Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/CT-UBND | Đắk Lắk, ngày 29 tháng 01 năm 2018 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG CÂY TRỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
Thực hiện Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004; Chỉ thị số 17/2008/CT- UBND ngày 19/8/2008 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý giống cây trồng trên địa bàn tỉnh và các văn bản có liên quan, trong những năm qua hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng đã có chuyển biến tích cực; hiện tượng sản xuất, kinh doanh giống cây trồng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc từng bước được hạn chế; nhiều giống mới chọn tạo có năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng với biến đổi khí hậu được đưa vào sản xuất, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh.
Tuy nhiên, công tác quản lý giống cây trồng hiện nay vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh; việc kiểm soát chất lượng giống cây trồng ở một số địa phương chưa chặt chẽ, như: Sản xuất giống cây trồng không đúng quy trình kỹ thuật; chất lượng giống cây trồng chưa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật; vật liệu nhân giống khai thác trực tiếp từ các vườn sản xuất đại trà chưa được các ngành, các cấp công nhận.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên và tạo sự chuyển biến rõ rệt trong công tác quản lý chất lượng giống cây trồng; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả các nội dung sau:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về giống cây trồng để giúp các tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật trong quá trình sản xuất, kinh doanh giống cây trồng.
b) Tổ chức tốt công tác công nhận, quản lý nguồn giống đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm từ khâu công nhận cây đầu dòng và vườn cây đầu dòng; hướng dẫn quản lý, khai thác có hiệu quả nguồn giống được công nhận; đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực Giấy công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng theo quy định tại Khoản 3, Điều 5 Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT, ngày 26/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.
d) Tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy; thông báo tiếp nhận công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn.
e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có vi phạm đến hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật và một số Nghị định khác có liên quan.
g) Triển khai kiểm tra, đánh giá, phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Thông tư số 45/2014/TT- BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về việc kiểm tra đánh giá các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông, lâm, thủy sản, đồng thời, tăng cường công tác tái kiểm tra đối với những cơ sở đạt loại C và kiên quyết xử lý những trường hợp cố tình vi phạm.
h) Thường xuyên công bố công khai các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh giống cây trồng theo đúng quy định của pháp luật; danh sách nguồn giống được công nhận, công nhận lại hoặc bị hủy bỏ hiệu lực công nhận trên Website của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để người dân lựa chọn sử dụng giống cây trồng đảm bảo chất lượng.
i) Hàng năm, báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về UBND tỉnh và Cục Trồng trọt xem xét, chỉ đạo.
2. Sở Công Thương
Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí cho công tác quản lý giống cây trồng trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình tại địa phương phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh giống cây trồng.
b) Phối hợp với các cơ quan thanh tra, kiểm tra về chất lượng giống cây trồng để thông tin kịp thời những tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong quá trình sản xuất, kinh doanh giống cây trồng.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh giống cây trồng để nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại địa phương.
b) Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn và các cơ quan chuyên môn có liên quan:
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng; thực hiện tốt việc thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các văn bản có liên quan cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình sản xuất, kinh doanh giống cây trồng.
- Tiếp tục triển khai, thực hiện Quyết định số 2490/QĐ-UBND ngày 14/9/2015 của UBND tỉnh về việc phân công quản lý các cơ sở sản xuất nông lâm, thủy sản ban đầu nhỏ lẻ theo Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về sản xuất, kinh doanh giống cây trồng theo quy định tại Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật và một số Nghị định khác có liên quan.
c) Hàng năm bố trí kinh phí cho công tác thanh tra, kiểm tra và quản lý chất lượng giống cây trồng trên địa bàn.
d) Công bố danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng thực hiện theo quy định của pháp luật trong quá trình sản xuất kinh doanh trên Website của UBND các huyện, thị xã, thành phố và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương để người mua biết lựa chọn sử dụng giống cây trồng đảm bảo chất lượng.
e) Định kỳ 6 tháng, hàng năm, báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi, tổng hợp báo UBND tỉnh.
6. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất và kinh doanh giống cây trồng
a) Tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng phải đảm bảo các điều kiện về sản xuất, kinh doanh tại Pháp lệnh Giống cây trồng và các quy định khác có liên quan.
b) Chỉ được sản xuất, kinh doanh những giống cây trồng có trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam. Đối với sản xuất giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bằng phương pháp vô tính phải nhân từ cây đầu dòng hoặc vườn cây đầu dòng đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận.
c) Chịu trách nhiệm về chất lượng giống cây trồng do mình sản xuất, kinh doanh thông qua việc công bố tiêu chuẩn chất lượng và công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn.
d) Chấp hành việc kiểm tra và biện pháp xử lý của cơ quan kiểm tra theo quy định của pháp luật.
7. Tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể
Các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể, các hội ngành nghề vận động hội viên, đoàn viên tích cực tham gia tuyên truyền thực hiện tốt các quy định của pháp luật về quản lý giống cây trồng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.
Nhận được Chỉ thị này, đề nghị các đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai, thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc thì báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 49/2012/QĐ-UBND về Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 2Chỉ thị 21/CT-UBND năm 2016 về tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh và lưu thông giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Chỉ thị 21/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý sản xuất, kinh doanh và lưu thông giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 4Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 1Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004
- 2Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và ăn quả lâu năm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 49/2012/QĐ-UBND về Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 4Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Chỉ thị 17/2008/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý giống cây trồng do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 6Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật
- 7Chỉ thị 21/CT-UBND năm 2016 về tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh và lưu thông giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 8Chỉ thị 21/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý sản xuất, kinh doanh và lưu thông giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2018 về tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- Số hiệu: 03/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 29/01/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Người ký: Y Giang Gry Niê Knơng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra