Phần 8 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
1. Phần này quy định về thẩm quyền, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; trường hợp Phần này không có quy định thì áp dụng các quy định khác có liên quan của Bộ luật này để giải quyết.
2. Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
3. Các hoạt động tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp.
1. Người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam có quyền khởi kiện đến Tòa án Việt Nam để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm hoặc có tranh chấp.
Chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài theo ủy quyền có quyền khởi kiện đến Tòa án Việt Nam để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức nước ngoài ủy quyền bị xâm phạm hoặc có tranh chấp.
2. Khi tham gia tố tụng dân sự, người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, Nhà nước nước ngoài có quyền, nghĩa vụ tố tụng như công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam.
3. Nhà nước Việt Nam có thể áp dụng nguyên tắc có đi có lại để hạn chế quyền tố tụng dân sự tương ứng của người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài mà Tòa án của nước đó đã hạn chế quyền tố tụng dân sự đối với công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam, chi nhánh, văn phòng đại diện tại nước ngoài của cơ quan, tổ chức Việt Nam.
Điều 466. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của người nước ngoài
1. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của người nước ngoài được xác định như sau:
a) Theo pháp luật của nước mà người nước ngoài có quốc tịch; trường hợp người nước ngoài là người không quốc tịch thì theo pháp luật của nước nơi người đó cư trú; nếu người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam thì theo pháp luật Việt Nam;
b) Theo pháp luật của nước nơi người nước ngoài có quốc tịch và cư trú tại một trong các nước mà họ có quốc tịch nếu họ có nhiều quốc tịch nước ngoài.
Trường hợp người nước ngoài có nhiều quốc tịch và cư trú ở nước mà không cùng với quốc tịch của nước đó thì theo pháp luật của nước nơi người nước ngoài có thời gian mang quốc tịch dài nhất;
c) Theo pháp luật Việt Nam nếu người nước ngoài có nhiều quốc tịch và một trong quốc tịch đó là quốc tịch Việt Nam hoặc người nước ngoài có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú tại Việt Nam.
2. Người nước ngoài có thể được công nhận có năng lực hành vi tố tụng dân sự tại Tòa án Việt Nam, nếu theo quy định của pháp luật nước ngoài thì họ không có năng lực hành vi tố tụng dân sự, nhưng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì họ có năng lực hành vi tố tụng dân sự.
Điều 467. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, Nhà nước nước ngoài
1. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi cơ quan, tổ chức đó được thành lập.
Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài được xác định theo pháp luật Việt Nam.
2. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế được xác định trên cơ sở điều ước quốc tế là căn cứ để thành lập tổ chức đó, quy chế hoạt động của tổ chức quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trường hợp tổ chức quốc tế tuyên bố từ bỏ quyền ưu đãi, quyền miễn trừ thì năng lực pháp luật tố tụng dân sự của tổ chức quốc tế đó được xác định theo pháp luật Việt Nam.
Đương sự là người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, Nhà nước nước ngoài tham gia tố tụng tại Tòa án Việt Nam có quyền tự mình hoặc nhờ luật sư, người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp sau đây:
a) Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
b) Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;
c) Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;
d) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
đ) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;
e) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.
2. Sau khi xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam theo quy định của Chương này, Tòa án áp dụng các quy định tại
Điều 470. Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam
1. Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam:
a) Vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam;
b) Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam;
c) Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam.
2. Những việc dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam:
a) Các yêu cầu không có tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Yêu cầu xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;
c) Tuyên bố công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị mất tích, đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;
d) Tuyên bố người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam;
đ) Công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 471. Không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đã được một Tòa án Việt Nam thụ lý giải quyết theo quy định về thẩm quyền của Bộ luật này thì phải được Tòa án đó tiếp tục giải quyết mặc dù trong quá trình giải quyết có sự thay đổi quốc tịch, nơi cư trú, địa chỉ của các đương sự hoặc có tình tiết mới làm cho vụ việc dân sự đó thuộc thẩm quyền của Tòa án khác của Việt Nam hoặc của Tòa án nước ngoài.
1. Tòa án Việt Nam phải trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Các đương sự được thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và đã lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài giải quyết vụ việc đó.
Trường hợp các bên thay đổi thỏa thuận lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài bằng thỏa thuận lựa chọn Tòa án Việt Nam hoặc thỏa thuận lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài bị vô hiệu hoặc không thể thực hiện được, hoặc Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài từ chối thụ lý đơn thì Tòa án Việt Nam vẫn có thẩm quyền giải quyết;
b) Vụ việc không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam quy định tại
c) Vụ việc không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam quy định tại
d) Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài hoặc phán quyết của Trọng tài.
Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài không được Tòa án Việt Nam công nhận thì Tòa án Việt Nam vẫn có thẩm quyền giải quyết vụ việc đó;
đ) Bị đơn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.
2. Trường hợp trả lại đơn hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này thì tiền tạm ứng án phí, lệ phí được xử lý theo quy định của Bộ luật này.
Điều 473. Yêu cầu cung cấp thông tin về nhân thân, xác định địa chỉ của đương sự ở nước ngoài
1. Người khởi kiện, người yêu cầu phải ghi đầy đủ họ, tên, địa chỉ, quốc tịch của đương sự ở nước ngoài trong đơn khởi kiện, đơn yêu cầu kèm theo giấy tờ, tài liệu xác thực họ, tên, địa chỉ, quốc tịch của đương sự đó.
Trường hợp không ghi đầy đủ họ, tên, địa chỉ, quốc tịch của đương sự ở nước ngoài hoặc thiếu những nội dung trên thì phải bổ sung trong thời hạn do Tòa án ấn định, hết thời hạn đó mà không cung cấp được thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu.
2. Trường hợp không xác định được địa chỉ của đương sự ở nước ngoài thì người khởi kiện, người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án Việt Nam đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác định địa chỉ của đương sự hoặc có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú hoặc yêu cầu Tòa án Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tuyên bố đương sự mất tích hoặc đã chết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trả lời cho Tòa án Việt Nam không xác định được địa chỉ của đương sự ở nước ngoài hoặc sau 06 tháng mà không có trả lời thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu.
Điều 474. Các phương thức tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án cho đương sự ở nước ngoài
1. Tòa án thực hiện việc tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án theo một trong các phương thức sau đây:
a) Theo phương thức được quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Theo đường ngoại giao đối với đương sự cư trú ở nước mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế;
c) Theo đường dịch vụ bưu chính đến địa chỉ của đương sự đang cư trú ở nước ngoài với điều kiện pháp luật nước đó đồng ý với phương thức tống đạt này;
d) Theo đường dịch vụ bưu chính đến cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài để tống đạt cho đương sự là công dân Việt Nam ở nước ngoài;
đ) Đối với cơ quan, tổ chức nước ngoài có văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam thì việc tống đạt có thể được thực hiện qua văn phòng đại diện, chi nhánh của họ tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này;
e) Theo đường dịch vụ bưu chính cho người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền tại Việt Nam của đương sự ở nước ngoài.
2. Các phương thức tống đạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này được thực hiện theo pháp luật tương trợ tư pháp.
3. Trường hợp các phương thức tống đạt quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện không có kết quả thì Tòa án tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, Tòa án đang giải quyết vụ việc hoặc tại nơi cư trú cuối cùng của đương sự tại Việt Nam trong thời hạn 01 tháng và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có), Cổng thông tin điện tử của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; trường hợp cần thiết, Tòa án có thể thông báo qua kênh dành cho người nước ngoài của Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong 03 ngày liên tiếp.
Điều 475. Thu thập chứng cứ ở nước ngoài
Tòa án thực hiện thu thập chứng cứ ở nước ngoài theo một trong các phương thức sau đây:
1. Theo quy định tại
2. Theo đường dịch vụ bưu chính yêu cầu đương sự là công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài gửi giấy tờ, tài liệu, chứng cứ cho Tòa án Việt Nam.
Điều 476. Thông báo về việc thụ lý, ngày mở phiên họp, phiên tòa
1. Tòa án phải gửi thông báo thụ lý vụ án, trong đó nêu rõ thời gian, địa điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (sau đây gọi chung là phiên họp hòa giải), mở lại phiên họp hòa giải, mở phiên tòa và mở lại phiên tòa trong văn bản thông báo thụ lý vụ án cho đương sự ở nước ngoài.
2. Thời hạn mở phiên tòa, phiên họp hòa giải được xác định như sau:
a) Phiên họp hòa giải phải được mở sớm nhất là 06 tháng và chậm nhất là 08 tháng, kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án. Ngày mở lại phiên họp hòa giải (nếu có) được ấn định cách ngày mở phiên họp hòa giải chậm nhất là 01 tháng;
b) Phiên tòa phải được mở sớm nhất là 09 tháng và chậm nhất là 12 tháng, kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án. Ngày mở lại phiên tòa (nếu có) được ấn định cách ngày mở phiên tòa chậm nhất là 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại
3. Tòa án phải gửi thông báo thụ lý việc dân sự, trong đó nêu rõ thời gian, địa điểm mở phiên họp, mở lại phiên họp giải quyết việc dân sự trong văn bản thông báo thụ lý việc dân sự cho đương sự ở nước ngoài.
Phiên họp phải được mở sớm nhất là 06 tháng và chậm nhất là 08 tháng, kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý việc dân sự. Ngày mở lại phiên họp giải quyết việc dân sự (nếu có) được ấn định cách ngày mở phiên họp lần đầu chậm nhất là 01 tháng.
Khi nhận được kết quả tống đạt và kết quả thu thập chứng cứ ở nước ngoài, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau:
1. Không mở phiên họp hòa giải khi đã nhận được kết quả tống đạt theo một trong các phương thức quy định tại
2. Hoãn phiên họp hòa giải nếu đã nhận được thông báo về việc tống đạt đã hoàn thành nhưng đến ngày mở phiên họp hòa giải mà Tòa án vẫn không nhận được lời khai, tài liệu, chứng cứ của đương sự và họ không đề nghị được vắng mặt tại phiên họp hòa giải. Nếu đến ngày mở lại phiên họp hòa giải mà đương sự ở nước ngoài vẫn vắng mặt thì Tòa án xác định đây là trường hợp không tiến hành hòa giải được;
3. Tòa án hoãn phiên tòa trong các trường hợp sau đây:
a) Đương sự ở nước ngoài đề nghị hoãn phiên tòa lần thứ nhất;
b) Đương sự ở nước ngoài vắng mặt tại phiên tòa lần thứ nhất, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;
4. Tòa án không nhận được văn bản thông báo về kết quả tống đạt cũng như lời khai, tài liệu, chứng cứ của đương sự ở nước ngoài và đến ngày mở phiên tòa đương sự ở nước ngoài không có mặt, không có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt họ thì Tòa án hoãn phiên tòa. Ngay sau khi hoãn phiên tòa thì Tòa án có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp hoặc cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thông báo về việc thực hiện tống đạt văn bản tố tụng của Tòa án cho đương sự ở nước ngoài trong trường hợp Tòa án thực hiện việc tống đạt thông qua các cơ quan này theo một trong các phương thức quy định tại các
Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được văn bản của Tòa án, cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài phải thông báo cho Tòa án về kết quả thực hiện việc tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Bộ Tư pháp nhận được văn bản của Tòa án, Bộ Tư pháp phải có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài trả lời về kết quả thực hiện ủy thác tư pháp.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài gửi về thì Bộ Tư pháp phải trả lời cho Tòa án.
Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chuyển văn bản của Tòa án cho cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài mà không nhận được văn bản trả lời thì Bộ Tư pháp phải thông báo cho Tòa án biết để làm căn cứ giải quyết vụ án;
5. Tòa án xét xử vắng mặt đương sự ở nước ngoài trong các trường hợp sau đây:
a) Tòa án đã nhận được kết quả tống đạt theo một trong các phương thức tống đạt quy định tại
b) Tòa án đã thực hiện các biện pháp quy định tại
c) Tòa án không nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều này về kết quả thực hiện việc tống đạt cho đương sự ở nước ngoài.
6. Nếu Tòa án nhận được văn bản thông báo về việc tống đạt không thực hiện được do họ, tên, địa chỉ của đương sự không đúng hoặc đương sự đã chuyển đến địa chỉ mới nhưng không rõ địa chỉ mới thì Tòa án giải quyết như sau:
a) Tòa án yêu cầu nguyên đơn và người thân thích trong nước của đương sự ở nước ngoài (nếu có) cung cấp địa chỉ đúng hoặc địa chỉ mới của đương sự ở nước ngoài. Tòa án tiếp tục tống đạt thông báo thụ lý cho đương sự ở nước ngoài theo địa chỉ do nguyên đơn, người thân thích trong nước của đương sự ở nước ngoài cung cấp;
b) Nếu nguyên đơn, người thân thích trong nước của đương sự không cung cấp được hoặc người thân thích trong nước của đương sự từ chối cung cấp địa chỉ đúng hoặc địa chỉ mới của đương sự ở nước ngoài hoặc đương sự ở nước ngoài không có người thân thích ở Việt Nam thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án. Đồng thời, Tòa án giải thích cho người khởi kiện biết quyền yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm đương sự vắng mặt tại nơi cư trú hoặc yêu cầu Tòa án tuyên bố đương sự mất tích hoặc đã chết;
c) Trường hợp nguyên đơn là công dân Việt Nam yêu cầu ly hôn với người nước ngoài đang cư trú ở nước ngoài mà không thể thực hiện việc cung cấp đúng họ, tên, địa chỉ hoặc địa chỉ mới của người nước ngoài theo yêu cầu của Tòa án mặc dù nguyên đơn, thân nhân của họ hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài đã tiến hành xác minh tin tức, địa chỉ của người nước ngoài đó nhưng không có kết quả thì nguyên đơn yêu cầu Tòa án thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có), Cổng thông tin điện tử của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của nguyên đơn, Tòa án có thể thông báo qua kênh dành cho người nước ngoài của Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong 03 ngày liên tiếp.
Trong trường hợp này, Tòa án không phải tống đạt lại văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài. Hết thời hạn 01 tháng, kể từ ngày đăng thông báo, Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt đương sự.
1. Tòa án Việt Nam công nhận giấy tờ, tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài lập, cấp, xác nhận trong các trường hợp sau:
a) Giấy tờ, tài liệu và bản dịch tiếng Việt có công chứng, chứng thực đã được hợp pháp hóa lãnh sự;
b) Giấy tờ, tài liệu đó được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Tòa án Việt Nam công nhận giấy tờ, tài liệu do cá nhân cư trú ở nước ngoài lập trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy tờ, tài liệu lập bằng tiếng nước ngoài đã được dịch ra tiếng Việt có công chứng, chứng thực hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Giấy tờ, tài liệu được lập ở nước ngoài được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật nước ngoài và đã được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy tờ, tài liệu do công dân Việt Nam ở nước ngoài lập bằng tiếng Việt có chữ ký của người lập giấy tờ, tài liệu đó và đã được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 479. Thời hạn kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án xét xử vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài
1. Đương sự có mặt tại Việt Nam có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án trong thời hạn quy định tại
2. Đương sự cư trú ở nước ngoài không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án là 01 tháng, kể từ ngày bản án, quyết định được tống đạt hợp lệ hoặc kể từ ngày bản án, quyết định được niêm yết hợp lệ theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp Tòa án xét xử vắng mặt đương sự ở nước ngoài theo quy định tại
Tòa án cấp phúc thẩm thực hiện việc tống đạt, thông báo văn bản tố tụng xử lý kết quả tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài theo quy định tại các
Trường hợp Tòa án Việt Nam áp dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định của luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì trách nhiệm xác định và cung cấp pháp luật nước ngoài được thực hiện như sau:
1. Trường hợp đương sự được quyền lựa chọn pháp luật áp dụng là pháp luật nước ngoài và đã lựa chọn áp dụng pháp luật nước ngoài đó thì có nghĩa vụ cung cấp pháp luật nước ngoài đó cho Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự. Các đương sự chịu trách nhiệm về tính chính xác và hợp pháp của pháp luật nước ngoài đã cung cấp.
Trường hợp các đương sự không thống nhất được với nhau về pháp luật nước ngoài hoặc trong trường hợp cần thiết, Tòa án yêu cầu Bộ Tư pháp, Bộ ngoại giao, cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc thông qua Bộ ngoại giao đề nghị cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam cung cấp pháp luật nước ngoài;
2. Trường hợp luật của Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên quy định phải áp dụng pháp luật nước ngoài thì đương sự có quyền cung cấp pháp luật nước ngoài cho Tòa án hoặc Tòa án yêu cầu Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài cung cấp pháp luật nước ngoài;
3. Tòa án có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn về pháp luật nước ngoài cung cấp thông tin về pháp luật nước ngoài;
4. Hết thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Tòa án yêu cầu cung cấp pháp luật nước ngoài theo quy định tại Điều này mà không có kết quả thì Tòa án áp dụng pháp luật của Việt Nam để giải quyết vụ việc dân sự đó.
Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- Số hiệu: 92/2015/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 25/11/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: 29/12/2015
- Số công báo: Từ số 1251 đến số 1252
- Ngày hiệu lực: 01/07/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng dân sự
- Điều 2. Đối tượng áp dụng và hiệu lực của Bộ luật tố tụng dân sự
- Điều 3. Tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự
- Điều 4. Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
- Điều 5. Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự
- Điều 6. Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự
- Điều 7. Trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
- Điều 8. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự
- Điều 9. Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
- Điều 10. Hòa giải trong tố tụng dân sự
- Điều 11. Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự
- Điều 12. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
- Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
- Điều 14. Tòa án xét xử tập thể
- Điều 15. Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai
- Điều 16. Bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng dân sự
- Điều 17. Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
- Điều 18. Giám đốc việc xét xử
- Điều 19. Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án
- Điều 20. Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự
- Điều 21. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự
- Điều 22. Trách nhiệm chuyển giao tài liệu, giấy tờ của Tòa án
- Điều 23. Việc tham gia tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức, cá nhân
- Điều 24. Bảo đảm tranh tụng trong xét xử
- Điều 25. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự
- Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
- Điều 27. Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
- Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
- Điều 29. Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
- Điều 30. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
- Điều 31. Những yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
- Điều 32. Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
- Điều 33. Những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
- Điều 34. Thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức
- Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
- Điều 36. Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện
- Điều 37. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
- Điều 38. Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh
- Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
- Điều 40. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu
- Điều 41. Chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác; giải quyết tranh chấp về thẩm quyền
- Điều 42. Nhập hoặc tách vụ án
- Điều 43. Nguyên tắc xác định thẩm quyền của Tòa án trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng
- Điều 44. Trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng
- Điều 45. Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng
- Điều 46. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
- Điều 47. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án
- Điều 48. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán
- Điều 49. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm nhân dân
- Điều 50. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên
- Điều 51. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án
- Điều 52. Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng
- Điều 53. Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân
- Điều 54. Thay đổi Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên
- Điều 55. Thủ tục từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án
- Điều 56. Quyết định việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án
- Điều 57. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát
- Điều 58. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên
- Điều 59. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên
- Điều 60. Thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên
- Điều 61. Thủ tục từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên
- Điều 62. Quyết định việc thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên
- Điều 63. Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự
- Điều 64. Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự
- Điều 65. Xét xử vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn
- Điều 66. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án dân sự
- Điều 67. Thành phần giải quyết việc dân sự
- Điều 68. Đương sự trong vụ việc dân sự
- Điều 69. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự
- Điều 70. Quyền, nghĩa vụ của đương sự
- Điều 71. Quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn
- Điều 72. Quyền, nghĩa vụ của bị đơn
- Điều 73. Quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
- Điều 74. Kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng
- Điều 75. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
- Điều 76. Quyền, nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
- Điều 77. Người làm chứng
- Điều 78. Quyền, nghĩa vụ của người làm chứng
- Điều 79. Người giám định
- Điều 80. Quyền, nghĩa vụ của người giám định
- Điều 81. Người phiên dịch
- Điều 82. Quyền, nghĩa vụ của người phiên dịch
- Điều 83. Thủ tục từ chối giám định, phiên dịch hoặc đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch
- Điều 84. Quyết định việc thay đổi người giám định, người phiên dịch
- Điều 85. Người đại diện
- Điều 86. Quyền, nghĩa vụ của người đại diện
- Điều 87. Những trường hợp không được làm người đại diện
- Điều 88. Chỉ định người đại diện trong tố tụng dân sự
- Điều 89. Chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự
- Điều 90. Hậu quả của việc chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự
- Điều 91. Nghĩa vụ chứng minh
- Điều 92. Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh
- Điều 93. Chứng cứ
- Điều 94. Nguồn chứng cứ
- Điều 95. Xác định chứng cứ
- Điều 96. Giao nộp tài liệu, chứng cứ
- Điều 97. Xác minh, thu thập chứng cứ
- Điều 98. Lấy lời khai của đương sự
- Điều 99. Lấy lời khai của người làm chứng
- Điều 100. Đối chất
- Điều 101. Xem xét, thẩm định tại chỗ
- Điều 102. Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định
- Điều 103. Trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo
- Điều 104. Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản
- Điều 105. Ủy thác thu thập chứng cứ
- Điều 106. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ
- Điều 107. Bảo quản tài liệu, chứng cứ
- Điều 108. Đánh giá chứng cứ
- Điều 109. Công bố và sử dụng tài liệu, chứng cứ
- Điều 110. Bảo vệ chứng cứ
- Điều 111. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 112. Thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 113. Trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng
- Điều 114. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 115. Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
- Điều 116. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng
- Điều 117. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm
- Điều 118. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động
- Điều 119. Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động
- Điều 120. Kê biên tài sản đang tranh chấp
- Điều 121. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp
- Điều 122. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp
- Điều 123. Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác
- Điều 124. Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước
- Điều 125. Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ
- Điều 126. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ
- Điều 127. Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định
- Điều 128. Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ
- Điều 129. Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình
- Điều 130. Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu
- Điều 131. Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án
- Điều 132. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác
- Điều 133. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 134. Kiến nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
- Điều 135. Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 136. Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm
- Điều 137. Thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 138. Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 139. Hiệu lực của quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 140. Khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 141. Giải quyết khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 142. Thi hành quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 143. Tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí; án phí, lệ phí
- Điều 144. Xử lý tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí thu được
- Điều 145. Chế độ thu, chi trả tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí
- Điều 146. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí
- Điều 147. Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm
- Điều 148. Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm
- Điều 149. Nghĩa vụ chịu lệ phí
- Điều 150. Quy định cụ thể về án phí, lệ phí
- Điều 151. Tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài, chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài
- Điều 152. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài
- Điều 153. Nghĩa vụ chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài
- Điều 154. Xử lý tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài
- Điều 155. Tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ
- Điều 156. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ
- Điều 157. Nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ
- Điều 158. Xử lý tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ
- Điều 159. Tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định
- Điều 160. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định
- Điều 161. Nghĩa vụ chịu chi phí giám định
- Điều 162. Xử lý tiền tạm ứng chi phí giám định đã nộp
- Điều 163. Tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản, chi phí định giá tài sản
- Điều 164. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản
- Điều 165. Nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản, thẩm định giá
- Điều 166. Xử lý tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản
- Điều 167. Chi phí cho người làm chứng
- Điều 168. Chi phí cho người phiên dịch, luật sư
- Điều 169. Quy định cụ thể về các chi phí tố tụng
- Điều 170. Nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
- Điều 171. Các văn bản tố tụng phải được cấp, tống đạt, thông báo
- Điều 172. Người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
- Điều 173. Các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
- Điều 174. Tính hợp lệ của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
- Điều 175. Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
- Điều 176. Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử
- Điều 177. Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp cho cá nhân
- Điều 178. Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp cho cơ quan, tổ chức
- Điều 179. Thủ tục niêm yết công khai
- Điều 180. Thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng
- Điều 181. Thông báo kết quả việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
- Điều 182. Thời hạn tố tụng
- Điều 183. Áp dụng quy định của Bộ luật dân sự về thời hạn
- Điều 184. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
- Điều 185. Áp dụng quy định của Bộ luật dân sự về thời hiệu
- Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án
- Điều 187. Quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước
- Điều 188. Phạm vi khởi kiện
- Điều 189. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện
- Điều 190. Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án
- Điều 191. Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện
- Điều 192. Trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện
- Điều 193. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện
- Điều 194. Khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện
- Điều 195. Thụ lý vụ án
- Điều 196. Thông báo về việc thụ lý vụ án
- Điều 197. Phân công Thẩm phán giải quyết vụ án
- Điều 198. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán khi lập hồ sơ vụ án
- Điều 199. Quyền, nghĩa vụ của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi nhận được thông báo
- Điều 200. Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn
- Điều 201. Quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
- Điều 202. Thủ tục yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập
- Điều 203. Thời hạn chuẩn bị xét xử
- Điều 204. Lập hồ sơ vụ án dân sự
- Điều 205. Nguyên tắc tiến hành hòa giải
- Điều 206. Những vụ án dân sự không được hòa giải
- Điều 207. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được
- Điều 208. Thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
- Điều 209. Thành phần phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
- Điều 210. Trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
- Điều 211. Biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
- Điều 212. Ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
- Điều 213. Hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
- Điều 214. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
- Điều 215. Hậu quả của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
- Điều 216. Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự
- Điều 217. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
- Điều 218. Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
- Điều 219. Thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
- Điều 220. Quyết định đưa vụ án ra xét xử
- Điều 221. Phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 222. Yêu cầu chung đối với phiên tòa sơ thẩm
- Điều 223. Địa điểm tổ chức phiên tòa
- Điều 224. Hình thức bố trí phòng xử án
- Điều 225. Xét xử trực tiếp, bằng lời nói
- Điều 226. Thay thế thành viên Hội đồng xét xử trong trường hợp đặc biệt
- Điều 227. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
- Điều 228. Xét xử trong trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa
- Điều 229. Sự có mặt của người làm chứng
- Điều 230. Sự có mặt của người giám định
- Điều 231. Sự có mặt của người phiên dịch
- Điều 232. Sự có mặt của Kiểm sát viên
- Điều 233. Thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa
- Điều 234. Nội quy phiên tòa
- Điều 235. Thủ tục ra bản án và quyết định của Tòa án tại phiên tòa
- Điều 236. Biên bản phiên tòa
- Điều 237. Chuẩn bị khai mạc phiên tòa
- Điều 238. Thủ tục xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng
- Điều 239. Khai mạc phiên tòa
- Điều 240. Giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch
- Điều 241. Xem xét, quyết định hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt
- Điều 242. Bảo đảm tính khách quan của người làm chứng
- Điều 243. Hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu
- Điều 244. Xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu
- Điều 245. Thay đổi địa vị tố tụng
- Điều 246. Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
- Điều 247. Nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa
- Điều 248. Trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
- Điều 249. Thứ tự và nguyên tắc hỏi tại phiên tòa
- Điều 250. Hỏi nguyên đơn
- Điều 251. Hỏi bị đơn
- Điều 252. Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
- Điều 253. Hỏi người làm chứng
- Điều 254. Công bố tài liệu, chứng cứ của vụ án
- Điều 255. Nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh
- Điều 256. Xem xét vật chứng
- Điều 257. Hỏi người giám định
- Điều 258. Kết thúc việc hỏi tại phiên tòa
- Điều 259. Tạm ngừng phiên tòa
- Điều 260. Trình tự phát biểu khi tranh luận
- Điều 261. Phát biểu khi tranh luận và đối đáp
- Điều 262. Phát biểu của Kiểm sát viên
- Điều 263. Trở lại việc hỏi và tranh luận
- Điều 264. Nghị án
- Điều 265. Trở lại việc hỏi và tranh luận
- Điều 266. Bản án sơ thẩm
- Điều 267. Tuyên án
- Điều 268. Sửa chữa, bổ sung bản án
- Điều 269. Cấp trích lục bản án; giao, gửi bản án
- Điều 270. Tính chất của xét xử phúc thẩm
- Điều 271. Người có quyền kháng cáo
- Điều 272. Đơn kháng cáo
- Điều 273. Thời hạn kháng cáo
- Điều 274. Kiểm tra đơn kháng cáo
- Điều 275. Kháng cáo quá hạn và xem xét kháng cáo quá hạn
- Điều 276. Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm
- Điều 277. Thông báo về việc kháng cáo
- Điều 278. Kháng nghị của Viện kiểm sát
- Điều 279. Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát
- Điều 280. Thời hạn kháng nghị
- Điều 281. Thông báo về việc kháng nghị
- Điều 282. Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị
- Điều 283. Gửi hồ sơ vụ án và kháng cáo, kháng nghị
- Điều 284. Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị
- Điều 285. Thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm
- Điều 286. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm
- Điều 287. Cung cấp tài liệu, chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm
- Điều 288. Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án
- Điều 289. Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án
- Điều 290. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm
- Điều 291. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 292. Chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nghiên cứu
- Điều 293. Phạm vi xét xử phúc thẩm
- Điều 294. Những người tham gia phiên tòa phúc thẩm
- Điều 295. Tạm đình chỉ, đình chỉ xét xử phúc thẩm tại phiên tòa
- Điều 296. Hoãn phiên tòa phúc thẩm
- Điều 297. Chuẩn bị khai mạc phiên tòa phúc thẩm và thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm
- Điều 298. Hỏi về việc kháng cáo, kháng nghị và xử lý việc thay đổi kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa
- Điều 299. Nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm
- Điều 300. Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa phúc thẩm
- Điều 301. Nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm
- Điều 302. Trình bày của đương sự, Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm
- Điều 303. Thủ tục hỏi và công bố tài liệu, chứng cứ, xem xét vật chứng tại phiên tòa phúc thẩm
- Điều 304. Tạm ngừng phiên tòa phúc thẩm
- Điều 305. Tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm
- Điều 306. Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm
- Điều 307. Nghị án và tuyên án
- Điều 308. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm
- Điều 309. Sửa bản án sơ thẩm
- Điều 310. Hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm
- Điều 311. Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án
- Điều 312. Đình chỉ xét xử phúc thẩm
- Điều 313. Bản án phúc thẩm
- Điều 314. Thủ tục phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị
- Điều 315. Gửi bản án, quyết định phúc thẩm
- Điều 316. Phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn
- Điều 317. Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
- Điều 318. Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn
- Điều 319. Khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn
- Điều 320. Phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn
- Điều 321. Hiệu lực của bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn
- Điều 322. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn
- Điều 323. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn
- Điều 324. Thủ tục phúc thẩm rút gọn đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị
- Điều 325. Tính chất của giám đốc thẩm
- Điều 326. Căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
- Điều 327. Phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm
- Điều 328. Đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm
- Điều 329. Thủ tục nhận đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm
- Điều 330. Bổ sung, xác minh tài liệu, chứng cứ trong thủ tục giám đốc thẩm
- Điều 331. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
- Điều 332. Hoãn, tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
- Điều 333. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm
- Điều 334. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
- Điều 335. Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị giám đốc thẩm
- Điều 336. Gửi quyết định kháng nghị giám đốc thẩm
- Điều 337. Thẩm quyền giám đốc thẩm
- Điều 338. Những người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm
- Điều 339. Thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm
- Điều 340. Chuẩn bị phiên tòa giám đốc thẩm
- Điều 341. Thủ tục xét xử tại phiên tòa giám đốc thẩm
- Điều 342. Phạm vi giám đốc thẩm
- Điều 343. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm
- Điều 344. Giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa
- Điều 345. Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm
- Điều 346. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án
- Điều 347. Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
- Điều 348. Quyết định giám đốc thẩm
- Điều 349. Hiệu lực của quyết định giám đốc thẩm
- Điều 350. Gửi quyết định giám đốc thẩm
- Điều 351. Tính chất của tái thẩm
- Điều 352. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
- Điều 353. Thông báo và xác minh tình tiết mới được phát hiện
- Điều 354. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
- Điều 355. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
- Điều 356. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử tái thẩm
- Điều 357. Áp dụng các quy định về thủ tục giám đốc thẩm
- Điều 358. Yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
- Điều 359. Thủ tục xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
- Điều 360. Thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
- Điều 361. Phạm vi áp dụng
- Điều 362. Đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự
- Điều 363. Thủ tục nhận và xử lý đơn yêu cầu
- Điều 364. Trả lại đơn yêu cầu
- Điều 365. Thông báo thụ lý đơn yêu cầu
- Điều 366. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu
- Điều 367. Những người tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự
- Điều 368. Quyết định việc thay đổi người tiến hành tố tụng khi giải quyết việc dân sự
- Điều 369. Thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết việc dân sự
- Điều 370. Quyết định giải quyết việc dân sự
- Điều 371. Kháng cáo, kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự
- Điều 372. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị
- Điều 373. Chuẩn bị xét kháng cáo, kháng nghị
- Điều 374. Những người tham gia phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự
- Điều 375. Thủ tục tiến hành phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự
- Điều 376. Quyền yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
- Điều 377. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu
- Điều 378. Quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
- Điều 379. Quyền yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
- Điều 380. Quyết định của Tòa án trong trường hợp chấp nhận yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
- Điều 381. Đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú
- Điều 382. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú
- Điều 383. Quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú
- Điều 384. Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú
- Điều 385. Công bố thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú
- Điều 386. Hiệu lực của quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú
- Điều 387. Đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích
- Điều 388. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích
- Điều 389. Quyết định tuyên bố một người mất tích
- Điều 390. Hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích
- Điều 391. Quyền yêu cầu tuyên bố một người là đã chết
- Điều 392. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã chết
- Điều 393. Quyết định tuyên bố một người là đã chết
- Điều 394. Đơn yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết
- Điều 395. Quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết
- Điều 396. Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn
- Điều 397. Hòa giải và công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn
- Điều 398. Đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
- Điều 399. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
- Điều 400. Quyết định tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
- Điều 401. Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
- Điều 402. Xem xét yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
- Điều 403. Yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công
- Điều 404. Thủ tục gửi đơn yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công
- Điều 405. Thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công
- Điều 406. Thành phần Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công
- Điều 407. Những người tham gia phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công
- Điều 408. Hoãn phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công
- Điều 409. Đình chỉ việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công
- Điều 410. Thủ tục giải quyết đơn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công
- Điều 411. Trình tự phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công
- Điều 412. Quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công
- Điều 413. Trình tự, thủ tục giải quyết kháng cáo, kháng nghị quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công
- Điều 414. Những việc dân sự liên quan đến hoạt động Trọng tài thương mại Việt Nam thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
- Điều 415. Thủ tục giải quyết
- Điều 416. Công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án
- Điều 417. Điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án
- Điều 418. Đơn yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án
- Điều 419. Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án
- Điều 420. Quyền yêu cầu Tòa án bắt giữ tàu bay, tàu biển
- Điều 421. Thẩm quyền của Tòa án bắt giữ tàu bay, tàu biển
- Điều 422. Thủ tục bắt giữ tàu bay, tàu biển
- Điều 423. Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
- Điều 424. Phán quyết của Trọng tài nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
- Điều 425. Quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài; công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài
- Điều 426. Bảo đảm quyền kháng cáo, kháng nghị
- Điều 427. Bảo đảm hiệu lực quyết định của Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài; công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài
- Điều 428. Gửi quyết định của Tòa án về công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài; công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài
- Điều 429. Bảo đảm quyền chuyển tiền, tài sản thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài
- Điều 430. Lệ phí, chi phí xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài; công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài
- Điều 431. Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài đương nhiên được công nhận tại Việt Nam
- Điều 432. Thời hiệu yêu cầu công nhận và cho thi hành
- Điều 433. Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành
- Điều 434. Giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu
- Điều 435. Chuyển hồ sơ cho Tòa án
- Điều 436. Thụ lý hồ sơ
- Điều 437. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu
- Điều 438. Phiên họp xét đơn yêu cầu
- Điều 439. Những bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
- Điều 440. Tòa án nước ngoài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, yêu cầu
- Điều 441. Gửi quyết định của Tòa án
- Điều 442. Kháng cáo, kháng nghị
- Điều 443. Xét kháng cáo, kháng nghị
- Điều 444. Thời hiệu yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 445. Đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 446. Giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu; thủ tục xét đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 447. Thời hiệu yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam
- Điều 448. Đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam
- Điều 449. Thủ tục thụ lý, giải quyết đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam
- Điều 450. Gửi quyết định của Tòa án và việc kháng cáo, kháng nghị
- Điều 451. Thời hạn gửi đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành
- Điều 452. Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài
- Điều 453. Giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu
- Điều 454. Chuyển hồ sơ cho Tòa án
- Điều 455. Thụ lý hồ sơ
- Điều 456. Chuyển hồ sơ cho Tòa án khác, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền
- Điều 457. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu
- Điều 458. Phiên họp xét đơn yêu cầu
- Điều 459. Những trường hợp không công nhận
- Điều 460. Gửi quyết định của Tòa án
- Điều 461. Kháng cáo, kháng nghị
- Điều 462. Xét kháng cáo, kháng nghị
- Điều 463. Tạm đình chỉ thi hành, hủy quyết định công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài
- Điều 464. Nguyên tắc áp dụng
- Điều 465. Quyền, nghĩa vụ tố tụng của người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, Nhà nước nước ngoài
- Điều 466. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của người nước ngoài
- Điều 467. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, Nhà nước nước ngoài
- Điều 468. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, Nhà nước nước ngoài
- Điều 469. Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
- Điều 470. Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam
- Điều 471. Không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Tòa án
- Điều 472. Trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp đã có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận lựa chọn Tòa án nước ngoài hoặc đã có Tòa án nước ngoài, Trọng tài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài giải quyết hoặc đương sự được hưởng quyền miễn trừ tư pháp
- Điều 473. Yêu cầu cung cấp thông tin về nhân thân, xác định địa chỉ của đương sự ở nước ngoài
- Điều 474. Các phương thức tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án cho đương sự ở nước ngoài
- Điều 475. Thu thập chứng cứ ở nước ngoài
- Điều 476. Thông báo về việc thụ lý, ngày mở phiên họp, phiên tòa
- Điều 477. Xử lý kết quả tống đạt văn bản tố tụng của Tòa án cho đương sự ở nước ngoài và kết quả yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thu thập chứng cứ
- Điều 478. Công nhận giấy tờ, tài liệu do cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài gửi cho Tòa án Việt Nam
- Điều 479. Thời hạn kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án xét xử vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài
- Điều 480. Tống đạt, thông báo văn bản tố tụng và xử lý kết quả tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án cấp phúc thẩm cho đương sự ở nước ngoài
- Điều 481. Xác định và cung cấp pháp luật nước ngoài để Tòa án áp dụng trong việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
- Điều 482. Những bản án, quyết định của Tòa án được thi hành
- Điều 483. Ghi nhận và giải thích về quyền yêu cầu thi hành án dân sự
- Điều 484. Cấp bản án, quyết định của Tòa án
- Điều 485. Thời hạn chuyển giao bản án, quyết định
- Điều 486. Giải thích, sửa chữa bản án, quyết định của Tòa án
- Điều 487. Giải quyết yêu cầu, kiến nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án
- Điều 488. Thẩm quyền, thủ tục xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước của Tòa án
- Điều 489. Xử lý hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của người tiến hành tố tụng
- Điều 490. Xử lý hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án
- Điều 491. Xử lý hành vi vi phạm nội quy phiên tòa
- Điều 492. Xử lý hành vi xúc phạm, xâm hại đến sự tôn nghiêm, uy tín của Tòa án, danh dự, nhân phẩm, sức khoẻ của người tiến hành tố tụng hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án
- Điều 493. Xử lý hành vi cản trở việc cấp, giao, nhận, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án
- Điều 494. Xử lý hành vi cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án
- Điều 495. Xử lý hành vi không thi hành quyết định của Tòa án về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án hoặc đưa tin sai sự thật nhằm cản trở việc giải quyết vụ án của Tòa án
- Điều 496. Xử lý hành vi can thiệp vào việc giải quyết vụ việc dân sự
- Điều 497. Trách nhiệm của Tòa án, Viện kiểm sát trong trường hợp Tòa án khởi tố vụ án hình sự
- Điều 498. Hình thức xử phạt, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt
- Điều 499. Quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự có thể bị khiếu nại
- Điều 500. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
- Điều 501. Quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại
- Điều 502. Thời hiệu khiếu nại
- Điều 503. Hình thức khiếu nại
- Điều 504. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng
- Điều 505. Thời hạn giải quyết khiếu nại
- Điều 506. Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
- Điều 507. Thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai
- Điều 508. Giải quyết khiếu nại về hoạt động giám định trong tố tụng dân sự
- Điều 509. Người có quyền tố cáo
- Điều 510. Quyền, nghĩa vụ của người tố cáo
- Điều 511. Quyền, nghĩa vụ của người bị tố cáo
- Điều 512. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo
- Điều 513. Thủ tục giải quyết tố cáo
- Điều 514. Trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Điều 515. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự
- Điều 516. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động số 10/2012/QH13
- Điều 517. Hiệu lực thi hành