Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/CT-UBND | Đắk Lắk, ngày 02 tháng 8 năm 2021 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG CÂY TRỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 29/01/2018 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, công tác quản lý giống cây trồng trên địa bàn tỉnh đã đạt những kết quả đáng kể góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Không còn tình trạng sản xuất, kinh doanh giống cây trồng không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tình trạng vi phạm nhãn mác đã giảm đi đáng kể, quá trình mua bán có hóa đơn, nguồn gốc rõ ràng,… việc sản xuất, kinh doanh một số giống cây trồng chính đã dần đi vào quy cũ có chất lượng và đáp ứng nhu cầu sử dụng trong tỉnh.
Tuy nhiên, công tác quản lý giống cây trồng hiện nay vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh; việc kiểm soát chất lượng giống cây trồng ở một số địa phương chưa chặt chẽ, như: sản xuất giống cây trồng chưa đảm bảo quy trình kỹ thuật; chất lượng giống cây trồng có những nơi chưa phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; vẫn còn tình trạng vật liệu nhân giống được khai thác trực tiếp từ các vườn sản xuất đại trà chưa được cấp có thẩm quyền công nhận; việc kinh doanh giống không đảm bảo nguồn gốc xuất xứ vẫn còn xảy ra ở một số nơi.
Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng, khắc phục những hạn chế nêu trên và phát huy vai trò của giống cây trồng trong kinh tế nông nghiệp, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả các nội dung sau:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Tăng cường và có kế hoạch cụ thể công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật về giống cây trồng để giúp các tổ chức, cá nhân thực hiện theo dúng quy định của pháp luật trong quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống cây trồng.
b) Có kế hoạch cụ thể để làm tốt công tác cấp, đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ Quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng; ra văn bản đề nghị đặc cách giống cây trồng theo quy định tại Điều 15 Luật Trồng trọt và Điều 5, Điều
9 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.
c) Tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy và ra thông báo tiếp nhận công bố hợp quy giống cây trồng thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm II đảm bảo thuận lợi, nhanh chóng, kịp thời, đúng quy định.
d) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng không tuân thủ các quy định của Luật Trồng trọt; Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
e) Công khai danh sách các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh giống cây trồng vi phạm các quy định về sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng theo đúng quy định của pháp luật; danh sách nguồn giống được công nhận, công nhận lại hoặc bị hủy bỏ hiệu lực công nhận trên các phương tiện thông tin đại chúng và Website của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để người dân lựa chọn sử dụng giống cây trồng đảm bảo chất lượng.
2. Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk
Chủ trì, phối hợp với địa phương, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan tăng cường công tác phòng, chống và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí cho công tác quản lý giống cây trồng trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Đắk Lắk và các cơ quan truyền thông
Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật giống cây trồng; thông tin kịp thời các giống cây trồng đảm bảo chất lượng, các thành tựu và mô hình sản xuất phù hợp để các tổ chức, cá nhân biết và vận dụng.
5. Công an tỉnh
Tăng cường công tác điều tra, phát hiện, phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
6. Đề nghị Hội Nông dân tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan
Phối hợp với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sử dụng những giống cây trồng phù hợp, có hiệu quả, có trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam. Đối với việc trồng cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bằng phương pháp vô tính phải chọn giống nhân từ cây đầu dòng hoặc vườn cây đầu dòng. Lựa chọn giống có nguồn gốc, xuất xứ đảm bảo chất lượng và có chứng nhận.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh, sử dụng giống cây trồng nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại địa phương để chấp hành thực hiện và để người sử dụng giống biết chọn lựa.
b) Có kế hoạch cụ thể về công tác theo dõi, giám sát, kiểm tra và chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn quản lý. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp sản xuất, kinh doanh giống cây trồng không có nguồn gốc, xuất xứ; giống cây trồng hết hạn sử dụng, giống cây trồng không có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam theo đúng quy định tại Nghị định số 31/2016/NĐ- CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 của Chính phủ và các quy định pháp luật hiện hành.
c) Công khai danh sách các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh giống cây trồng vi phạm các quy định về sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống tránh né, không hợp tác trong việc thanh tra, kiểm tra trên các phương tiện thông tin đại chúng theo đúng quy định của pháp luật.
d) Phân công cán bộ đảm bảo thực hiện nhiệm vụ và bố trí đảm bảo kinh phí cho công tác quản lý chất lượng giống cây trồng và giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định.
e) Định kỳ 6 tháng, hàng năm, báo cáo tình hình quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
8. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất và kinh doanh giống cây trồng
a) Tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng phải nắm bắt và chấp hành nghiêm các quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng quy định tại Điều 22 Luật Trồng trọt và Điều 8 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác và các văn bản quy định hiện hành về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây trồng.
b) Chỉ được sản xuất, kinh doanh những giống cây trồng có trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam. Với những giống mới chưa có trong danh mục, nếu xét thấy phù hợp và có hiệu quả phải đề xuất xem xét, công nhận theo đúng quy định. Đối với sản xuất giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bằng phương pháp vô tính phải nhân từ cây đầu dòng hoặc vườn cây đầu dòng đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận. Những vấn đề chưa rõ liên hệ với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các huyện, thị xã, thành phố để được hướng dẫn cụ thể.
c) Chịu trách nhiệm về chất lượng giống cây trồng do mình sản xuất, kinh doanh thông qua việc công bố hợp chuẩn, hợp quy theo quy định của pháp luật. Thu hồi, xử lý giống cây trồng không đảm bảo chất lượng khi lưu thông ngoài thị trường.
d) Tuân thủ, tự giác chấp hành việc kiểm tra và biện pháp xử lý của cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị này. Định kỳ 06 (sáu) tháng, hàng năm báo cáo UBND tỉnh tình hình triển khai thực hiện, kết quả đạt được và những kiến nghị, đề xuất (nếu có).
Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Thay thế Chỉ thị số 03/CT- UBND ngày 29/01/2018 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk./.
| KT CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 21/CT-UBND năm 2016 về tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh và lưu thông giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2Chỉ thị 21/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý sản xuất, kinh doanh và lưu thông giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 3Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2017 tăng cường công tác quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 4Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2018 về tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 5Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2022 về tăng cường công tác quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 6Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2022 về tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 7Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2024 tăng cường công tác quản lý giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 1Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật
- 2Chỉ thị 21/CT-UBND năm 2016 về tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh và lưu thông giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Chỉ thị 21/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý sản xuất, kinh doanh và lưu thông giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 4Luật Trồng trọt 2018
- 5Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2017 tăng cường công tác quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 6Nghị định 94/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác
- 7Nghị định 04/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính
- 8Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2022 về tăng cường công tác quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 9Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2022 về tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 10Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2024 tăng cường công tác quản lý giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- Số hiệu: 14/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 02/08/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Người ký: Y Giang Gry Niê Knơng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra