Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2011/CT-UBND | Hải Dương, ngày 17 tháng 01 năm 2011 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC NHẬP CẢNH, CƯ TRÚ VÀ LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Thời gian qua, tình hình người nước ngoài nhập cảnh, cư trú, lao động trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng, một số doanh nghiệp đã sử dụng số lượng lớn lao động người nước ngoài vào làm việc nhưng không làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động. Có một số trường hợp người nước ngoài không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về xuất nhập cảnh và cư trú; có nhiều trường hợp người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, tuy đã được các cơ quan chức năng xử lý nghiêm nhưng tình hình vẫn còn diễn biến phức tạp.
Để tăng cường công tác quản lý đối với người nước ngoài nhập cảnh, cư trú và lao động trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh chỉ thị:
1. Công an tỉnh
a. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử lý đối với các trường hợp người nước ngoài nhập cảnh trái phép, không khai báo tạm trú và những hành vi vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh; kiểm tra, xử phạt đối với các chủ cơ sở có người nước ngoài cư trú, cá nhân, tổ chức bảo lãnh hoặc làm các thủ tục cho người nước ngoài không thực hiện đúng các quy định pháp luật về xuất nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài. Điều tra, xử lý nghiêm đối với các đối tượng người nước ngoài vi phạm pháp luật hình sự.
b. Chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, Công an các huyện, thành phố, thị xã làm tốt công tác quản lý người nước ngoài trên địa bàn; thường xuyên tổ chức kiểm tra, rà soát, xử lý kiên quyết các trường hợp người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự.
c. Phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh hướng dẫn cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức làm thủ tục cấp giấy phép lao động đối với người nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
d. Hướng dẫn và thực hiện theo thẩm quyền việc cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, thẻ tạm trú, khai báo tạm trú cho người nước ngoài nhập cảnh với mục đích du lịch, lao động, làm việc, thăm thân hoặc mục đích khác trên địa bàn tỉnh.
đ. Báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an xây dựng Đề án triển khai ứng dụng hỗ trợ nghiệp vụ quản lý xuất nhập cảnh địa phương qua Internet; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định về việc truyền dữ liệu khai báo tạm trú của người nước ngoài nghỉ qua đêm trên địa bàn tỉnh, từ các cơ sở cho người nước ngoài lưu trú, từ Công an phường, xã, thị trấn về Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh Công an tỉnh, qua đường truyền Internet được nhanh chóng, chính xác, kịp thời.
2. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
a. Thực hiện việc cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp ở ngoài khu công nghiệp theo đúng quy định pháp luật.
b. Tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc, nhắc nhở các doanh nghiệp ở ngoài khu công nghiệp thực hiện việc tuyển dụng, quản lý lao động là người nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật.
c. Tăng cường kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp có sử dụng lao động là người nước ngoài, kiên quyết xử lý các doanh nghiệp có sử dụng lao động là người nước ngoài nhưng không có giấy phép theo quy định của pháp luật.
3. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh
a. Thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa Sở Lao động, Thương binh và Xã hội - Công an tỉnh - Sở Kế hoạch và Đầu tư - Sở Xây dựng về việc quản lý người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiêp, tổ chức trên địa bàn tỉnh. Thực hiện việc cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp ở trong các khu công nghiệp theo ủy quyền của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.
b. Tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc, nhắc nhở các doanh nghiệp ở trong các khu công nghiệp thực hiện việc tuyển dụng, quản lý lao động là người nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật.
c. Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy định của pháp luật về tuyển dụng, quản lý lao động là người nước ngoài tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Cung cấp danh mục các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý lao động là người nước ngoài (do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cung cấp) cho nhà đầu tư; đôn đốc, nhắc nhở nhà đầu tư thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
5. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến người nước ngoài nhập cảnh, các tổ chức, cơ quan đơn vị có liên quan trong việc quản lý, sử dụng lao động người nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
6. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh xử lý các vụ việc có liên quan đến người nước ngoài. Thông báo với cơ quan lãnh sự nước ngoài các trường hợp công dân của họ vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc các vụ việc có liên quan đến người nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, hướng dẫn các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về bảo lãnh và tổ chức du lịch cho khách nước ngoài; hướng dẫn các cơ sở kinh doanh lưu trú khai báo tạm trú của người nước ngoài và thực hiện truyền dữ liệu lưu trú về Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh Công an tỉnh; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền các cơ sở lưu trú vi phạm pháp luật.
8. Các cơ quan thông tin truyền thông của tỉnh phối hợp với Công an tỉnh và các Sở, ngành có liên quan, thực hiện việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về quy định của pháp luật trong công tác quản lý nhập cảnh, cư trú, lao động người nước ngoài và thông tin để nhân dân nâng cao cảnh giác, kịp thời tố giác các hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan chức năng để xử lý.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm
a. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân địa phương nâng cao tinh thần cảnh giác với các hành vi lừa gạt, vi phạm pháp luật của một số cá nhân, tổ chức nước ngoài để nhân dân phát hiện, kịp thời tố giác tội phạm là cá nhân, tổ chức nước ngoài cho cơ quan nhà nước.
b. Chỉ đạo cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, các cơ sở lưu trú cho người nước ngoài tạm trú không đúng quy định, để xử lý sai phạm theo quy định pháp luật.
c. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn quản lý chặt chẽ các cơ sở cho người nước ngoài lưu trú, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về đăng ký và quản lý cư trú của người nước ngoài trên địa bàn phường, xã, thị trấn; truyền dữ liệu người nước ngoài tạm trú về Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh.
10. Trách nhiệm của chủ cơ sở cho người nước ngoài lưu trú, chủ doanh nghiệp có sử dụng lao động nước ngoài trên địa bàn tỉnh
a. Chủ cơ sở có người nước ngoài lưu trú tại khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ của mình hướng dẫn người nước ngoài nghỉ qua đêm phải khai báo tạm trú. Thủ tục khai báo tạm trú của người nước ngoài bao gồm: xuất trình hộ chiếu, tờ khai nhập xuất cảnh, chứng nhận tạm trú và thị thực (nếu thuộc diện phải có thị thực); khai vào phiếu khai báo tạm trú theo mẫu do Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh ban hành; lập danh sách người nước ngoài khai báo tạm trú nộp tại Công an phường, xã, thị trấn sở tại.
b. Đối với doanh nghiệp và cơ sở có người nước ngoài lưu trú đã nối mạng internet, đăng ký tạm trú tại trang web xuất nhập cảnh của Công an tỉnh và thông báo số lượng người nước ngoài tạm trú cho Công an phường, xã, thị trấn sở tại biết theo quy định.
c. Chủ doanh nghiệp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có người nước ngoài làm việc, chịu trách nhiệm về việc tuyển dụng người lao động nước ngoài làm việc phải có giấy phép lao động theo quy định.
d. Đối với người nước ngoài làm việc mà thuộc trường hợp không phải cấp giấy phép lao động, người sử dụng lao động phải lập danh sách trích ngang gửi về về Sở Lao động Thương binh và Xã hội theo quy định tại Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
11. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý người nước ngoài vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
Giám đốc các Sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã; các xã, phường, thị trấn và các tổ chức cá nhân có liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị này. Công an tỉnh hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và định kỳ tổng hợp báo cáo Bộ Công an và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Chỉ thị 02/2009/CT-UBND về tăng cường quản lý nhà nước đối với việc nhập cảnh, cư trú và lao động của người nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 04/2013/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp công tác quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 3Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác quản lý cư trú của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 4Quyết định 12/2014/QĐ-UBND về quản lý cư trú, hoạt động của người nước ngoài tại Dự án khách sạn sân golf Hoàng Đồng - Lạng Sơn
- 5Quyết định 3067/QĐ-UBND năm 2015 Quy chế phối hợp trong công tác quản lý Nhà nước về nhập, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 6Quyết định 556/2016/QĐ-UBND Quy chế phối hợp giữa các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Quảng Ninh
- 7Quyết định 68/2016/QĐ-UBND về lệ phí đăng ký, quản lý cư trú tại tỉnh Hà Nam
- 8Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2018 về tăng cường công tác quản lý lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 1Nghị định 34/2008/NĐ-CP quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- 2Chỉ thị 02/2009/CT-UBND về tăng cường quản lý nhà nước đối với việc nhập cảnh, cư trú và lao động của người nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 04/2013/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp công tác quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 4Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác quản lý cư trú của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 5Quyết định 12/2014/QĐ-UBND về quản lý cư trú, hoạt động của người nước ngoài tại Dự án khách sạn sân golf Hoàng Đồng - Lạng Sơn
- 6Quyết định 3067/QĐ-UBND năm 2015 Quy chế phối hợp trong công tác quản lý Nhà nước về nhập, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 7Quyết định 556/2016/QĐ-UBND Quy chế phối hợp giữa các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Quảng Ninh
- 8Quyết định 68/2016/QĐ-UBND về lệ phí đăng ký, quản lý cư trú tại tỉnh Hà Nam
- 9Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2018 về tăng cường công tác quản lý lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Chỉ thị 03/2011/CT-UBND năm 2011 về tăng cường quản lý Nhà nước trong công tác nhập cảnh, cư trú và lao động của người nước ngoài trên địa bàn do tỉnh Hải Dương ban hành
- Số hiệu: 03/2011/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 17/01/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương
- Người ký: Lê Hồng Văn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra