NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03-CT/NH1 | Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 1994 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THI HÀNH CHỈ THỊ SỐ 154/TTG NGÀY 4/4/1994 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH NHẰM TĂNG THU VÀ TIẾT KIỆM CHI NGÂN SÁCH, CHỐNG THAM NHỮNG VÀ CHỐNG BUÔN LẬU.
Ngày 04/04/1994, Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị số 154/TTg "Về việc giải quyết một số vấn đề cấp bách nhằm tăng thu và tiết kiệm chi ngân sách, chống tham nhũng và chống buôn lậu". Trong chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ đã phân tích tình hình kinh tế - xã hội nước ta trong quý I/1994, bên cạnh những chuyển biến tốt cần được hoàn thiện và phát huy, Thủ tướng cũng đã nhấn mạnh :"Một trong những mặt yếu kém nhất là cân đối ngân sách Nhà nước hết sức căng thẳng, tỷ lệ vốn huy động trong nền kinh tế Quốc dân quá thấp, các doanh nghiệp thiếu vốn nghiêm trọng trong khi tệ hoang phí, hối lộ, phiền hà, tham nhũng và buôn lậu còn rất nặng nề...".
Để triển khai và thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Thủ tướng trong phạm vi những vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý của ngành, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương, các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng đầu tư và phát triển, Tổng Công ty vàng bạc đá quý Việt Nam và giám đốc các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố... phải tổ chức thực hiện ngay một số việc cấp bách sau đây :
1. Thực hiện khẩn trương việc chấn chỉnh toàn bộ công tác Tài vụ - Kế toán các cấp theo đúng pháp luật hiện hành ; tổ chức hạch toán đầy đủ chính xác các khoản thu, chi tài chính. Kiểm tra và cân đối lại các khoản thu, chi tài chính trong nội bộ ngành Ngân hàng. Từng đơn vị cần xây dựng phương án tiết kiệm 5% so với tổng dự toán chi nghiệp vụ đã được ngân hàng cấp trên duyệt cho đơn vị trong năm 1994 để làm tăng phần đóng góp nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước, các đơn vị đăng ký với Ngân hàng Nhà nước để tổng hợp gửi Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ. Chú ý tiết kiệm từ việc quản lý sử dụng lao động, vật tư tiền vốn, đến việc xét duyệt cấp phát vốn và sử dụng kinh phí trong xây dựng cơ bản. Chi tiêu mua sắm, sửa chữa bảo dưỡng tài sản, hội nghị lễ tân khánh tiết... phải tính toán hợp lý, tiết kiệm, chống lãng phí phô trương hình thức. Kiên quyết cắt giảm các khoản chi không cần thiết, tốn kém mà không có hiệu quả. Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý và sử dụng tài sản, bảo đảm an toàn về tài sản, vật tư, tiền vốn.
Các đơn vị xí nghiệp trực thuộc phải tổ chức hạch toán chính xác các khâu trong sản xuất kinh doanh, phấn đấu giảm giá thành sản phẩm, giảm chi phí để tăng thu cho ngân sách.
Vụ kế toán - Tài chính phải tổ chức theo dõi, kiểm tra và lập phương án cụ thể về tiết kiệm chi 5% so với tổng dự toán ngân sách được duyệt năm 1994 để hướng dẫn toàn ngành thực hiện.
2. Đối với công tác quản lý trong xây dựng cơ bản, kể cả các công trình mới được duyệt năm 1994 và các công trình đang thi công thuộc các đơn vị ngân hàng, nhất thiết phải thực hiện đúng quy định trong chỉ thị số 92-CT của Thủ tướng Chính phủ và công văn số 115-NHQT ngày 2/3/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện chỉ thị trên. Trong quá trình thi công phải nghiêm túc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, tham ô và bảo đảm an toàn vật tư, thiết bị, phương tiện làm việc và cải tiến các khâu quản lý trong xây dựng cơ bản. Cục Quản trị phối hợp với các đơn vị liên quan để chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các việc nói trên.
3. Tổng Giám đốc các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng đầu tư và phát triển, Tổng Công ty vàng bạc đá quý, trong phạm vi đơn vị mình quản lý phải khẩn trương rà soát các hoạt động kinh doanh, bổ sung hoàn chỉnh điều lệ, nội quy hoạt động ; Rà soát lại các thủ tục nghiệp vụ để chống mọi sơ hở, dẫn đến cửa quyền, tham nhũng, phiền hà trong giao dịch. Từng đơn vị phải xây dựng phương án tiết kiệm chi năm 1994 và chỉ đạo thực hiện tiết kiệm chi theo tinh thần nội dung điểm 1 của chỉ thị này.
4. Các đề án về thị trường tín phiếu kho bạc, thị trường tiền tệ, chiến lược huy động vốn... Sau khi có ý kiến tham gia của các cố vấn và hội đồng tư vấn của Chính phủ phải khẩn trương hoàn chỉnh lại, phối hợp với Bộ Tài chính để trình Chính phủ xem xét cho ý kiến. Ban Thị trường vốn cùng các đơn vị liên quan phải tổ chức thực hiện để sớm hoàn chỉnh các đề án nói trên trình ban lãnh đạo xem xét trước khi trình chính phủ trong quý 2 - 1994.
5. Thanh tra và Tổng Kiểm soát thuộc Ngân hàng Nhà nước phải bố trí tổ chức thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị thuộc Ngân hàng theo đúng nội dung quy định trong chỉ thị này. Hàng tháng phải báo cáo kết quả kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị cũng như các biện pháp cần xử lý cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Trên đây là một số việc cấp bách cần triển khai ngay. Yêu cầu thủ trưởng các đơn vị được phân công phải tuỳ theo nhiệm vụ của đơn vị mình để có văn bản hướng dẫn chi tiết nội dung việc triển khai chỉ thị này đến các đơn vị trực thuộc hoặc liên quan và trực tiếp chỉ đạo thực hiện nội dung đó một cách có chất lượng cụ thể và có tổng kết báo cáo về ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước.
Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Tổng Giám đốc các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng đầu tư và phát triển , Tổng công ty vàng bạc đá quý Việt Nam , Giám đốc các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm thi hành chỉ thị này.
| THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
- 1Chỉ thị 04/CT-BTC năm 2013 tăng cường công tác thu và thực hiện tiết kiệm chi ngân sách nhà nước trong tháng cuối năm 2013 do Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 3467/QĐ-BNN-TTr năm 2015 về Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 3Quyết định 147/QĐ-BCĐTKLPCTN năm 2015 về Kế hoạch triển khai hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá công tác tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng do trưởng Ban Chỉ đạo Tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng ban hành
- 4Quyết định 2039/QĐ-NHNN năm 2015 về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 5Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Chỉ thị 154-TTg năm 1994 về việc giải quyết một số vấn đề cấp bách nhằm tăng thu và tiết kiệm chi ngân sách, chống tham nhũng và chống buôn lậu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 04/CT-BTC năm 2013 tăng cường công tác thu và thực hiện tiết kiệm chi ngân sách nhà nước trong tháng cuối năm 2013 do Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 3467/QĐ-BNN-TTr năm 2015 về Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 4Quyết định 147/QĐ-BCĐTKLPCTN năm 2015 về Kế hoạch triển khai hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá công tác tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng do trưởng Ban Chỉ đạo Tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng ban hành
Chỉ thị 03-CT/NH1 năm 1994 về triển khai thi hành Chỉ thị 154/TTg ngày 4/4/1994 giải quyết một số vấn đề cấp bách nhằm tăng thu và tiết kiệm chi ngân sách, chống tham nhũng và chống buôn lậu do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 03-CT/NH1
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 28/04/1994
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Cao Sỹ Kiêm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/04/1994
- Ngày hết hiệu lực: 16/10/2015
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực