UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/CT-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 10 tháng 01 năm 2013 |
CHỈ THỊ
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH, KIỂM DỊCH, KIỂM SOÁT GIẾT MỔ, KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y ĐỘNG VẬT VÀ SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT
Trong năm 2012, dịch cúm gia cầm, bệnh tai xanh, bệnh lở mồm long móng gia súc đã xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước, làm thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi. Ở tỉnh ta, dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản cơ bản được khống chế, nhưng nguy cơ tái phát là rất cao do mầm bệnh còn tiềm ẩn, thời tiết bất lợi, việc vận chuyển, mua bán gia súc, gia cầm tăng trong dịp Tết Nguyên Đán làm cho mầm bệnh dễ phát sinh, phát triển và lây lan.
Để bảo vệ phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, cung cấp thực phẩm có nguồn gốc động vật an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng, UBND tỉnh yêu cầu:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Thú y) phối hợp UBND các huyện, thị xã Hương Thủy, Hương Trà, thành phố Huế và các ngành liên quan:
a) Tiếp tục củng cố và tăng cường năng lực cho lực lượng thú y cơ sở; phân công cán bộ thú y giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các ổ dịch gia súc, gia cầm, thủy sản không để lây lan trên diện rộng.
b) Tổ chức tiêm phòng các loại vắc xin đạt số lượng, chất lượng cao cho đàn gia súc, gia cầm, chó nuôi theo quy định.
c) Hàng tháng tổ chức vệ sinh, tiêu độc khử trùng đối với các vùng nguy cơ cao như ổ dịch cũ, hố chôn, các nơi giết mổ, mua bán động vật, sản phẩm động vật; tuyên truyền việc xã hội hóa công tác tiêu độc khử trùng để người dân chủ động phòng chống dịch bệnh.
d) Tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật và sản phẩm động vật; kiểm tra chặt chẽ việc nhập thủy sản đảm bảo sạch bệnh.
đ) Tiến hành trực 24/24h tại 2 chốt Phong Thu và Lộc Thủy trên Quốc lộ 1A; kiểm tra và tiêu độc khử trùng các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
2. UBND các huyện, thị xã Hương Thủy, Hương Trà, thành phố Huế:
a) Chỉ đạo công tác rà soát, bổ sung và phê duyệt quy hoạch phát triển chăn nuôi trên từng địa bàn; báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi Cục Thú y) trước ngày 30/4/2013. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp tham khảo các ngành liên quan báo cáo về UBND tỉnh trước ngày 30/5/2013.
b) Khi phát hiện các bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng gia súc, tai xanh ở lợn, cúm gia cầm thì tiến hành tổ chức tiêu hủy ngay ổ dịch đầu tiên để tránh lây lan ra diện rộng; chủ động sử dụng ngân sách địa phương để hỗ trợ kịp thời công tác phòng chống dịch và hỗ trợ chủ nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh theo quy định hiện hành.
c) Chi đạo triển khai tiến độ thực hiện Đề án qui hoạch, xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại từng địa phương; cải tạo, nâng cấp, xây dựng cơ sở giết mổ theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; chấm dứt tình trạng giết mổ gia súc tại hộ gia đình.
d) Chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thủy sản theo lịch thời vụ, đảm bảo các quy định theo Quy chế quản lý vùng nuôi tôm tập trung đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm.
đ) Trước, trong, sau Tết nguyên đán Quý Tỵ và các ngày lễ lớn trong năm, tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của Pháp lệnh Thú y.
3. Các ngành: Công an tỉnh, Bộ đội Biên phòng, Hải Quan, Công Thương (Quản lý Thị trường) có trách nhiệm phối hợp với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thú y) và các huyện, thị xã, thành phố Huế tăng cường kiểm tra các hoạt động lưu thông, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật.
4. Sở Y tế chỉ đạo các Trung tâm Y tế, các đơn vị liên quan tăng cường giám sát, theo dõi, đề phòng bệnh cúm gia cầm lây sang người, có phương án đối phó kịp thời khi có trường hợp nhiễm vi rút cúm A (H5N1); phối hợp với các ngành liên quan tăng cường, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
5. Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức của nhân dân nhằm thực hiện tốt các nội dung trên.
Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Hương Thủy, Hương Trà, thành phố Huế, Thủ trưởng các Sở, ngành liên quan có kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Thú y) thường xuyên theo dõi và tổng hợp, báo cáo về UBND tỉnh./.
| TM. ỦY BAN NHÂNDÂN |
- 1Chỉ thị 29/2003/CT-UB về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch quốc tế, an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội hướng tới SEAGAMES 22 và ASEAN PARAGAMES 2 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Chỉ thị 12/2002/CT-UB về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và tiêm phòng bệnh lở mồm, long móng gia súc trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội ban hành
- 3Chỉ thị 03/2012/CT-UBND về công tác thú y năm 2012 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 4Chỉ thị 02/2010/CT-UBND về công tác Thú y năm 2010 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 5Chỉ thị 38/CT-UBND năm 2008 về tăng cường công tác phòng chống đói, rét, dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y động vật và sản phẩm động vật do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 6Quyết định 45/2006/QĐ-UBND hủy bỏ các khoản 1,2 điều 5 Quyết định 144/2003/QĐ-UB về kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật và kiểm tra vệ sinh thú y thực phẩm có nguồn gốc động vật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 7Chỉ thị 31/2000/CT/CTUBBT về tăng cường công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ động vật và kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm thịt động vật do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 8Chỉ thị 27/2001/CT-CTUBBT tiếp tục thực hiện Chỉ thị 31/2000/CT-CT.UBBT về việc tăng cường công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ động vật và kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm thịt động vật do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 9Chỉ thị 39/UB-CT năm 1988 về tăng cường công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát sát sinh và vệ sinh thực phẩm do tỉnh Bến Tre ban hành
- 10Chỉ thị 01/CT-UBND năm 2008 tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y có nguồn gốc động vật do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 11Chỉ thị 10/2004/CT-CT thực hiện biện pháp kỹ thuật, vệ sinh thú y trong quá trình vận chuyển, tiêu thụ thức ăn chăn nuôi do tỉnh Bình Dương ban hành
- 12Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2015 tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật và sản phẩm động vật do Tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 13Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2019 về nghiêm cấm phương tiện vận chuyển heo, thịt heo và sản phẩm từ thịt heo không rõ nguồn gốc vào địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 14Chỉ thị 14/CT-UBND về tăng cường công tác phòng chống sinh vật gây hại bảo vệ sản xuất lúa vụ Xuân năm 2020 do thành phố Hải Phòng ban hành
- 1Chỉ thị 29/2003/CT-UB về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch quốc tế, an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội hướng tới SEAGAMES 22 và ASEAN PARAGAMES 2 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Chỉ thị 12/2002/CT-UB về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và tiêm phòng bệnh lở mồm, long móng gia súc trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội ban hành
- 3Pháp lệnh Thú y năm 2004
- 4Chỉ thị 03/2012/CT-UBND về công tác thú y năm 2012 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 5Chỉ thị 02/2010/CT-UBND về công tác Thú y năm 2010 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 6Chỉ thị 38/CT-UBND năm 2008 về tăng cường công tác phòng chống đói, rét, dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y động vật và sản phẩm động vật do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 7Quyết định 45/2006/QĐ-UBND hủy bỏ các khoản 1,2 điều 5 Quyết định 144/2003/QĐ-UB về kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật và kiểm tra vệ sinh thú y thực phẩm có nguồn gốc động vật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 8Chỉ thị 31/2000/CT/CTUBBT về tăng cường công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ động vật và kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm thịt động vật do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 9Chỉ thị 27/2001/CT-CTUBBT tiếp tục thực hiện Chỉ thị 31/2000/CT-CT.UBBT về việc tăng cường công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ động vật và kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm thịt động vật do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 10Chỉ thị 39/UB-CT năm 1988 về tăng cường công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát sát sinh và vệ sinh thực phẩm do tỉnh Bến Tre ban hành
- 11Chỉ thị 01/CT-UBND năm 2008 tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y có nguồn gốc động vật do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 12Chỉ thị 10/2004/CT-CT thực hiện biện pháp kỹ thuật, vệ sinh thú y trong quá trình vận chuyển, tiêu thụ thức ăn chăn nuôi do tỉnh Bình Dương ban hành
- 13Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2015 tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật và sản phẩm động vật do Tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 14Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2019 về nghiêm cấm phương tiện vận chuyển heo, thịt heo và sản phẩm từ thịt heo không rõ nguồn gốc vào địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 15Chỉ thị 14/CT-UBND về tăng cường công tác phòng chống sinh vật gây hại bảo vệ sản xuất lúa vụ Xuân năm 2020 do thành phố Hải Phòng ban hành
Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2013 về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật và sản phẩm động vật do Tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- Số hiệu: 03/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 10/01/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Lê Trường Lưu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/01/2013
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết