- 1Công điện 755/CĐ-TTg năm 2022 về đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ điện
- 2Chỉ thị 14/CT-TTg năm 2022 về tăng cường điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả, chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công điện 778/CĐ-TTg năm 2022 về bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh do Thủ tướng Chính phủ điện
- 4Công văn 760/TTg-CN năm 2022 về Kế hoạch và tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch thời kỳ 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2022 thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023 của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Lâm Đồng
- 6Nghị quyết 124/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2022 do Chính phủ ban hành
- 7Chỉ thị 15/CT-TTg năm 2022 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/CT-UBND | Lâm Đồng, ngày 22 tháng 9 năm 2022 |
Trong 9 tháng đầu năm 2022, được sự ủng hộ, giúp đỡ, hỗ trợ của Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ban, ngành Trung ương; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sát sao của Tỉnh ủy; sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị; sự phối hợp, đồng hành và giám sát của Hội đồng nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt, thống nhất, đúng hướng, sát tình hình, kịp thời, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm của UBND tỉnh, các cấp, các ngành và địa phương; sự chung sức, đồng lòng, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh nên tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn giữ được ổn định, phục hồi và tăng trưởng trên hầu hết các ngành, lĩnh vực.
Kinh tế tăng trưởng khá; các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch phục hồi khởi sắc và phát triển mạnh sau thời gian chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19; công nghiệp tiếp tục phát triển mạnh, sản xuất nông nghiệp ổn định; thu ngân sách nhà nước vượt dự toán được giao và tăng khá so với cùng kỳ; chi ngân sách nhà nước đảm bảo đúng dự toán được giao, tiết kiệm triệt để các khoản chi không cần thiết; giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục được quan tâm và thực hiện trên tinh thần quyết liệt, khẩn trương; hoạt động doanh nghiệp có nhiều khởi sắc, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng so với cùng kỳ. Công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát tốt; tiêm vắc xin phòng Covid-19 đảm bảo tiến độ; chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh nhân được chú trọng. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm, chỉ đạo triển khai theo đúng kế hoạch đề ra; công tác thông tin, truyền thông được chú trọng, góp phần củng cố niềm tin, tạo đồng thuận cao trong xã hội; công tác cải cách hành chính có nhiều chuyển biến tích cực, chú trọng cắt giảm thời gian giải quyết các thủ tục hành chính đế đẩy nhanh thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Quốc phòng, an ninh được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí.
Thời gian tới, dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp; tình hình trong nước và trên địa bàn tỉnh có những cơ hội, thuận lợi đan xen với khó khăn, thách thức, nhất là khó khăn do áp lực lạm phát, giá cả nguyên vật liệu ở mức cao, tình hình thời tiết, thiên tai, dịch bệnh tiếp tục diễn biến khó lường, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống người dân.
Để nỗ lực, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2026) và hàng năm; thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình mới.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc/Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc:
1. Tiếp tục quán triệt, bám sát và triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, các Nghị quyết của Chính phủ, của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh những tháng cuối năm 2022 và thời gian tới, đảm bảo chủ động, linh hoạt, sáng tạo, kịp thời, hiệu quả, sát với tình hình và yêu cầu thực tiễn của ngành, lĩnh vực và địa phương.
2. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp, người dân; khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; ổn định kinh tế, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm cân đối thu - chi ngân sách nhà nước.
3. Thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, sẵn sàng ứng phó với các dịch bệnh mới; bảo đảm an sinh xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phòng chống tham nhũng, tiêu cực; bảo đảm quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; xây dựng nền kinh tế phát triển nhanh, toàn diện và bền vững, nâng cao sức cạnh tranh và khả năng chống chịu của nền kinh tế trước những biến động từ bên ngoài.
4. Nỗ lực, quyết tâm hành động cao nhất đế thích ứng linh hoạt, hiệu quả với bối cảnh, tình hình mới, khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, tranh thủ cơ hội, tận dụng thời cơ để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ thường xuyên; xử lý hiệu quả các vấn đề tồn đọng kéo dài; kịp thời ứng phó những vấn đề cấp bách phát sinh, đồng thời chú trọng thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp mang tính căn cơ, trung hạn, dài hạn và tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm chủ yếu sau:
4.1. Đẩy nhanh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư (kể cả vốn đầu tư công và vốn đầu tư ngoài ngân sách), trong đó lưu ý: (i) Triển khai thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2022 theo Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 15/9/2022 của Chính phủ; phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 đạt 100% kế hoạch, giải ngân tối thiểu 50% vốn dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; đẩy nhanh thủ tục đầu tư, sớm triển khai và thanh toán giải ngân vốn 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; khởi công dự án nâng cấp Đèo Prenn thành phố Đà Lạt và các dự án giao thông trọng điểm khác; (ii) Rà soát, điều chỉnh ngay kế hoạch vốn đầu tư công từ dự án giải ngân chậm, dự án đang vướng về thủ tục sang dự án có tiến độ giải ngân tốt, có nhu cầu bổ sung vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng; (iii) Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình, kiên quyết không nghiệm thu, bàn giao công trình nếu không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, không đảm bảo chất lượng theo quy định; đồng thời, có biện pháp xử lý đối với các nhà thầu, chủ đầu tư, ban quản lý dự án không kiểm tra, giám sát dẫn đến chất lượng công trình không đảm bảo.
4.2. Thực hiện tốt các giải pháp thu, chi ngân sách Nhà nước:
a) Đẩy nhanh tăng thu, mở rộng nguồn thu ngân sách để phấn đấu hoàn thành sớm chỉ tiêu thu ngân sách năm 2022 đạt và vượt 12.100 tỷ đồng; thực hiện tốt các Đề án chống thất thu thuế trong các lĩnh vực đất đai, khoáng sản, xăng dầu, kinh doanh vận tải bằng xe ô tô,... Kiểm tra, rà soát nguồn thu từ tiền thuê đất của các dự án đầu tư nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời số tiền phải nộp vào ngân sách nhà nước.
b) Điều hành chi ngân sách nhà nước đảm bảo chặt chẽ, chi đúng, chi đủ, tiết kiệm, hiệu quả, theo dự toán được giao, đúng kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước; trong đó, ưu tiên nguồn lực chi đầu tư phát triển để tạo sức lan tỏa, động lực phát triển kinh tế - xã hội; triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, các khoản chi chưa thực sự cần thiết để dành nguồn lực cho các nhiệm vụ cấp bách; tăng cường công tác kiểm soát chi, bảo đảm chi theo đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định.
4.3. Về công tác trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng:
a) Chuẩn bị đủ cây giống để trồng rừng, trồng cây xanh và trồng cây phân tán, hoàn thành kế hoạch trồng 6,6 triệu cây xanh năm 2022 và 50 triệu cây xanh giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh, đảm bảo cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt; động viên, khuyến khích nhân dân, cộng đồng dân cư tích cực tham gia trồng rừng và trồng cây xanh theo Chương trình trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ phát động.
b) Tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 17/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”; kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý ngay vụ việc vi phạm liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp; tuyệt đối không để vụ việc vi phạm phức tạp xảy ra trên địa bàn tỉnh.
4.4. Về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại:
a) Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ổn định, đảm bảo thời vụ; thực hiện tái cơ cấu, chuyển đổi giống cây trồng, sản xuất các mặt hàng nông sản chủ lực để cung ứng cho thị trường tiêu thụ; phát triển đàn gia súc, gia cầm, đảm bảo chất lượng thức ăn chăn nuôi, thịt lợn. Chủ động giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.
b) Tiếp tục thúc đẩy các hoạt động sản xuất công nghiệp, duy trì tốc độ phát triển các ngành có tỷ trọng cao, như: công nghiệp khai khoáng, chế biến, thủy điện,... Đẩy nhanh hoạt động xúc tiến thương mại, xuất khẩu, kích cầu, kết nối tiêu thụ hàng hóa; quan tâm hỗ trợ phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp gắn với phát triển du lịch.
c) Đảm bảo nguồn cung, nhu cầu các mặt hàng thiết yếu, nhất là mặt hàng xăng, dầu, vật tư nông nghiệp,... không để đứt gãy nguồn cung, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, nhất là thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán 2023. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp khơi thông, thúc đẩy phát triển mạnh thị trường trong nước gắn với tăng cường quản lý thị trường; phát triển hệ thống phân phối bán lẻ, chú trọng thúc đẩy và kiểm soát tốt thương mại điện tử; phòng chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, bảo vệ sản xuất và tiêu dùng.
4.5. Về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và các bệnh lây nhiễm:
a) Tuyệt đối không lơ là, chủ quan, tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo Công điện số 755/CĐ-TTg ngày 25/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ; theo dõi sát tình hình dịch bệnh Covid-19 và các dịch bệnh khác (sốt xuất huyết, cúm mùa, tay chân miệng,...) không để “dịch chồng dịch”.
b) Đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin phòng Covid-19, hoàn thành sớm nhất việc tiêm vắc xin cho các lứa tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nhất là mũi 2 cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi, tiêm mũi 3, mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên.
c) Đảm bảo đủ thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh cho người dân, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 778/CĐ-TTg ngày 05/9/2022; đẩy mạnh và quản lý chặt chẽ việc tổ chức mua sắm, đấu thầu, bảo đảm công khai, minh bạch, khoa học, hiệu quả, tránh lãng phí và thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm.
4.6. Về an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, thiên tai:
a) Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông để giảm thiểu tối đa tai nạn giao thông trên cả 03 tiêu chí; mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp mạnh mẽ các loại tội phạm, nhất là tội phạm ma túy, tội phạm hoạt động theo băng nhóm, “tín dụng đen”, tội phạm do thanh, thiếu niên gây ra, tội phạm sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tội phạm lợi dụng không gian mạng xã hội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội phạm trên các lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, tài nguyên, khoáng sản,... thường xuyên tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm quy định pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nhất là vi phạm về nồng độ cồn, chở hàng hóa quá tải trọng, quá số người quy định.
b) Tiếp tục siết chặt công tác phòng cháy, chữa cháy; đảm bảo an ninh trật tự tại các cơ sở kinh doanh Karaoke, quán bar, vũ trường trên địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm, kiên quyết thu hồi giấy phép, đình chỉ hoạt động của các cơ sở không đủ điều kiện phòng cháy, chữa cháy.
c) Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó hiệu quả với tình hình hạn hán, mưa bão, lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lốc xoáy,... thực hiện nạo vét, khơi thông dòng chảy, giải tỏa tình trạng lấn chiếm hành lang, chỉ giới sông, suối,... nhằm hạn chế tối đa việc ngập lụt, sạt lở đất gây thiệt hại về hoa màu, tài sản, tính mạng của nhân dân.
4.7. Tiếp tục triển khai hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững; chính sách đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh kết nối cung cầu phát triển thị trường lao động. Triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ năm học 2022-2023 theo đúng Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 31/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 05/9/2022 của UBND tỉnh; phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.
4.8. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án trọng điểm, nhất là các dự án đường cao tốc đoạn Tân Phú (Đồng Nai) - Bảo Lộc (Lâm Đồng) và đoạn Bảo Lộc - Liên Khương, sớm hoàn thành các thủ tục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư và khởi công dự án; tập trung giải quyết khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm có tính kết nối liên vùng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
4.9. Về công tác quy hoạch, xây dựng:
a) Hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục để trình thẩm định, phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ đề ra theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 760/TTg-CN ngày 31/8/2022 (thẩm định trong tháng 10/2022 và phê duyệt trong tháng 12/2022).
b) Tổ chức triển khai lập, thẩm định và phê duyệt đảm bảo đúng quy định, tiến độ và chất lượng các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị; trong đó: tập trung hoàn thiện điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch chung thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận đến năm 2040; quy hoạch chung thị trấn Liên Nghĩa (mở rộng); các đồ án quy hoạch vùng huyện (Bảo Lâm, Di Linh và Đam Rông); đồ án quy hoạch Khu du lịch quốc gia Đankia - Suối Vàng, Khu du lịch hồ Prenn, Khu công nghiệp Phú Bình...; các đồ án quy hoạch chi tiết làm cơ sở kêu gọi thu hút đầu tư; tổ chức tốt công tác quản lý quy hoạch, xây dựng theo quy hoạch được duyệt.
c) Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 10/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc “tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng và trật tự đô thị trên địa bàn tỉnh”; kiểm tra, xử lý tình trạng vi phạm trật tự xây dựng; vi phạm trật tự lòng đường, vỉa hè, lập chợ cóc, chợ tạm để kinh doanh, buôn bán gây mất an toàn giao thông và mỹ quan đô thị; thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, thu dọn và xử lý rác thải kịp thời, đúng quy định.
d) Chủ động tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá việc công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng trên địa bàn tỉnh từ năm 2021 trở lại đây, đảm bảo công bố sát giá thị trường, công bằng, minh bạch, chống tiêu cực, tham nhũng,... chuẩn bị các mỏ vật liệu đất, đá, cát,... cho các dự án đầu tư công. Chú trọng triển khai thực hiện các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.
4.10. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, tăng cường thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể tiếp tục đồng hành, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành và địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân ủng hộ, tích cực tham gia thực hiện tốt các phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và kế hoạch 5 năm (2021-2025) trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và các cơ quan liên quan tăng cường công tác thông tin, truyền thông, góp phần tạo đồng thuận xã hội trong việc hưởng ứng, tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
7. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, đôn đốc các sở, ban, ngành và địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Chỉ thị này; định kỳ hàng tháng, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.
Yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương, cơ quan và đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm thực hiện quyết liệt, nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời và hiệu quả các nội dung tại Chỉ thị này./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2021 về giải pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 do tỉnh Lào Cai ban hành
- 2Chỉ thị 01/CT-UBND về những nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 3Chỉ thị 02/CT-UBND về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh thành phố Hải Phòng năm 2022
- 4Báo cáo 11/BC-STTTT về tình hình phát triển ngành, hoạt động quản lý của Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tháng 02 và nhiệm vụ trọng tâm tháng 03 năm 2014
- 5Chỉ thị 2352/CT-UBND năm 2022 thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2023 do tỉnh Hà Giang ban hành
- 6Nghị quyết 140/NQ-HĐND về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh 6 tháng cuối năm 2023 do tỉnh Điện Biên ban hành
- 1Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2021 về giải pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 do tỉnh Lào Cai ban hành
- 2Chỉ thị 01/CT-UBND về những nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 3Chỉ thị 02/CT-UBND về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh thành phố Hải Phòng năm 2022
- 4Công điện 755/CĐ-TTg năm 2022 về đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ điện
- 5Chỉ thị 14/CT-TTg năm 2022 về tăng cường điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả, chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Công điện 778/CĐ-TTg năm 2022 về bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh do Thủ tướng Chính phủ điện
- 7Công văn 760/TTg-CN năm 2022 về Kế hoạch và tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch thời kỳ 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2022 thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023 của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Lâm Đồng
- 9Nghị quyết 124/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2022 do Chính phủ ban hành
- 10Chỉ thị 15/CT-TTg năm 2022 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Báo cáo 11/BC-STTTT về tình hình phát triển ngành, hoạt động quản lý của Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tháng 02 và nhiệm vụ trọng tâm tháng 03 năm 2014
- 12Chỉ thị 2352/CT-UBND năm 2022 thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2023 do tỉnh Hà Giang ban hành
- 13Nghị quyết 140/NQ-HĐND về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh 6 tháng cuối năm 2023 do tỉnh Điện Biên ban hành
Chỉ thị 05/CT-UBND thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong những tháng cuối năm 2022 và thời gian tới
- Số hiệu: 05/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 22/09/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Trần Văn Hiệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/09/2022
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết