cơ quan chuyên môn có trách nhiệm hướng dẫn triển khai cụ thể theo ngành dọc của mình từ trên xuống đến các cơ sở để thực hiện tốt các quy định. Khi tập trung lực lượng làm nhiệm vụ huấn luyện, phải trang bị đầy đủ trang phục thống nhất theo quy định, thực hiện chi trả ngày công lao động đúng tinh thần Nghị định 46/CP (lập dự toán kinh phí hàng năm vào ngày 15/8 theo quy định của Pháp lệnh về dân quân tự vệ). Tiếp tục quản lý thu chi quỹ Quốc phòng an ninh đúng mục đích đảm bảo nguyên tắc tài chính, tạo điều kiện đầy đủ kinh phí để xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh rộng khắp.
- Động viên toàn dân, toàn quân trong tỉnh tham gia phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình liệt sĩ, thương binh, gia đình có công cách mạng, tạo điều kiện có nơi ăn ở ổn định cho cán bộ, sĩ quan lực lượng vũ trang và tích cực tham gia chương trình xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ gia đình có con em là chiến sĩ trong lực lượng vũ trang, xây dựng nếp sống văn hóa ở địa phương.
Căn cứ Chỉ thị này, BCH Quân sự tỉnh, Sở, ngành cấp tỉnh và các địa phương trong tỉnh có trách nhiệm triển khai hướng dẫn cụ thể theo từng ngành, địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ công tác quốc phòng địa phương năm 2001.
Quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc, kịp thời báo cáo BCH Quân sự tỉnh để tập họp báo cáo UBND tỉnh xử lý
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG |
- 1Chỉ thi 02/2005/CT-UB về công tác quốc phòng địa phương năm 2005 do tỉnh An Giang ban hành
- 2Quyết định 538/QĐ-UBND năm 2014 Công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/1977 - 31/12/2013
- 3Chỉ thị 03/2002/CT-UB về công tác quốc phòng địa phương năm 2002 do tỉnh An Giang ban hành
- 4Chỉ thị 01/2004/CT-UB về công tác quốc phòng địa phương năm 2004 do tỉnh An Giang ban hành
- 1Nghị định 71-CP năm 1994 về giáo dục quốc phòng trong hệ thống các trường chính trị, hành chính, đoàn thể
- 2Pháp lệnh dân quân tự vệ năm 1996
- 3Luật ngân sách Nhà nước 1996
- 4Nghị định 35-CP năm 1996 Hướng dẫn Pháp lệnh dân quân tự vệ
- 5Thông tư liên bộ 473-TTLB năm 1997 về chế độ chính sách và bảo đảm kinh phí đối với lực lượng dân quân tự vệ do Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính- Bộ Lao động thương binh và xã hội ban hành
- 6Nghị định 46/2000/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 35/CP năm 1996 Hướng dẫn Pháp lệnh Dân quân tự vệ
- 7Nghị định 19/CP năm 1994 về công tác quốc phòng ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương
- 8Quyết định 12/2000/QĐ-BGD&ĐT về Chương trình môn học Giáo dục quốc phòng cho trường: Trung học phổ thông, chuyên nghiệp, Đại học và Cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 9Quyết định 635/2000/QĐ-LĐTBXH ban hành chương trình môn học Giáo dục Quốc phòng trong các Trường, lớp dạy nghề dài hạn do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 10Chỉ thi 02/2005/CT-UB về công tác quốc phòng địa phương năm 2005 do tỉnh An Giang ban hành
- 11Chỉ thị 03/2002/CT-UB về công tác quốc phòng địa phương năm 2002 do tỉnh An Giang ban hành
- 12Chỉ thị 01/2004/CT-UB về công tác quốc phòng địa phương năm 2004 do tỉnh An Giang ban hành
Chỉ thị 06/2001/CT-UB về công tác quốc phòng địa phương năm 2001 do tỉnh An Giang ban hành
- Số hiệu: 06/2001/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 22/03/2001
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Nguyễn Hoàng Việt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/03/2001
- Ngày hết hiệu lực: 15/04/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra