Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2013/CT-UBND | Đồng Nai, ngày 05 tháng 11 năm 2013 |
Quốc hội, Chính phủ đã ban hành, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hoạt động điện lực và sử dụng điện liên quan về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp: Luật Điện lực số 28/2004/QH11, Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực; Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp, Nghị định số 81/2009/NĐ-CP ngày 12/10/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP, Nghị định số 68/2010/NĐ-CP ngày 15/6/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Điện lực. Tuy nhiên, trong thời gian qua việc phối hợp và tổ chức triển khai thực hiện các văn bản này còn chậm, thiếu đồng bộ; tình hình vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp (HLATLĐCA) gây sự cố, tai nạn điện vẫn thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh và đời sống sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, hạn chế đến mức thấp nhất các sự cố lưới điện, ngăn ngừa tai nạn điện xảy ra do vi phạm hành lang, đảm bảo an toàn tính mạng cho người, tài sản của Nhà nước và nhân dân; UBND tỉnh Đồng Nai chỉ thị cho các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa và các đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh như sau:
1. UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa
a) Quản lý, kiểm tra, giám sát trật tự xây dựng trên địa bàn để kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp xây dựng trái phép vi phạm HLATLĐCA. Trước khi cấp phép xây dựng cho công trình, nhà ở trong phạm vi hành lang an toàn lưới điện phải yêu cầu chủ công trình thỏa thuận với ngành điện.
b) Phối hợp với ngành điện và các đơn vị liên quan xác nhận diện tích, nguồn gốc phần đất vi phạm để có hướng giải quyết thỏa đáng đối với các trường hợp công trình, nhà ở vi phạm HLATLĐCA, kiểm tra, lập biên bản, xử lý các hành vi vi phạm HLATLĐCA trên địa bàn. Xử phạt vi phạm pháp luật các trường hợp vi phạm bảo vệ an toàn công trình điện và HLATLĐCA theo thẩm quyền quy định tại Khoản 2, Điều 18 của Nghị định số 68/2010/NĐ-CP ngày 15/6/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Điện lực.
c) Phối hợp với các ngành liên quan tăng cường công tác tuyên truyền các văn bản quy định của Nhà nước về bảo vệ HLATLĐCA đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
d) Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn:
- Quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, phối hợp với ngành điện kiểm tra, vận động nhân dân tháo gỡ biển báo, hộp đèn, bảng hiệu, di dời ăngten ti vi gần đường dây điện,... có nguy cơ gây sự cố; lập biên bản, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm HLATLĐCA. Xử phạt vi phạm pháp luật các trường hợp vi phạm bảo vệ an toàn công trình điện và HLATLĐCA theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 18 của Nghị định số 68/2010/NĐ-CP.
- Chỉ đạo từng khu phố, ấp, thôn xóm tổ chức tuyên truyền bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp thông qua cuộc họp tổ dân phố, họp xóm,...nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật của người dân.
a) Tổng hợp tình hình sự cố, tai nạn điện do vi phạm HLATLĐCA, kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo về bảo vệ HLATLĐCA.
b) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm HLATLĐCA cho các đơn vị chức năng liên quan theo quy định pháp luật.
c) Phân công công chức chuyên trách theo dõi việc thực hiện công tác bảo vệ HLATLĐCA; đôn đốc, kiểm tra việc lập biên bản, xử lý các trường hợp vi phạm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
d) Tăng cường phối hợp với ngành điện và các ban ngành liên quan thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ HLATLĐCA.
đ) Chỉ đạo Thanh tra Sở Công Thương phối hợp với các ngành có liên quan kiểm tra, lập biên bản xử lý dứt điểm các hành vi vi phạm HLATLĐCA còn tồn đọng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Xử phạt vi phạm pháp luật các trường hợp vi phạm bảo vệ an toàn công trình điện và HLATLĐCA theo thẩm quyền quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 19 của Nghị định số 68/2010/NĐ-CP.
e) Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ HLATLĐCA trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Lập dự toán kinh phí hoạt động và có trách nhiệm quản lý kinh phí của Ban Chỉ đạo được cấp theo quy định của pháp luật.
a) Phối hợp với các ngành, các cấp kiểm tra, lập biên bản xử lý các hành vi vi phạm HLATLĐCA trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Xử lý vi phạm pháp luật các trường hợp vi phạm bảo vệ an toàn công trình điện và HLATLĐCA theo thẩm quyền quy định tại Khoản 1, Điều 22 của Nghị định số 68/2010/NĐ-CP.
b) Chỉ đạo cho các đơn vị nghiệp vụ chức năng tham gia, phối hợp cùng với địa phương và ngành điện, xử lý các trường hợp vi phạm khi có yêu cầu. Đảm bảo tình hình an ninh trật tự cho việc thực hiện công tác kiểm tra, xử lý, giải quyết các vi phạm HLATLĐCA của các ngành chức năng.
a) Phối hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan kiểm tra, lập biên bản xử lý các trường hợp xây dựng vi phạm HLATLĐCA.
b) Chỉ đạo Thanh tra xây dựng kiểm tra, lập biên bản và xử phạt vi phạm pháp luật các trường hợp vi phạm bảo vệ an toàn công trình điện và HLATLĐCA theo thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 22 của Nghị định số 68/2010/NĐ-CP.
c) Tăng cường công tác quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn, tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp cây xanh có biện pháp chặt tỉa cây cối gần hành lang lưới điện, đề phòng sự cố xảy ra do cây ngã đổ, va quệt vào đường dây điện.
d) Trước khi cấp phép xây dựng cho các công trình trong phạm vi hành lang lưới điện phải yêu cầu chủ sở hữu công trình đó thực hiện thỏa thuận bằng văn bản với ngành điện để được hướng dẫn các biện pháp an toàn trong quá trình làm việc. Đồng thời, tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng thực hiện đúng các thủ tục, đảm bảo an toàn hành lang lưới điện cao áp.
5. Sở Giao thông Vận tải Đồng Nai
a) Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát các công trình xây dựng giao thông trên địa bàn, đặc biệt là các công trình trong phạm vi HLATLĐCA, phối hợp với ngành điện kịp thời lập biên bản xử lý các trường hợp vi phạm gây mất an toàn cho công trình lưới điện cao áp.
b) Chỉ đạo các nhà đầu tư, nhà thầu thi công công trình giao thông trong phạm vi HLATLĐCA phải có văn bản thỏa thuận với ngành điện để được phối hợp cắt điện, đồng thời thực hiện các biện pháp an toàn trong quá trình thi công, đề phòng vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện gây ra sự cố khi vận hành các thiết bị, phương tiện cơ giới trong phạm vi HLATLĐCA.
c) Chỉ đạo các doanh nghiệp, công ty vận tải, chủ công trình xây dựng thực hiện các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn các lái xe, công nhân vận hành máy móc tại công trường tuân thủ thực hiện đúng quy định của pháp luật, đảm bảo các khoảng cách an toàn phóng điện theo từng cấp điện áp khi làm việc gần đường dây lưới điện cao áp.
d) Phối hợp với Sở Công Thương tổ chức tập huấn cho các đối tượng lái xe cẩu, xe ben, xe nâng,…các kiến thức về an toàn điện khi điều khiển phương tiện trong phạm vi bảo vệ HLATLĐCA.
a) Trên cơ sở dự toán của Ban Chỉ đạo HLATLĐCA được cấp thẩm quyền phê duyệt, Sở Tài chính bố trí ngân sách đảm bảo hoạt động của Ban Chỉ đạo (về công tác kiểm tra, xử lý, tập huấn, tuyên truyền phổ biến của Ban Chỉ đạo).
b) Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan hướng dẫn việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ trong công tác đảm bảo HLATLĐCA theo quy định của pháp luật.
c) Hướng dẫn quản lý và sử dụng tiền thu được từ việc xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ an toàn công trình điện và HLTLĐCA.
a) Phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa tổ chức kiểm tra, rà soát để có kiến nghị sửa đổi, bổ sung hay ban hành mới văn bản liên quan về bảo vệ HLATLĐCA.
b) Phối hợp với Sở Công Thương rà soát các văn bản pháp luật hiện hành, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh ban hành quy định xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm HLATLĐCA gây sự cố, tai nạn điện làm thiệt hại về tài sản của ngành điện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
8. Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai
a) Phối hợp với UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa, các đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp hoàn tất thủ tục xác định hiện trạng vị trí trụ, hướng tuyến đường dây điện đi qua các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
b) Chỉ đạo Thanh tra môi trường kiểm tra, lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính các trường hợp vi phạm bảo vệ an toàn công trình điện và HLATLĐCA theo thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 22 của Nghị định số 68/2010/NĐ-CP.
9. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Nai
Chủ trì hoặc phối hợp với các Sở, ban, ngành tổ chức thông tin, tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về bảo vệ HLATLĐCA và sử dụng điện an toàn bằng nhiều hình thức như: phát trên đài phát thanh các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn; tuyên truyền lưu động; treo băng rôn, pano, khẩu hiệu,…
10. Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai
Chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tăng cường phối hợp, hỗ trợ ngành điện thực hiện việc tuyên truyền, bảo vệ HLATLĐCA, sử dụng điện an toàn đến các em học sinh, như: không đá bóng, thả diều gần đường dây điện, không leo trèo gỡ tổ chim, bắn chim trên đường dây điện và tháo gỡ các thiết bị của ngành điện…
11. Ban Quản lý các Khu Công nghiệp Đồng Nai
a) Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về cây xanh trong Khu Công nghiệp, kiểm tra, theo dõi và đôn đốc ngành điện, công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN, doanh nghiệp trong KCN chặt tỉa cây cối vi phạm hành lang, cây cao ngoài hành lang có khả năng ngã đổ vào đường dây. Hướng dẫn chủ các doanh nghiệp và công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN không trồng các loại cây có khả năng phát triển nhanh trong HLATLĐCA.
b) Tổ chức tuyên truyền đến các doanh nghiệp có sử dụng các thiết bị, phương tiện vận tải lưu ý đến các khoảng cách an toàn phóng điện theo từng cấp điện áp như quy định tại Điều 3 Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ khi lưu thông, làm việc ở khu vực có đường dây lưới điện cao áp ở phía trên.
12. Đài PT - TH Đồng Nai, Báo Đồng Nai
a) Tổ chức đưa tin, thực hiện các phóng sự, đoạn phim về bảo vệ HLATLĐCA và sử dụng điện an toàn trong nhân dân.
b) Phối hợp, hỗ trợ Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai trong việc thực hiện các biện pháp tuyên truyền về bảo vệ HLATLĐCA và sử dụng điện an toàn trong nhân dân, trong đó hỗ trợ chi phí theo phương thức cổ động, không tính theo chi phí quảng cáo.
13. Tổng Công ty Điện lực miền Nam, Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai, Công ty Truyền tải điện 4
a) Thường xuyên kiểm tra lưới điện, kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm HLATLĐCA và phối hợp với các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xử lý theo quy định.
b) Tăng cường công tác phát quang hành lang lưới điện, chủ trì, phối hợp với địa phương và các ban ngành liên quan tổ chức vận động nhân dân tháo gỡ biển báo, biển quảng cáo, di dời ăngten ti vi gần lưới điện cao áp,… có nguy cơ gây mất an toàn lưới điện.
c) Phối hợp với địa phương cùng các ban ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật của Nhà nước về bảo vệ HLATLĐCA và sử dụng điện an toàn (bằng nguồn kinh phí của ngành điện) nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
d) Bố trí phương tiện đi lại cho các ban ngành liên quan tham gia kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm bảo vệ HLATLĐCA.
đ) Rà soát lại lưới điện, trạm điện để có kế hoạch nâng cấp, cải tạo các đường dây dẫn điện, các trạm điện đã xuống cấp có nguy cơ gây sự cố cao; treo biển báo hoặc xử lý kỹ thuật các vị trí đường dây băng ngang đường có nguy cơ xảy ra sự cố khi phương tiện, xe cộ lưu thông qua lại.
e) Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận được văn bản đề nghị và hồ sơ liên quan của chủ các công trình xây dựng (hoặc cơ quan cấp phép xây dựng) phải có văn bản thỏa thuận về các điều kiện an toàn đối với nhà ở, công trình xây dựng đó. Trường hợp không thỏa thuận được phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
g) Hướng dẫn trình tự, thủ tục, giải pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn điện cho chủ nhà ở và công trình đủ điều kiện tồn tại (hoặc không đủ điều kiện tồn tại) khi cơi nới, xây dựng mới trong HLATLĐCA.
h) Tiến hành ngừng cung cấp điện khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm HLATLĐCA theo quy định về điều kiện, trình tự và thủ tục ngừng, giảm mức cung cấp điện theo quy định của pháp luật hiện hành để đề phòng xảy ra sự cố, tai nạn điện.
i) Kịp thời tổng hợp, báo cáo Sở Công Thương tình hình vi phạm HLATLĐCA để tham mưu đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu sự cố, tai nạn điện.
a) Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa, Thủ trưởng các đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị này.
b) Giao Ban Chỉ đạo bảo vệ HLATLĐCA tỉnh Đồng Nai thường xuyên tổ chức kiểm tra, xử lý kịp thời các trường hợp không chấp hành Chỉ thị này và các văn bản pháp luật về bảo vệ HLATLĐCA.
c) Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Chỉ thị số 23/2006/CT-UBND ngày 20/6/2006 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc thực hiện tăng cường các biện pháp xử lý công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 01/2013/CT-UBND về tăng cường quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp và an toàn điện trong nhân dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 2Chỉ thị 13/2011/CT-UBND về tăng cường công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 3Chỉ thị 06/2011/CT-UBND về thực hiện bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 4Quyết định 2107/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị định 16/2013/NĐ-CP do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 5Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2013 về tăng cường công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 6Quyết định 3626/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 7Chỉ thị 5/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý bảo vệ hành lang lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 1Nghị định 106/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp
- 2Luật Điện Lực 2004
- 3Nghị định 81/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 106/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp
- 4Nghị định 68/2010/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực
- 5Luật điện lực sửa đổi 2012
- 6Chỉ thị 01/2013/CT-UBND về tăng cường quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp và an toàn điện trong nhân dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 7Chỉ thị 13/2011/CT-UBND về tăng cường công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 8Chỉ thị 06/2011/CT-UBND về thực hiện bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 9Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2013 về tăng cường công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 10Quyết định 3626/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 11Chỉ thị 5/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý bảo vệ hành lang lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Chỉ thị 01/2013/CT-UBND tăng cường biện pháp bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- Số hiệu: 01/2013/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 05/11/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Phan Thị Mỹ Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/11/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra