Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2008/CT-UBND | Buôn Ma Thuột, ngày 19 tháng 11 năm 2008 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIỐNG CÂY TRỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Trong thời gian qua, tình hình sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp. Nhiều tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện về chuyên môn, kỹ thuật vẫn tiến hành sản xuất, kinh doanh các loại giống cây trồng làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cây giống, gây thiệt hại cho sản xuất của ngành nông nghiệp, đồng thời gây khó khăn cho công tác quản lý giống cây trồng của tỉnh.
Căn cứ Pháp lệnh về giống cây trồng năm 2004; để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về công tác quản lý giống cây trồng, UBND tỉnh chỉ thị các Giám đốc các sở, ban ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh nghiêm túc thực hiện các nội dung sau:
1. Tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh các loại giống cây trồng (nông nghiệp, lâm nghiệp) tại địa phương phải đảm bảo đủ điều kiện sau đây:
- Phải có giấy phép đăng ký kinh doanh về lĩnh vực giống cây trồng; chỉ được phép sản xuất, kinh doanh các loại giống cây trồng trong danh mục do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố hàng năm; hoạt động sản xuất, kinh doanh đúng nội dung đã đăng ký trong giấy phép đăng ký kinh doanh và chịu trách nhiệm về chất lượng giống cây trồng do mình sản xuất, kinh doanh.
- Các loại giống cây trồng trước khi trao đổi, mua bán, lưu thông trên thị trường phải có chứng chỉ nguồn gốc giống, được kiểm nghiệm, kiểm định, kiểm dịch thực vật theo đúng quy định của Nhà nước.
- Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các giống cây trồng kém chất lượng, giống ngoài danh mục, giống không rõ nguồn gốc, giống giả và giống chưa được công nhận.
2. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh về giống cây trồng có trách nhiệm tham gia các lớp đào tạo, tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn; tăng cường đầu tư trang thiết bị, nhằm nâng cao năng lực hoạt động để thực hiện đúng các quy định của Pháp lệnh giống cây trồng.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, kinh phí phục vụ cho công tác quản lý giống cây trồng; chủ trì, phối hợp với các sở ban, ngành có liên quan tăng cường công tác kiểm tra (định kỳ, đột xuất) chất lượng giống cây trồng đối với các tổ chức, cơ sở, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn tỉnh; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về quản lý giống cây trồng theo quy định của Nhà nước.
- Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng và công bố phù hợp tiêu chuẩn đối với giống cây trồng trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Cục Trồng trọt và các Sở ban ngành liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, tuyên truyền về Pháp lệnh giống cây trồng cho các tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh giống cây trồng và cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về giống cây trồng nhằm đảm bảo thực hiện tốt Pháp lệnh giống cây trồng.
4. Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí cho công tác thanh tra, kiểm tra giống cây trồng trên địa bàn tỉnh.
5. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm:
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn; hàng năm bố trí kinh phí cho công tác kiểm tra quản lý giống cây trồng tại địa phương.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trong công tác thanh tra, kiểm tra về chất lượng giống cây trồng./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 1206/2004/QĐ-UB về Quy định quản lý giống cây trồng, vật nuôi trong tỉnh An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 2Chỉ thị 08/2012/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 3Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác quản lý giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 4Quyết định 15/2019/QĐ-UBND bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần một số văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk
- 5Quyết định 40/QĐ-UBND năm 2020 công bố kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk năm 2019
- 6Quyết định 213/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2019 (01/01/2019 - 31/12/2019)
- 7Quyết định 667/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 15/2019/QĐ-UBND bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần một số văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk
- 2Quyết định 40/QĐ-UBND năm 2020 công bố kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk năm 2019
- 3Quyết định 213/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2019 (01/01/2019 - 31/12/2019)
- 4Quyết định 667/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk kỳ 2019-2023
- 1Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004
- 2Quyết định 1206/2004/QĐ-UB về Quy định quản lý giống cây trồng, vật nuôi trong tỉnh An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 3Chỉ thị 08/2012/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 4Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác quản lý giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Sơn La
Chỉ thị 17/2008/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý giống cây trồng do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- Số hiệu: 17/2008/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 19/11/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Người ký: Lữ Ngọc Cư
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra