Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 314/BC-VPCP | Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2018 |
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 36A/NQ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NĂM 2017
Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử (gọi tắt là Nghị quyết 36a), Văn phòng Chính phủ xin báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện một số giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 36a tại Phiên họp Chính phủ với địa phương ngày 28 tháng 12 năm 2017.
Trên cơ sở báo cáo của các bộ, ngành, địa phương gửi về đến ngày 20 tháng 12 năm 2017, Văn phòng Chính phủ báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP của năm 2017.
I. TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ CHUNG CỦA NGHỊ QUYẾT 36a
1. Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử (EGDI) của Liên hợp quốc: giải pháp nâng cao chỉ số về dịch vụ công trực tuyến (OSI), hạ tầng viễn thông (TII) và nguồn nhân lực (HCI)
Năm 2016, Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam được LHQ xếp hạng thứ 89/193 quốc gia. Trong đó, chỉ số về dịch vụ công trực tuyến tăng 8 bậc, từ thứ hạng 82/193 lên thứ hạng 74/193. Trong khu vực ASEAN, so với năm 2014 tụt hạng từ thứ 5 xuống thứ 6, xếp sau các nước ASEAN5 (bao gồm: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philipines và Brunei).
Để nâng cao chỉ số xếp hạng Chính phủ điện tử của Việt Nam, tại Hội nghị về Chỉ số Chính phủ Điện tử của Liên hợp quốc, ngày 17 tháng 01 năm 2017, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã chỉ đạo:
- Các bộ, cơ quan, nhất là các bộ thuộc 6 lĩnh vực trọng điểm (giáo dục, y tế, tài chính, phúc lợi xã hội, lao động, môi trường) tham khảo kinh nghiệm các nước có dịch vụ công trực tuyến phát triển (Pháp, Singapore), lựa chọn một số dịch vụ công trực tuyến đơn giản, có thể triển khai ngay, được người dân sử dụng thường xuyên và dịch vụ có thu phí để tiến hành thực hiện trước; phối hợp, hỗ trợ một số địa phương có điều kiện thuận lợi nhằm triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến một cách đồng bộ. Thúc đẩy thuê dịch vụ công nghệ thông tin để cung cấp dịch vụ công trực tuyến, trước hết là các dịch vụ có thu phí.
- Khẩn trương thống nhất đầu mối, làm rõ các số liệu cần cung cấp cho các tổ chức quốc tế (UNDP, ITU, UNESCO...) và Liên hợp quốc; định kỳ hàng quý phối hợp nhằm bảo đảm tính chính xác, đồng bộ của số liệu giữa các cơ quan trước khi bộ chủ trì cung cấp cho các tổ chức quốc tế nêu trên, đồng thời cập nhật cổng thông tin điện tử của các bộ, ngành mình.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương phối hợp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, cơ quan liên quan bổ sung, cập nhật các số liệu còn thiếu trong chỉ số Hạ tầng nhân lực, bảo đảm tính thống nhất trước khi cung cấp cho tổ chức quốc tế liên quan.
- Bộ Thông tin và Truyền thông: chủ trì, làm đầu mối về cải thiện thứ hạng chỉ số Chính phủ điện tử của Việt Nam trong Bảng xếp hạng của Liên hiệp quốc. Hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thống nhất cách cung cấp thông tin; khẩn trương cập nhật các số liệu mới nhất liên quan Chỉ số hạ tầng viễn thông, cung cấp cho tổ chức quốc tế có liên quan. Phối hợp với các hiệp hội, hội thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá xếp hạng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Chính phủ điện tử phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế (Hội tin học Việt Nam: Báo cáo Vietnam ICT Index; Hiệp hội an toàn thông tin: Báo cáo đánh giá an toàn thông tin;...).
2. Kết nối, liên thông các hệ thống quản lý văn bản của các bộ, ngành, địa phương với Văn phòng Chính phủ
Cơ bản hoàn thành kết nối, liên thông các hệ thống quản lý văn bản của các bộ, ngành, địa phương với Văn phòng Chính phủ. Đã có 26 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối liên thông phần mềm quản lý văn bản, hình thành một hệ thống quản lý văn bản điện tử thống nhất, thông suốt từ trung ương đến địa phương, cho phép tự động nhận biết được trạng thái xử lý văn bản giữa các cơ quan.
Trên cơ sở kết quả thử nghiệm mô hình mẫu liên thông 4 cấp hành chính có sử dụng chữ ký số chuyên dùng giữa Văn phòng Chính phủ với UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng Chính phủ đã xây dựng, triển khai kế hoạch hoàn thiện kết nối liên thông 26 bộ, ngành, 62 địa phương, theo 3 giai đoạn:
a) Giai đoạn 1: từ ngày 30 tháng 3 năm 2017 đến ngày 30 tháng 4 năm 2017, gồm 7 đơn vị: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thanh tra Chính phủ; các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Ninh, Long An, Bắc Ninh, Đồng Nai. Đến nay đã chuyển chính thức gửi nhận văn bản với Văn phòng Chính phủ qua hệ thống quản lý văn bản 4 cấp chính quyền cho 5/7 đơn vị (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Ninh, Long An, Bắc Ninh).
b) Giai đoạn 2: từ ngày 5 tháng 6 năm 2017 đến ngày 30 tháng 9 năm 2017, gồm 20 đơn vị: Các bộ: Công Thương, Y tế, Xây dựng; UBND các tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam, Hòa Bình, Hà Giang, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định, Gia Lai, Đăk Lắk, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng. Đến nay đã chuyển chính thức gửi nhận văn bản với Văn phòng Chính phủ qua hệ thống quản lý văn bản 4 cấp chính quyền cho 10/20 đơn vị gồm các Bộ: Y tế, Công Thương; các tỉnh, thành phố: Thái Bình, Thừa thiên Huế, Bình Định, Gia Lai, Đăk Lắk, Tiền Giang, Trà Vinh, Hà Giang.
c) Giai đoạn 3: từ ngày 1 tháng 11 năm 2017 đến ngày 30 tháng 12 năm 2017, gồm 61 đơn vị: 21 Bộ, ngành: Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Tài chính, Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; 40 tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Điện Biên, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Bắc Giang, Yên Bái, Lạng Sơn, Đắk Nông, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Khánh Hòa, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Phước, Hà Tĩnh, Bà Rịa-Vũng Tàu, An Giang, Cà Mau, Bình Dương, Kiên Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Lai Châu, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Nam Định, Cao Bằng, Hưng Yên, Lào Cai, Ninh Bình, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Kon Tum, Tây Ninh, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Hậu Giang. Văn phòng Chính phủ đang phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương để khẩn trương hoàn thành.
Văn phòng Chính phủ đang tổ chức xây dựng và hoàn thiện quy chế gửi, nhận văn bản điện tử trên hệ thống quản lý văn bản 4 cấp chính quyền trình Thủ tướng Chính phủ ban hành. Hoàn thiện dự thảo Nghị định một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, trình Chính phủ xem xét ban hành năm 2017.
3. Công khai tiến độ xử lý hồ sơ trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
63/63 tỉnh, thành phố và 19/30 bộ ngành đã công khai tiến độ xử lý hồ sơ trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Riêng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thanh tra Chính phủ là 4 cơ quan đặc thù, chưa công khai tiến độ xử lý hồ sơ trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
4. Đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến và thiết lập Cổng dịch vụ công Quốc gia
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 846/QĐ-TTg ngày 9 tháng 6 năm 2017 về Danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 thực hiện tại các Bộ, ngành địa phương năm 2017, có 358 thủ tục hành chính triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 để các bộ, ngành thực hiện trong năm 2017 và 353 thủ tục hành chính triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 để các địa phương thực hiện trong năm 2017.
Văn phòng Chính phủ đang hoàn thiện dự án khả thi Cổng dịch vụ công Quốc gia, đã cơ bản hoàn thành giao diện và phương án kỹ thuật kết nối Cổng dịch vụ công Quốc gia, trên cơ sở tham khảo mô hình Công dịch vụ công quốc gia của một số quốc gia xếp thứ hạng cao.
5. Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách về tài chính, đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về chính sách ưu đãi thuế thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam, Bộ Tài chính đang triển khai thực hiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung các Luật về thuế thu nhập doanh nghiệp về quy định ưu đãi thuế đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ để thực hiện Luật Công nghệ cao, Luật Khoa học và Công nghệ; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 13/2017/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2017 về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và cần đặc biệt khuyến khích, theo đó các doanh nghiệp thực hiện dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin thuộc các Danh mục được phê duyệt sẽ được áp dụng hưởng các chính sách ưu đãi.
Về Cơ chế đầu tư, mua sắm và thuê dịch vụ, sản phẩm công nghệ thông tin phù hợp với đặc thù của công nghệ thông tin: Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan liên quan: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, UBND TP Hà Nội, UBND TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin (VINASA), Hội Tin học Việt Nam (VAIP),… tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, hoàn thiện dự thảo Nghị định về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng vốn nhà nước (sửa đổi Nghị định 102/2009/NĐ-CP theo đó tập trung quy định rõ về mua sắm và thuê dịch vụ CNTT), trình Chính phủ xem xét ban hành.
6. Đảm bảo an toàn thông tin, an ninh thông tin
Triển khai thực hiện Luật an toàn thông tin mạng số 86/2016/QH13 và Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết định số 898/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2016 phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2016 - 2020, Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2017 về hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia và Quyết định số 632/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017 ban hành Danh mục 11 lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia. Việc triển khai các nhiệm vụ bảo đảm an toàn hệ thống thông tin được thực hiện theo tinh thần người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương chịu trách nhiệm cá nhân về an toàn hệ thống thông tin thuộc ngành, lĩnh vực minh quản lý, không được để mất quyền kiểm soát hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống máy tính. Nghị quyết số 131/NQ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2017 Phiên họp thường kỳ tháng 11 năm 2017 của Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương kiện toàn đơn vị chuyên trách, đầu mối tham mưu, quản lý về an toàn thông tin.
II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG
1. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được giao tại Nghị quyết 36a
Có 9/23 Bộ, cơ quan đã hoàn thành toàn bộ các nhiệm vụ cụ thể được giao; 22/23 cơ quan đã triển khai hoàn thành một số nhiệm vụ (Thanh tra Chính phủ có 2 nhiệm vụ được giao, chưa thực hiện được).
| Cơ quan | Số nhiệm vụ cụ thể được giao | Số nhiệm vụ đã hoàn thành | Số nhiệm vụ đang triển khai |
1 | Văn phòng Chính phủ | 6 | 3 | 3 |
2 | Bộ Thông tin và Truyền thông | 6 | 3 | 3 |
3 | Bộ Tài chính | 5 | 3 | 2 |
4 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | 4 | 4 | 0 |
5 | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | 1 | 1 | 0 |
6 | Bộ Giáo dục và Đào tạo | 3 | 3 | 0 |
7 | Bộ Giao thông vận tải | 2 | 1 | 1 |
8 | Bộ Tài nguyên và Môi trường | 3 | 1 | 2 |
9 | Bộ Xây dựng | 4 | 3 | 1 |
10 | Bộ Tư pháp | 6 | 3 | 3 |
11 | Bộ Khoa học và Công nghệ | 3 | 3 | 0 |
12 | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | 2 | 2 | 0 |
13 | Bộ Y tế | 6 | 3 | 3 |
14 | Bảo hiểm xã hội Việt Nam | 5 | 3 | 2 |
15 | Bộ Nội vụ | 2 | 1 | 1 |
16 | Bộ Công Thương | 2 | 1 | 1 |
17 | Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn | 1 | 1 | 0 |
18 | Bộ Công an | 1 | 1 | 0 |
19 | Bộ Ngoại giao | 1 | 1 | 0 |
20 | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | 1 | 1 | 0 |
21 | Thanh tra Chính phủ | 2 | 0 | 2 |
22 | UBND thành phố Hà Nội | 3 | 1 | 2 |
23 | UBND Thành phố Hồ Chí Minh | 2 | 1 | 1 |
2. Kết quả thực hiện cung cấp các dịch vụ công trực tuyến năm 2017
Trong Quý IV năm 2017, nhiều Bộ, ngành, địa phương đã chính thức triển khai Cổng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) nhằm thực hiện cam kết cải cách thủ tục hành chính của Bộ, ngành, địa phương với người dân và cộng đồng doanh nghiệp; tăng cường kết nối DVCTT với Cơ chế một cửa quốc gia (VNSW) (Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ;…).
Theo báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương đang tiếp tục triển khai, mở rộng các DVCTT trên cơ sở Danh mục DVCTT mức độ 3, 4 (theo các Quyết định số 846/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 2779/VPCP-KGVX và quyết định triển khai chủ động của Bộ, ngành, địa phương); nhiều DVCTT mức độ 3, 4 được người dân, doanh nghiệp thực hiện với số lượng hồ sơ được tiếp nhận và giải quyết rất lớn. Ví dụ: Bộ Công an: 8.834.680 hồ sơ (cấp hộ chiếu và khai báo tạm trú); Bộ Công Thương 771.661 hồ sơ; Bộ Giáo dục và Đào tạo: 270.000 hồ sơ; Bộ Giao thông vận tải: 144.189 hồ sơ (cấp giấy phép lái xe và giấy phép kinh doanh vận tải);...Thành phố Hà Nội: 225.173 hồ sơ; Lâm Đồng: 110.625 hồ sơ; Cà Mau: 95.018 hồ sơ; Thái Nguyên: 91.201 hồ sơ; Hà Nam: 81.929 hồ sơ:...)
Có 51/63 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết 36a và kết quả thực hiện Danh mục các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của năm 2017. Trong đó, 06 tỉnh có báo cáo nhưng thông tin, số liệu không phù hợp với yêu cầu theo Danh mục dịch vụ công trực tuyến đã công bố (chi tiết tại Phụ lục I kèm theo).
Qua 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 36a về Chính phủ điện tử, đặc biệt trong năm 2017 đến nay, các bộ, ngành, địa phương đã có những chuyển biến rõ nét từ nhận thức đến hành động, tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường kết nối liên thông, mở rộng thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Chính phủ điện tử dần đi vào thực chất, các bộ, ngành, địa phương, cùng với việc tích cực triển khai các Nghị quyết số 19 của Chính phủ về Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, Nghị quyết số 35 của Chính phủ về Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
Tuy nhiên, theo thống kê các báo cáo đến nay, trong 71 nhiệm vụ cụ thể của các bộ, ngành Trung ương được giao tại Nghị quyết 36a, mới có 44 nhiệm vụ cơ bản hoàn thành, đạt tỷ lệ 61,9%. Một số bộ, ngành có nhiệm vụ với thời hạn cụ thể đã qua nhưng chưa thực hiện xong. Một số nhiệm vụ, giải pháp quan trọng như đề xuất cơ chế tài chính phù hợp cho đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin, thiết lập các hệ thống thông tin nền tảng cho phát triển Chính phủ điện tử (hệ thống thông tin đất đai - xây dựng), hay việc cấp phép qua mạng điện tử để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp mới chỉ bước đầu được triển khai, chưa có kết quả cụ thể.
Văn phòng Chính phủ kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương:
a) Tập trung triển khai, hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 36a, đặc biệt là đối với các nhiệm vụ có thời hạn cụ thể. Thực hiện nghiêm túc, gửi báo cáo đúng thời hạn về tình hình triển khai Nghị quyết 36a tới Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Chính phủ tại Phiên họp các tháng cuối Quý.
b) Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo tập trung thực hiện một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chỉ số phát triển Chính phủ điện tử theo Liên hợp quốc. Trong đó, Bộ Thông tin và Truyền thông tập trung đẩy mạnh băng thông rộng để nâng cao chỉ số về hạ tầng; Bộ Giáo dục và Đào tạo cập nhật ngay với UNESCO và các tổ chức có liên quan những thông tin căn bản về giáo dục Việt Nam bao gồm Chỉ số về Nhân lực, thường xuyên cập nhật số liệu trên trang thông tin điện tử của Bộ.
c) Khẩn trương hoàn thành việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 trong năm 2017 theo Danh mục dịch vụ công trực tuyến đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ưu tiên thực hiện làm trước một bước các dịch vụ công trực tuyến liên quan tới doanh nghiệp, nhất là có giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
d) Chính phủ gương mẫu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Trong đó, Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ và Bộ Khoa học và Công nghệ phải đi đầu thực hiện xử lý hồ sơ, văn bản điện tử, kết nối lên cổng thông tin điện tử trong hệ thống của mình từ cấp bộ tới địa phương.
đ) Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát, tham mưu Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thống nhất việc xây dựng các Cơ sở dữ liệu quốc gia nền tảng; trên tinh thần kết nối thống nhất về Cổng dịch vụ công quốc gia của Chính phủ, chia sẻ, dùng chung giữa các bộ, ngành, địa phương và đẩy mạnh thuê dịch vụ công nghệ thông tin. Trong năm 2018, Bộ Công an tập trung triển khai Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, gắn với phát triển sản phẩm trọng điểm là thẻ căn cước công dân.
e) Văn phòng Chính phủ tập trung khẩn trương hoàn thành thiết lập Cổng dịch vụ công quốc gia, khai trương trong năm 2018 bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu với cổng dịch vụ công các bộ, ngành, địa phương.
g) Về hạ tầng kỹ thuật và một số sản phẩm, giải pháp công nghệ thông tin cụ thể phục vụ phát triển Chính phủ điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp cùng các bộ, cơ quan: Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng Chính phủ và các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin tập trung sớm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể về phát triển hạ tầng băng rộng, thanh toán điện tử, chính sách khuyến khích phát triển thị trường và sản phẩm quốc gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
| BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
KẾT QUẢ TRIỂN KHAI DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN MỨC ĐỘ 3 VÀ 4 TẠI CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG QUÝ IV VÀ NĂM 2017
(Kèm theo Báo cáo số 314/BC-VPCP ngày 10 tháng 01 năm 2018)
STT | Bộ, ngành | Số lượng DVCTT 3, 4 hiện tại | Số lượng DVCTT xây dựng, triển khai năm 2017 | Số lượng HS tiếp nhận, giải quyết trực tuyến | Ghi chú | |
Mức 3 | Mức 4 | |||||
1 | Công an | - | 02 | 8.834.680 (cấp hộ chiếu và khai báo tạm trú) | Quý IV/2017 | |
2 | Quốc phòng | - | - | - | - | Không có nội dung báo cáo về triển khai DVCTT |
3 | Nội vụ | - | - | - | - | Chưa nhận được báo cáo |
4 | Ngoại giao | 37 | - | - | - | Năm 2017 |
5 | Công Thương | 154 | 22 | 12 | 771.661 | Năm 2017 |
6 | Giáo dục và Đào tạo | - | 20 | 04 | 270.000 | Năm 2017 |
7 | Giao thông vận tải | 256 | 125 | 144.189 (cấp giấy phép lái xe và giấy phép kinh doanh vận tải) | Năm 2017 | |
8 | Kế hoạch và Đầu tư | - | - | - | 12.990 (đăng ký đầu tư) | Quý IV/2017 |
9 | Khoa học và Công nghệ | - | 40 | - | Năm 2017 | |
10 | Lao động - Thương Binh và Xã hội | - | 12 | 35.000 | Năm 2017 | |
11 | Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | - | - | 18 | 4.482 | Năm 2017 |
12 | Tài chính | 332 | 42 | 44 | - | Năm 2017 |
13 | Tài nguyên và Môi trường | - | 58 | 15 | - | Năm 2017 |
14 | Thông tin và Truyền thông | - | - | - | - | Quý IV/2017. Không có nội dung báo cáo cụ thể về triển khai DVCTT |
15 | Tư pháp | - | - | - | - | Đang triển khai |
16 | Văn hóa, Thể thao và Du lịch | 34 | 16 | 05 | 200 | Quý IV/2017 |
17 | Xây dựng | - | 04 | - | - | Năm 2017 |
18 | Y tế | - | 06 | 52 | - | Năm 2017 |
19 | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | - | 15 | 1.372 | Năm 2017 | |
20 | Thanh tra Chính phủ | - | - | - | - | Đang triển khai |
21 | Ủy ban Dân tộc | - | - | - | - | Không có số liệu cụ thể về kết quả triển khai |
22 | Bảo hiểm xã hội Việt Nam | - | - | - | - | Không có nội dung báo cáo cụ thể về triển khai DVCTT |
23 | Đài Truyền hình Việt Nam | - | - | - | - | Không có nội dung báo cáo về triển khai DVCTT |
24 | Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh | - | - | - |
| Không có nội dung báo cáo về triển khai DVCTT |
2. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
STT | Tỉnh/Thành phố | Số lượng DVCTT xây dựng, triển khai năm 2017 | Số lượng HS tiếp nhận, giải quyết trực tuyến | Ghi chú | ||
Mức độ 3 | Mức độ 4 | Mức độ 3 | Mức độ 4 |
| ||
1 | TP Hà Nội | 81 | - | 225.173 |
| |
2 | TP Hồ Chí Minh | - | - | - | - | Đang triển khai |
3 | TP Hải Phòng | 480 | 79 | 3405 | 11887 | Số lượng DVCTT mức 3, 4 hiện tại |
4 | TP Đà Nẵng | 555 | - | - | Số lượng DVCTT mức 3, 4 hiện tại | |
5 | TP Cần Thơ | 313 | 141.857 | 217.651 | Năm 2017 | |
6 | Cao Bằng | 970 | 0 | 0 | 0 | Số lượng DVCTT mức 3, 4 hiện tại |
7 | Lạng Sơn | 137 | - | - | - |
|
8 | Lai Châu | - | - | - | - | Chưa nhận được báo cáo |
9 | Điện Biên | - | - | - | - | Chưa nhận được báo cáo |
10 | Hà Giang | 1.087 | 24 | - | - | Số lượng DVCTT mức 3, 4 hiện tại |
11 | Sơn La | 300 | 75 | - | - | Số lượng DVCTT mức 3, 4 hiện tại |
12 | Tuyên Quang | 470 | 14 | 1.155 | 494 | Số lượng DVCTT mức 3, 4 hiện tại |
13 | Yên Bái | - | - | - | - | Đang triển khai |
14 | Lào Cai | 463 | - | - | Chưa bao gồm 40 DVCTT mức độ 4 từ các bộ chuyên ngành | |
15 | Bắc Kạn | 166 | 61 | 221 | 214 |
|
16 | Thái Nguyên | 544 | 46 | 18.003 | 73.198 | Số lượng DVCTT mức 3, 4 hiện tại |
17 | Phú Thọ | 574 | - | - | - | Số lượng DVCTT mức 3, 4 hiện tại |
18 | Vĩnh Phúc | 05 | 02 | 516 | 08 | Năm 2017 |
19 | Bắc Giang | 667 | 106 | 1.389 | 4.169 | Số lượng DVCTT mức 3, 4 hiện tại |
20 | Bắc Ninh | 335 | 20.000 |
| ||
21 | Hòa Bình | 105 | 08 | 622 | 221 |
|
22 | Quảng Ninh | 1.010 | 242 | 6.795 | 4.797 | Số lượng DVCTT mức 3, 4 hiện tại |
23 | Hải Dương | - | - | - | - | Chưa nhận được báo cáo |
24 | Hưng Yên | 713 | 78 | 2393 | 08 | Số lượng DVCTT mức 3, 4 hiện tại |
25 | Thái Bình | 221 | 10 | 1.238 | 10.960.7 |
|
26 | Hà Nam | 1.868 | 19 | 81.929 | - | Số lượng DVCTT mức 3, 4 hiện tại |
27 | Nam Định | - | - | - | - | Đang triển khai. Không có nội dung báo cáo cụ thể về triển khai DVCTT |
28 | Ninh Bình | 402 | 135 | 13.334 | - |
|
29 | Thanh Hóa | 38 | 04 | - | - |
|
30 | Nghệ An | 971 | 31 | - | - | Số lượng DVCTT mức 3, 4 hiện tại |
31 | Hà Tĩnh | 907 | - | - | - | Quý III, IV/2017 |
32 | Quảng Bình | 94 | 54 | 17 | 1423 |
|
33 | Quảng Trị | 143 | 15 | 185 | - |
|
34 | Thừa Thiên Huế | 1.353 | 605 | 15.586 | 599 | Số lượng DVCTT mức 3, 4 hiện tại |
35 | Quảng Nam | 363 | 24 | 402 |
| |
36 | Quảng Ngãi | 200 | - | - |
| |
37 | Bình Định | 70 | - | 3.187 | Năm 2017 | |
38 | Phú Yên | - | - | - | - | Chưa nhận được báo cáo |
39 | Khánh Hòa | 450 | 46 | - | - | Số lượng DVCTT mức 3, 4 hiện tại |
40 | Ninh Thuận | - | - | - | - | Chưa nhận được báo cáo |
41 | Bình Thuận | - | - | - | - | Chưa nhận được báo cáo |
42 | Gia Lai | 285 | 52 | - | - |
|
43 | KonTum | 32 | - | 318 | Chưa bao gồm 107 DVCTT mức độ 4 từ các bộ chuyên ngành | |
44 | Đắk Lắk | 434 | 32 | - | - |
|
45 | Đắk Nông | 444 | - | - |
| |
46 | Lâm Đồng | 327 | 94 | 110.625 |
| |
47 | Đồng Nai | 391 | - | - | Số lượng DVCTT mức 3, 4 hiện tại | |
48 | Bà Rịa - Vũng Tàu | - | - | - | - | Chưa nhận được báo cáo |
49 | Long An | 258 | 05 | - | - |
|
50 | Tây Ninh | - | - | - | - | Chưa nhận được báo cáo |
51 | Bình Dương | 323 | - | - |
| |
52 | Bình Phước | - | - | - | - | Chưa nhận được báo cáo |
53 | Tiền Giang | 921 | 236 | - | - | Số lượng DVCTT mức 3, 4 hiện tại |
54 | Bến Tre | 106 | - | 2020 | - |
|
55 | Hậu Giang | - | - | - | - | Chưa nhận được báo cáo |
56 | Sóc Trăng | - | - | - | - | Không có số liệu cụ thể về kết quả triển khai |
57 | Đồng Tháp | - | - | - | - | Chưa nhận được báo cáo |
58 | Vĩnh Long | - | - | - | - | Chưa nhận được báo cáo |
59 | Trà Vinh | - | - | - | - | Chưa nhận được báo cáo |
60 | An Giang | 561 | 406 | - | - | Số lượng DVCTT mức 3, 4 hiện tại |
61 | Kiên Giang | 656 | 68 | - | - | Số lượng DVCTT mức 3, 4 hiện tại |
62 | Bạc Liêu | - | - | - | - | Đang triển khai |
63 | Tỉnh Cà Mau | 1022 | 99 | 95.018 | Số lượng DVCTT mức 3, 4 hiện tại |
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo Quý IV và năm 2017 về tình hình triển khai và kết quả thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP của các Bộ, ngành, địa phương).
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ TẠI NGHỊ QUYẾT 36a
(Kèm theo Báo cáo số 314/BC-VPCP ngày 10 tháng 01 năm 2018)
a) Về kết nối liên thông:
- Là đơn vị chủ quản Hệ thống quản lý văn bản 4 cấp chính quyền. Đã thử nghiệm mô hình mẫu liên thông 4 cấp với TP. Hồ Chí Minh như: áp dụng ký số cho văn bản phát hành; đã liên thông gửi nhận văn bản giữa Văn phòng Chính phủ với 576 cơ quan, đơn vị, bao gồm các sở ban ngành, quận huyện, phường xã, các đơn vị sự nghiệp và các công ty, tổng công ty nhà nước, toàn bộ thư mời họp, công văn đã áp dụng điện tử hạn chế tối đa việc gửi bản bản giấy giúp tiết kiệm rất lớn chi phí và thời gian.
- Trên cơ sở kết quả thử nghiệm mô hình liên thông 4 cấp hành chính giữa Văn phòng Chính phủ và Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh đến nay đã hoàn thành chuyển chính thức gửi nhận văn bản qua hệ thống 4 cấp chính quyền cho 10/20 đơn vị của giai đoạn 2. Hiện nay còn Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam. Trong thời gian tới, Văn phòng Chính phủ tiếp tục phối hợp với 61 đơn vị: 21 Bộ, ngành và 40 tỉnh để hoàn thiện liên thông 4 cấp chính quyền.
b) Đã thiết lập Trang tin doanh nghiệp và đưa vào vận hành Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp tại địa chỉ: http://doanhnghiep.chinhphu.vn; Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân tại địa chỉ http://nguoidan.chinhphu.vn.
Đối với kênh tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp của Văn phòng Chính phủ đã tiếp nhận và xử lý 23 nhóm vấn đề với gần 100 phản ánh, kiến nghị của hơn 300 doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam. Từ ngày Hệ thống kiến nghị của doanh nghiệp đi vào hoạt động (1/10/2016) đã tiếp nhận 1441 kiến nghị, chuyển các bộ, ngành xử lý 1174, các bộ, ngành đã trả lời 966 kiến nghị (đạt tỷ lệ 82,35%). Hai hệ thống thông tin đã tiếp nhận 6.691 phản ánh, kiến nghị, trong đó, đã chuyển các bộ, địa phương xử lý 1.946 phản ánh, kiến nghị, các bộ, địa phương đã trả lời và đăng tải công khai 1.303 kết quả xử lý trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông:
a) Đã hoàn thành các nhiệm vụ: cấp thẻ nhà báo, giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp và giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo qua mạng điện tử; thực hiện các giải pháp để nâng cao chỉ số thành phần hạ tầng viễn thông của Việt Nam theo phương pháp đánh giá phát triển Chính phủ điện tử của Liên Hợp quốc; sử dụng Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam hỗ trợ Cổng/Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân các cấp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
b) Đã hoàn thiện dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh viên chức công nghệ thông tin, dự kiến ban hành trong tháng 12 năm 2017; dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định về việc đề xuất chính sách thu hút và sử dụng chuyên gia giỏi về công nghệ thông tin phục vụ cơ quan nhà nước Quý I năm 2018.
c) Xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 như: số hóa các tài liệu hệ thống, quy trình hệ thống và quy trình công việc đã ban hành trong Hệ thống quản lý chất lượng. Đăng tải các tài liệu, quy trình lên trang thông tin điện tử; triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đối với các thủ tục hành chính đã được quy trình hóa trong hệ thống quản lý chất lượng; ứng dụng công nghệ thông tin đối với các quy trình khác trong hệ thống quản lý chất lượng.
a) Đã triển khai cung cấp 923 thủ tục dịch vụ công trực tuyến, trong đó: 263 dịch vụ công trực tuyến mức độ 1; 328 dịch vụ công trực tuyến mức độ 2; 86 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 246 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
b) Thực hiện hóa đơn điện tử trên phạm vi toàn quốc, cơ quan thuế hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện hóa đơn điện tử có xác thực của cơ quan thuế: hỗ trợ cho hơn 200 doanh nghiệp triển khai việc đăng ký và xuất hóa đơn điện tử có xác thực tại Cục Thuế thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; đến ngày 20 tháng 8 năm 2017 tổng số hóa đơn được xác thực là trên 5,3 triệu hóa đơn, tổng doanh thu đã xác thực là 41,3 nghìn tỷ đồng, tổng số thuế đã xác thực trên 3.247 nghìn tỷ đồng.
c) Tiếp tục triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn thuế điện tử và phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế đất đai, lệ phí trước bạ, hộ cá nhân qua mạng:
- Thí điểm nộp thuế điện tử cho thuê nhà và hoạt động chuyển nhượng bất động sản cho các Chi cục trực thuộc Cục Thuế thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; đến ngày 15 tháng 8 năm 2017 tổng số tờ khai điện tử đã tiếp nhận là 37.903 tờ khai với tổng tài khoản đã đăng ký với cơ quan thuế là 28.368 tài khoản.
- Đã triển khai ứng dụng hoàn thuế điện tử từ ngày 15 tháng 5 năm 2017 trên toàn quốc; đã có 2.952 doanh nghiệp kê khai Hoàn thuế điện tử với tổng hồ sơ tiếp nhận là 7.643 hồ sơ, tổng số tiền đề nghị hoàn thuế là trên 37.5 nghìn tỷ đồng, trong đó cơ quan thuế đã giải quyết 4.845 hồ sơ với số tiền đã hoàn là 26.34 nghìn tỷ đồng.
d) Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hệ thống Hải quan điện tử, thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và kết nối một cửa ASEAN. Đến tháng 8 năm 2017, cơ chế một cửa quốc gia đã kết nối chính thức với 11 bộ, ngành. Ngoài thủ tục thông quan hàng hóa (Bộ Tài chính), 41 thủ tục hành chính của 10 bộ, ngành đã thực hiện thông qua cơ chế một cửa quốc gia với tổng số hơn 602 nghìn bộ, trên 15,1 nghìn doanh nghiệp tham gia.
đ) Đang xây dựng các dịch vụ công điện tử phục vụ kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua mạng, triển khai tại 5 thành phố trực thuộc Trung ương; đang hoàn thiện đề án đẩy mạnh việc thu phạt vi phạm hành chính qua mạng điện tử.
a) Thực hiện các giải pháp nâng cao tỷ lệ đăng ký doanh nghiệp và đăng ký đầu tư qua mạng điện tử với tỷ lệ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử cả nước đạt 53,6%, thành phố Hà Nội đạt 96,86%, Thành phố Hồ Chí Minh đạt 58,2%; tỷ lệ đăng ký đầu tư qua mạng điện tử có 12.900 hồ sơ đăng ký đầu tư, trong đó số hồ sơ kê khai qua mạng là 5.015 hồ sơ, đạt tỷ lệ 38,6%.
b) Tổ chức thực hiện đấu thầu mua sắm công qua mạng: Số hồ sơ đăng ký mới của bên mời thầu và nhà thầu lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia Quý IV/2017 có 28.885 hồ sơ; tỷ lệ gói thầu chào hàng cạnh tranh thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng trên toàn quốc đạt 11,87%; tỷ lệ gói thầu quy mô nhỏ đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng đạt 9,86%
c) Tiếp tục triển khai Hệ thống thông tin về đầu tư sử dụng vốn nhà nước trên toàn quốc để tin học hóa công tác báo cáo giám sát đầu tư cũng như việc lập, theo dõi kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến: về Đăng ký hợp đồng cung ứng lao động được triển khai tới các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trên toàn quốc. Hoàn thành dịch vụ công trực tuyến cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; Chứng chỉ kiểm định viên; cấp, cấp lại, gia hạn, đổi giấy phép hoạt động cho thuê, cho thuê lại lao động; cấp, cấp lại giấy phép lao động cho chuyên gia khoa học công nghệ làm việc tại Việt Nam. Toàn bộ các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đều được tích hợp chữ ký số chuyên dụng của Ban Cơ yếu Chính phủ và chữ ký số của các nhà cung cấp chữ ký số công cộng.
b) Đã xây dựng, hoàn thiện Hệ thống cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài và triển khai chính thức hoạt động tại http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn
a) Về các giải pháp nâng cao chỉ số thành phần nguồn nhân lực của Việt Nam theo phương pháp đánh giá Chính phủ điện tử của Liên Hợp quốc: Đã phối hợp với Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thống nhất số liệu công bố các chỉ số nguồn nhân lực. Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số thành phần nguồn nhân lực.
b) Đã triển khai thành công Cổng thông tin tuyển sinh quốc gia, kênh thông tin chính thức hỗ trợ thí sinh và các trường trong công tác tuyển sinh năm 2017.
c) Triển khai hệ thống phần mềm quản lý, cung cấp dịch vụ đăng ký trực tuyến mức độ 4 trong cả nước phục vụ kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2017, đã hỗ trợ hơn 860.000 thí sinh đăng ký xét tuyển đầu vào các trường đại học; xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành về giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông bao gồm 04 cơ sở dữ liệu thành phần: về mạng lưới trường học, dữ liệu về lớp học; về học sinh; về đội ngũ (giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý giáo dục).
a) Việc xây dựng hệ thống và hướng dẫn thực hiện qua mạng điện tử trên toàn quốc đối với cấp, đổi giấy phép lái xe, cấp đổi giấy phép kinh doanh vận tải và cấp đổi biển hiệu, phù hiệu xe ô tô: Đã cấp đổi 48.547 giấy phép lái xe trong nước; 6.531 giấy phép lái xe quốc tế. Triển khai hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cấp đổi giấy phép kinh doanh vận tải; cấp đổi biển hiệu, phù hiệu xe ô tô tại 59/63 Sở Giao thông vận tải. Đã giải quyết 76.473 hồ sơ.
b) Đã hoàn thành xây dựng, 51/56 dịch vụ công trực tuyến; hoàn thành xây dựng và đang đào tạo, sử dụng thử nghiệm 5/56 dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực Đường bộ, phấn đấu hoàn thành 56/56 dịch vụ công trực tuyến trong tháng 12/2017.
c) Đã phối hợp Bộ Công an triển khai chính thức hệ thống giám sát xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đang vận hành thử nghiệm trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.
d) Đã vận hành thương mại 11 trạm thu phí không dừng; hoàn thành lắp đặt thiết bị thu phí (chưa vận hành) 5 trạm; triển khai phát thẻ Etag, đến nay đã dán được hơn 365.000 thẻ.
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường:
a) Đã hoàn thành triển khai việc cấp chứng nhận đánh giá tác động môi trường trên mạng điện tử qua hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Đã hoàn thành cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho 73 thủ tục hành chính, trong đó có 58 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 10 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4
b) Đã hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai, trình Chính phủ ban hành; phối hợp với Tổng cục Thuế triển khai thực hiện liên thông thông tin tại 07 tỉnh thí điểm nhằm chia sẻ, trao đổi thông tin giữa cơ quan Thuế và cơ quan Đăng ký đất đai.
c) Xây dựng hệ thống và hướng dẫn thực hiện qua mạng điện tử trên toàn quốc đối với việc đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và phối hợp, cung cấp thông tin phục vụ thực hiện các nghĩa vụ thuế. Hệ thống đảm bảo thực hiện kết nối và chia sẻ dữ liệu tới hệ thống thông tin của các cơ quan thuế, xây dựng, nông nghiệp, giao thông, viễn thông, ngân hàng, công chứng và các cơ quan khác có liên quan.
d) Đang phối hợp thiết lập hệ thống thông tin quản lý đất đai - xây dựng; hướng dẫn các địa phương sử dụng phần mềm chung cho cả hai lĩnh vực đất đai và xây dựng; tích hợp thông tin về cấp phép và các thủ tục liên quan.
a) Xây dựng các Hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước của ngành có quy mô toàn quốc: Hệ thống thông tin thống kê xây dựng; Hệ thống thông tin quản lý nhà và thị trường bất động sản. Xây dựng Cổng dịch vụ công trực tuyến Bộ Xây dựng.
b) Đã triển khai tích hợp dịch vụ nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thông qua dịch vụ bưu chính công ích lên các dịch vụ công trực tuyến của Bộ.
c) Đã hoàn thành xây dựng Cổng thông tin công khai quy hoạch đô thị toàn quốc, đang vận hành tại địa chỉ: quyhoach.xaydung.gov.vn
a) Đã hoàn thành xây dựng hệ thống và hướng dẫn thực hiện qua mạng điện tử trên toàn quốc việc cấp phiếu lý lịch tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm về động sản (trừ tàu bay, tàu biển), các dịch vụ công trong lĩnh vực quốc tịch. Đến nay đã tiếp nhận trên 51.561 lượt hồ sơ đăng ký cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trực tuyến.
b) Đã thiết lập hệ thống thông tin về văn bản quy phạm pháp luật thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Đến nay, toàn bộ Cổng thông tin của 63/63 tỉnh, thành phố và 22/25 bộ, ngành đã thực hiện xong việc trích xuất cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; trong Quý III năm 2017 các bộ, ngành, địa phương đã cập nhật được 1743 văn bản.
c) Đã thí điểm triển khai Hệ thống thông tin về quản lý hộ tịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Nghệ An. Đang tiếp tục triển khai, dự kiến hết năm 2017 sẽ được đưa vào sử dụng tại 26 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
d) Đã triển khai việc đăng ký khai sinh qua mạng tại 16 tỉnh, thành phố; ghi nhận 889.894 trường hợp đăng ký khai sinh, trong đó 658.304 trường hợp trẻ em là công dân Việt Nam dưới 14 tuổi đăng ký khai sinh lần đầu được cấp Sổ định danh cá nhân.
Qua kinh nghiệm thực hiện tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, trên cơ sở kết nối Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý Hộ tịch với trục kết nối liên thông quốc gia, Bộ Tư pháp tiếp tục thực hiện mở rộng việc đăng ký khai sinh, khai tử trực tuyến cho các tỉnh, thành phố bảo đảm lộ trình triển khai Đề án cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc.
a) Triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu thông tin KH&CN ở 03 trạng thái: (i) Nhiệm vụ KH&CN đã thực hiện, (ii) Nhiệm vụ KH&CN đang thực hiện, (iii) Kết quả nghiên cứu và ứng dụng; xây dựng phần mềm thủ tục đăng ký trực tuyến kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN.
- Đang xây dựng hệ thống thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu phục vụ công tác quản lý, ra quyết định và hoạch định chính sách trong lĩnh vực KH&CN trong khuôn khổ Chương trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử (mã số KC.01/16-20).
- Đang vận hành tốt hệ thống phục vụ đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp trực tuyến ở mức 3 từ 01 tháng 01 năm 2017 tại địa chỉ http://dvctt.noip.gov.vn. Việc tiếp nhận đơn trực tuyến đang có chiều hướng gia tăng nhanh.
- Triển khai Chương trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử (mã số KC.01/16-20), Bộ Khoa học và Công nghệ đã hoàn thành quy trình xét duyệt, chuẩn bị ký hợp đồng thực hiện đối với 07 nhiệm vụ KH&CN trong năm 2017; đã xây dựng được 18 nhiệm vụ KH&CN để đưa ra tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện từ năm 2018. Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN4.0), Bộ KH&CN đang xây dựng và tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ như: xử lý dữ liệu lớn (Big Data); trí tuệ nhân tạo (AI); thực tại ảo (VR), thực tại tăng cường (AR) nhằm mục tiêu phát triển công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, đô thị thông minh.
12. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Đã hoàn thành việc kết nối liên thông phần mềm quản lý văn bản với Văn phòng Chính phủ (bảo đảm thống nhất sử dụng sổ đăng ký công văn đi - đến trên trục liên thông, ứng dụng chữ ký số, chứng thư số chuyên dùng Chính phủ).
b) Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến, duy trì cung cấp 13 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 từ năm 2016; năm 2017 đã đưa vào sử dụng 17 dịch vụ công trực tuyến (trong đó có 16 dịch vụ mức độ 3 và 1 mức độ 4) đã hoàn thành kế hoạch Chính phủ giao và hoàn thành vượt kế hoạch thêm 04 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
c) Đã phối hợp hoàn thành kết nối liên thông, duy trì tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia trong giai đoạn thử nghiệm từ tháng 7 năm 2016, đáp ứng yêu cầu về Chính phủ điện tử.
a) Kết quả triển khai các giải pháp chủ yếu thực hiện Chính phủ điện tử: Cổng thông tin điện tử luôn được cập nhật, Hệ thống quản lý văn bản điện tử và điều hành đã được triển khai đến tất cả các đơn vị trong Bộ và các Sở y tế; đã triển khai ứng dụng chữ ký số đến tất cả các đơn vị, các lãnh đạo đơn vị thuộc Bộ; đã ứng dụng chữ ký số trong các phần mềm dịch vụ công trực tuyến của Bộ Y tế để trả kết quả trực tuyến cho doanh nghiệp.
b) Về ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp: Cổng thông tin điện tử có các chuyên trang, đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý thắc mắc của người dân, doanh nghiệp; công khai tiến độ giải quyết hồ sơ của Bộ Y tế trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Hệ thống dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp có 377 thủ tục hành chính thực hiện tại cơ quan Bộ, trong đó, 06 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 52 thủ tục hành chính đã được xây dựng thành dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, trong đó có 03 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đã được triển khai tại các Sở Y tế trên toàn quốc.
c) Về các nhiệm vụ cụ thể được giao tại Nghị quyết 36a
- Đã hoàn thành kết nối hệ thống thông tin quản lý khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế qua mạng điện tử;
- Đã hoàn thành xây dựng hệ thống và hướng dẫn thực hiện qua mạng điện tử trên toàn quốc đối với việc cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh - hoàn thành trước ngày 01 tháng 01 năm 2017;
- Đang triển khai xây dựng định mức chi trả cho hoạt động công nghệ thông tin trong công tác khám, chữa bệnh và thanh quyết toán bảo hiểm y tế; phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam đưa chi phí tin học hóa bệnh viện, hoạt động công nghệ thông tin trong bệnh viện và hệ thống giám sát điện tử vào giá dịch vụ thanh quyết toán bảo hiểm y tế;
- Đã hoàn thành việc chỉ đạo, phối hợp với các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và trực thuộc các thành phố lớn xây dựng và vận hành hệ thống tư vấn khám, chữa bệnh từ xa;
- Đang triển khai xây dựng hệ thống bệnh án điện tử (thí điểm triển khai bệnh án điện tử và thực hiện chuyển hồ sơ bệnh án điện tử giữa các bệnh viện). Xây dựng hệ thống thông tin quản lý tiêm chủng, bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm, triển khai toàn quốc; đến nay đã hoàn thành xây dựng hệ thống thông tin quản lý tiêm chủng, khai trương ngày 24 tháng 3 năm 2017. Đang triển khai trên phạm vi cả nước Hệ thống quản lý bệnh truyền nhiễm.
a) Về đơn giản hóa thủ tục hành chính: tiếp tục rà soát, đơn giản hóa 32 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền, đến nay đã cắt giảm được 4 thủ tục hành chính, từ 32 thủ tục hành chính xuống còn 28 thủ tục hành chính.
b) Về rút ngắn thời gian giao dịch: Các đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội hoàn toàn chủ động về thời gian nộp hồ sơ, có thể nộp hồ sơ 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết.
- Sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế được cấp mới, cấp lại theo mẫu mới từ ngày 01 tháng 8 năm 2017 để đáp ứng yêu cầu về quản lý cơ sở dữ liệu tập trung toàn quốc, kết nối liên thông dữ liệu hộ gia đình, quản lý thu, sổ thẻ, giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thông qua mã số bảo hiểm xã hội được cấp duy nhất cho người tham gia bảo hiểm xã hội.
- Trong năm 2017 đã cấp 107 chữ ký số chuyên dùng của Ban Cơ yếu Chính phủ cho Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, tổng số chữ ký số của ngành đến hết tháng 9/2017 là 1.685 chữ ký số.
- Đưa vào triển khai Hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và điều hành và triển khai tích hợp 12 quy trình giải quyết công việc và 04 quy trình điều hành (ISO điện tử) vào hệ thống.
- Tiếp tục duy trì và hoàn thiện Hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế, thực hiện giám định điện tử hồ sơ đề nghị thanh toán tại tất cả các cơ sở khám chữa bệnh. Tính đến hết tháng 8 năm 2017 toàn quốc có 12.308 cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế liên thông dữ liệu lên Hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế, tỷ lệ bình quân đạt 98,8%.
a) Triển khai các giải pháp, nhiệm vụ chủ yếu
- Tiếp tục triển khai thực hiện Dự án “Đầu tư nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ Nội vụ”, tiến tới hình thành Trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ.
- Đã triển khai xong 07 dịch vụ công mức 3 trên Cổng thông tin điện tử của Bộ (http://moha.gov.vn/dich-vu-cong.html);
- Hoàn thiện hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý kiến nghị và giải quyết công việc, thủ tục hành chính để người dân và doanh nghiệp đánh giá, phản ảnh về chính sách, thủ tục giải quyết hành chính và việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ Nội vụ.
- Đẩy mạnh phát triển Bộ Nội vụ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Bộ, đẩy mạng cải cách hành chính, cải cách công chức, công vụ. Công khai, minh bạch hoạt động của Bộ trên môi trường mạng, phục vụ người dân và tổ chức tốt hơn. Công khai tiến độ giải quyết hồ sơ trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và Chính phủ.
b) Việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể
- Thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính gắn với tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương: Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Chương trình phối hợp thúc đẩy gắn kết ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính; Công bố kết quả Chỉ số cải cách hành chính năm 2016 của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Hoàn thành việc xây dựng phần mềm thi tuyển, thi nâng ngạch công chức. Đưa vào sử dụng hệ thống thông tin quản lý cán bộ, công thức trên phạm vi toàn quốc; đã triển khai thí điểm quản lý CBCCVC và CBCC cấp xã cho 2 cơ quan Trung ương và 19 địa phương (đến nay, tổng số lượng hồ sơ các địa phương thực hiện thí điểm đã nhập trên 87.798 hồ sơ).
a) Toàn bộ 305 thủ tục hành chính cấp Trung ương thuộc phạm vi quản lý của Bộ đã được triển khai trực tuyến ở mức độ 2 trở lên; trong đó có 154 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4; đã tiếp nhận, xử lý hơn 771.661 hồ sơ. Đã thực hiện kết nối 5 thủ tục về xuất nhập khẩu với Cơ chế một cửa quốc gia. Đã phê duyệt Kế hoạch triển khai cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN của Bộ giai đoạn 2017 - 2020.
b) Tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước, liên thông phần mềm quản lý văn bản với Văn phòng Chính phủ: Đã cải tiến quy trình xử lý văn bản và xây dựng mới Hệ thống văn bản điện tử Bộ Công Thương (iMOIT). Bộ Công Thương là một trong các Bộ đầu tiên công khai tiến độ xử lý hồ sơ công việc của cơ quan trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
c) Ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai công tơ điện thông minh trong đo đếm điện năng từ xa (ARM), tiến tới xây dựng hệ thống đo đếm điện năng thông minh (AMI): Đã và đang lắp đặt công tơ điện tử có khả năng thu thập dữ liệu từ xa thay thế công tơ cơ khí tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Số lượng công tơ điện tử đã lắp đặt: tại Hà Nội là 2.376.000 công tơ điện tử (44% trên tổng số công tơ khách hàng), 624.116 công tơ điện tử có đo xa (25% trên tổng số công tơ khách hàng); tại TP Hồ Chí Minh là 2.313.201 công tơ điện tử (22% trên tổng số công tơ khách hàng), 387.065 công tơ điện tử có đo xa (16,7% trên tổng số công tơ khách hàng).
d) Thực hiện chứng nhận nhãn năng lượng qua mạng điện tử: Đã hoàn thành cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 về Cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng từ ngày 23 tháng 12 năm 2016. Đến nay đã có 113 doanh nghiệp đăng ký sử dụng và 333 bộ hồ sơ được công bố qua hình thức trực tuyến.
17. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Hoàn thành xây dựng Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ. Đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho 8 thủ tục hành chính; tổng số đã tiếp nhận, xử lý 4.482 hồ sơ. Đang tiếp tục thực hiện các chuỗi thủ tục hành chính theo nhóm đối với 18 thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.
b) Triển khai Cơ chế một cửa quốc gia: ngoài 9 thủ tục hành chính thực hiện thí điểm, tiếp tục triển khai mở rộng đối với 26 thủ tục hành chính. Kết quả tiếp nhận, xử lý giải quyết hồ sơ cấp phép điện tử qua Công một cửa quốc gia tổng số 158.857 hồ sơ, trong đó: Đã xử lý, giải quyết và cấp phép/Giấy chứng nhận điện tử 149.720 hồ sơ, đang tiếp tục xử lý 9.137 hồ sơ.
c) Bộ tiếp tục xây dựng hệ thống điện tử thông suốt, kết nối liên thông văn bản điện tử, dữ liệu; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin gắn với cải cách hành chính.
a) Đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn an ninh thông tin: đã tham mưu, báo cáo các cấp Lãnh đạo về tình hình mất an ninh, an toàn thông tin, lộ lọt bí mật nhà nước trên không gian mạng. Chủ động thường xuyên triển khai kế hoạch rà quét, kiểm tra, đánh giá, phối hợp các cơ quan thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn thông tin Chính phủ điện tử.
b) Triển khai cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Triển khai cơ sở dữ liệu quốc gia về người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam. Xây dựng danh mục “Các câu hỏi thường gặp” liên quan thị thực điện tử (bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tây ban Nha); mở hộp thư giải đáp thắc mắc hoạt động 24/24; xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị phần cứng và phần mềm để thực hiện Đề án “Sản xuất và phát hành hộ chiếu điện tử tại Việt Nam.
c) Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến của ngành công an tới người dân và doanh nghiệp. Ban hành Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư; công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
d) Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến của ngành Công an tới người dân và doanh nghiệp bao gồm:
- Khai báo, tiếp nhận và quản lý thông tin tạm trú của người nước ngoài trên nền Internet tại 63/63 tỉnh, thành phố trên cả nước, riêng Quý IV năm 2017 đã giải quyết 8.675.246 hồ sơ trực tuyến và 8.720.694 hồ sơ không trực tuyến.
- Xây dựng hệ thống tiếp nhận, xử lý tờ khai điện tử đề nghị cấp hộ chiếu qua mạng Internet, chính thức tiếp nhận tờ khai điện tử tại 12 địa phương, trong Quý IV năm 2017 đã giải quyết 159.434 hồ sơ trực tuyến và 33.445 hồ sơ không trực tuyến.
- Triển khai thử nghiệm công tác đăng ký xe qua mạng Internet; phối hợp với Tổng cục Thuế triển khai nộp thuế điện tử trước bạ đối với ô tô, xe máy, thử nghiệm việc đăng ký xe được nộp lệ phí trước bạ đối với đăng ký xe được nộp lệ phí trước bạ điện tử.
- Đang tiến hành các thủ tục đấu thầu, mua sắm hàng hóa, xây dựng phần mềm, phấn đấu hoàn thành kết nối vào trục liên thông văn bản của Văn phòng Chính phủ trong quý I/2018.
a) Đẩy mạnh xây dựng, đưa vào sử dụng một số ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý nhà nước: Cổng thông tin nội bộ Bộ Ngoại giao, quản lý hồ sơ điện tử, cơ sở dữ liệu Luật pháp và Điều ước quốc tế,...
b) Bộ có 68 thủ tục hành chính, trong đó có 27 thủ tục hành chính đã có dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 03 thủ tục hành chính có dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Với các thủ tục hành chính cung cấp tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao có 24/38 dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ 3, 4 trong đó có 02 dịch vụ mức 4: cấp thị thực và cấp giấy miễn thị thực cho người Việt Nam ở nước ngoài.
c) Đang tiến hành triển khai dự án xây dựng mới Cổng thông tin điện tử của Bộ, cung cấp đầy đủ chức năng thông tin về pháp luật, chính sách, quy định, thủ tục hành chính, các thông tin về Việt Nam, thông tin về hoạt động của các cơ quan nhà nước và ngành Ngại giao. Cổng thông tin điện tử mới sẽ tích hợp tất cả các dịch vụ công do Bộ Ngoại giao cung cấp.
d) Đã hoàn thành xây dựng Hệ thống hướng dẫn thực hiện qua mạng đối với các dịch vụ công được thực hiện tại các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện 23 dịch vụ công qua mạng điện tử hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 tại địa chỉ http://dichvucong.mofa.gov.vn
20. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
a) Đã hoàn thành việc nâng cấp hệ thống thanh toán liên ngân hàng, đáp ứng yêu cầu nộp thuế qua mạng của người dân. Hiện đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính triển khai thanh toán điện tử trong thu nộp NSNN. Tiến đến cuối tháng 10/2017, đã có 46 ngân hàng thương mại hoàn thành kết nối với hệ thống nộp thuế điện tử của Tổng cục Thuế trên 63 tỉnh/ thành phố.
b) Đang khẩn trương triển khai kế hoạch nâng cấp 15 dịch vụ công trực tuyến năm 2017 theo Danh mục đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đang lập kế hoạch triển khai xây dựng, vận hành Cổng thanh toán tập trung để thanh toán các khoản phí, lệ phí và các khoản nộp ngân sách Nhà nước khi thực hiện các dịch vụ công trực tuyến. Từ đầu năm 2017, đã tiếp nhận, giải quyết 1372 hồ sơ thủ tục hành chính thông qua hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.
Nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thanh tra, phòng chống tham nhũng đang cố gắng từng bước hoàn thành trong, dự kiến hoàn thành trong Quý I năm 2018.
22. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
Đã triển khai đồng bộ 81 dịch vụ công trực tuyến tới 168 phường, 12 Quận và 10 Sở, đạt 20,4% tổng số thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước Thành phố. Đã ban hành danh mục 375 dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 triển khai đợt 1 năm 2017
Triển khai hệ thống giao thông thông minh như: nâng cấp hệ thống điều khiển tín hiệu giao thông, rà soát, nâng cấp hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý giao thông; triển khai thí điểm ứng dụng và thanh toán trông giữ xe ô tô qua điện thoại di động (Iparking); dự kiến trong năm 2017 Thành phố sẽ hoàn thành triển khai “Hệ thống thông tin giao thông tích hợp, xây dựng bản đồ giao thông Hà Nội, cung cấp thông tin về tình trạng giao thông và vận tải hành khách công cộng theo thời gian thực phục vụ công tác quản lý, điều hành, điều tiết giao thông của các cơ quan quản lý nhà nước, cho người dân và du khách”.
23. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh đã vận hành Cổng thông tin địa lý về giao thông, đến nay có 1.299.529 lượt truy cập để tra cứu thông tin giao thông.
Đã hoàn thành nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 36a, đạt tỷ lệ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử và tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đầu tư qua mạng điện tử. Trong năm 2017, tỷ lệ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử khoảng 65% và tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đầu tư qua mạng điện tử khoảng 48%.
Đang triển khai hệ thống đo đếm điện năng từ xa. Triển khai lắp đặt công tơ khách hàng sau trạm công cộng, tính đến hết tháng 12/2017 số lượng khách hàng đã lắp công tơ điện tử là 511.924 công tơ, bao gồm 435 công tơ 1 pha và 76.636 công tơ 3 pha.
Trên đây là Phụ lục về tình hình thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được giao tại Nghị quyết 36a gửi kèm theo báo cáo năm 2017./.
- 1Công văn 2384/BTTTT-THH năm 2015 hướng dẫn mẫu Đề cương Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ, mẫu Đề cương Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2Công văn 923/LĐTBXH-TTTT năm 2017 báo cáo Quý I/2017 về tình hình triển khai và kết quả thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Công văn 961/LĐTBXH-PC năm 2017 về nâng cao chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Báo cáo 7242/BC-VPCP tình hình thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử Quý II năm 2017 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 5378/QĐ-BNN-KHCN năm 2017 về Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phiên bản 1.0
- 6Thông báo 232/TB-VPCP năm 2018 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và thành viên Ủy ban Quốc gia ứng dụng công nghệ thông tin về xây dựng Chính phủ điện tử do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Luật Công nghệ cao 2008
- 2Nghị định 102/2009/NĐ-CP về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
- 3Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013
- 4Luật khoa học và công nghệ năm 2013
- 5Nghị quyết 36a/NQ-CP năm 2015 về Chính phủ điện tử do Chính phủ ban hành
- 6Luật an toàn thông tin mạng 2015
- 7Công văn 2384/BTTTT-THH năm 2015 hướng dẫn mẫu Đề cương Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ, mẫu Đề cương Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 8Công văn 2779/VPCP-KGVX về Danh mục dịch vụ công trực tuyến thực hiện năm 2016 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Nghị quyết 41/NQ-CP năm 2016 về chính sách ưu đãi thuế thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam do Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 898/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Nghị định 85/2016/NĐ-CP về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ
- 12Công văn 923/LĐTBXH-TTTT năm 2017 báo cáo Quý I/2017 về tình hình triển khai và kết quả thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 13Quyết định 05/2017/QĐ-TTg quy định về hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Công văn 961/LĐTBXH-PC năm 2017 về nâng cao chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 15Quyết định 13/2017/QĐ-TTg sửa đổi Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển kèm theo Quyết định 66/2014/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2017 về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Quyết định 632/QĐ-TTg năm 2017 Danh mục lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18Quyết định 846/QĐ-TTg Danh mục dịch vụ trực tuyến mức độ 3 và 4 thực hiện tại bộ, ngành, địa phương năm 2017 do Thủ tướng chính phủ ban hành
- 19Báo cáo 7242/BC-VPCP tình hình thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử Quý II năm 2017 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 20Nghị quyết 131/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2017
- 21Quyết định 5378/QĐ-BNN-KHCN năm 2017 về Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phiên bản 1.0
- 22Thông báo 232/TB-VPCP năm 2018 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và thành viên Ủy ban Quốc gia ứng dụng công nghệ thông tin về xây dựng Chính phủ điện tử do Văn phòng Chính phủ ban hành
Báo cáo 314/BC-VPCP năm 2018 về tình hình thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử năm 2017 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 314/BC-VPCP
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 10/01/2018
- Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
- Người ký: Mai Tiến Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra