Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN CẦN GIỜ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2957/BC-UBND

Cần Giờ, ngày 18 tháng 6 năm 2020

 

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH KINH TẾ - VĂN HÓA - XÃ HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI NĂM 2020

I. TÌNH HÌNH KINH TẾ - VĂN HÓA - XÃ HỘI, NGÂN SÁCH, QUỐC PHÒNG - AN NINH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2020:

Năm 2020 là năm được huyện xác định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm cuối của nhiệm kỳ thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu Kế hoạch 05 năm và Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 - 2020. Do đó, ngay từ đầu năm, Ủy ban nhân dân huyện đã lập trung huyện tập trung giải pháp thực hiện để tạo sự phát triển mạnh ở khu vực dịch vụ, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất cao nhất trong năm cuối nhiệm kỳ để hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 - 2020) và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo đó, huyện đã cụ thể hóa Kết luận số 30-KL/HU ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XI, Nghị quyết số 25/NQ-HĐND ngày 24 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân huyện về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và ban hành Kế hoạch chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách huyện và Chương trình công tác năm 2020; tổ chức quán triệt cho tất cả các đơn vị, các xã, thị trấn. Đồng thời, phê duyệt Chương trình công tác năm 2020 của các phòng ban, đơn vị, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn để triển khai thực hiện.

Tổ chức hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện nhằm thông tin về chủ trương, chính sách và lắng nghe những mong muốn, chia sẻ khó khăn của doanh nghiệp, Ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 10 tháng 3 năm 2017 về tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị và Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Thành ủy về thực hiện cuộc vận động “Người dân thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch vì thành phố sạch và giảm ngập nước”, Tổ chức hội nghị triển khai chủ đề “Năm đẩy mạnh hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn huyện”. Ban hành các văn bản triển khai Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19 và chỉ đạo, điều hành giải quyết những khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, thực hiện các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống Nhân dân; phát triển giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao và giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội, môi trường theo phản ánh, kiến nghị của Nhân dân; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, kiểm tra thực tế để nắm tình hình định hướng phát triển cho địa phương, trực tiếp chỉ đạo giải quyết và báo cáo đề xuất kiến nghị Thành phố giải quyết những vấn đề lớn, bức xúc được Nhân dân quan tâm. Đến tháng 6 năm 2020, kết quả thực hiện 20 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu như sau:

(1) Tăng trưởng tổng giá trị sản xuất bằng 93,5% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2019 tăng 18,3%) và bằng 39% kế hoạch (chỉ tiêu tăng 15,6%).

(2) Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 1.477,7 tỷ đồng (chiếm 49,6% tổng giá trị sản xuất), tăng 39,7% so với cùng ký và bằng 34,8% kế hoạch (chỉ tiêu chiếm 55,6% tổng giá trị sản xuất).

(3) Thu ngân sách Nhà nước ước đạt 123 tỷ đồng, tăng 4,8% so với cùng kỳ và đạt 48% dự toán (chỉ tiêu đạt 100% dự toán, đạt 256 tỷ đồng).

(4) Thành lập mới 05 doanh nghiệp, giảm 03 doanh nghiệp so với cùng kỳ, đạt 12,5% kế hoạch (chỉ tiêu phát triển 40 doanh nghiệp).

(5) Có 01 hợp tác xã đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của quy chế sử dụng nhãn hiệu Cần Giờ và đã được cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu hàng hóa (chỉ tiêu 100% tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của quy chế sử dụng nhãn hiệu được cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu hàng hóa).

(6) Cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn 21 triệu đồng/người/năm và hộ nghèo theo chuẩn mới của thành phố (chuẩn 28 triệu đồng/người/năm) giảm từ 12,48% năm 2019 còn 1,94% (giảm 10,54% so với năm 2019). Hiện chưa tổ chức đánh giá chỉ tiêu này đến thời điểm tháng 6 năm 2020[1].

(7) Tạo việc làm tăng thêm cho 235 người, giảm 383 lao động so với cùng kỳ, đạt 19,6% kế hoạch (chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm cho 1.200 người)

(8) Chỉ tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc đạt trên 86%. Hiện chưa tổ chức đánh giá chỉ tiêu này đến thời điểm tháng 6 năm 2020[2].

(9) Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo đạt 25 triệu đồng/người/năm, tăng 3,5 lần so với đầu năm 2011. Hiện chưa tổ chức đánh giá chỉ tiêu này đến thời điểm tháng 6 năm 2020[3].

(10) Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 95,88% (chỉ tiêu đạt trên 95%)[4].

(11) Hoàn thành Chương trình nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới xã An Thới Đông; đạt 17/19 tiêu chí phát triển toàn diện thị trấn Cần Thạnh giai đoạn 2016 - 2020. Huyện đạt 08/09 tiêu chí và giữ vững kết quả đạt chuẩn nông thôn mới 05 xã (chỉ tiêu hoàn thành Chương trình nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới xã An Thới Đông và các tiêu chí phát triển toàn diện thị trấn Cần Thạnh giai đoạn 2016 - 2020. Giữ vững kết quả đạt chuẩn nông thôn mới 05 xã và huyện được công nhận huyện nông thôn mới).

(12) Có 89,47% trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất và 71,05% trường đạt chuẩn quốc gia (chỉ tiêu 100% trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất và 70% trường đạt chuẩn quốc gia)[5].

(13) Chỉ tiêu kế hoạch tỷ lệ các cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa đạt 100%. Hiện chưa tổ chức đánh giá chỉ tiêu này đến thời điểm tháng 6 năm 2020[6].

(14) Tỷ lệ chất thải sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt 100%.

(15) Chỉ tiêu chỉ số cải cách hành chính đạt 75/80 điểm. Hiện chưa tổ chức đánh giá chỉ tiêu này đến thời điểm tháng 6 năm 2020[7].

(16) Tỷ lệ người dân hài lòng về cung ứng dịch vụ hành chính công đạt 92.12% (chỉ tiêu đạt trên 95%).

(17) Duy trì 100% hộ dân sử dụng nước sạch, lượng nước và nguồn nước cung cấp bảo đảm đầy đủ liên tục, đạt chất lượng hợp vệ sinh.

(18) Đang triển khai thực hiện xóa 25 điểm ô nhiễm môi trường và điểm ngập nước còn lại của giai đoạn 2016 - 2020 (chỉ tiêu xóa tất cả các điểm ô nhiễm môi trường và điểm ngập nước giai đoạn 2016 - 2020).

(19) Đảm bảo 100% các trường hợp vi phạm về trật tự xây dựng được phát hiện kịp thời và xử lý đúng quy định, không để phát sinh. Giải quyết được 63% quyết định tồn từ trước đến nay (chỉ tiêu phấn đấu giải quyết dứt điểm 100% quyết định tồn từ trước đến nay).

(20) Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tuyển quân đạt 100% chỉ tiêu thành phố giao. Tỷ lệ điều tra, khám phá án hình sự đạt 91,6%, giảm 67% số vụ, giảm 58,3% số người chết do tai nạn giao thông so với 6 tháng đầu năm 2019 (chỉ tiêu tuyển quân đạt 100% và điều tra, khám phá án hình sự đạt trên 87%, kéo giảm 20% số vụ, số người chết do tai nạn giao thông so với năm 2019)[8].

1. Kết quả huy động các nguồn vốn:

a) Đầu tư xây dựng cơ bản:

Tổng mức đầu tư toàn xã hội ước đạt 1.477,7 tỷ đồng, tăng 39,7% so với cùng kỳ và bằng 34,8% kế hoạch, trong đó vốn đầu tư từ ngân sách đạt gần 778,7 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 52,7%), gấp 03 lần và vốn đầu tư ngoài ngân sách đạt 699 tỷ đồng, bằng 88% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư từ ngân sách thực hiện trong 6 tháng đầu năm tăng do các công trình tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện với nhiều công trình đang thi công theo tiến độ kế hoạch, Ủy ban nhân dân huyện đã kịp thời giao kế hoạch vốn đầu tư các công trình từ nguồn vốn ngân sách thành phố phân cấp cho các chủ đầu tư, duy trì công tác giao ban xây dựng cơ bản hàng tháng, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án để đẩy nhanh tiến độ và đôn đốc chủ đầu tư hoàn tất thủ tục để thanh toán khối lượng công trình hoàn thành, giải ngân vốn (kể cả nguồn vốn ngân sách) được tập trung. Ước 6 tháng năm 2020, thực hiện giải ngân thanh toán 668,7 tỷ đồng, đạt 79,37% so với kế hoạch vốn giao[9]. Tiến độ các công trình trọng điểm như sau:

- Công trình xây dựng Đường Lương Văn Nho (khởi công tháng 10 năm 2015) đã hoàn thành đoạn 3 và thi công láng nhựa mặt đường, lát gạch vỉa hè, lắp trụ chiếu sáng đoạn 2, đoạn 1, ước đạt 48% khối lượng.

- Đường liên xã An Thới Đông - Lý Nhơn, đã hoàn thiện mặt cầu và đắp cát nền đường, trải cán cấp phối đá dăm, ước đạt 85% khối lượng. Nâng cấp, sửa chữa 03 trường trung học phổ thông ước đạt từ 75 - 85% khối lượng[10].

- Các dự án thuộc đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới các xã: Hiện nay đã nghiệm thu đưa vào sử dụng 77/221 công trình, đang thi công 126/221 công trình, còn 18 công trình chưa khởi công xây dựng do người dân chưa đồng thuận bàn giao mặt bằng.

- Các dự án thuộc đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới huyện: 07/08 công trình nhóm C đã khởi công xây dựng, dự kiến hoàn thành trong năm 2020, còn 01 công trình nhóm B (Nâng cấp hệ thống thủy lợi khu vực Mốc Keo) đã được bố trí vốn chuẩn bị đầu tư, đang lập hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi, dự kiến phê duyệt trong tháng 6 năm 2020 và khởi công xây dựng tháng 12 năm 2020.

- Đối với các dự án thủy lợi, kè chống sạt lở bờ sông:

+ Các dự án thực hiện giai đoạn 2016 - 2019: Đối với 03 công trình chuyển tiếp[11], đã có 02 công trình hoàn thành chuẩn bị nghiệm thu đưa vào sử dụng, 01 công trình đang thi công ước đạt 62% khối lượng. Đối với 07 công trình kè trên địa bàn xã An Thới Đông[12]: đã khởi công từ tháng 3 năm 2018, đã nghiệm thu đưa vào sử dụng 02/07 công trình, 04 công trình dự kiến hoàn thành trong quý II và 01 công trình Xây dựng kè kiên cố bảo vệ khu dân cư ấp An Bình (đoạn từ ngã ba rạch Giông đến Kênh Ngay) do vướng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự kiến hoàn thành trong năm 2020.

+ Các dự án đang thực hiện đầu tư giai đoạn 2018 - 2020: Gồm 06 dự án đã được khởi công xây dựng năm 2019[13], đã vận động người dân bàn giao trước và hiện đang thi công đối với chiều dài tuyến đã được bàn giao mặt bằng, ước đạt 40% khối lượng.

+ Các dự án đang thực hiện chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2019 - 2022: Đối với 03 công trình nhóm C[14], đã khởi công xây dựng công trình trong tháng 5 và thi công đối với chiều dài tuyến không vướng mặt bằng và vận động người dân bàn giao trước, dự kiến hoàn thành trong năm 2021. Đối với 03 công trình nhóm B[15], hiện Sở Kế hoạch và Đầu tư đang thẩm định, tham mưu tổng hợp danh mục báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các dự án để Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố thông qua trong kỳ họp sắp tới.

+ Các dự án đang thực hiện chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2020 - 2023: Đối với 07 công trình Nhóm C[16], đã phê duyệt dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án vào tháng 5 và dự kiến trình thẩm định, phê duyệt hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi trong tháng 6. Đối với 01 công trình nhóm B (Xây dựng kè kiên cố bảo vệ khu dân cư Mỹ Khánh, xã Bình Khánh), hiện đang được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố xem xét, thẩm định để trình Hội đồng nhân dân thành phố thông qua trong kỳ họp sắp tới.

+ Xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất thủy sản, diêm nghiệp (24 công trình thi công chuyển tiếp), có 06 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng[17], 16 công trình thi công đạt 35 - 90% khối lượng và 02 công trình chuẩn bị khởi công trong tháng 6[18].

Công tác kêu gọi đầu tư: Tiếp nhận đăng ký đầu tư của 03 nhà đầu tư về đầu tư Nghĩa trang Bình Khánh, bến phà Cần Giờ - Vũng Tàu và chỉnh trang khu dân cư khu phố Hưng Thạnh, thị trấn Cần Thạnh. Đồng thời, làm việc với 02 nhà đầu tư[19] để giải quyết kiến nghị liên quan đến dự án xây dựng bến thủy nội địa tại bến Tắc Xuất và xây dựng Khu phức hợp ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản tại huyện.

b) Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh:

Huyện đã tổ chức Hội nghị gặp gỡ, tiếp xúc doanh nghiệp trên địa bàn huyện để thông tin về chủ trương, chính sách và lắng nghe những mong muốn, chia sẻ khó khăn của doanh nghiệp, có 17 doanh nghiệp tham dự và được giải đáp, trả lời các ý kiến, kiến nghị liên quan đến chính sách vay vốn, chính sách thuế… đồng thời hội nghị đã tiếp nhận ý kiến đóng góp của 08 doanh nghiệp đối với các nội dung liên quan đến phát triển kinh tế của huyện và thành phố.

Trong đó 6 tháng đầu năm 2020, có 05 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đầu tư mới 20,4 tỷ đồng, bằng 62,5% so với cùng kỳ (05/08 doanh nghiệp) và đạt 12,5% kế hoạch (05/40 doanh nghiệp. Tính từ khi triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển doanh nghiệp (Kế hoạch số 2580/KH-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2017) đến nay, có 04 hộ kinh doanh cá thể chuyển sang doanh nghiệp và có 112 doanh nghiệp được thành lập mới.

Trong 6 tháng đầu năm, có 86 hộ cá thể đăng ký và được cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với số vốn đăng ký 16,1 tỷ đồng, bằng 83% số hộ so với cùng kỳ (86/104 hộ) và có 09 hộ ngừng kinh doanh, tăng 04 hộ so với cùng kỳ. Tổng số hộ kinh doanh cá thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đang hoạt động trên địa bàn huyện là 3.380 hộ (có 1.547 hộ kinh doanh thương mại).

* Về triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong và sau dịch SARS-CoV-2: Huyện đã tiếp xúc, ghi nhận ý kiến của 100 doanh nghiệp về phản ánh về những khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chủ yếu là thị trường tiêu thụ giảm, doanh thu giảm dẫn đến doanh nghiệp không đủ kinh phí để trang trải cho hoạt động và đề xuất được giảm lãi vay, giới thiệu nguồn hàng gia công, hỗ trợ chi phí chi trả lương cho công nhân và được miễn, giảm (hoặc chậm nộp) thuế, bảo hiểm xã hội[20]. Có 05 doanh nghiệp, cơ sở đã đề nghị hỗ trợ vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi để trả lương cho người lao động, tuy nhiên do các doanh hoạt động quy mô nhỏ nên không đáp ứng được điều kiện được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ[21]. Ngoài ra, huyện phối hợp Bảo hiểm xã hội huyện hướng dẫn và phê duyệt cho 06 doanh nghiệp thực hiện thủ tục ngừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất đối với doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đăng ký gia hạn thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp) và tiền thuê đất của 14 doanh nghiệp.

Ngoài ra, Huyện đã lập danh sách 727 hộ có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm và dự kiến hỗ trợ 119 hộ kinh doanh bị tạm ngưng hoạt động bởi dịch Covid-19[22] theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ (toàn huyện có 831 hộ kinh doanh cá thể bị tạm ngưng hoạt động bởi dịch Covid-19).

c) Kinh tế tập thể:

Trong 6 tháng, có 01 hợp tác xã thay đổi, bổ sung ngành nghề hoạt động và 01 tổ hợp tác đánh bắt thủy hải sản thành lập mới với 07 thành viên, đạt 4% kế hoạch (04/24). Tính đến tháng 6 năm 2020, trên địa bàn huyện có 16 hợp tác xã với 249 xã viên[23] và 79 tổ hợp tác hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp[24]. Qua khảo sát, có 08 hợp tác xã hoạt động hiệu quả, còn lại hoạt động yếu và tạm ngưng hoạt động. Huyện đã tổ chức kiểm tra tình hình thực tế của các hợp tác xã để có giải pháp hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động và xử lý các hợp tác xã yếu kém, không hoạt động.

Triển khai xây dựng hợp tác xã nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, đối với Hợp tác xã Thuận Yến; Huyện đã tổ chức hỗ trợ Hợp tác xã xây dựng chuỗi giá trị liên kết trong nuôi tôm thẻ chân trắng, triển khai mô hình nuôi công nghệ cao trên diện tích khu nuôi 1,2 ha (1.200 m2 diện tích mặt nước nuôi trực tiếp) và triển khai mô hình dưa lưới quy mô 1.500 m2 với 2.500 cây theo quy trình VietGAP đã được cấp giấy chứng nhận. Hiện diện tích trồng dưa lưới đã cho thu hoạch đạt 3 tấn, giá trị sản lượng 90 triệu đồng, đạt mức lãi 35 triệu đồng/vụ. Đồng thời, huyện tiếp tục kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng (giao thông nội đồng, ao nuôi tôm và nhà kho, sân phơi cá dứa...) nhằm phục vụ sản xuất của hợp tác xã theo chủ trương của thành phố.

d) Thu - chi ngân sách:

Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách năm 2020 và chỉ đạo các đơn vị triển khai các biện pháp kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thuế của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, thu hồi nợ đọng thuế; theo dõi và nhắc nhở doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể mới thành lập đăng ký mã số thuế, kê khai thuế để thực hiện nghĩa vụ thuế, đôn đốc thu, giảm tình trạng chậm nộp thuế; tuyên truyền, hỗ trợ các đối tượng nộp thuế và minh bạch các chính sách thuế, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước… Kết quả thu ngân sách Nhà nước 123 tỷ đồng, tăng 4,8% so với cùng kỳ và đạt 48% dự toán (123/256,3 tỷ đồng), có 06/08 khoản thu đạt 15,6 - 39% dự toán, trong đó khoản thu tiền sử dụng đất là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn và tăng 74,6% so với cùng kỳ do không còn thực hiện chính sách ghi nợ tiền sử dụng đất; khoản thu thu phí - lệ phí bằng 98%, thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh bằng 88%; các khoản thu tiền thuê đất, thuế thu nhập cá nhấn, lệ phí trước bạ chỉ bằng 29,4 - 67,6% do thị trường đất đai lắng đọng, nhu cầu chuyển nhượng giảm, chủ yếu là cho tặng và một phần nguyên nhân do thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội nên người dân hạn chế giao dịch.

- Thu ngân sách địa phương ước đạt 784 tỷ đồng, tăng 55,4% so với cùng kỳ và đạt 723% dự toán (784/1.083,8 tỷ đồng), trong đó thu điều tiết từ các sắc thuế đạt 9,5 tỷ đồng, bằng 64% và thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 544,6 tỷ đồng, tăng 27,3% so với cùng kỳ.

- Chi ngân sách địa phương ước đạt 518,4 tỷ đồng, bằng 83,2% so với cùng kỳ và đạt 47,8% dự toán, trong đó chi đầu tư phát triển 191,46 tỷ đồng, tăng 48,2% và chi thường xuyên 262,59 tỷ đồng, bằng 88% so với cùng kỳ. Công tác điều hành chi ngân sách trong 6 tháng đầu năm đảm bảo theo dự toán được giao, đúng chính sách, chế độ, tiết kiệm, hiệu quả; chủ động sắp xếp chi thường xuyên, ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng; đảm bảo bố trí đủ kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ theo quy định, đáp ứng kịp thời các yêu cầu đầu tư phát triển, an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và hoạt động của bộ máy Nhà nước.

2. Tình hình phát triển các ngành kinh tế:

a) Xây dựng nông thôn mới:

Tiếp tục kiện toàn, củng cố và nâng cao năng lực hoạt động của Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện, Ban Quản lý Xây dựng nông thôn mới các xã và kịp thời giải quyết những vướng mắc trong triển khai thực hiện Đề án và tuyên truyền về thực hiện nâng cao chất lượng tiêu chí xây dựng nông thôn mới đến người dân.

Trong 6 tháng đầu năm, huyện tập trung chỉ đạo thực hiện các nội dung huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn giai đoạn 2010 - 2020; trong đó chủ trọng các tiêu chí phát triển sản xuất, giảm nghèo, tổ chức sản xuất, môi trường và an toàn thực phẩm. Tính đến nay, toàn bộ 06/06 xã đã được thành phố công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới.

Huyện tổ chức rà soát, khắc phục những nội dung còn hạn chế theo ý kiến góp ý của người dân về kết quả xây dựng huyện nông thôn mới theo đặc thù vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn nâng cao chất lượng các tiêu chí theo kết quả thẩm định của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện. Hiện nay huyện đạt 08/09 tiêu chí Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới huyện giai đoạn 2016 - 2020, riêng tiêu chí trường học chưa đạt tiêu chuẩn về cơ sở vật chất[25].

Phong trào Chung sức xây dựng nông thôn mới (Thông báo số 316-TB/TU ngày 07 tháng 12 năm 2016 của Ban Thường vụ Thành ủy): Huyện đã xây dựng kế hoạch và thống nhất nội dung ký kết hỗ trợ với các đơn vị hỗ trợ chung sức theo sự phân công của Ban Thường vụ Thành ủy. Tuy nhiên, do tình hình dịch Covid-19 kéo dài ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nên đến nay chỉ có Tổng Công ty Điện lực thành phố hỗ trợ 70 thẻ bảo hiểm y tế với số tiền 14 triệu đồng.

* Về Đề án phát triển toàn diện thị trấn Cần Thạnh giai đoạn 2019 - 2020 đã được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt (Quyết định số 721/QĐ-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2019) và đang triển khai thực hiện. Đến nay, cơ bản đạt 17/19 tiêu chí, phấn đấu đến cuối năm đạt thêm 02/19 tiêu chí còn lại (Tiêu chí 1 - Quy hoạch và Tiêu chí 13 - Tổ chức sản xuất)[26].

* Về thực hiện Kế hoạch số 6096/KH-UBND ngày 22/10/2018 của Ủy ban nhân dân huyện về thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm: Huyện phối hợp với Công ty Afdex triển khai thực hiện chuỗi sản xuất cho hộ nuôi tôm trên địa bàn huyện và tiếp xúc, vận động thêm 04 hợp tác xã, 08 hộ nuôi tôm tham gia thực hiện liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tính đến đến nay đã có 18 cơ sở, hộ nuôi tham gia Chương trình gồm 06 hợp tác xã và 12 hộ nuôi tôm.

b) Phát triển các ngành kinh tế:

* Sản xuất nông - lâm - thủy sản: Trong 6 tháng đầu năm, huyện đã ban hành kế hoạch và tập trung triển khai các giải pháp phát triển kinh tế, giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất các mô hình. Mức tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản đạt 13,4% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 12,2%), tương ứng giá trị sản xuất 1,227,5 tỷ đồng, đạt 50,3% kế hoạch, trong đó:

- Về sản xuất thủy sản: Giá trị sản xuất thủy sản ước đạt 1.144,6 tỷ đồng, tăng 14,2% so với cùng kỳ và bằng 50,7% kế hoạch, tương ứng sản lượng thủy, hải sản khai thác đạt 19.808 tấn, bằng 89,4% so với cùng kỳ. Đóng góp lớn trong giá trị sản xuất là lĩnh vực sản xuất giống thủy sản chiếm 49% với mức tăng 84,5% so với cùng kỳ, tiếp theo là đánh bắt thủy sản, tăng 8,8% so với cùng kỳ riêng lĩnh vực nuôi trồng giảm 27%.

+ Khai thác thủy sản trong 6 tháng đầu năm khá thuận lợi, có 985 phương tiện đánh bắt, giảm 04 phương tiện tham gia đánh bắt so với cùng kỳ[27]. Ước sản lượng khai thác trong 6 tháng đạt 11.348 tấn, tăng 8,3% so với cùng kỳ, trong đó các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như: mực, ghẹ,... tăng 23% (chiếm 44,5% giá trị đánh bắt) nên các chuyến biển đa phần có lãi. Mặc dù tình hình tiêu thụ có giảm do dịch Covid-19 nhưng Chính phủ đã kịp thời điều chỉnh giá nhiên liệu (giảm 163%) để giảm bớt khó khăn cho người sản xuất và giá tiêu thụ ổn định, nên thu nhập các loại hình khai thác tương đối ổn định so với cùng kỳ. Nghề cào xiêm ghe lưới đánh bắt ở vùng biển xa bờ đạt mức lãi từ 21,3 - 22,3 triệu đồng/phương tiện/tháng (tăng 1,6% 30 với cùng kỳ), các loại hình đánh bắt ven bờ đạt mức lãi từ 05 - 7,5 triệu đồng/phương tiện/tháng (tăng 3,4% so với cùng kỳ).

Huyện vận động 10 tàu cá có chiều dài 15m trở lên lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định của Luật Thủy sản[28] và đến nay toàn huyện có 10/20 phương tiện được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Phối hợp Chi cục Thủy sản thành phố tổ chức thả 10.000 con giống cá mú chấm đen để tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn huyện. Đồng thời, tăng cường quản lý và kiểm tra hoạt động khai thác thủy sản của các phương tiện nhằm ngăn chặn và kịp thời xử lý các phương tiện sử dụng công cụ mắt lưới nhỏ để đánh bắt, kích điện khai thác lạm sát nguồn lợi thủy sản. Qua 32 đợt kiểm tra, kiểm soát bảo vệ nguồn lợi thủy sản đối với 786 phương tiện khai thác, đã xử lý 45 cái đăng nỏ trên địa bàn xã Thạnh An và xử lý 10 trường hợp vi phạm[29], giảm 01 trường hợp so với cùng kỳ.

+ Nuôi nhuyễn thể thu hoạch ước đạt 5.570 tấn, bằng 70,2% so với cùng kỳ (diện tích thu hoạch giảm 37,4% so với cùng kỳ). Sản lượng nghêu thu hoạch chỉ đạt 275 tấn, giảm 79%; hàu đạt 5.191 tấn, giảm 18,5% và ốc hương, sò 104 tấn, giảm 59%, Các đối tượng nuôi được chăm sóc và sinh trưởng tốt nhưng diện tích nuôi nghêu chỉ còn 41 ha, giảm 74 ha so với thời điểm cùng kỳ, chủ yếu là thu vét trong phạm vi giải tỏa thực hiện dự án đầu tư Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ, mặt nước thả nuôi hàu không được mở rộng do thả nuôi trên các tuyến sông, ảnh hưởng đến tuyến giao thông thủy và do ảnh hưởng dịch bệnh, lượng khách du lịch giảm nên nhu cầu tiêu thụ giảm. So với cùng kỳ, thu nhập nghề nuôi hàu 450 triệu/ha tăng 14,5%, nuôi nghêu, sò ổn định với 133 triệu đồng/ha, riêng nuôi ốc hương 1,27 tỷ đồng/ha, giảm 2,4% và vẫn là mô hình có lợi nhuận cao so với các loại nhuyễn thể khác[30].

+ Nuôi tôm tình hình thời tiết 6 tháng đầu năm chưa thuận lợi, nắng nóng và biên độ dao động nhiệt trong ngày cao làm môi trường nước chưa ổn định, cùng với tình hình tiêu thụ chậm, giá tôm có xu hướng giảm, nên người dân rất thận trọng trong việc đầu tư nhằm hạn chế rủi ro. Ngoài duy trì các mô hình nuôi tôm truyền thống, huyện còn có các mô hình nuôi theo công nghệ cao như: mô hình nuôi tôm mật độ cao và nuôi 02 giai đoạn với diện tích 10,68 ha, giảm 7,22 ha so với cùng kỳ. Tổng diện tích thả nuôi trong 6 tháng đạt 3.792,8 ha, trong có 492,7 ha nuôi ao, giảm 132,8 ha so với cùng kỳ. Diện tích thu hoạch giảm làm ảnh hưởng sản lượng tôm. Tính đến tháng 6 năm 2020, diện tích thu hoạch đạt 3.687,5 ha, giảm 333,2 ha so với cùng kỳ, sản lượng đạt 2.806 tấn, bằng 76% so với cùng kỳ (có 387.4 ha ao nuôi thu hoạch, đạt 1.463 tấn, bằng 74%) với năng suất bình quân các mô hình nuôi đạt 3,78 tấn/ha, tăng 1,03 tấn/ha[31], trong đó riêng các mô hình nuôi công nghệ cao đạt năng suất bình quân đạt 15 tấn/ha. Tuy giá tôm thương phẩm bình quân giảm 17,8% so với 6 tháng cùng kỳ, nhưng nhờ năng suất cao nên tăng hiệu quả nghề nuôi với mức thu nhập bình quân 114,4 triệu đồng/ha, tăng 5% so với cùng kỳ[32].

+ Huyện đã triển khai thực nghiệm mô hình nuôi cá đù đỏ (cá hồng mỹ) trên địa bàn xã Long Hòa với 2.500 con giống trên diện tích 100 m2 được hơn 03 tháng, hiện nay cá đang phát triển tốt, đạt kích cỡ từ 20 - 25 cm. Ngoài ra, còn có 30,33 ha thả nuôi các đối tượng đa dạng hóa (cá, cá dứa, cá bóp, cua, tôm càng xanh...) trong đó đã có 21 ha cho thu hoạch với sản lượng 85,5 tấn cá, cua, tổng mức lãi 2,47 tỷ đồng. Nhìn chung, các đối tượng thu hoạch đều có lãi với bình quân nuôi cá dứa lãi 424 triệu đồng/ha, cá chim vây vàng 240 triệu đồng/ha và nuôi của lãi 107 triệu đồng/ha.

+ Các trại sản xuất và thuần dưỡng trên địa bàn huyện tăng trưởng hoạt động sản xuất và thuần dưỡng con giống để cung ứng cho nhu cầu sản xuất ở địa phương, trong 6 tháng xuất bán 31,3 triệu giống tôm, gần 33,4 tỷ giống nhuyễn thể và 0,6 triệu giống cua với tổng doanh thu đạt trên 600 tỷ đồng, góp phần tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản.

Thực hiện tốt công tác kiểm soát giống thả nuôi, thông tin quan trắc môi trường, tuyên truyền chỉ đạo sản xuất, khuyến cáo lịch thời vụ nuôi và hướng dẫn kỹ thuật nuôi, hỗ trợ vốn vay và xử lý dịch bệnh để nông dân có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo hiệu quả. Trong 6 tháng đầu năm đã kiểm tra, kiểm soát 318,37 triệu con giống của 689 trường hợp mua giống ở các tỉnh về thả nuôi, tổ chức lấy 228 mẫu nước ở các khu vực nuôi phân tích xác định các chỉ số về môi trường (pH, độ kiềm, độ mặn...), kịp thời thông tin đến người dân trong vùng sản xuất để có điều chỉnh trong quá trình chăm sóc, quản lý tôm nuôi.

Huyện phê duyệt 08 phương án hỗ trợ cho 21 hộ vay vốn sản xuất trên điện tích 36 ha, tổng vốn đầu tư 38,73 tỷ đồng, vốn vay đề nghị được hỗ trợ lãi suất 21,2 tỷ đồng (bằng 7% số hộ và bằng 13% số vốn vay hỗ trợ lãi suất so với cùng kỳ). Đến nay, các tổ chức tín dụng giải ngân 14 hộ số tiền 12,83 tỷ đồng. Tổ chức kiểm tra tình hình sử dụng vốn của 17 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã phía bắc và ban hành Quyết định không hỗ trợ lãi vay 15 hộ do sử dụng vốn không đúng mục đích. Phần lớn các phương án đều phục vụ nghề nuôi tôm, trong khi nghề nuôi tôm còn gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện nuôi 6 tháng đầu năm chưa phù hợp, cùng với ảnh hưởng tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các nước tạm ngưng xuất khẩu thủy sản, nên giá cả và thị trường tiêu thụ thủy sản trong nước giảm mạnh, ảnh hưởng đến thu nhập nghề nuôi. Mặc khác chính sách cho vay vốn của tổ chức tín dụng (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Cần Giờ) có sự thay đổi (thời gian trả nợ và lãi từ 12 tháng điều chỉnh còn 6 tháng) gây bất lợi cho nông dân vay vốn để đầu tư sản xuất, đặc biệt những người khả năng tài chính ít không mạnh dạn đầu tư hoặc có đầu tư với mô hình thả nuôi thưa với vốn đầu tư ít hơn.

* Về dự án đầu tư xây dựng Khu nuôi trồng thủy sản công nghệ cao ở Hào Võ: Sau khi thi công hạng mục san lấp mặt bằng đại 90% khối lượng và xây dựng tường rào, cổng và nhà bảo vệ đạt 20% khối lượng. Hiện Ủy ban nhân dân thành phố đã chấp thuận cho Ban Quản lý Khu nông nghiệp Công nghệ cao thực hiện bàn giao cho Ủy ban nhân dân huyện, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ phần diện tích bị chồng lấn và điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu 1/2000 của Dự án và huyện đang điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 của Dự án Khu Nông nghiệp công nghệ cao ngành thủy sản Cần Giờ theo hướng dẫn của Sở Quy hoạch - Kiến trúc[33].

- Về sản xuất nông nghiệp: Giá trị sản xuất ước đạt 83 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ và đạt 45% kế hoạch, trong đó:

+ Giá trị sản xuất trồng trọt ước đạt 10,6 tỷ đồng, tăng 60% so với cùng kỳ. Toàn huyện hiện có 19 hộ với diện tích 14,34 ha được cấp chứng nhận VietGAP (đạt 74,5% kế hoạch) và 05 ha trồng đang được hướng dẫn các biện pháp chăm sóc trồng theo quy trình VietGAP. Vườn cây ăn trái được nông dân chăm sóc, bón phân dùng kỹ thuật và cho kết quả tốt, sản lượng thu hoạch ước đạt 1,515 tấn với năng suất thu hoạch bình quân đạt 5,9 tấn/ha (tăng 2,4 tấn/ha so với cùng kỳ), trong đó riêng sản lượng xoài 1.500 tấn, tăng 62,3% so với cùng kỳ, cùng với giá bán tăng 4,7% so với cùng kỳ (giá bán bình quân 44.500đ/kg) đảm bảo các nhà vườn có thu nhập ổn định.

+ Giá trị sản xuất chăn nuôi ước đạt 72,3 tỷ đồng, giảm 1% so với cùng kỳ. Do tình hình dịch tả heo Châu Phi trong những tháng của năm 2019 nên tổng đàn gia súc trên địa bàn huyện giảm mạnh và đến nay vẫn còn khó khăn trong việc tái đàn[34]. Trong 6 tháng, xuất bán 117,6 tấn gia súc các loại, bằng 35,8% so với cùng kỳ. Tuy thịt hơi có giá bán cao (giá heo hơi bình quân 8,5 triệu đồng/tạ, tăng 4,2 triệu đồng/tạ so với cùng kỳ) nhưng nguồn thịt tại chỗ không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ nên người dân chủ yếu tiêu thụ nguồn thịt cung cấp từ Siêu thị Co.op Cần Giờ và các tỉnh lân cận.

Huyện tổ chức tuyên truyền và thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh trên đàn gia súc nuôi, kiểm tra chặt chẽ việc kinh doanh và vận chuyển gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc đến huyện nhằm phòng ngừa dịch bệnh trên vật nuôi phát sinh trên địa bàn, qua đó kiểm tra, xử lý tiêu hủy 809 kg thịt gia cầm (tăng 765,4 kg so với cùng kỳ). Đồng thời có 03/07 xã, thị trân triển khai kế hoạch bắt chó thả rong và xử lý 17 con.

+ Nuôi yến tăng về số lượng với 481 nhà nuôi trên toàn huyện, tăng 167 nhà so với cùng kỳ, trong đó có 260 nhà nuôi có thu hoạch (tăng 20 nhà) và thu hoạch trong 6 tháng đạt 5,25 tấn, tăng 10%.

- Về lâm nghiệp: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền phòng chống cháy rừng, triển khai các chương trình nghiên cứu quan trắc theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cộng đồng bảo vệ tài nguyên rừng cho 2.660 người và dán 210 từ áp phích tuyên truyền tại các khu dân cư, trường học. Tổ chức tuần tra, phát hiện và xử lý vi phạm hình chính 06 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, tăng 02 vụ so với cùng kỳ, trong đó có 03 vụ vi phạm về phá rừng trái phép.

Triển khai Kế hoạch trồng rừng và cây xanh năm 2020, huyện đã tiếp nhận và giao 18.184 cây xanh phân tán cho 21 đơn vị để tổ chức trồng tại trụ sở cơ quan, đơn vị và tổ chức trồng trong dịp Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Đồng thời tổ chức phát động tăng vệ sinh môi trường và phát triển mảng xanh trên địa bàn huyện Cần Giờ năm 2020 và trồng 420 cây Hoàng yến trên đường An Thới Đông. Đồng thời, thực hiện Phim tài liệu tóm tắt kết quả đánh giá 10 năm Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ và hoàn thành dự thảo Chiến lược phát triển bền vững Khu Dự trữ Sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ giai đoạn 2020 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2040 theo góp ý các ban, ngành và chuyên gia.

- Về hoạt động ngành dịch vụ: Huyện đã thực hiện giải pháp đồng bộ về phát triển du lịch sinh thái và phát triển thị trường hàng hóa để tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của huyện, tuy nhiên do tình hình dịch bệnh đã ảnh hưởng không ít đến các mặt hoạt động của ngành.

+ Thương mại dịch vụ: Tổng mức doanh thu dịch vụ ước đạt 6.832,2 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 25%) và đạt 31,4% kế hoạch, trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt 5.274 tỷ đồng, giảm 16,4%.

Công tác phát triển thị trường, ổn định giá hàng hóa, dịch vụ kinh doanh được huyện quan tâm, tạo điều kiện thành lập thêm 04 doanh nghiệp và 86 hộ kinh doanh cá thể hoạt động ngành thương mại dịch vụ, Đồng thời hỗ trợ các đơn vị tham gia Chương trình bình ổn tổ chức 45 chuyên bán hàng lưu động phục vụ mua sắm của Nhân dân ở các xã, thị trấn, tuyên truyền thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Hàng hóa thiết yếu trên địa bàn phong phú, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng. Giá một số mặt hàng hải sản tươi sống, dịch vụ lưu trú vẫn duy trì ở mức ổn định. Tuy nhiên, dịch Covid-19 cùng với việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội gây ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của ngành thương mại dịch vụ. Toàn huyện có 831 hộ kinh doanh cá thể kinh doanh dịch vụ tạm ngừng hoạt động (từ tháng 3 đến hết tháng 4 năm 2020) theo chỉ đạo tại Chỉ thị số 15, 16 của Thủ tướng Chính phủ và một phần do người dân hạn chế ra khỏi nhà nên thị trường hàng hóa và dịch vụ trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh so với cùng kỳ.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, đảm bảo hàng hóa kinh doanh đạt chất lượng an toàn thực phẩm, niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết. Qua kiểm tra thực tế 08 chợ truyền thống và 20 cơ sở kinh doanh, các hộ kinh doanh tại các chợ đã chấp hành tốt quy định về quản lý giá như thực hiện niêm yết giá đầy đủ các mặt hàng kinh doanh, bán đúng giá niêm yết cũng như không có tình trạng ghim hàng, nâng giá bán các mặt hàng lương thực thực phẩm, vật tư y tế trong đợt cao điểm dịch Covid-19.

+ Hoạt động du lịch: Huyện phối hợp Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn khảo sát thực trạng phát triển dịch vụ vụ du Iịch tại ấp Thiềng Liềng, xã Thạnh An để thực hiện kết nối lữ hành và phát triển tour du lịch cộng đồng tại ấp Thiềng Liềng. Ước tính lượng khách tham quan du lịch ước đạt 630.000 lượt, giảm 53,6%, tương ứng giảm 728.000 lượt và doanh thu du lịch đạt 378 tỷ đồng, giảm 49,4% so với cùng kỳ năm trước.

* Tín dụng: Tổng mức phát vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Cần Giờ trong 6 tháng đạt 893 tỷ đồng, bằng 93,2% mức phát vay so với cùng kỳ, trong đó mức tín dụng cho vay phục vụ nuôi trồng thủy sản 770 tỷ đồng (chiếm 86% tổng mức phát vay), bằng 93,6%. Dư nợ tín dụng đến cuối tháng 6 năm 2020 đạt 997 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay phục vụ nuôi trồng thủy sản chiếm 80% tăng dư nợ.

- Hoạt động vận tải: Doanh thu vận tải ước đạt 29,4 tỷ đồng, giảm 1,2% so với cùng kỳ và đạt 38,7% kế hoạch, trong đó doanh thu vận tải đường thủy chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu vận tải của huyện (chiếm 84%) giảm 2,8%. Khối lượng hàng hóa vận chuyển 0,29 triệu tấn, tăng 9,7% và luân chuyển 12,9 triệu tấn.km, tăng 14%; khối lượng hành khách vận chuyển 1,07 triệu hành khách, giảm 9% và luân chuyển đạt 24,5 triệu hành khách, giảm 11% so với cùng kỳ.

Huyện thực hiện tốt việc đảm bảo an toàn khi vận chuyển hành khách tại các bến khách ngang sông và tổ chức khởi công Dự án xây dựng bến tàu phà vận tải hành khách hàng hóa Cần Giờ - Vũng Tàu.

- Về công nghiệp - xây dựng: Giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 615,3 tỷ đồng, giảm 0,8% so với cùng kỳ và bằng 47,6% kế hoạch.

+ Sản xuất tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất (giá so sánh năm 2010) ước đạt 256 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 16,3%) và bằng 50,4% kế hoạch, trong đó chế biến thực phẩm tăng 5%, sản xuất đồ uống tăng 13%, các ngành sản xuất khác bằng xấp xỉ cùng kỳ. Riêng ngành sản xuất muối giảm 1 7% do đơn giá tiêu thụ sản xuất sản phẩm giảm 41% so với cùng kỳ và gia công hàng may mặc giảm 25,7%[35].

Huyện đã khảo sát, hướng dẫn Công ty TNHH Phát triển Dừa nước Việt Nam xây dựng Đề án khuyến công để đăng ký hỗ trợ kinh phí đầu tư dây chuyền sản xuất mật dựa nước. Đồng thời tổ chức cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Cần Giờ và Khô cá dứa Cần Giờ cho Hợp tác xã Cần Giờ Tương Lai.

Phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ nghiên cứu và triển khai thực hiện ứng dụng GIS trong quản lý trồng trọt quản lý hộ kinh doanh, doanh nghiệp và Hợp tác xã; nghiên cứu mô hình sản xuất giống cá dứa; hỗ trợ mô hình sản xuất ứng dụng máy móc thiết bị trong chế biến muối (muối tôm, muối tiêu, muối thảo được…), xây dựng và quảng bá nhãn hiệu cho sản phẩm trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, huyện công nhận 95 sáng kiến của 102 tác giả có phạm vi ảnh hưởng trên địa bàn huyện và đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ thành phố xem xét trình Hội đồng xét sáng kiến cấp thành phố công nhận 10 sáng kiến của 14 tác giả có phạm vi ảnh hưởng cấp thành phố.

Huyện phối hợp Ban Quản lý Dự án lưới điện phân phối thành phố thống nhất hướng tuyến thực hiện xây dựng công trình “Cải tạo, nâng cấp lưới điện phục vụ nuôi trồng thủy sản khu vực huyện Cần Giờ” và công trình “Phát triển lưới điện khu dân cư Cá Cháy, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ”, Tổ chức tổng kết Chương trình thi đua Gia đình tiết kiệm điện năm 2019 và các hoạt động hưởng ứng chiến dịch “Giờ trái đất năm 2020”, qua đó đã khen thưởng 220 hộ gia đình và biểu dương 10 tập thể. 10 cá nhân có thành tích trong công tác tuyên truyền, vận động thực hiện Chương trình.

+ Sản xuất diêm nghiệp năm nay thời tiết nhiều nắng, khá thuận lợi cho nghề sản xuất muối, có 1.576 ha đưa vào sản xuất, giảm 4,3 ha so với vụ muối năm 2019, trong đó có 1,281,2 ha được sản xuất theo mô hình kết tinh trên ruộng trải bạt, tăng 237,2 ha so với cùng kỳ. Sản lượng thu hoạch đạt 138.327 tấn, tương ứng năng suất bình quân 87,7 tấn/ha, tăng 22,3 tấn/ha so với vụ muối năm trước. Đã tiêu thụ 33,582 tấn (có 2,202 tấn muối của năm 2019) với giá muối tiêu thụ bình quân 697 đồng/kg, giảm 41% so với cùng kỳ[36]. Ước thu nhập bình quân đạt 11,27 triệu đồng/ha, bằng 37% so với thu nhập vụ muối năm trước. Lượng muối còn dự trữ trong dân là 106.947 tấn.

- Sản xuất xây dựng: Giá trị sản xuất xây dựng ước đạt 359,3 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ và bằng 46% kế hoạch, trong đó giá trị xây dựng của hộ cá thể đạt 2813 tỷ đồng, tăng 5% và doanh nghiệp ngoài Nhà nước đạt 78 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ.

3. Phát triển đô thị, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường:

a) Quản lý quy hoạch, xây dựng:

Hiện Ủy ban nhân dân Thành phố đã xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương cho phép thành phố lập về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phân khu trên địa bàn huyện Cần Giờ song song với quá trình nghiên cứu lập điều chỉnh Đồ án quy hoạch chung thành phố (tại Công văn số 5023/UBND-ĐT ngày 03 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố) và hiện đang chờ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện các công việc tiếp theo theo quy định.

Huyện tăng cường tuyên truyền vận động Nhân dân chấp hành quy định về đất dai xây dựng theo Kế hoạch số 3333/KH-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố và Nghị quyết số 30-NQ/HU ngày 22 tháng 8 năm 2019 của Huyện ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn huyện mang lại hiệu quả tích cực. Qua đó, đã tổ chức phát 11.145 tài liệu tay “Sổ tay hướng dẫn nhà ở riêng lẻ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” và tài liệu “Hỏi - Đáp về Luật Xây dựng” trên cơ sở hướng dẫn của Sở Xây dựng thành phố để phát tới tận các hộ dân và làm cơ sở cho việc sinh hoạt ở khu phố, ấp, xã về điều kiện, thủ tục xây dựng nhà ở, để các hộ gia đình được tuyên truyền, giáo dục về quyền, nghĩa vụ trong xây dựng nhà ở, chủ động thực hiện đúng pháp luật, phát hiện và tổ giác các vi phạm pháp luật. Đồng thời duy trì công tác giao ban và phối hợp với Thanh tra Địa bàn kiểm tra theo dõi địa bàn, giám sát tình hình thực hiện các công trình xây dựng, kịp thời phát hiện, ngăn chặn xử lý các trường hợp vi phạm.

Trong 6 tháng, huyện đã cấp giấy phép xây dựng mới và sửa chữa lớn nhà ở cho 412 trường hợp với diện tích sàn xây dựng 94.289 m2, giảm 09 căn so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 381 trường hợp xây dựng mới, giảm 06 cân so với cùng kỳ. Tổ chức kiểm tra 338 cùng trình xây dựng, lập biên bản xử lý và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 14 trường hợp xây dựng không phép, giảm 07 trường hợp so với cùng kỳ năm trước và hiện đang tổ chức thực hiện quyết định xử phạt, yêu câu tự tháo dỡ, khôi phục hiện trạng đối với các công trình vi phạm[37]. Đồng thời tổ chức thực hiện hoàn thành 150/238 quyết định xử lý vi phạm hành chính chưa thực hiện từ trước đến nay và cưỡng chế, tháo dỡ nhà của 09/09 trường hợp không chấp hành quyết định di dời phòng chống thiên tai ở khu vực Dần Xây.

b) Quản lý đất đai:

Đã hoàn thành Kế hoạch sử dụng đất năm 2020 trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, Hoàn thành công tác đo đạc cắm mốc các thửa đất do Nhà nước quản lý (giai đoạn 1) với diện tích 203,07 ha và thực hiện công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 trên địa bàn.

Trong 6 tháng, kiểm tra phát hiện xử lý vi phạm hành chính 27 trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai[38], tăng 09 trường hợp so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 04 trường hợp chiếm đất công, bằng 100% số trường hợp so với cùng kỳ và 07 trường hợp vi phạm trong lĩnh vực trật tự xây dựng chuyển qua xử lý theo Nghị định số 91/2019/NĐ-CP trong lĩnh vực đắt đai. Đến nay đã có 24 trường hợp thực hiện xong quyết định xử phạt, khắc phục hậu quả và khôi phục hiện trạng.

Huyện đã chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch số 578/KH-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố về triển khai thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU về kiểm kê, rà soát quỹ đất, nhà, công trình và các tài sản khác gắn liền với đất thuộc sở hữu Nhà nước và tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nhà, đất và tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn thành phố. Trên cơ sở kết quả kiểm kê, rà soát báo cáo của các đơn vị, huyện đã đăng ký kê khai bổ sung 362 địa chỉ nhà đất với diện tích đất 355,36 ha và 76.876,3 m2 sàn xây dựng. Đồng thời tiếp tục kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng 173 địa chỉ nhà đất theo phương án xử lý tổng thể nhà, đất của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt[39]; kiểm kê, rà soát xác lập sở hữu Nhà nước đối với 1.303 địa chỉ nhà, đất với tổng diện tích đất 620,67 ha, diện tích sàn xây dựng 76.988,07 m2 [40]. Ngoài ra, tiếp tục theo dõi tình hình sử dụng 74 địa chỉ nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Thành phố. Trung ương quản lý đóng trên địa bàn huyện với tổng diện tích đất 152,34 ha, diện tích sàn xây dựng 21.336,68 m2 và nhà, đất đã có Quyết định giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện của 19 tổ chức. Hầu hết các địa chỉ nhà, đất đều được sử dụng đúng mục dích phê duyệt. Đối với một số địa chỉ hiện bỏ trống không sử dụng do được đầu tư xây dựng trụ sở mới thay thế, huyện cũng thường xuyên chỉ đạo các đơn vị rà soát, đề xuất phương án điều chuyển cho các đơn vị khác hoặc bán đấu giá nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai với các địa chỉ có vị trí phù hợp với quy hoạch; đối với các địa chỉ nhà đất mới, huyện đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị lập hồ sơ kê khai bổ sung để kiến nghị Ban Chỉ đạo 167 thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt phương án xử lý.

Thực hiện Kết luận của Ban Thường vụ Huyện ủy về giám sát dự án di dời 1280 hộ dân sống ven sông, ven biển và vùng trũng thấp. Ủy ban nhân dân huyện đã thành lập Tổ công tác và chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức rà soát lại các đối được giao nền đất. Kết quả có tổng số nền đất đã bố trí di dời là 1.346 trường hợp được bố trí cấp nền đất, trong đó có 770 trường hợp được cấp nền đất trong 08 khu dân cư và 576 trường hợp ngoài 08 khu dân cư (752/1-346 trường hợp đúng đối tượng). Trong 6 tháng đầu năm, tổ chức cấp giấy chứng nhận theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất cho 36 trường hợp và tính đến nay đã tổ chức cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 439/1.346 trường hợp. Rà soát hồ sơ và ban hành Quyết định thu hồi kinh phí hỗ trợ sai quy định đối với 588/660 trường hợp sai đối tượng và tiếp tục rà soát 72 hộ còn lại. Đồng thời, huyện tiếp tục rà soát, xác định tình trạng đất đai, nhà ở của các hộ dân trên địa bàn huyện và trường hợp người dân đã có được hưởng chính sách liên quan đất đai, nhà ở đối với 359 trường hợp không đúng đối tượng (trong và ngoài 08 khu dân cư) trong thời gian chờ Ủy ban nhân dân thành phố có chủ trương về giá nền đất khi giao quyền sử dụng nền đất tại các khu dân cư.

c) Bảo vệ môi trường:

Tiếp tục tổ chức tuyên truyền, thực hiện cuộc “Cuộc vận động người dân thành phố không xả rác ra đường và kênh rạch vì thành phố sạch và giảm ngập nước” Chỉ thị 19-CT/TU ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Thành ủy. Kết quả có 03 ấp, 01 khu phố đạt danh hiệu “Khu phố - ấp sạch, không xả rác ra đường và kênh rạch” và 02 xã đạt danh hiệu “Xã không xả rác ra đường và kênh rạch” cấp thành phố. Triển khai kế hoạch xây dựng xã Thạnh An thành xã sạch, xanh, thân thiện môi trường và tiếp tục thực hiện Đề án giảm túi ni lông trên địa bàn xã Thạnh An.

Quản lý chặt chẽ, kiểm tra định kỳ các cơ sở sản xuất kinh doanh, chăn nuôi trên địa bàn để xử lý, khắc phục kịp thời các cơ sở không đảm bảo vệ sinh môi trường. Đồng thời, tổ chức xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường 02 dự án[41] trên địa bàn và kiến nghị Sở Giao thông vận tải đánh giá thực trạng xâm thực đất, rừng và kiểm tra độ sâu của Dự án xã hội hóa nạo vét luồng trên sông Gò Gia thuộc địa bàn huyện[42]. Thực hiện tốt công tác thu gom xử lý nước thải và chất thải rắn sinh hoạt, tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom xử lý đạt 100% [43], triển khai các bước thực hiện xóa 25 điểm ngập nước và ô nhiễm môi trường trong năm 2020.

* Dự án Nghĩa trang Nhân dân xã Bình Khánh đã được Hội đồng nhân dân thành phố thông qua tại Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 06 tháng 7 năm 2017 về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và đã được ghi vốn đầu tư giai đoạn 1 (quy mô 10 ha) năm 2019. Huyện xác định đây là dự án có tính cấp thiết trên địa bàn huyện, nên cần triển khai sớm dự án theo tinh thần chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Công văn số 5531/UBND-DA ngày 05 tháng 9 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về thu hút đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án trên địa bàn huyện Cần Giờ. Huyện đã kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành phố chủ trì phối hợp huyện sớm phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí thực hiện quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Nghĩa trang Nhân dân xã Bình Khánh làm cơ sở thực hiện các bước tiếp theo để đầu tư dự án và giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố tham mưu thành phố về hình thức đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư dự án phù hợp quy định pháp luật.

* Dự án Lò đốt rác xã An Thới Đông và Dự án Lò đốt rác xã Thạnh An: Huyện đã xây dựng hệ số bồi thường hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng dự án Lò đốt rác xã An Thới Đông và trình hội đồng thẩm định thành phố. Đồng thời hoàn chỉnh đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt chủ trương thực hiện Dự án Lò đốt rác xã Thạnh An với công suất 05 tấn/ngày để phục vụ nhu cầu xử lý rác thải trên địa bàn xã Thạnh An.

* Phối hợp kiểm tra hoạt động khai thác cát: Đã tổ chức Hội nghị tổng kết 05 năm công tác kiểm tra về xử lý các vi phạm về hoạt động khai thác, kinh doanh khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện và sơ kết 06 tháng thực hiện Kế hoạch số 5031/KH-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2019 của Ủy ban nhân dân huyện về triển khai thực hiện Đề án Phòng, chống khai thác cát trái phép trên vùng biển Cần Giờ, khu vực giáp ranh giữa thành phố với các tỉnh trên địa bàn huyện Cần Giờ. Trong 6 tháng đầu năm, đã phối hợp kiểm tra 66 đợt, phát hiện 09 vụ vận chuyển, khai thác cát trái phép, giảm 03 trường hợp so với cùng kỳ.

d) Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng:

Huyện ban hành 579 quyết định thu hồi đất, phê duyệt chính sách bồi thường, hỗ trợ và phương án bồi thường, hỗ trợ, điều chỉnh dự toán của 15 dự án. Hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 458 hộ thuộc diện ảnh hưởng trong 12 dự án khác[44] với số tiền 206,4 tỷ đồng. Hiện còn 147 hồ sơ bồi thường đã được Ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ trợ thiệt hại nhưng chưa chi trả cho hộ dân do một 30 trường hợp không đồng ý giá bồi thường, trong đó có 88 hộ thuộc các dự án từ năm 2017 trở về trước với tổng số tiền 10 tỷ đồng.

Lập lại Phương án hệ số điều chỉnh gió đất theo bảng giá đất mới tại Quyết định số 02/202G/QĐ-UBND ngày 16/01/2020 của UBND thành phố trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định giá đất bồi thường 08 dự án[45] và được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất tính bồi thường 01 dự án (Tuyến đê bao nội đồng kết hợp giao thông nông thôn ra đường An Thới Đông giai đoạn 1, khu vực 308 ha).

đ) Ứng phó với biến đổi khí hậu:

Huyện đã kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện; ban hành Kế hoạch kiểm tra phương án phòng, tránh ứng phó thiên tai trên địa bàn các xã, thị trấn nhằm chuẩn bị sẵn sàng để triển khai ứng phó khi có thiên tai. Đồng thời thường xuyên cảnh báo triều cường vùng hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai và cảnh báo tình hình gió mạnh và sóng lớn trên biển cho người dân và các phương tiện hoạt động trên biển để kịp thời phòng tránh.

Hoàn thành công tác tháo dỡ, vận chuyển, vệ sinh tại vị trí 12 căn nhà khu vực Dần Xây (gồm 09 căn đã cưỡng chế và 03 căn người dân tự tháo dỡ); vận chuyển các kết cấu, vật dụng, rác thải để trả lại hiện trạng môi trường tự nhiên. Tổ chức bố trí chỗ ở tạm (nhà trọ) cho 06/15 hộ gia đình có nhà bị cưỡng chế (các hộ còn lại không ở địa phương hoặc không có nhu cầu) nhằm đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho các hộ dân trong thời gian 03 tháng để tìm nơi ở mới, ổn định. Đồng thời rà soát hoạt động sản xuất của các hộ dân có nhà bị cưỡng chế và tình hình các ngành sản xuất của nơi định cư mới để giới thiệu, hỗ trợ các hộ dân tổ chức hoạt động sản xuất - kinh doanh, tiếp cận vay vốn phục vụ sản xuất, giới thiệu việc làm để sớm hòa nhập với môi trường sống, sản xuất mới.

Dự án Di dời, bố trí dân cư phòng tránh thiên tai Thạnh An: ngoài gói thầu số 4 (hạng mục Kè - Cầu đò đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Huyện đã khởi công thi công gói thầu số 3 - hạng mục San lấp và phát quang mặt bằng, ước đạt 45% khối lượng, gói thầu số 1, 2 (hạng mục Đường giao thông và hạng mục Điện, chiếu sáng) đang thi công trên diện tích 8,3/13,5 ha, còn lại 5,2 ha chưa thi công do đang được điều chỉnh chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng.

Dự án xây dựng hệ thống đê dọc sông Hà Thanh từ mũi Đồng Hòa đến mũi Cần Thạnh: Đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố phê duyệt, nhà thầu đang tổ chức thi công xây dựng công trình trên toàn tuyến đã được người dân bàn giao mặt bằng trước 4.512/8.155m, đang thi công các cống thoát nước và thi công nền đê các vị trí được bàn giao mặt bằng, ước đạt 48% khối lượng công trình, còn lại 3.643m chưa thi công do còn vướng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

e) Cung cấp nước sạch;

Tình hình cung cấp nước sạch cho hộ dân được thường xuyên kiểm tra, kịp thời chỉ đạo xử lý khắc phục hư hỏng đường ống nước trong quá trình thi công các công trình xây dựng hệ thống thoát nước và sữa chữa mặt đường bê tông liên ấp. Lượng nước sạch cung cấp đầy đủ, đáp ứng nhu cầu sử dụng của Nhân dân trong mùa khô.

Trong 6 tháng đầu năm, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV đã thực hiện hoàn thành 02 dự án Lắp đặt tuyến ống cấp nguồn cho mạng hiện hữu vệ tinh Phạm Văn Quang. Hiện còn 08 dự án lắp đặt mạng cấp nước trên địa bàn huyện do Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH Một Thành viên đầu tư vẫn đang tiếp tục hoàn thủ tục đầu tư gồm: 03 dự án đang trình Sở Giao thông Vận tải thẩm định thiết kế kỹ thuật thi cộng và dự toán: Dự án lắp đặt tuyến ống cấp nước đường Lý Nhơn; Lắp đặt tuyến ống cấp nước phân phối xã Lý Nhơn và Dự án phát triển mạng lưới cấp nước khu dân cư Cá Cháy (ấp Doi Lầu, xã An Thới Đông) và 05 dự án gồm Dự án phát triển mạng lưới khu vực dân cư xã An Thới Đông đang lập báo cáo kinh tế kỹ thuật và 04 dự án đang thỏa thuận hướng tuyến, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật[46].

4. Hoạt động văn hóa - xã hội:

a) Văn hóa, thể dục thể thao và thông tin, truyền thông:

Huyện tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền, cổ động trực quan, triển lãm hình ảnh và hoạt động văn hóa, thể thao đón chào năm mới 2020 và các ngày lễ lớn của đất nước[47]. Thực hiện 24 chương trình văn nghệ phục vụ nhiệm vụ chính trị, tiếp nhận và phân bổ 08 suất biểu diễn nghệ thuật của Sở Văn hóa và Thể thao thành phố, trong đó có 02 suất tăng cường phục vụ Tết Nguyên đán phục vụ 5.830 lượt người xem ở các xã, thị trấn. Đồng thời, thực hiện 08 cuộc triển lãm ảnh với chủ đề giới thiệu thành tựu về kinh tế - văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh của huyện Cần Giờ và Chào đón năm mới, Mừng Đảng Quang vinh năm 2020...

Sơ kết phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa năm 2019, công nhận 33/33 ấp, khu phố đạt chuẩn văn hóa (29/33 ấp, khu phố đạt chuẩn ấp, khu phố văn hóa 05 năm trở lên), 95,12% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa (17.049/17.923 hộ), 94,12% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa (144/153 cơ quan, đơn vị), 06/06 xã đạt chuẩn xã văn hóa nông thôn mới và thị trấn Cần Thạnh đạt chuẩn văn minh đô thị. Đã triển khai Kế hoạch thực hiện chủ đề năm 2020 “Năm đẩy mạnh hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn huyện”.

Công tác quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa được tăng cường, thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn xử lý vi phạm, về biển hiệu, quảng cáo, việc thực hiện yêu cầu tạm thời ngưng hoạt động các dịch vụ văn hóa, thể thao vui chơi, giải trí, các cơ sở kinh doanh dịch vụ. Kiểm tra 2.096 lượt cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, phát hiện và xử lý 05 cơ sở vi phạm, tăng 04 cơ sở so với cùng kỳ. Đồng thời kết hợp công tác kiểm tra, tuyên truyền cho 49 cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa về Luật Quảng cáo để cơ sở thực hiện đúng quy định.

Phong trào thể dục thể thao tiếp tục thu hút nhiều đối tượng tham gia tập luyện, nâng cao thể chất với 23.565/73.426 người tham gia tập luyện thường xuyên, chiếm tỷ lệ 32.09% và toàn huyện có 23,6% hộ đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao. Phong trào thể dục thể thao quần chúng trên địa bàn huyện diễn ra với hình thức, đa dạng. Hoạt động thi đấu thể dục thể thao được tổ chức lồng ghép kết hợp với tuyên truyền cổ động chính trị chào mừng các ngày lễ lớn, tết. Qua đó đã tổ chức 36 giải thi đấu thể thao cấp huyện thu hút 1.020 lượt vận động viên tham dự và tham dự 11 giải thi đấu thể thao thành tích cao đạt 57 huy chương các loại.

Thực hiện 156 chương trình thời sự và 480 lượt tin bài, 144 chuyên mục tuyên truyền về các sự kiện, các chỉ đạo của Trung ương, Thành phố, các thành tựu kinh tế - xã hội của huyện, tổ chức tuyên truyền thực hiện chủ đề “Năm đẩy mạnh các hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị” về xây dựng nông thôn mới, về Đại hội Đảng các cấp, về thực hiện cuộc vận động “Người dân thành phố không xả rác ra đường và kênh rạch vì thành phố sạch, giảm ngập nước”, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn huyện,... tổng thời lượng tuyên truyền 24,795 phút.

b) Giáo dục và đào tạo:

Do tình hình dịch Covid-19 nên dự kiến năm học này kéo dài hơn so với mọi năm. Các trường học trên địa bàn huyện đã tập trung thực hiện các biện pháp khử trùng vệ sinh phòng học, kiểm soát giáo viên, nhân viên, học sinh đi về từ vùng dịch hướng dẫn cho học sinh học tập ở nhà và tổ chức dạy học trực tuyến[48]. Tổ chức cho học sinh đi học trở lại, triển khai kiểm tra thân nhiệt nhanh đầu giờ và cấp phát khẩu trang, dung dịch rửa tay do Sở Giáo dục và Đào tạo cung cấp[49] và có 15.920 quay lại lớp, tăng 11 học sinh mới và giảm 135 học sinh cũ (trong đó có 82 học sinh mầm non của Trường Mầm non Bình Minh và một số học sinh theo gia đình rời nơi cư trú chưa kịp quay về địa phương).

Toàn huyện có 100% học sinh tiểu học và trung học cơ sở được học tiếng Anh, trong đó có 08 trường dạy tiếng Anh tăng cường (06 trường tiểu học, 02 trường trung học cơ sở) với 48 lớp, tăng 08 lớp so với năm 2019 và 13 trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở có giáo viên nước ngoài dạy bổ trợ nâng cao trình tiếng Anh, tăng 01 trường so với năm 2019. Có thêm 803 học sinh dự thi đạt các trình độ tiếng Anh quốc tế, nâng tổng số lượt học sinh có trình độ tiếng Anh quốc tế lên 2.564/10.731 học sinh, tỉ lệ 23,89%, tăng 9,49% so với cùng kỳ.

Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tin học, ngoại ngữ và trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên toàn ngành; chương trình bồi dưỡng thường xuyên, chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo. Thực hiện kịp thời và đầy đủ về hỗ trợ người lao động bị tác động bởi dịch Covid-19 cho 17 giáo viên, nhân viên Trường Mầm non Bình Minh (ngoài công lập) theo Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐND ngày 27 tháng 3 năm 2020 của Hội đồng nhân dân thành phố với tổng số tiền 17 triệu đồng.

Trong 6 tháng, có 01 trường giải thể (Trường Mầm non Bình Minh) và 02 trường hoàn thành các tiêu chí chuẩn quốc gia (Trường Tiểu học An Thới Đông, Trường Trung học cơ sở Doi Lầu) được Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố công nhận. So với đầu năm, huyện tăng thêm 02 trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất và 01 trường đạt chuẩn quốc gia. Tính đến nay, có 34/38 trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, tăng 02 trường, đạt tỷ lệ 89,47%, 27/38 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 71,05%.

c) Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng:

Mạng lưới y tế cơ sở, y tế cộng đồng ngày càng được củng cố và phát triển, đẩy mạnh xã hội hóa y tế. Hoàn thành công tác sáp nhập Trung tâm Y tế huyện và Bệnh viện huyện thành Trung tâm Y tế huyện Cần Giờ và bàn giao về Sở Y tế thành phố quản lý góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân. Trong 6 tháng đầu năm, các cơ sở Y tế Nhà nước đã khám và điều trị 66.375 lượt bệnh nhân, giảm 25,544 lượt so với cùng kỳ, trong đó điều tri nội trú cho 469 lượt bệnh nhân.

Công tác y tế dự phòng được tăng cường, nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi gắn với công tác truyền thông nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho người dân trong việc chủ động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của bản thân và cộng đồng. Do tình hình dịch bệnh, Sở Y tế đã chuyển công năng Trung tâm Y tế huyện thành Bệnh viện điều trị Covid-19 và điều chuyển công tác khám và điều trị bệnh thông thường cho người dân về trạm y tế các xã, thị trấn để thực hiện.

Huyện tập trung thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19 được theo chỉ đạo của thành phố. Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh và tuyên truyền hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh. Tổ chức kiểm tra tình hình buôn bán, cập nhật danh sách người dân trên địa bàn đi du lịch nước ngoài để theo dõi, giám sát cách ly tại nhà. Xây dựng Phương án ứng phó dịch bệnh với tình huống khẩn cấp về y tế, tạm dừng các hoạt động hội họp, nghi lễ tôn giáo, hoạt động vui chơi, giải trí, các cơ sở kinh doanh dịch vụ… và thông báo cho người dân về hạn chế đi lại, không tụ tập đông người, thực hiện giãn cách xã hội, thành lập chốt kiểm soát ở các bến đò và tổ kiểm tra để kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh (đeo khẩu trang, tụ tập đông người…) theo chỉ đạo của thành phố. Đồng thời phối hợp với Sở Y tế lập khu vực cách ly tập trung, Bệnh viện điều trị Covid-19. Đã tiếp nhận điều trị cho 141 người, cách ly tại khu tập trung 424 người và tổ chức theo dõi sức khỏe, cách ly tại nhà 127 người. Hầu hết các trường hợp đã điều trị khỏi và hoàn thành thời gian cách ly và chưa phát hiện trường hợp dương tính Covid-19 tại huyện. Bên cạnh đó, huyện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đối với 18 trường hợp không thực hiện Quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người với tổng số tiền phạt 135 triệu đồng.

Triển khai bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở sản xuất. Qua đó có 98 doanh nghiệp và 90 công trình dự án ký bản cam kết thực hiện việc phòng, chống dịch Covid-19 và ký bản đánh giá tính rủi ro lây nhiễm virus Corona tại doanh nghiệp và tổ chức kiểm tra, giám sát định giá kết quả triển khai thực hiện Bộ chỉ số đánh giá tính rủi ro lây nhiễm virus Corona tại 98 doanh nghiệp và 90 công trình dự án trên địa bàn huyện[50]. Ngoài ra tổ chức đánh giá xác nhận đủ điều kiện hoạt động cho 291 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn.

Song song đó, huyện chủ động theo dõi, nắm tình hình dịch bệnh và triển khai công tác tuyên truyền và thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh phát sinh và lây lan. Trong 6 tháng đầu năm, ghi nhận 45 trường hợp bệnh truyền nhiễm, trong đó có 27 trường hợp bệnh sốt xuất huyết, tăng 18 trường hợp; 15 trường hợp bệnh tay chân miệng, tăng 14 trường hợp và 03 trường hợp bệnh sởi, tăng 02 trường hợp so với cùng kỳ, không có trường hợp tử vong.

Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được quan tâm thực hiện. Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho bà mẹ trẻ em đạt kết quả tốt; 90,25% bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh (cùng kỳ đạt 87,35%); 92,54% trẻ em được sàng lọc sơ sinh (cùng kỳ đạt 94,19%). Duy trì thực hiện chính sách bảo hiểm y tế toàn dân, được Nhân dân tham gia và đạt được tỷ lệ 95,88%, giảm 0,13% so với cùng kỳ. Huyện tổ chức 08 cuộc truyền thông chuyên đề sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh, can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh và các văn bản pháp luật về Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho 400 đối tượng là cán bộ ban ngành, đoàn thể, Ban điều hành ấp, Tổ trưởng nhân dân, cộng tác viên Dân số. Đồng thời, truyền thông lưu động, tư vấn trực tiếp 4.065 lượt người; qua đó cấp phát 7365 tài liệu về nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân, sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên.

Chương trình đảm bảo an toàn thực phẩm được triển khai tốt, phát động hưởng ứng trong Nhân dân và tiểu thương kinh doanh thực hiện Tháng hành động Vì an toàn thực phẩm năm 2020 với chủ đề “Nghiêm chỉnh chấp hành chính sách pháp luật trong sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực phẩm”, thực hiện giữ gìn vệ sinh ăn uống, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, các nguyên tắc cơ bản để lựa chọn và sử dụng thực phẩm an toàn.... Trong 6 tháng, tổ chức kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại 100 cơ sở[51] và không có trường hợp vi phạm hành chính; đồng thời qua kiểm tra, lực lượng chức năng huyện hướng dẫn và nhắc nhở các cơ sở thực hiện tốt vấn đề an toàn thực phẩm. Đồng thời, tiếp tục thí điểm tổ chức thanh tra chuyên ngành An toàn thực phẩm trên địa bàn huyện, tổ chức 01 đợt thanh tra an toàn thực phẩm đối với 12 cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn huyện và phát hiện, ra quyết định xử phạt hành chính 01 cơ sở vi phạm.

đ) Đảm bảo an sinh xã hội:

- Chăm lo cho hộ nghèo: Triển khai và đang tập trung thực hiện các giải pháp hỗ trợ hộ nghèo sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Hỗ trợ vốn vay 44,74 tỷ đồng từ các nguồn quỹ (Xóa đói giảm nghèo, Giải quyết việc làm, Quỹ học sinh sinh viên, Quỹ hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi…) cho 1.897 lượt hộ nghèo, cận nghèo đề đầu tư sản xuất, kinh doanh và giải quyết việc làm, bằng 80,7% số vốn hỗ trợ so với cùng kỳ. Hỗ trợ tiền điện cho 2.386 hộ nghèo nhóm 1, 2 với tổng số tiền 350,7 triệu đồng. Trợ cấp từ Quỹ Vì người nghèo cho 333 lượt hộ nghèo hộ đặc biệt với số tiền trợ cấp 251 triệu đồng, tăng 57 lượt hộ so với cùng kỳ; cấp 18.039 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, cận nghèo và vận động trao tặng 01 căn nhà tình thương trị giá 70 triệu đồng. Toàn huyện còn 2.376 hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập bình quân đầu người từ 28 triệu đồng/người/năm trở xuống, chiếm 12,4% so với tổng số hộ dân, cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập bình quân 21 triệu đồng/người/năm trở xuống.

Trong dịp Tết Nguyên đán, tặng 18.902 phần quà cho hộ chính sách có công, hộ nghèo, bảo trợ xã hội, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt với tổng trị giá 17,2 tỷ đồng[52], tăng 3,9 tỷ đồng so với dịp Tết Kỷ Hợi 2019, trong đó có 8.809 phần quả từ nguồn vận động của các cá nhân, đơn vị tài trợ trị giá 6,15 tỷ đồng.

- Chăm lo cho người có công được thực hiện tốt. Tổ chức đi thăm và tặng quà mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình có công cách mạng tiêu biểu. Trợ cấp thường xuyên cho 14.608 lượt người thuộc diện chính sách có công, bảo trợ xã hội với số tiền 9,56 tỷ đồng, tăng 268 lượt so với cùng kỳ; chăm lo cho 22 trường hợp có công cách mạng gặp khó khăn và trợ cấp cho 50 trường hợp thương binh, thân nhân liệt sĩ theo Nghị quyết 126/2016/NQ-HĐND với tổng số tiền 126 triệu đồng. Ngoài ra trong 6 tháng đầu năm, có 32 đơn vị, cá nhân và Quỹ Vì người nghèo chăm lo, hỗ trợ phương tiện sinh kế, hỗ trợ sửa chữa nhà cho 20/144 hộ chính sách nghèo với tổng kinh phí với số tiền 100,4 triệu đồng.

- Công tác hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19: Huyện tập trung thực hiện công tác chi hỗ trợ cho đối tượng gặp khó khăn do dịch Covid-19. Qua rà soát, đã phê duyệt kinh phí hoàn thành công tác chi hỗ trợ số tiền 20,23 tỷ đồng cho 24.302 người thuộc 05 nhóm đối tượng thuộc diện hỗ trợ theo Nghị quyết 42 của Chính phủ[53] và 222 người bán vé số lưu động gặp khó khăn do tạm ngừng phát hành xổ số kiến thiết.

- Đào tạo nghề và giải quyết việc làm: Trong 6 tháng đầu năm, đã tổ chức đào tạo nghề cho 265 lao động, giảm 367 lao động so với cùng kỳ, đạt 33,13% kế hoạch (trong đó đào tạo dưới 03 tháng 223 lao động với các ngành nghề sản xuất nông nghiệp, kỹ thuật điện lạnh, dịch vụ thẩm mỹ...). Giới thiệu giải quyết việc làm cho 1.968 lao động, giảm 775 lao động so với cùng kỳ và đạt 39,36% kế hoạch. Tạo việc làm tăng thêm cho 235 lao động, giảm 383 lao động so với cùng kỳ và đạt 19,58% kế hoạch.

- Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em: Huyện tổ chức Hội nghị triển khai lấy ý kiến trẻ em về các vấn đề liên quan đến trẻ em cho 160 em học sinh, ghi nhận 22 ý kiến phát biểu các em gồm các vấn đề có liên quan: bạo lực học đường, xây dựng hồ bơi phòng chống đuối nước trẻ em, các chính sách hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, mức xử phạt vi phạm giao thông… Tổ chức Lễ khai mạc “Tháng hành động vì trẻ em” và mừng ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 năm 2020 cho 13.245 học sinh tại các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn huyện và tổ chức 54 buổi tuyên truyền với 2,372 lượt người dự về cá nội dung chính sách, pháp luật liên quan đến trẻ em: Luật Trẻ em, các biện pháp phòng ngừa trẻ em bị tai nạn giao thông, đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông...

Trong 6 tháng đầu năm, huyện đã tổ chức trao tặng 20 xe đạp cho 35 học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó học giỏi và phối hợp với Hiệp hội Bảo trợ trẻ em thành phố tổ chức phát học bổng cho 23 học sinh nghèo với số tiền 43,3 triệu đồng; hỗ trợ 08 trường hợp trẻ bị bệnh nan y, bị xâm hại, đuối nước số tiền 14 triệu đồng. Chăm lo 364 lượt em có hoàn cảnh đặc biệt và vận động 516 suất quà cho trẻ em nghèo, trẻ em tại các cơ sở bảo trợ trên địa bàn huyện trong các ngày lễ, tết Canh Tý, ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 với tổng kinh phí 212,3 triệu đồng và vận động Tổ chức SaiGon Children's Charity hỗ trợ quà cho 190 em học sinh do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với số tiền 171 triệu đồng.

5. Hoạt động thanh tra, tiếp công dân, xử lý khiếu nại, tố cáo, xây dựng chính quyền:

a) Hoạt động thanh tra, tiếp công dân, xử lý khiếu nại, tố cáo:

Triển khai 04 cuộc thanh tra, trong đó 03 cuộc đã hoàn thành và có kết luận thanh tra tại 03 đơn vị, đang thực hiện 01 cuộc thanh tra[54], qua thanh tra tổ chức kiểm điểm, khắc phục hạn chế và kiến nghị Sở Y tế thu hồi số tiền 78,7 triệu đồng thu chi không đúng quy định nộp trả Bảo hiểm xã hội thành phố. Ngoài ra, triển khai 02 cuộc kiểm tra và hoàn thành 01 cuộc kiểm tra đột xuất việc chuyển mục đích sử dụng đất, cấp phép và thi công xây dựng tại xã Bình Khánh.

Huyện chỉ đạo tăng cường công tác tiếp xúc, đối thoại, thực hiện tiếp công dân định kỳ theo đúng quy định. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo; thường xuyên kiện toàn đội ngũ làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong 6 tháng đầu năm, huyện đã tổ chức tiếp 347 lượt công dân, giảm 38 lượt so với cùng kỳ. Tiếp nhận 310 đơn thư khiếu nại, phản ánh, kiến nghị (có 10 đơn tồn kỳ trước chuyển sang), tăng 127 đơn so với cùng kỳ, đã giải quyết 207/260 đơn thuộc thẩm quyền, trong đó đơn phản ánh, kiến nghị chiếm 80,7% tổng số đơn giải quyết.

b) Xây dựng chính quyền, đảm bảo kỷ luật, kỷ cương, cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử:

- Xây dựng chính quyền, đảm bảo kỷ luật, kỷ cương: Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngày càng được nâng cao về chất lượng đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Đã ban hành 11 quyết định bổ nhiệm chức vụ, bổ nhiệm lại chức vụ, điều động công chức lãnh đạo và kéo dài thời gian giữ chức vụ đối với viên chức quản lý; 02 quyết định điều động công chức; 02 quyết định tinh giản biên chế. Đồng thời, cử 129 cán bộ, công chức tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn tại thành phố về quản lý tôn giáo, dân tộc bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng, chứng chỉ công nghệ thông tin cơ bản; tiếng Anh... và tổ chức Hội nghị tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xử lý vi phạm hành chính cho 147 cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn.

Bộ máy hành chính Nhà nước từng bước được củng cố và hoàn thiện, thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước và bảo đảm ổn định an ninh chính trị. Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Văn hóa và Thông tin. Tính đến nay, đã ban hành quy chế tổ chức và hoạt động mới đối với 10/12 cơ quan chuyên môn và 43/43 đơn vị sự nghiệp công lập[55], Hoàn chỉnh trình Sở Nội vụ xem xét Đề án tổ chức lại Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Thể dục thể thao và Đài Truyền thanh huyện thành Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông huyện.

Thực hiện chỉ đạo về thay đổi phương thức làm việc của các cơ quan, đơn vị Nhà nước cho phù hợp trong đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị bố trí, sắp xếp cho 30% trên tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của đơn vị làm việc tại cơ quan theo chỉ đạo. Qua kiểm tra tại 04 cơ quan, đơn vị, kết quả cho thấy hầu hết cán bộ, công chức, người lao động tại các đơn vị thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch theo quy định, khuyến cáo của cơ quan y tế (trang bị nước rửa tay sát khuẩn; tạo không khí thông thoáng tại phòng làm việc…)[56].

- Công tác cải cách hành chính: tiếp tục được duy trì, thường xuyên được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát. Triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính theo chủ đề năm 2020 “Năm đẩy mạnh hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị”. Huyện đã tuyên truyền công tác cải cách hành chính và có 22 cơ quan, đơn vị đăng ký thực hiện công trình 53 công trình, mô hình, giải pháp sáng kiến nâng cao văn hóa công vụ để cải thiện tinh thần thái độ phục vụ của công chức, viên chức nhằm nâng cao chất lượng và tiến độ giải quyết yêu cầu với cá nhân, tổ chức và tổ chức Hội thi trực tuyến “Cán bộ, công chức, viên chức huyện Cần Giờ chung tay cải cách hành chính” năm 2020”.

Hiện nay, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện và các xã được trang bị đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định, thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Đến nay đã niêm yết 202 thủ tục hành chính thuộc 35 lĩnh vực và 133 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc 23 lĩnh vực, đạt tỷ lệ 100%. Có 10/29 thủ tục hành chính dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 vận hành chính thức (lĩnh vực Hộ tịch và lĩnh vực Thành lập và hoạt động hộ kinh doanh). Tổ chức 153 lượt đánh giá hài lòng qua thiết bị máy tính bảng tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả với tỷ lệ hài lòng là 141/153, đạt tỷ lệ 92,16%.

Công tác xây dựng, rà soát văn bản quy phạm pháp luật được tuân thủ thực hiện theo quy định của pháp luật và thực hiện thường xuyên góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trên địa bàn huyện. Tổng số văn bản quy phạm pháp luật được rà soát do Ủy ban nhân dân huyện ban hành từ năm 2003 đến tháng 5 năm 2020 là 36 quyết định, trong đó có 34 văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực thi hành và 02 văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành.

- Công tác tiếp nhận và xử lý hồ sơ hành chính: huyện tiếp tục duy trì Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015 đối với những thủ tục hành chính đã công bố phù hợp. Trong 6 tháng đầu năm, tiếp nhận 2.647 hồ sơ hành chính thuộc các lĩnh vực đất đai, xây dựng, hộ tịch, thành lập và hoạt động hộ kinh doanh... tăng 715 hồ sơ so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 217 hồ sơ tiếp nhận trực tuyến, tăng 217 hồ sơ. Nâng tổng số hồ sơ phải giải quyết lên 2.969 hồ sơ (có 1.597 hồ sơ hành chính lĩnh vực đất đai), đã giải quyết 2.741 hồ sơ, trong đó giải quyết đúng hạn 2.302 hồ sơ (đạt 84%), trễ hạn 341 hồ sơ (chiếm 12,4% tổng số hồ sơ giải quyết) và trả bổ sung 98 hồ sơ[57]. Hiện đang giải quyết 228 hồ sơ, trong đó có 141 hồ sơ còn trong hạn và 87 hồ sơ quá hạn giải quyết[58]. Huyện đã ban hành Thư xin lỗi đối với 228 hồ sơ trễ hạn, còn 113 hồ sơ giải quyết trễ hạn và 87 hồ sơ chưa giải quyết đã quá hạn chưa thực hiện thư xin lỗi.

- Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật: Tổ chức biên soạn, phát hành 1.470 tờ gấp thuộc 06 chủng loại về những vấn đề thường gặp trong đời sống của người dân liên quan đến một số quy định mới[59] để đăng lên Cổng thông tin điện tử của huyện, thành phố và dùng nhiều hình thức triển khai 213 cuộc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật đến người dân trên địa bàn có 6.720 lượt người tham dự.

Huyện triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 - 2022”. Thực hiện tốt công tác tư vấn pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ hòa giải cơ sở, số vụ việc hòa giải thành đạt 24/26 vụ tranh chấp trong dân, đạt tỷ lệ 92,3%[60].

6. Quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội:

Công tác quốc phòng, quân sự được triển khai thực hiện chặt chẽ. Chế độ sẵn sàng chiến đấu được duy trì nghiêm túc. Thực hiện tuyển quân nghĩa vụ quân sự theo đúng quy định và hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân (95 thanh niên). Các lực lượng vũ trang thực hiện tốt công tác phối hợp, kiểm tra, kiểm soát địa bàn. Chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện các giải pháp đảm bảo an ninh đảm bảo giữ vững an ninh chính trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an toàn tuyệt đối các dịp lễ, Tết, sự kiện quan trọng. Tổ chức ra quân tấn công trấn áp các loại tội phạm, điều tra xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, triệt phá các điểm đánh bạc, đá gà, phức tạp về tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.

- Phạm pháp hình sự: Xảy ra 12 vụ (01 vụ giết người, 05 vụ trộm cắp tài sản, 05 vụ tổ chức đánh bạc và đánh bạc, 01 vụ cố ý làm hư hỏng tài sản), giảm 02 vụ so với cùng kỳ. Đã điều tra khám phá, bắt khởi tố 11 vụ, bắt 16 bị can và chuyển Công an Thành phố thụ lý 01 vụ.

- Phạm pháp ma túy: Xảy ra 17 vụ mua bán và tàng trữ trái phép chất ma túy, giảm 01 vụ so với cùng kỳ. Đã khám phá, bắt khởi tố 15 vụ - 18 bị can, thu giữ 281,3622g ma túy tổng hợp và 62,9484g chế phẩm herôin và chuyển Công an Thành phố thụ lý 02 vụ.

- Vi phạm hành chính về sử dụng trái phép chất ma túy: Kiểm tra phát hiện 148 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy, giảm 104 đối tượng so với cùng kỳ. Đã khởi tố 02 bị can; xử phạt hành chính 91 đối tượng; áp dụng Nghị định số 56/2016/NĐ-CP của Chính phủ 17 đối tượng và áp dụng Nghị định số 136/2016/NĐ-CP của Chính phủ 23 đối tượng. Cả 07/07 xã, thị trấn địa bàn huyện có tệ nạn ma túy và có 482 đối tượng nghiện và sử dụng ma túy, tăng 21 đối tượng so với cùng kỳ (trong đó có 224 đối tượng nghiện ma túy, giảm 01 đối tượng so với cùng kỳ).

- Tệ nạn xã hội: Phát hiện 30 vụ - 169 đối tượng đánh bạc (đá gà, đánh bài thắng thua bằng tiền, mua bán số đề), tăng 06 vụ so với cùng kỳ. Đã khởi tố 02 vụ - 05 bị can, xử lý vi phạm hành chính 23 vụ - 149 đương sự, đang điều tra 05 vụ.

- Vi phạm hành chính trật tự xã hội: Xảy ra 44 vụ, giảm 27 vụ so với cùng kỳ, chủ yếu vi phạm tội cố ý gây thương tích và đánh nhau. Xử phạt vi phạm hành chính 43 vụ và tiếp tục điều tra 01 vụ.

* Đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông: Đã ban hành Kế hoạch và triển khai phát động thực hiện với chủ đề “Đã uống rượu, bia - Không lái xe” năm 2020, Ban An Toàn giao thông huyện chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về chấp hành Luật Giao thông. Tuyên truyền kết hợp với tuần tra, kiểm soát phương tiện tham gia giao thông, thực hiện nghiêm Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ, bước đầu đạt được chuyển biến tích cực, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, giảm được tai nạn. Tuy nhiên, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự đô thị của một bộ phận tiểu thương buôn bán chưa có sự chuyển biến tích cực, qua kiểm tra phát hiện, xử lý 22 trường hợp buôn bán lấn chiếm lòng, lề đường (tăng 37 trường hợp so với cùng kỳ). Tình hình an toàn giao thông có cải thiện, có 1.456 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ được xử lý, giảm 668 trường hợp so với cùng kỳ. Trong 6 tháng đầu năm, xảy ra 04 vụ tai nạn giao thông đường bộ từ ít nghiêm trọng trở lên, làm chết 05 người, giảm 08 vụ, giảm 07 người chết, tăng 01 người bị thương so với cùng kỳ và 04 vụ va chạm, làm bị thương 04 người, so với cùng kỳ giảm 04 vụ và giảm 04 người bị thương.

* Công tác phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn: Đã tổ chức tuyên truyền và tập huấn nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy tại các cơ quan, doanh nghiệp, khu dân cư, đã phát hiện và xử phạt hành chính 03 cơ sở vi phạm, giảm 03 cơ sở so với cùng kỳ. Thực hiện tốt công tác trực ban, kịp thời huy động lực lượng, phương tiện cứu chữa, dập tắt 20 vụ cháy, trong đó 01 vụ đốt nhà, 01 vụ cháy do chập điện và 18 vụ cháy cỏ (khoảng 7.100 m2), không có thiệt hại về người và tài sản và đã chuyển Công an Thành phố 01 đối tượng để điều tra làm rõ. Tổ chức cứu nạn, cứu hộ 04 trường hợp (03 vụ mất tích trên sông và 01 vụ trẻ em đuối nước)[61] và bàn giao thi thể 04 người bị nạn cho gia đình.

8. Tiến độ triển khai thực hiện các chương trình trọng điểm, công trình đột phá của huyện:

a) 03 chương trình trọng điểm:

- Chương trình giảm hộ nghèo bền vững: Huyện đã triển khai kế hoạch thực hiện giảm nghèo năm 2020 và chỉ đạo thực hiện kiểm tra, rà soát, phát phiếu điều tra, lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn mới để thực hiện chính sách, giải pháp hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 23/2018/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố. Hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập bình quân đầu người từ 28 triệu đồng/người/năm trở xuống của huyện hiện có 2.376 hộ, chiếm tỷ lệ 12,4% so với hộ dân, cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập bình quân đầu người 21 triệu đồng/người/năm trở xuống.

- Chương trình phát triển kinh tế biển: Huyện đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình kinh tế biển năm 2020 trong đó, đề ra 08 chỉ tiêu và 08 nhóm nhiệm vụ giải pháp. Mục tiêu năm 2020 phấn đấu đạt tổng giá trị sản xuất tăng 15,6%, thành lập mới 40 doanh nghiệp và 354 hộ kinh doanh cá thể. Thành lập mới 01 hợp tác xã, nâng cao năng lực hoạt động của 08 hợp tác xã nông nghiệp và phấn đấu có trên 70% hợp tác xã hoạt động có hiệu quả. Củng cố 09 tổ hợp tác khai thác thủy sản và vận động 100% phương tiện tham gia Tổ hợp tác. Đồng thời xây dựng 01 chuỗi liên kết nuôi thủy sản ở 04 xã phía Bắc và 01 chuỗi liên kết chế biến thủy sản ở 03 xã phía Nam. Thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó có trên 86% lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc.

- Chương trình nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới: tập trung ban hành Kế hoạch thực hiện năm 2020 và thực hiện các tiêu chí chưa đạt. Đến tháng 6 năm 2020, xã An Thới Đông đạt chuẩn nông thôn mới và được thành phố ra quyết định công nhận và huyện đạt 08/09 tiêu chí huyện nông thôn mới. Hiện 06/06 xã được thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Huyện, xã đang tập trung thực hiện Đề án, lồng ghép các chương trình, dự án với đầu tư cơ sở vật chất để hoàn thành chỉ tiêu nâng cao chất lượng các tiêu chí, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn huyện và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển với tốc độ nhanh hơn, nâng cao thu nhập đời sống của Nhân dân. Ước tính thu nhập bình quân đầu người đảng của huyện đạt 61,552 triệu đồng/người (tăng gấp 4,1 lần so với mức thu nhập bình quân đầu người năm 2010).

b) 03 công trình đột phá:

- Dự án phát triển kinh tế - xã hội xã đảo Thạnh An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030: Huyện đã xây dựng hoàn chỉnh Đề án phát triển kinh tế - xã hội xã Thạnh An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trình Ủy ban nhân dân thành phố (Tờ trình số 1524/TTr-UBND ngày 08 tháng 5 năm 2018). Tuy nhiên đến nay, Đề án chưa được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt do chưa hoàn chỉnh thủ tục pháp ly công nhận xã đảo Thạnh An mà chỉ được thành phố chấp thuận 10 danh mục đầu tư[62]. Đến nay, huyện đã phê duyệt chủ trương đầu tư 09/10 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển xã Thạnh An (còn lại 01 dự án Nâng cấp hệ thống đê biển xã Thạnh An đang trình Hội đồng nhân dân thành phố) và đang chờ Ủy ban nhân dân thành phố bố trí vốn chuẩn bị đầu tư để triển khai thực hiện các bước tiếp theo trong giai đoạn 2021 - 2025. Đồng thời tiếp tục tập trung triển khai thực hiện hoàn thành các công trình phục vụ sự nghiệp giáo dục, y tế, công trình hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội xã Thạnh An và dự kiến cuối năm 2020 hoàn thành các công trình phục vụ mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Hiện huyện đã hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân thành phố trình Thủ tướng Chính phủ xem xét công nhận xã Thạnh An là xã đảo (Tờ trình số 2599/TTr-UBND ngày 02 tháng 6 năm 2020).

- Công trình 70% trường đạt chuẩn quốc gia, 100% trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất: đưa vào sử dụng 02 công trình (Trường Mầm non Cần Thạnh 2 và Trường Trung học cơ sở Tam Thôn Hiệp). Riêng 03 công trình nâng cấp, sửa chữa các trường trung học phổ thông tiếp tục thi công đúng tiến độ, ước đạt từ 75 - 85% khối lượng, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 8 năm 2020. Có 02 trường hoàn thành các tiêu chí chuẩn quốc gia (Trường Tiểu học An Thới Đông, Trường Trung học cơ sở Doi Lầu) được Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố công nhận. So với đầu năm 2020, huyện tăng thêm 02 trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất và 01 trường đạt chuẩn quốc gia. Tính đến nay, có 34/38 trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, tăng 02 trường so với cùng kỳ, đạt tỷ lệ 89,47%, 27/38 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 05 trường so với cùng kỳ, đạt tỷ lệ 71,05%.

- Công trình nâng cấp tuyến đê biển Cần Giờ: Do phát sinh dự án đầu tư Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ lên 2.870 ha nên phương án tuyến dự án đê biển phải điều chỉnh quy mô chiều dài tuyến từ 12,1 km xuống còn 7,9 km, sau đó điều chỉnh còn 3,5 km nên phải xin ý kiến Ủy ban nhân dân thành phố. Đến nay, Ủy ban nhân dân thành phố đã chấp thuận điều chỉnh quy mô dự án chiều dài tuyến còn 3,5 km với tổng mức đầu tư 500 tỷ đồng và bố trí vốn đầu tư (Quyết định số 2361/QĐ-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2019 về điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2019 nguồn vốn ngân sách thành phố); đang thực hiện thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi.

II. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG:

1. Mặt đạt được:

Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trong 6 tháng đầu năm theo kết luận của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, và đạt được một số kết quả tích cực. Lĩnh vực nông nghiệp tăng 4%, thủy sản tăng 14% so với cùng kỳ. Tập trung thực hiện giải ngân vốn đầu tư công đạt 79,37% so với kế hoạch vốn giao, tạo tiền đề phục hồi kinh tế xã hội, giữ vững đà tăng trưởng sau dịch Covid-19, tổng mức đầu tư toàn xã hội tăng 39,7% so với cùng kỳ. Thực hiện chương trình nông thôn mới huyện và các xã theo đúng tiến độ.

Thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo thành phố về quản lý trật tự xây dựng, phòng chống khai thác cát, kiên quyết xử lý vi phạm và tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế các hộ không tự giác di dời bàn giao mặt bằng thực hiện dự án, đã lan tỏa đến một số hộ tự nguyện tháo dỡ, di dời. Thực hiện Cuộc vận động “Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch vì thành phố sạch và giảm ngập nước” được Nhân dân hưởng ứng và nâng cao ý thức một bộ phận người dân về giữ gìn vệ sinh môi trường, cải thiện môi trường sống ở các khu vực.

Chăm lo đời sống cho các diện chính sách, hộ nghèo luôn được quan tâm và ngày càng vận động nhiều nguồn lực chăm lo. Kịp thời triển khai hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và giải quyết các chế độ, chính sách trợ cấp thường xuyên, giải quyết việc làm, đào tạo nghề và hỗ trợ vốn sản xuất cho các đối tượng, đảm bảo cho các đối tượng hộ nghèo, chính sách bảo trợ xã hội ổn định cuộc sống. Chăm sóc sức khỏe Nhân dân đạt hiệu quả, thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh truyền nhiễm.

Công tác cải cách hành chính đạt hiệu quả, vận hành tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông và từng bước nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân, giảm tỷ lệ hồ sơ hành chính giải quyết trễ hạn so với cùng kỳ năm 2019. Hoàn thành công tác di dời các hộ dân ở khu vực Dần Xây. Giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Tai nạn giao thông được kéo giảm.

2. Khó khăn, hạn chế:

Tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp, các biện pháp giãn cách xã hội làm ảnh hưởng mạnh đến khối ngành thương mại dịch vụ, trong đó một số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phải tạm ngừng hoạt động; nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của người dân giảm làm cho giá trị sản xuất thương mại dịch vụ giảm 23,7%, vận tải giảm 4,6%, lượng khách tham quan du lịch giảm 53,6% so với cùng kỳ làm tổng giá trị sản xuất 6 tháng đầu năm giảm 6,5% so với cùng kỳ. Số lượng doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã đăng ký thành lập mới trên địa bàn huyện ít (05 doanh nghiệp và 86 hộ kinh doanh).

Ý thức chấp hành quy định về trật tự đô thị, an toàn giao thông của một bộ phận tiểu thương chưa cao, vẫn còn tình trạng buôn bán lấn chiếm lòng lề đường và xây dựng không phép. Tệ nạn xã hội gia tăng và tiềm ẩn nhiều phức tạp.

Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng chưa kịp tiến độ đề ra, một số dự án mặc dù đã được Hội đồng bồi thường dự án huyện thông qua chứng thư thẩm định giá trong năm 2019 hoặc đã trình thẩm định giá đất tại thành phố năm 2019 và đã thực hiện điều chỉnh lại theo quy định bảng giá đất mới nhưng vẫn chưa được phê duyệt, từ đó đã dẫn đến việc chậm trễ trong triển khai các dự án và giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn huyện trong năm 2020.

3. Nguyên nhân hạn chế:

- Kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của huyện Cần Giờ đến nay chưa được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, do đó chưa đảm bảo pháp lý để triển khai thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy định, dẫn đến một số dự án đã được Hội đồng bồi thường dự án huyện thông qua năm 2019 phải tạm ngưng thực hiện.

- Do theo quy định mới ban hành tại Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố nên đối với những dự án đã trình thẩm định giá tại Sở, ngành thành phố trước đó phải lập lại Phương án hệ số điều chỉnh giá đất để trình duyệt theo bảng giá đất mới. Việc xác định đơn vị đất theo quyết định này để làm cơ sở xác định hệ số điều chỉnh giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ gặp khó khăn do chưa được hướng dẫn xác định đất nông nghiệp trong khu dân cư và đất nông nghiệp thuần.

- Công tác phối hợp xử lý trật tự lòng, lề đường, vỉa hè giữa các đơn vị chưa đảm bảo chặt chẽ, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phối hợp tuần tra, kiểm tra chưa thực sự kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm, tạm giữ tang vật vi phạm và xử lý phương tiện dừng, dỗ xe dưới lòng đường, lề đường gây cản trở giao thông.

III. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI NĂM 2020:

Để thực hiện đạt kết quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình công tác, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2020, Ủy ban nhân dân huyện yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tập trung tổ chức thực hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong 6 tháng cuối năm như sau:

1. Thủ trưởng các phòng ban, đơn vị, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn:

a) Rà soát và thực hiện hoàn thành đúng tiến độ các chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện và các kết luận về kết quả giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, các Ban Hội đồng nhân dân huyện.

b) Hoàn thành các nội dung tham mưu trình Hội đồng, nhân dân huyện tại kỳ họp thứ 12 Hội đồng nhân dân huyện.

c) Hoàn thành 09/09 tiêu chí huyện nông thôn mới theo chỉ đạo của Trung ương và Thành phố. Hoàn thành việc xây dựng mỗi xã một sản phẩm theo Kế hoạch số 6096/KH-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân huyện.

d) Tăng cường công tác quản lý đất đai và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện. Tổ chức thực hiện dứt điểm các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn; xử lý nghiêm các cá nhân không chấp hành, phấn đấu giải quyết dứt điểm 100% quyết định tồn từ trước đến nay.

đ) Tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân thực hiện Chương trình phân bại rác tại nguồn. Kiểm tra đảm bảo vệ sinh môi trường, thực hiện đạt hiệu quả cuộc vận động “Người dân thành phố không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước” giai đoạn 2019 - 2020.

e) Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 1963/KH-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân huyện về triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong và sau dịch SARS-CoV-2 từ nay đến ngày 31 tháng 12 năm 2020. Chủ động phân tích, đánh giá tình hình và những ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, từng ngành, lĩnh vực bị tác động của dịch Covid-19 để có giải pháp thúc đẩy phát triển, bù đắp, giảm thiểu thiệt hại do dịch Covid-19 gây ra, nắm tình hình sản xuất kinh doanh, lao động của doanh nghiệp để có giải pháp kịp thời.

2. Phòng Kinh tế chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan:

a) Tổ chức ký cam kết cho 100% phương tiện khai thác trên địa bàn thị trấn Cần Thạnh có kích thước chiều dài dưới 15m theo Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT. Tiếp tục hướng dẫn chủ phương tiện có công suất 90 CV trở lên mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm thuyền theo Nghị định số 17/2018/NĐ-CP của Chính phủ và hướng dẫn chủ phương tiện có công suất từ 20 CV đến dưới 90 CV mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm thuyền viên theo Nghị quyết số 12 của Hội đồng nhân dân thành phố.

b) Tiếp tục triển khai Kế hoạch phối hợp thực hiện Chương trình xây dựng chuỗi liên kết và cung ứng trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện giai đoạn 2019 - 2020, tăng cường kết nối, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ. Xây dựng 01 chuỗi liên kết chế biến thủy sản ở 03 xã phía Nam. Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện tổ chức Hội nghị công bố, triển khai sử dụng các nhãn hiệu chứng nhận Cần Giờ.

c) Phối hợp triển khai các mô hình nuôi trình diễn, thí điểm năm 2020. Tập trung triển khai các giải pháp nâng cao năng suất các mô hình nuôi tôm, phối hợp Ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao thành phố tổ chức tập huấn, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ; tham quan, học tập các mô hình nuôi tôm thâm canh ứng dụng công nghệ cao đạt năng suất cao, có hiệu quả kinh tế.

d) Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp, thức ăn thủy sản, thuốc thú y thủy sản và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm chất kích thích không đảm bảo an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản.

đ) Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình xâm nhập mặn, tình hình thời tiết, thực hiện tốt công tác thông tin quan trắc, cảnh báo môi trường, tình hình diễn biến xâm nhập mặn các vùng nuôi tôm nước lợ tập trung để kịp thời khuyến cáo và cảnh báo nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi.

e) Phối hợp Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp thành phố tổ chức 02 lớp tập huấn hướng dẫn cho các hộ làm vườn thực hiện quy trình sản xuất xoài an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; tổ chức đánh giá và cấp Giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP vào cuối năm.

g) Theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch cúm gia cầm, heo tai xanh, dịch tả heo châu Phi; theo dõi, kiểm tra tình hình chăn nuôi, vận chuyển, kinh doanh gia súc, gia cầm; tổ chức lấy mẫu phân chim yến xét nghiệm H5N1.

h) Cập nhật thông tin thị trường hàng hóa nông sản, dự báo biển động và thông tin cho nông dân. Giới thiệu nông dân liên kết với các doanh nghiệp, tiểu thương để hình thành hệ thống thu mua sản phẩm thủy, hải sản tươi sống, tránh tình trạng ép giá.

i) Tiếp tục kiểm tra tình hình hoạt động của các tổ hợp tác, hợp tác xã để đề xuất hỗ trợ giải quyết khó khăn cho hợp tác xã. Tiếp tục theo dõi, hỗ trợ Hợp tác xã Thuận Yến xây dựng Hợp tác xã tiên tiến, hiện đại và xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất.

k) Vận động hộ kinh doanh chuyển sang loại hình doanh nghiệp; tích cực hỗ trợ các thủ tục hành chính đối với hộ kinh doanh chuyển sang loại hình doanh nghiệp. Tổ chức khảo sát, rà soát những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Covid-19 có như cầu vay vốn phục hồi, mở rộng sản xuất theo chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp.

l) Tập trung hỗ trợ các cơ sở xây dựng đề án khuyến công để được hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công của thành phố. Hướng dẫn các cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp có nhu cầu lập phương án vay vốn hỗ trợ lãi vay theo Quyết định số 655/QĐ-UBND ngày 12 tháng 02 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố. Vận động doanh nghiệp mở rộng, liên kết sản xuất các ngành tiểu thủ công nghiệp nhằm tạo việc làm cho người Lao động trên địa bàn huyện.

m) Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện tác động Sở Du lịch hỗ trợ quảng bá các chùm tour du lịch kích cầu, các sản phẩm du lịch đang khai thác tại huyện Cần Giờ trên các phương tiện truyền thông. Tuyên truyền đến các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch về Chương trình kích cầu du lịch để các cơ sở có phương án triển khai xây dựng; điểm đến an toàn, chính sách giảm giá để tham gia Chương trình kích cầu du lịch ngay sau khi dịch Covid-19 kết thúc. Phối hợp Sở Du lịch vận động 01, 02 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch thực hiện hồ sơ đăng ký cơ sở đạt chuẩn phục vụ du lịch.

n) Đôn đốc, hỗ trợ các xã thực hiện hoàn thành các nội dung hỗ trợ theo Thông báo số 316-TB/TU ngày 07 tháng 12 năm 2016 của Ban Thường vụ Thành ủy. Theo dõi, tham mưu Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới huyện theo kế hoạch, tham mưu Ủy ban nhân dân huyện xây dựng Kế hoạch triển khai Đề án thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mỗi giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn huyện.

o) Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện Quy chế quản lý các hoạt động sản xuất dưới tán rừng phòng hộ; Kế hoạch triển khai Chương trình quản lý, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025 và Hội nghị tổng kết mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển tại Việt Nam năm 2020.

3. Phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan:

a) Tiếp tục thực hiện công tác kiểm tra giá cả thị trường; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp nâng giá hàng hóa, dịch vụ sai quy định; xử lý nghiêm các trường hợp sản xuất kinh doanh các loại hàng gian, hàng giả, hàng nhập lậu, không an toàn thực phẩm, hành vi gian lận thương mại.

b) Tăng cường huy động, khai thác các nguồn thu trên địa bàn, vốn xã hội hóa; tập trung rà soát, sắp xếp các địa chỉ nhà đất hiện do huyện quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng.

c) Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách năm 2020 và triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2021.

4. Phòng Quản lý đô thị chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan:

a) Phối hợp với sở ngành thành phố để thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch phân khu 1/5000 trên địa bàn huyện để có cơ sở kêu gọi đầu tư và xúc tiến điều chỉnh các quy hoạch chi tiết đảm bảo đồng nhất; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, quản lý quy hoạch trong cấp phép xây dựng. Rà soát quy hoạch để đề xuất thành phố điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

b) Phối hợp với Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích TNXP triển khai dự án mở rộng Bến phà Bình Khánh, hỗ trợ chủ đầu tư triển khai hoàn thành dự án bến phà Cần Giờ - Vũng Tàu góp phần thúc đẩy du lịch và vận chuyển hành khách, lưu thông hàng hóa.

c) Tổng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm lấn, chiếm lòng, lề đường, vỉa hè trên địa bàn huyện. Dứt khoát không để xảy ra tình trạng chiếm dụng lòng, lề đường, vỉa hè họp chợ, kinh doanh mua bán trái quy định gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường.

d) Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện báo cáo đề xuất Sở Giao thông Vận tải thành phố lắp đặt bổ sung hệ thống biển báo giao thông, đèn tín hiệu giao thông, dải phân cách ở các khu vực, tuyến đường thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông. Kiểm tra, duy tu, dặm vá và phát hoang đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn huyện. Kiểm tra điều kiện an toàn của các bến khách ngang sông, bến phục vụ du lịch.

đ) Phối hợp với Chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án lắp đặt đường ống cấp nước trên địa bàn. Triển khai phương án cấp nước cho các hộ dân ở xa khu dân cư tập trung.

e) Kiểm tra và chuẩn bị các điều kiện phòng tránh ứng phó với thiên tai; kiểm tra thực tế và đề xuất di dời các hộ dân sống ở khu vực có nguy cơ sạt lở. Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đảm bảo thời gian theo quy định. Kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy ở các địa bàn trọng điểm, cơ sở sản xuất kinh doanh, khu dân cư trên địa bàn.

5. Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan:

a) Chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân huyện đôn đốc Sở Tài nguyên môi trường sớm phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2020 và tổ chức công bố triển khai Kế hoạch khi được thành phố phê duyệt. Hoàn thành công tác cắm mốc đất công (giai đoạn 2).

b) Phối hợp Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Cần Giờ tham mưu đề xuất giải pháp khắc phục triệt để việc giải quyết hồ sơ đất đai trễ hạn. Đẩy nhanh tiến độ giải quyết đơn thư khiếu nại, tranh chấp, kiến nghị, phản ánh của công dân và các vụ việc vi phạm trong quản lý đất đai.

c) Tăng cường kiểm tra việc sử dụng đất của các cá nhân, tổ chức, kịp thời phát hiện đề xuất xử lý các hành vi lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích.

d) Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường công cộng, thực hiện Chỉ thị 19-CT/TU ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Thành ủy. Vận động người dân, hộ kinh doanh, sản xuất đăng ký thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường. Tổ chức kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi trường. Theo dõi, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình xây dựng hệ thống thoát nước trong khu dân cư, vận động Nhân dân cùng Nhà nước san lấp các ao tù, nạo vét các đoạn rạch cùng bị bồi lấp đảm bảo tiêu thoát nước, hoàn thành chỉ tiêu xóa tất cả điểm ngập và điểm ô nhiễm môi trường.

đ) Phối hợp tăng cường kiểm tra tình hình vận chuyển, khai thác cát trái phép trên vùng biển Cần Giờ.

6. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan:

a) Đẩy nhanh tiến độ khảo sát, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2019 - 2020. Tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ hộ nghèo. Giám sát, đánh giá việc thực hiện chỉ tiêu giảm hộ nghèo và sự tác động của các chính sách hỗ trợ giảm nghèo. Tổ chức phúc tra hộ nghèo theo các tiêu chuẩn giảm nghèo 21 triệu đồng/người/năm và chuẩn nghèo mới của thành phố 28 triệu đồng/người/năm.

b) Chi trợ cấp và chăm lo tốt cho các đối tượng chính sách có công và bảo trợ xã hội, Xây dựng Kế hoạch chăm lo tết Tân Sửu năm 2021 cho các đối tượng.

c) Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện tổ chức sàn giao dịch việc làm lần 4 năm 2020, Kế hoạch tổng kết 10 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

d) Quản lý chặt chẽ đối tượng nghiện ma túy tại địa phương; tổ chức kiểm tra việc thực hiện tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, tại cộng đồng theo Nghị định số 94/NĐ-CP 2010 của Chính phủ và việc lập hồ sơ quản lý đối tượng nghiện ma túy theo Nghị định 111/NĐ-CP và Nghị định 221/NĐ-CP của Chính phủ.

đ) Phối hợp tổ chức diễn đàn Lắng nghe tiếng nói trẻ em lần 9 trên địa bàn huyện. Tổ chức các hoạt động vui chơi, tặng quà cho trẻ em trong dịp Lễ hội Trăng rằm. Kiểm tra tình hình thực hiện quy định về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em. Kiểm tra đánh giá xã, thị trấn phù hợp trẻ em.

7. Phòng Y tế chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan:

a) Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện các giải pháp nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh cho người dân, hạn chế chuyển bệnh lên tuyến trên, vận động người dân khám và chữa bệnh bằng Bảo hiểm y tế.

b) Triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm tra các cơ sở hành nghề y, dược, mỹ phẩm tư nhân.

c) Tổ chức các hoạt động hưởng ứng kỷ niệm ngày Dân số Thế giới 11/7 năm 2020. Tổ chức thực hiện Chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình và nâng cao chất lượng Dân số đợt 2 năm 2020 và Tháng hành động quốc gia về Dân số và kỷ niệm ngày Dân số Việt Nam (26/12) năm 2020.

8. Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan:

a) Tổng kết năm học 2019- 2020 và chuẩn bị tốt các điều kiện cho năm học mới 2020 - 2021, tổ chức khai giảng năm học 2020 - 2021; triển khai kế hoạch và hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch về tuyển sinh đầu cấp và huy động học sinh ra lớp đúng độ tuổi.

b) Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí trường đạt chuẩn quốc gia hoàn thành 100% trường đạt chuẩn quốc gia và theo dõi việc thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở 03 trường trung học phổ thông trên địa bàn.

9. Phòng Văn hóa và Thông tin chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan:

a) Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện Kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao kỷ niệm các ngày lễ lớn trong 6 tháng cuối năm 2020.

b) Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện Kế hoạch phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao thành phố tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ năm 2020.

c) Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” ở các xã, thị trấn,

10. Phòng Nội vụ chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan:

a) Hoàn thành công tác rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân huyện ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn, Đề án vị trí việc làm của các đơn vị sự nghiệp. Kiện toàn và sắp xếp bộ máy, rà soát vị trí, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn huyện, xã, thị trấn, tổ chức tuyển dụng viên chức ở các đơn vị sự nghiệp thuộc huyện.

b) Tổ chức đánh giá chỉ số cải cách hành chính ở từng lĩnh vực theo tiêu chí chỉ số cải cách hành chính năm 2020, phấn đấu đến cuối năm đạt chỉ số cải cách hành chính 75/80 điểm (năm 2019 đạt 68,55/80 điểm).

c) Phối hợp các đơn vị liên quan hoàn chỉnh và tham mưu Ủy ban nhân dân huyện triển khai Đề án sáp nhập Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Thể dục thể thao và Đài Truyền thanh huyện.

11. Phòng Tư pháp chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan:

a) Tổ chức kiểm tra các công tác xử lý vi phạm hành chính năm 2020 và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật.

b) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ chứng thực và Hội nghị phổ biến Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn huyện

12. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan:

a) Tổ chức kiểm soát thủ tục hành chính. Triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trong danh mục các dịch vụ công đã đăng ký. Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện hoàn chỉnh nội dung Đề án Đô thị thông minh tại huyện.

b) Tổ chức luân chuyển hồ sơ hành chính, theo dõi, đôn đốc nhắc nhở thực hiện các thủ tục hành chính theo đúng quy trình và thời gian giải quyết theo quy định.

c) Thống kê, rà soát tất cả các phản ánh, kiến nghị của người dân chưa trả lời, giải quyết và tham mưu Ủy ban nhân dân huyện trả lời, giải quyết theo quy định.

d) Theo dõi và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân huyện tình hình thực hiện Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân huyện, chỉ đạo của Thường trực Ủy ban nhân dân huyện đối với các phòng ban, đơn vị theo định kỳ hàng tháng.

13. Giao Ban Bồi thường Giải phóng mặt bằng huyện chủ trì, phối hợp Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai. Phòng Tài nguyên và Môi trường đẩy nhanh tiến độ thực hiện thủ tục bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công khởi công xây dựng công trình. Kịp thời báo cáo đề xuất giải quyết các vướng mắc, các khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án trên địa bàn huyện, đặc biệt là các dự án đang vướng do có sự điều chỉnh ranh giải tỏa dự án.

14. Giao Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng khu vực huyện đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư các dự án trên địa bàn huyện.

15. Ban Chỉ huy Quân sự huyện và Công an huyện chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan:

a) Tổ chức mở lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng năm 2020 cho các đối tượng 3, 4.

b) Tập trung các giải pháp thực hiện kế hoạch tấn công, trấn áp tội phạm; chỉ đạo các đội nghiệp vụ, Công an xã, thị trấn nắm chắc địa bàn, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các vụ việc phát sinh liên quan đến an ninh chính trị, an toàn xã hội, tránh phát sinh các vụ việc quá khích, các điểm nóng. Kiểm tra, xử lý nghiêm các tệ nạn xã hội, không để phát sinh tụ điểm mới.

c) Phối hợp Ban An toàn giao thông huyện triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông.

Trên đây là Báo cáo tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội, ngân sách, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2020 của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ./.

 


Nơi nhận:
- Thường trực Huyện ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân huyện;
- Thường trực Ủy ban nhân dân huyện;
- Ban Kinh tế - Xã hội Hội đồng nhân dân huyện;
- Phòng Tài chính - Kế hoạch;
- VP: CVP, các PVP:
- Lưu: VT, TC-Minh, Th.

CHỦ TỊCH




Lê Minh Dũng


KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2020

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện 6 tháng 2019

Kế hoạch năm 2020 so với năm 2019

Thực hiện 6 tháng năm 2020 so với 6 tháng năm 2019

Mức tăng/giảm 6 tháng năm 2020 so với 6 tháng năm 2019

Ghi chú

I

CHỈ TIÊU VỀ KINH TẾ:

 

 

 

 

 

 

1

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (GSS 2010):

%

18,3

15,6

-6,5

-24,8

 

- Nông nghiệp, thủy sản

%

12,2

7,5

13,4

+1,2

 

- Công nghiệp, xây dựng

%

17,4

9,8

-0,8

-18,2

 

- Dịch vụ

%

23,7

23,5

-23,3

-47,0

 

2

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội

tỷ đồng

943

4.243

1.408

+465

 

3

Thu Ngân sách Nhà nước so với dự toán

%

59

đạt 100

48

-11,2

 

4

Phát triển doanh nghiệp

Doanh nghiệp

8

40

5

-3

 

5

Tỷ lệ tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của quy chế sử dụng nhãn hiệu được cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu hàng hóa

%

 

đạt 100

đạt 100

 

 

II

CHỈ TIÊU VỀ VĂN HÓA - XÃ HỘI:

 

 

 

 

 

 

6

Số lao động được tạo việc làm mới trong năm

Lao động

618

1.200

235

-383

 

7

Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề so với tổng lao động đang làm việc

%

84,32

86

 

 

Chưa tổ chức đánh giá chỉ tiêu này đến thời điểm tháng 6 năm 2020

8

Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo

lần

 

3,5

(tăng 3,5 lần so với năm 2011)

 

 

Chưa tổ chức đánh giá chỉ tiêu này đến thời điểm tháng 6 năm 2020

9

Hộ nghèo theo chuẩn Chương trình giảm nghèo bền vững thành phố giảm

 

 

 

 

 

 

- Giảm hộ nghèo theo chuẩn 21 triệu đồng/người/năm đến cuối kỳ báo cáo

%

 

không còn hộ nghèo

 

 

Chưa tổ chức đánh giá chỉ tiêu này đến thời điểm tháng 6 năm 2020

- Giảm hộ nghèo theo chuẩn mới của thành phố (chuẩn 28 triệu đồng/người/năm) đến cuối kỳ báo cáo còn

%

 

0,19 (tương ứng mức giảm so với năm trước 10,54%)

 

 

10

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế

%

96,01

> 95

95,88

-0,13

 

11

Trường đạt chuẩn quốc gia đến cuối kỳ báo cáo

%

56,41

70

71,05

+14,64

 

- Trong đó, Trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất

%

82,05

100

89,47

+7,42

 

12

Tỷ lệ các cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa đến cuối kỳ báo cáo

%

 

100

 

 

Chưa tổ chức đánh giá chỉ tiêu này đến thời điểm tháng 6 năm 2020

III

CHỈ TIÊU VỀ ĐÔ THỊ - MÔI TRƯỜNG - NÔNG THÔN:

 

 

 

 

 

 

13

Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch, lượng nước và nguồn nước cung cấp bảo đảm đầy đủ liên tục, đạt chất lượng hợp vệ sinh.

%

100

100

100

 

 

14

Tỷ lệ chất thải sinh hoạt được thu gom, xử lý

%

90

100

100

+10

 

15

Xóa điểm ô nhiễm môi trường và điểm ngập nước giai đoạn 2016-2020

Điểm

 

Tất cả các điểm ô nhiễm môi trường và điểm ngập nước giai đoạn 2016 - 2020

 

 

Đang triển khai thực hiện xóa 25 điểm ô nhiễm môi trường và điểm ngập nước còn lại của giai đoạn 2016 - 2020

16

Số trường hợp vi phạm về trật tự xây dựng được phát hiện và xử lý

%

 

100

100

 

 

Giải quyết các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng tồn từ tháng 01/2016 đến tháng 6/2019

%

 

100

63

(150/238 quyết định)

 

 

17

Xây dựng nông thôn mới xã, huyện và phát triển toàn diện thị trấn Cần Thạnh

Tiêu chí, xã, thị trấn, huyện

02 xã đạt 16 tiêu chí, 03 xã đạt 15 tiêu chí và 01 xã đạt 14 tiêu chí. Huyện đạt 05/09 tiêu chí

- Hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới xã An Thới Đông; 05 xã giữ vững kết quả đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;

- Hoàn thành các tiêu chí xây dựng phát triển toàn diện thị trấn Cần Thạnh giai đoạn 2016 - 2020.

- Huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

Hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới xã An Thới Đông; 05 xã giữ vững kết quả đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;

- Hoàn thành 17/19 tiêu chí xây dựng phát triển toàn diện thị trấn Cần Thạnh giai đoạn 2016 - 2020.

- Huyện đạt 08/09 tiêu chí nông thôn mới

 

 

IV

CHỈ TIÊU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

 

 

 

 

 

 

18

Tỷ lệ người dân hài lòng về cung ứng dịch vụ hành chính công

%

 

> 95

92,12

 

 

19

Chỉ số cải cách hành chính

điểm

 

75

 

 

Chưa tổ chức đánh giá chỉ tiêu này đến thời điểm tháng 6 năm 2020

V

CHỈ TIÊU QUỐC PHÒNG AN NINH

 

 

 

 

 

 

20

Thực hiện chỉ tiêu tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2020

%

100

100

100

 

 

Tỷ lệ điều tra khám phá án hình sự

%

84,60

> 87

91,60

+7

 

Giảm số vụ, số người chết do tai nạn giao thông so với năm trước

%

 

20

Giảm 67% số vụ, giảm 58,3% số người chết do tai nạn giao thông

 

 

 

TỔNG HỢP BÁO CÁO CÁC NGÀNH KINH TẾ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2020

Chỉ tiêu

ĐVT

Thực hiện 6 tháng 2019

Kế hoạch 2020

Ước thực hiện 6 tháng 2020

So sánh (%)

3/1

3/2

A

B

1

2

3

4

5

I. Tổng GTSC (GSS 2010)

Tỷ đồng

3.186,7

7.643,1

2.981,0

93,5

39,0

- Nông nghiệp - thủy sản

nt

1.082,2

2.442,7

1.227,5

113,4

50,3

+ Nông nghiệp

nt

79,7

185,0

82,9

104,0

44,8

+ Thủy sản

nt

1.002,5

2.257,8

1.144,6

114,2

50,7

- Công nghiệp - xây dựng

nt

620,0

1.292,9

615,3

99,2

47,6

+ Tiểu thủ công nghiệp

nt

281,2

507,7

256,0

91,0

50,4

+ Xây dựng

nt

338,9

785,2

359,3

106,0

45,8

- Dịch vụ

nt

1.484,4

3.907,5

1.138,2

76,7

29,1

+ Thương mại, dịch vụ

nt

1.451,9

3.821,8

1.107,1

76,3

29,0

+ Vận tải

nt

32,6

85,6

31,1

95,4

36,3

II. Tổng GTSX (GHH)

Tỷ đồng

5.241,1

12.800,5

4.892,8

93,4

38,2

- Nông lâm thủy sản

nt

2.072,5

4.864,8

2.229,9

107,6

45,8

+ Nông nghiệp

nt

199,2

435,7

224,6

112,7

51,5

+ Thủy sản

nt

1.873,3

4.429,1

2.005,4

107,1

45,3

- Công nghiệp - xây dựng

nt

861,7

1.863,9

861,4

100,0

46,2

+ Tiểu thủ công nghiệp

nt

373,2

687,4

343,3

92,0

49,9

+ Xây dựng

nt

488,6

1.176,5

518,1

106,0

44,0

- Dịch vụ

nt

2.306,9

6.071,8

1.801,5

78,1

29,7

+ Thương mại, dịch vụ

nt

2.277,2

5.995,9

1.772,1

77,8

29,6

+ Vận tải

nt

29,7

75,9

29,4

98,8

38,7

III. Cơ cấu giá trị sản xuất (Giá hiện hành)

%

 

 

 

 

 

- Nông - lâm - thủy sản

nt

39,5

38,0

45,6

 

 

- Công nghiệp - xây dựng

nt

16,4

14,6

17,6

 

 

- Dịch vụ

nt

44,0

47,4

36,8

 

 

 

BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2020

Chỉ tiêu

ĐVT

Thực hiện 6 tháng 2019

Kế hoạch 2020

Ước thực hiện 6 tháng 2020

So sánh (%)

3/1

3/2

A

B

1

2

3

4

5

I. Giá trị sản xuất

Tỷ đồng

 

 

 

 

 

- Giá so sánh 2010

1.002

2.258

1.145

114,2

50,7

- Giá hiện hành

1.873

4.429

2.005

107,1

45,3

II. Tổng sản lượng thủy sản

Tấn

22.164

50.220

19.808,2

89,4

39,4

- Tôm các loại

5.037

13.678

4.125,5

81,9

30,2

- Cá các loại

6.090

12.618

6.297,6

103,4

49,9

- Nhuyễn thể (nghêu, sò)

7.933

17.097

5.570,2

70,2

32,6

- Hải sản khác

3.104

6.827

3.815

122,9

55,9

- Số lượng giống

45,2

4.300,0

1.162,5

2.571,8

27,0

1. Đánh bắt

 

 

 

 

 

 

- Giá so sánh 2010

Tỷ đồng

208

446

226

108,8

50,7

- Giá hiện hành

497

1.111

571

114,9

51,4

* Sản lượng thủy sản

Tấn

10.474

22.156

11.348

108,3

51,2

- Tôm

1.344

2.873

1.321

98,3

40,0

+ Tôm nước mặn

1.132

2.403

1.147

101,3

47,7

+ Tôm nước lợ

212

470

174

82,1

37,0

- Cá

6.034

12.478

6.222

103,1

49,9

+ Cá nước mặn

5.416

11.168

5.436

100,4

48,7

+ Cá nước lợ

618

1.310

786

127,2

60,0

- Hải sản khác

3.096

6.805

3.805

122,9

55,9

+ Nước mặn

1.999

4.397

2.516

125,9

57,2

+ Nước lợ

1.097

2.408

1.289

117,5

53,5

2. Nuôi trồng

 

 

 

 

 

 

- Giá so sánh 2010

Tỷ đồng

491

1.272

358

72,9

28,1

- Giá hiện hành

1.020

2.682

772

75,6

28,8

* Sản lượng thủy sản

Tấn

11.690,5

28.064

8.460,2

72,4

30,1

- Tôm

3.693

10.805

2.805

75,9

26,0

+ Tôm sú

1.221

2.305

762

62,4

33,0

+ Tôm thẻ chân trắng

1.857

7.200

1.428

76,9

79,8

+ Tôm khác

615

1.300

615

100,0

47,3

- Cá

56,0

140,0

75,6

135,0

54,0

- Nhuyễn thể (nghêu, hàu)

7.933

17.097

5.570

70,2

32,6

+ Nghêu

1.316

1.208

275

20,9

22,8

+ Sò

193,0

455,0

62,5

32,4

13,7

+ Hàu

6.366

15.300

5.191

81,5

33,9

+ Khác

 

58,2

134,0

41,7

71,6

31,1

- Cua bể

 

8,3

22,0

9,9

119,9

45,1

3. Dịch vụ thủy sản

 

 

 

 

 

 

- Giá so sánh 2010

304

539

560

184,5

103,9

- Giá hiện hành

356

636

663

186,0

104,1

* Số lượng giống

Triệu con

18.746

33.300

34.587

184,5

103,9

- Sản xuất tôm giống

 

 

 

 

 

- Sản xuất giống (nghêu, sò, cua)

18.700

29.000

33.425

178,7

115,3

- Thuần dưỡng giống (tôm, nghêu…)

45,2

4.300

1.162,5

2.571,8

27,0

III. Tư liệu sản xuất (DT thả nuôi)

 

 

 

 

 

- Nuôi sinh thái

Ha

3.300,0

3.300,0

3.300,0

100,0

100,0

- Nuôi quảng canh cải tiến

Ha

18,4

274,0

9,7

52,8

3,5

- Nuôi thâm canh

Ha

161,9

592,0

175,4

108,3

29,6

- Nuôi bán thâm canh

Ha

445,3

1.457,0

307,6

69,1

21,1

 

BÁO CÁO NGÀNH TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2020

Chỉ tiêu

ĐVT

Thực hiện 6 tháng 2019

Kế hoạch 2020

Ước thực hiện 6 tháng 2020

So sánh (%)

3/1

3/2

A

B

1

2

3

4

5

I. Giá trị sản xuất

Tỷ đồng

 

 

 

 

 

- Giá so sánh 2010

-nt-

281,2

507,7

256,0

91,0

50,4

- Giá hiện hành

-nt-

373,2

687,4

343,3

92,0

49,9

II. Phân theo ngành cấp II

 

 

 

 

 

 

1. Khai khoáng

Tỷ đồng

121,4

139,0

100,5

82,8

72,3

- Sản xuất muối

121,4

139,0

100,5

82,8

72,3

2. Công nghiệp chế biến, chế tạo

Tỷ đồng

187,4

408,2

179,0

95,5

43,8

- Sản xuất, chế biến thực phẩm

39,7

85,2

41,5

104,7

48,8

- Sản xuất đồ uống

40,1

98,2

45,5

113,2

46,3

- Sản xuất trang phục

54,9

111,3

40,8

74,3

36,7

- Sản xuất sản phẩm từ rơm rạ, vật liệu tết, bện

3,5

7,9

3,5

100,5

44,7

- In, sao chép bán ghi các loại

1,3

3,5

1,3

98,5

36,5

- Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị)

30,0

66,5

30,0

99,9

45,1

- Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế

1,5

3,5

1,5

100,5

43,6

- Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị

16,3

32,1

14,9

91,1

46,3

3. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

Tỷ đồng

64,3

140,1

63,8

99,2

45,6

Sản xuất nước đá

64,3

140,1

63,8

99,2

45,6

 

BÁO CÁO NGÀNH NÔNG NGHIỆP 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2020

Chỉ tiêu

ĐVT

Thực hiện 6 tháng 2019

Kế hoạch 2020

Ước thực hiện 6 tháng 2020

So sánh (%)

3/1

3/2

A

B

1

2

3

4

5

I. Giá trị sản xuất (GSS 2010)

Tỷ đồng

79,7

185,0

82,9

104,0

44,8

- Trồng trọt

-nt-

6,6

17,7

10,6

160,0

60,2

- Chăn nuôi

-nt-

73,1

167,3

72,3

98,9

43,2

II. Giá trị sản xuất (GHH)

Tỷ đồng

199,2

435,7

224,6

112,7

51,5

- Trồng trọt

-nt-

13,1

33,8

20,8

158,5

61,5

- Chăn nuôi

-nt-

186,1

401,9

203,8

109,5

50,7

III. Diện tích đất canh tác

 

 

 

 

 

 

1. Đất trồng cây hàng năm

Ha

64,0

269

65,5

102,3

24,3

+ Lúa

Ha

40

220

40

100,0

18,2

+ Bắp

Ha

3,0

8,0

3,0

100,0

37,5

+ Khoai các loại

Ha

2,0

6,0

2,0

100,0

33,3

+ Mía

Ha

2,0

5,0

2,0

100,0

40,0

+ Rau cải các loại

Ha

17,0

30,0

18,5

108,8

61,7

2. Đất trồng cây lâu năm

Ha

271

269

256

94,7

95,3

+ Xoài

Ha

240

236

226

94,1

95,8

+ Mãng cầu

Ha

8,1

10,0

8,1

99,4

80,5

+ Nhãn

Ha

3,1

3,3

3,1

98,4

92,4

+ Dừa quả

Ha

17,5

18,0

17,5

100,0

97,2

+ Khác

Ha

2,0

2,2

2,0

100,0

90,9

IV. Sản lượng

 

 

 

 

 

 

1. Cây hàng năm

Tấn

129

1.043

228

176,7

21,9

+ Khoai các loại

Tấn

 

17,0

11,0

 

64,7

+ Mía

Tấn

 

50,0

27,0

 

54,0

+ Rau cải các loại

Tấn

129

300

190

147,3

63,3

2. Cây lâu năm

Tấn

946

2.048

1.515

160,2

74,0

+ Xoài

Tấn

924

2.000

1.500

162,3

75,0

+ Mãng cầu

Tấn

5,9

15,0

3,5

59,3

23,3

+ Nhãn

Tấn

5,8

12,0

1,5

25,9

12,5

+ Dừa quả

Tấn

8,1

17,0

8,4

103,7

49,4

+ Khác (táo)

Tấn

2,3

4,2

2,1

89,6

49,0

V. Chăn nuôi

 

 

 

 

 

 

1. Số lượng

Con

3.398

4.098

1.099

32,3

26,8

- Bò

Con

288

320

248

86,1

77,5

- Dê

Con

621

896

240

38,6

26,8

- Heo

Con

2.489

2.882

611

24,5

21,2

2. Sản lượng

Tấn

328

730

118

35,8

16,1

- Bò

Tấn

6,5

15,0

7,8

120,9

52,0

- Dê

Tấn

20,7

40,0

16,5

79,7

41,3

- Heo

Tấn

300,9

675,0

93,3

31,0

13,8

- Yến

Tấn

4,78

11,00

5,25

109,8

47,7

 

BÁO CÁO NGÀNH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2020

Chỉ tiêu

ĐVT

Thực hiện 6 tháng 2019

Kế hoạch 2020

Ước thực hiện 6 tháng 2020

So sánh (%)

3/1

3/2

A

B

1

2

3

4

5

I. Tổng giá trị sản xuất (GSS 2010)

Tỷ đồng

1.451,9

3.821,8

1.107,1

76,3

29,0

* Phân theo ngành hàng

 

 

 

 

 

 

- Thương mại

-nt-

920,5

2.434,2

761,3

82,7

31,3

+ Bán buôn

-nt-

264,8

673,3

211,9

80,0

31,5

+ Bán lẻ

-nt-

655,7

1.760,9

549,4

83,8

31,2

- Dịch vụ ăn uống

-nt-

275,7

726,1

188,3

68,3

25,9

- Dịch vụ khác

-nt-

255,6

661,6

157,5

61,6

23,8

II. Giá trị sản xuất (Giá HH)

 

2.277,2

5.995,9

1.772,1

77,8

29,6

* Phân theo ngành hàng

 

 

 

 

 

 

- Thương mại

-nt-

1.320,2

3.498,0

1.127,0

85,4

32,2

+ Bán buôn

-nt-

323,9

821,4

261,8

80,8

31,9

+ Bán lẻ

-nt-

996,3

2.676,6

865,1

86,8

32,3

- Dịch vụ ăn uống

-nt-

468,8

1.234,3

329,6

70,3

26,7

- Dịch vụ khác

-nt-

488,3

1.263,6

315,5

64,6

25,0

III. Tổng doanh thu

Tỷ đồng

8.235,3

21.755,8

6.832,2

83,0

31,4

* Phân theo ngành hàng

 

 

 

 

 

 

- Thương mại

-nt-

7.171,4

18.976,4

6.112,0

85,2

32,2

+ Bán buôn

-nt-

1.927,9

4.889,1

1.558,6

80,8

31,9

+ Bán lẻ

-nt-

5.243,5

14.087,3

4.553,4

86,8

32,3

- Dịch vụ ăn uống

-nt-

575,2

1.514,5

404,4

70,3

26,7

- Dịch vụ khác

-nt-

488,7

1.264,9

315,8

64,6

25,0

* Phân theo khu vực

-nt-

8.235,3

21.755,7

6.832,2

83,0

31,4

- Doanh nghiệp ngoài Nhà nước

-nt-

5.734,7

16.926,4

5.121,0

89,3

30,3

- Hộ cá thể

-nt-

2.500,6

4.829,3

1.711,3

68,4

35,4

 

BÁO CÁO NGÀNH VẬN TẢI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2020

Chỉ tiêu

ĐVT

Thực hiện 6 tháng 2019

Kế hoạch 2020

Ước thực hiện 6 tháng 2020

So sánh (%)

3/1

3/2

A

B

1

2

3

4

5

I. Giá trị sản xuất (GSS 2010)

Tỷ đồng

32,6

85,6

31,1

95,4

36,3

* Vận tải

Tỷ đồng

32,6

85,6

31,1

95,4

36,3

Chia ra:

- Đường bộ

nt

3,4

7,5

3,7

108,2

48,7

 

- Đường thủy

nt

29,2

78,1

27,4

93,9

35,1

II. Tổng doanh thu (GHH)

Tỷ đồng

29,7

75,9

29,4

98,8

38,7

Chia ra:

- Đường bộ

nt

4,3

9,6

4,7

108,5

49,1

 

- Đường thủy

nt

25,4

66,4

24,7

97,2

37,2

III. Vận chuyển hàng hóa

 

 

 

 

 

 

* Khối lượng vận chuyển

Triệu tấn

0,267

0,886

0,293

109,7

33,1

* Khối lượng luân chuyển

Triệu tấn.km

11,313

37,915

12,894

114,0

34,0

Trong đó:

- Đường thủy

 

 

 

 

 

 

 

- Vận chuyển

Triệu tấn

0,194

0,667

0,199

102,8

29,8

 

- Luân chuyển

Triệu tấn.km

10,09

34,865

9,942

98,5

28,5

IV. Vận chuyển hàng khách

 

 

 

 

 

 

* Khối lượng vận chuyển

Triệu HK

1,182

2,629

1,075

91,0

40,9

* Khối lượng luân chuyển

Triệu HK.km

27,305

60,186

24,521

89,8

40,7

Trong đó:

- Đường thủy

 

 

 

 

 

 

 

- Vận chuyển

Triệu HK

0,890

2,062

0,775

87,1

37,6

 

- Luân chuyển

Triệu HK.km

8,735

19,986

8,443

96,7

42,2

 

BÁO CÁO NGÀNH XÂY DỰNG CƠ BẢN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2020

Chỉ tiêu

ĐVT

Thực hiện 6 tháng 2019

Kế hoạch 2020

Ước thực hiện 6 tháng 2020

So sánh (%)

3/1

3/2

A

B

1

2

3

4

5

I. Tổng giá trị sản xuất (GSS 2010)

Tỷ đồng

338,9

785,2

359,3

106,0

45,8

II. Tổng giá trị sản xuất (GHH)

Tỷ đồng

448,6

1.176,5

518,1

106,0

44,0

* Chia theo loại hình sở hữu

Tỷ đồng

448,6

1.176,5

518,1

106,0

44,0

- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

nt

101,4

275,7

112,5

110,9

40,8

- Loại hình khác:

 

387,1

900,8

405,6

104,8

45,0

+ Xã

nt

9,2

23,4

9,4

102,6

40,2

+ Hộ dân

nt

378,0

877,4

396,2

104,8

45,2

III. Tổng mức đầu tư toàn xã hội

Tỷ đồng

1.057,6

4.242,6

1.477,7

139,7

34,8

Chia ra nguồn vốn

 

 

 

 

 

 

* Vốn Ngân sách

Tỷ đồng

263,8

2.874,0

778,7

295,2

27,1

- Ngân sách tập trung

-nt-

212,2

1.624,0

498,9

235,1

30,7

- Ngân sách thành phố phân cấp

-nt-

37,3

1.225,0

272,3

730,6

22,2

- Ngân sách huyện

-nt-

14,3

25,0

7,5

52,2

29,8

* Vốn ngoài ngân sách

Tỷ đồng

793,8

1.368,6

699,0

88,1

51,1

- Ngành dọc huy động

-nt-

83,8

302,7

27,3

32,6

9,0

- Vay và khác

-nt-

593,6

1.065,9

671,7

113,2

63,0

 

 



[1] Cuối năm 2019, toàn huyện có 19.157 hộ, trong đó hộ nghèo theo chuẩn 21 triệu đồng/người/năm 22 hộ, chiếm 0,11% và hộ nghèo theo chuẩn 28 triệu đồng/người/năm 2.390 hộ, chiếm 12,48% tổng số hộ dân.

[2] Cuối năm 2019, có 30.277/35.295 lao động đang làm việc đã qua đào tạo, đạt tỷ lệ 85,78% trên tổng số lao động đang làm việc.

[3] Cuối năm 2019 ) thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo đạt 24,64 triệu đồng/người/năm.

[4] Cuối năm 2019 tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 95,6%.

[5] Cuối năm 2019, có 32/39 trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất và 26/39 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia.

[6] Cuối năm 2019, có 94,12% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa (144/153 cơ quan, đơn vị).

[7] Kết quả đánh giá chỉ số cải cách hành chính năm 2019 của huyện đạt 68,5 5 điểm.

[8] 6 tháng đầu năm đã điều tra khám phá 11/12 vụ phạm pháp hình sự, đạt 91,6%. Xảy ra 04 vụ tai nạn giao thông đường bộ từ ít nghiêm trọng trở lên, làm chết 05 người, giảm 08 vụ (tương ứng 67%), giảm 07 người chết (tương ứng 58,3%) so với cùng kỳ.

[9] Tăng 26% so với cùng kỳ năm 2019, số giải ngân năm 2019 là 334,25 tỷ đồng, đạt 33,11% kế hoạch.

[10] Trường Trung học phổ thông Bình Khánh đạt 75%, Trường Trung học phổ thông Cần Thạnh đạt 85% và Trường Trung học phổ thông An Nghĩa đạt 80% khối lượng.

[11] Gồm: Xây dựng kiên cố tuyến kè bảo vệ khu dân cư ấp Bình Mỹ, Xây dựng kè kiên cố bảo vệ khu dân cư ấp Bình Trường, xã Bình Khánh và Công trình kè chống sạt lở bờ sông Lòng tàu (khu dân cư tổ 13,14,15 ấp An Lộc) xã Tam Thôn Hiệp.

[12] Gồm: Kè kiên cố bảo vệ khu dân cư An Hòa (Tắc Ráng tổ 27-28), Kè kiên cố bảo vệ khu dân cư ấp An Nghĩa (đoạn từ cầu An Nghĩa đến rạch nhánh), Kè kiên cố bảo vệ khu dân cư ấp An Nghĩa (đoạn từ rạch nhánh đến ngã ba sông Lòng Tàu), Kè kiên cố bảo vệ khu dân cư ấp An Hòa xã An Thới Đông (đoạn từ kè Bà Tổng đến ngã ba sông Soài Rạp), Kè kiên cố ven sông Soài Rạp bảo vệ khu dân cư (đoạn từ ngã ba sông rạch Bà Tổng đến Rạch Giông), Kè kiên cố bảo vệ khu dân cư ấp Rạch Lá và Kè kiên cố bảo vệ khu dân cư ấp An Bình (đoạn từ ngã ba rạch Giông đến Kênh Ngay).

[13] Gồm: Kè ven sông Nhà Bè đoạn qua khu dân cư ấp Bình Trường - Bình Thuận - Bình Phước, Bình Trung, xã Bình Khánh; Kè ven sông Bà Tổng đoạn từ cầu Bà Tổng đến ngã ba sông Soài Rạp (khu dân cư ấp Rạch Lá) xã An Thới Đông; Kè ven sông Lòng Tàu, ấp An Nghĩa, xã An Thới Đông (khu dân cư rạch Mốc Keo); Kè ven sông Lòng Tàu xã Tam Thôn Hiệp (khu dân cư ấp An Lộc - đoạn 2); Kè ven rạch Mốc Keo xã Tam Thôn Hiệp (khu dân cư ấp An Lộc - đoạn 3) và Kè ven sông Soài Rạp (khu dân cư ấp Lý Thái Bửu) xã Lý Nhơn.

[14] Gồm: Kè ven sông Soài Rạp ấp Bình Thạnh xã Bình Khánh; Kè ven sông Soài Rạp (đoạn từ cầu đò đến cổng CT4) ấp Lý Hòa Hiệp, xã Lý Nhơn; Kè ven sông Lòng Tàu ấp An Phước (đoạn 2), xã Tam Thôn Hiệp.

[15] Gồm: Kè ven sông Soài Rạp (đoạn từ đường vào Ủy ban xã cũ đến rạch Bà Năm), ấp Tân Điền, xã Lý Nhơn; Kè ven sông Soài Rạp (đoạn từ rạch Bông Giống Lớn đến Kênh Tần), ấp Bình Tường, xã Bình Khánh và Kè ven sông Soài Rạp (đoạn từ rạch Bà Hớn đến rạch Bông Giếng Lớn), ấp Bình Thạnh xã Bình Khánh.

[16] Gồm: Xây dựng kè kiên cố bảo vệ khu dân cư Bình Thạnh, xã Bình Khánh (Khu vực từ kè Bình Thạnh đến rạch Ông Duệ); Xây dựng Kè kiên cố bảo vệ khu dân cư ấp Bà Xán (Khu vực từ rạch Tắc Cát đến cầu Tắc Tây Đen); Xây dựng Kè kiên cố bảo vệ khu dân cư Tổ 39 ấp Trần Hưng Đạo xã Tam Thôn Hiệp (Khu vực từ cầu Tắc Tây Đen đến kè đá Tổ 39 ấp Trần Hưng Đạo); Xây dựng Kè kiên cố ven sông Lòng Tàu ấp Trần Hưng Đạo, xã Tam Thôn Hiệp (Khu vực từ kè An Phước đoạn 2 đến nhà ông tư Chấm); Xây dựng Kè kiên cố bảo vệ khu dân cư ấp An Nghĩa, xã An Thới Đông (Khu vực từ kè An Hòa đến cống Mốc Keo); Xây dựng Kè kiên cố bảo vệ khu dân cư ấp An Hòa (Khu vực ngã ba sông Rạch Lá từ nhà ông Nguyễn Văn Năm đến nhà ông Phạm Văn Dũng); Xây dựng Kè kiên cố bảo vệ khu dân cư ấp Lý Hòa Hiệp (Khu vực từ Bãi vật tư Duy Khánh đến cầu Vàm Sát 2), xã Lý Nhơn.

[17] Nạo vét kênh, sửa chữa hệ thống cống khu vực 450 ha xã Lý Nhơn; Nâng cấp đê bao đồng muối Thiềng Liềng, xã Thạch An; Xây dựng hệ thống đê bao dọc sông Vàm Sát khu vực 400ha xã Lý Nhơn; Xây dựng đường đê số 1, 2, 3 từ đường Ký Nhơn đến sông Soài Rạp khu vực 400 ha đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

[18] Xây dựng hệ thống đê bao dọc sông Gốc Tre nhỏ khu vực 250ha xã Lý Nhơn; Xây dựng đường đê phục vụ vận chuyển muối (điểm đầu đê muối, điểm cuối rạch bến Bà Năm) xã Lý Nhơn.

[19] Công ty TNHH MTV Quốc Chánh về xây dựng bến thủy nội địa của Công ty TNHH MTV Quốc Khánh tại bến Tắc Xuất, thị trấn Cần Thạnh và Công ty TNHH Growbest Việt Nam.

[20] Gồm: đề nghị hỗ trợ vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi: 14 doanh nghiệp; đề nghị các tổ chức tín dụng giảm lãi vay: 02 doanh nghiệp; giới thiệu nguồn hàng may gia công: 05 cơ sở; hỗ trợ chi phí chi trả lương cho công nhân: 01 doanh nghiệp; miễn, giảm (hoặc chậm nộp) thuế, bảo hiểm xã hội: 05 doanh nghiệp.

[21] Theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19 và Hướng dẫn số 2129/HD-NHCS ngày 27 tháng 4 năm 2020 của Ngân hàng Chính sách xã hội về nghiệp vụ cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc đối với người lao động thì đối tượng vay vốn phải có 20% hoặc từ 30 người lao động trở lên đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 01 tháng liên tục trở lên, đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người LĐ trong khoảng thời gian từ 01/4/2020 đến hết 30/6/2020; Đang gặp khó khăn về tài chính, đã sử dụng hết quỹ dự phòng tiền lương để trả lương cho người lao động ngừng việc.

[22] Gồm: thị trấn Cần Thạnh: 389 hộ, xã An Thới Đông: 156 hộ, xã Long Hòa: 72 hộ; xã Lý Nhơn: 69 hộ, xã Bình Khánh: 63 hộ, xã Tam Thôn Hiệp: 45 hộ và xã Thạnh An: 37 hộ.

[23] 11 hợp tác xã đang hoạt động trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, dịch vụ vận tải, 02 hợp tác xã thành lập nhưng chưa đi vào hoạt động và 03 hợp tác xã ngừng hoạt động.

[24] 60 tổ hợp tác nuôi thủy sản có 610 thành viên với diện tích sản xuất 1.022,28 ha; 10 tổ hợp tác đánh bắt thủy sản có 50 thành viên với 53 phương tiện; 02 tổ hợp tác chăn nuôi có 14 thành viên, diện tích sản xuất 0,3ha; 01 tổ hợp tác sản xuất muối có 06 thành viên, diện tích sản xuất 10,3ha; 02 tổ hợp tác trồng cây ăn trái có 30 thành viên, diện tích sản xuất 16,75ha; 03 tổ hợp tác chế biến với 19 thành viên và 01 tổ hợp tác cộng đồng với 10 tổ viên.

[25] Do hiện nay còn 03 trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện đang thi công, khối lượng đạt 70 - 80%, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng trước ngày 15 tháng 8 năm 2020; sau khi các trường hoàn thành, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức đánh giá tiêu chuẩn cơ sở vật chất, xét công nhận đạt tiêu chí trường học.

[26] Tiêu chí 1 - Quy hoạch chưa đạt do chưa ban hành Quy định quản lý quy hoạch xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch; Tiêu chí 13 - Tổ chức sản xuất chưa đạt do chưa thực hiện mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững

[27] Khai thác ven bờ 931 phương tiện, giảm 5 phương tiện, gồm: đóng đáy tăng 01, ghe lưới, cào te giảm 06 (04 nâng cấp lên xa bờ, 02 chuyển nhượng); khai thác xa bờ 54 phương tiện, tăng 01 phương tiện ghe lưới (04 nâng cấp từ ghe lưới ven bờ, 02 chuyển nhượng, 01 chuyển sang dịch vụ hậu cần); dịch vụ hậu cần tăng 01 (từ khai thác chuyển sang).

[28] Gồm thị trấn Cần Thạnh 04 phương tiện, xã Long Hòa 02 phương tiện và xã Thạnh An 04 phương tiện.

[29] Gồm 04 trường hợp khai thác bằng rập xếp; 03 trường hợp khai thác giấy phép khai thác thủy sản hết hạn; 02 trường hợp sử dụng kích điện khai thác thủy sản

[30] So với cùng kỳ, thu nhập nghề nuôi hàu vĩ 450 triệu/ha, tăng 26,7%, nuôi hàu tự nhiên 2,2 tỷ đồng/ha, tăng 14,5%, nuôi nghêu, sò ổn định (nghêu 133 triệu/ha, sò 150 triệu/ha), nuôi ốc hương 1,27 tỷ đồng/ha giảm 2,4%.

[31] So với cùng kỳ: năng suất bình quân đạt 3,78 tấn/ha, tăng 1,03 tấn/ha trong đó, mô hình nuôi thâm canh đạt 7,28 tấn/ha, tăng 1,28 tấn/ha, nuôi bán thâm canh đạt 2,15 tấn/ha, giảm 0,3 tấn/ha, nuôi quảng canh đạt 0,23 tấn/ha, giảm 0,54 tấn/ha; trong đó, do có mô hình công nghệ cao cho thu hoạch với năng suất bình quân đạt 15 tấn/ha, đã nâng năng suất bình quân các mô hình tăng so với cùng kỳ. Giá tôm sú từ 120.000 - 150.000/kg, giảm 51.000/kg, tôm thẻ từ 70.000-93.000 đ/kg, giảm 5.000 đồng/kg.

[32] Có 77% diện tích nuôi ao cho thu hoạch có lãi (mức lãi bình quân đạt 164,2 triệu đồng/ha, tăng 22,5%), diện tích thu hoạch hòa vốn là 14% và 9% diện tích thu hoạch lỗ (mức lỗ bình quân 131,4 triệu đồng/ha, tăng gấp 2,8 lần so mức lỗ cùng kỳ).

[33] Ủy ban nhân dân thành phố giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ thực hiện điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu 1/2000 của Dự án, đồng thời cập nhật nội dung đồ án quy hoạch Khu Nông nghiệp Công nghệ cao ngành thủy sản tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ vào đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 của huyện Cần Giờ và đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thành phố.

[34] Đàn gia súc toàn huyện có 1.099 con, giảm 67,7% so với cùng kỳ, trong đó đàn heo còn 611 con, giảm 75,5% so với cùng kỳ, chủ yếu nuôi lẻ trong khu dân cư và được kiểm soát được kiểm soát, giám sát chặt chẽ về dịch bệnh và vệ sinh môi trường.

[35] Sản phẩm sản xuất chủ yếu gồm: muối 138.327 tấn, tăng 33,7%; tổ yến 690 kg, giảm 4,4%; sản phẩm may mặc 38.500 sản phẩm, giảm 26%; hải sản khô 1.495 tấn, giảm 2%; nước đá 86.250 tấn, giảm 0,8% so với cùng kỳ.

[36] Trong đó: muối bạt 723 đồng/kg (giảm 433 đồng/kg), muối đất 630 đồng/kg (giảm 444 đồng/kg).

[37] Tính từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/HU ngày 22 tháng 8 năm 2019 của Huyện ủy đến nay đã kiểm tra xử lý vi phạm hành chính 12 trường hợp vi phạm trong lĩnh vực xây dựng theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP (09 trường hợp công trình không phép, 02 trường hợp sai nội dung giấy phép được cấp, 01 trường hợp vi phạm chỉ giới xây dựng). Đã có 150/238 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng, đất đai từ năm 2013 đến tháng 6/2019 được tổ chức thực hiện xong (46 quyết định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng, 78 quyết định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực đất đai trong đó có 22 trường hợp vi phạm xây dựng chuyển qua xử lý trên lĩnh vực đất đai).

[38] Gồm: xã Bình Khánh: 12 trường hợp, xã Long Hòa: 09 trường hợp; xã Lý Nhơn: 02 trường hợp, thị trấn Cần Thạnh: 02 trường hợp, xã Tam Thôn Hiệp: 01 trường hợp và xã An Thới Đông: 01 trường hợp.

[39] Công văn số 3835/UBND-CNN ngày 22 tháng 6 năm 2007 và Công văn số 3244/UBND-TM ngày 09 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố.

[40] Gồm + Nhà, đất chưa xác lập sở hữu Nhà nước 207 địa chỉ nhà, đất với tổng diện tích đất 709.659,95 m2, diện tích sàn xây dựng 111,8 m2.

+ Nhà, đất đã xác lập sở hữu Nhà nước 627 địa chỉ nhà, đất với tổng diện tích đất 4.851.895,2 m2.

+ Nhà, đất đã xác lập sở hữu Nhà nước và đang cho thuê 16 địa chỉ nhà, đất với tổng diện tích đất 8.283,8 m2.

+ Nhà, đất đã xác lập sở hữu Nhà nước do Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện quản lý 28 địa chỉ nhà, đất với tổng diện tích 13.654,38 m2.

+ Nhà, đất đã xác lập sở hữu Nhà nước của Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Cần Giờ trước đây 3 địa chỉ nhà, đất với tổng diện tích đất 51.457 m2.

+ Nhà, đất đã xác lập sở hữu Nhà nước (đất trống, đất dôi dư sau bồi thường giải tỏa của các dự án) 847 địa chỉ nhà, đất với tổng diện tích đất 15.433,2 m2.

+ Nhà, đất chưa xác lập sở hữu Nhà nước (Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai) 244 địa chỉ nhà, đất với tổng diện tích đất 15.433,2 m2.

+ Nhà, đất chưa xác lập sở hữu Nhà nước (Thu hồi do sạt lỡ) 58 địa chỉ nhà, đất với tổng diện tích đất 13.710,88 m2.

+ Nhà, đất đã xác lập sở hữu Nhà nước và đăng ký kê khai bổ sung nhưng chưa được phê duyệt 36 địa chỉ nhà, đất với tổng diện tích đất 270.492,28 m2, diện tích sàn xây dựng 76.876,27 m2.

[41] Dự án Nâng cấp đường vào khu sản xuất muối Lý Nhơn và Dự án nâng cấp đường đê Soài Rạp - Dương Văn Hạnh do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện thực hiện.

[42] Hiện Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Dịch vụ Xuất nhập khẩu Hoàng Minh đang thực hiện dự án xã hội hóa nạo vét khu neo đậu tránh trú bão kết hợp tận thu sản phẩm, không sử dụng ngân sách nhà nước theo chủ trương của Bộ Giao thông Vận tải tại Công văn số 1981/BGTCTKCHT ngày 26 tháng 02 năm 2019.

[43] Trong đó 93% rác sinh hoạt tại các khu dân để thu gom xử lý theo quy định và 7% tại khu vực nội đồng, xa khu dân cư chưa có hệ thống rác dân lập được hướng dẫn phân loại, xử lý theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên môi trường

[44] Gồm: Dự án đường Lương Văn Nho: 123/161 hồ sơ (có quyết định); Dự án đường Giống Ao: 137/155 hồ sơ; Dự án khu dân cư phòng tránh thiên tai 13,5ha: 09/13 hồ sơ; Dự án Nâng cấp đường Đào Cử: 21/27 hồ sơ; Dự án khu dân cư Cá Cháy: 11/20 hồ sơ; Dự án đường liên xã An Thới Đông - Lý Nhơn: 94/122 hồ sơ; Dự án Kè bảo vệ khu dân cư Rạch Lá: 33/33 hồ sơ; Dự án kè ven sông Soài Rạp (Bà Tổng - Rạch Giông): 27/30 hồ sơ; Kè bảo vệ khi dân cư ấp An Nghĩa (Rạch nhánh - Lòng Tàu): 15/17 hồ sơ; Dự án Kè bảo vệ khu dân cư ấp An Hòa (Bà Tổng - Soài Rạp): 03/18 hồ sơ; Dự án kè bảo vệ khu dân cư ấp An Hòa (Tắc Ráng tổ 27, 28): 03/13 hồ sơ; Dự án kè bảo vệ khu dân cư ấp Bình Trường: 03/15 hồ sơ và hỗ trợ chuyển đổi nghề trong Dự án đường dẫn bến phà Cần Giờ - Cần Giờ: 04/04 hộ.

[45] Dự án cầu Vàm Sát 2; Dự án xây dựng đường vào và hàng rào dự án trùng tu Khu di chỉ Giồng Cá Vồ; Kè An Nghĩa (cầu An Nghĩa - Rạch Nhánh); Kẻ An Bình (đoạn ngã ba Rạch Giông - Kênh Ngay); Dự án đường đê nội đồng khu vực 233ha ấp Rạch Lá (giai đoạn 1); Hệ thống thủy lợi Kênh Ngay (nạo vét kênh, đắp đê) khu vực 308ha và 02/07 dự án tuyến đê bao, thủy lợi (tuyến đê ven sông Vàm Sát khu vực 400ha và tuyến đê số 03 khu vực 400ha tại xã Lý Nhơn).

[46] Dự án đầu tư phát triển mạng lưới cấp nước tại khu dân cư Bà Xán mở rộng, xã Bình Khánh: Dự án đầu tư phát triển mạng lưới cấp nước khu vực xã Long Hòa; khu vực thị trấn Cần Thạnh và mạng lưới cấp nước thay thế các hộ vệ tinh khu vực xã Lý Nhơn.

[47] Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2020); kỷ niệm ngày Giỗ tổ Hùng Vương - mùng 10/3 âm lịch; kỷ niệm 45 năm ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020) và kỷ niệm 134 năm ngày Quốc tế Lao động (01/5/1886 - 01/5/2020); kỷ niệm 66 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2020), kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/52020) và 109 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911 - 05/62020).

[48] Ngành mầm non có 82,3% trẻ tham gia, tiểu học có 50,6% trẻ tham gia và trung học cơ sở có 73,72% trẻ tham gia.

[49] Gồm 120.000 khẩu trang để cấp phát cho học sinh phổ thông trong ngày đầu tiên đi học (09 khẩu trang/học sinh/03 tháng) và 1.520 gel rửa tay cấp phát cho 16 trường tiểu học và chuyên biệt trên địa bàn.

[50] 13 doanh nghiệp, 75 công trình dự án có chỉ số rủi ro lây nhiễm Corona (CRNL) là 10% và có 85 doanh nghiệp, 15 công trình dự án có chỉ số rủi ro lây nhiễm Corona (CRLN) dưới 30%.

[51] 26 quán ăn, 16 sơ chế chế biến, 19 kinh doanh tiêu dùng, 39 sạp thực phẩm trong chợ.

[52] Quà của Chủ tịch nước (Ngân sách Trung ương): 836 phần, số tiền 0,17 tỷ đồng; quà thành phố (Ngân sách Thành phố): 8.500 phần, số tiền 10,52 tỷ đồng; quà huyện (Ngân sách huyện): 757 phần, số tiền 0,4 tỷ đồng; quà từ nguồn vận động: 8.809 phần, số tiền 6,15 tỷ đồng.

[53] Gồm đối tượng chính sách có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng: 215/215 người, số tiền 322,5 triệu đồng, đạt 100%; Đối tượng Bảo trợ xã hội: 1.822/1.822 người, số tiền 2,71 tỷ đồng, đạt 100%; hộ nghèo, hộ cận nghèo: 18.283/18.283 người, với số tiền 13,71 tỷ đồng, đạt 100%; người lao động phải tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc ngừng việc không hưởng lương từ 01 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi dịch Covid-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương: 57 người, số tiền 57 triệu đồng; người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp: 05/05 người, số tiền 5 triệu đồng, đạt 100%; người lao động không có giao hết hợp đồng lao động thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp bị mất việc làm do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19: 3.677/3.827 người với tổng số tiền 3,25 tỷ đồng và 222 người bán vé số lưu động gặp khó khăn do tạm ngừng phát hành xổ số kiến thiết số tiền 171,75 triệu đồng.

[54] Về việc sử dụng quỹ bảo hiểm y tế, mua sắm trang thiết bị y tế và vật tư y tế, đấu thầu thuốc chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện, việc triển khai thực hiện thủ tục hành chính, việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng chống tham nhũng. Đang thực hiện Thanh tra trách nhiệm trong thực hiện các quy định pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

[55] Còn 02 cơ quan chuyên môn tổ chức và hoạt động theo quy chế cũ là Phòng Kinh tế và Phòng Quản lý đô thị

[56] Gồm Phòng Kinh tế, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Tài nguyên môi trường và Ủy ban nhân dân thị trấn Cần Thạnh.

[57] Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận giải quyết theo cơ chế một cửa liên thông 601/2.969 hồ sơ (có 38 hồ sơ tồn năm trước chuyển sang); đã giải quyết 543 hồ sơ (đúng hạn 365 hồ sơ, trễ hạn 80 hồ sơ và trả bổ sung 98 hồ sơ). Bộ phận tiếp nhận trả kết quả thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện tiếp nhận 2.368/2.969 hồ sơ, đã giải quyết 2.198 hồ sơ (đúng hạn 1.937 hồ sơ và trễ hạn 261 hồ sơ, tỷ lệ 88%).

[58] Gồm 75 hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất; 05 hồ sơ cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 05 hồ sơ tách thửa, hợp thửa và 02 hồ sơ giao đất.

[59] Gồm Luật Phòng, chống tai hại của rượu bia, Luật Dân quân tự vệ, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Nuôi con nuôi, Luật Thi hành án hình sự và Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam

[60] Có 01 hòa giải viên mới được công nhận và hiện toàn huyện có 200 hòa giải viên phân bổ ở 33 tổ hòa giải.

[61] 03 vụ mất tích trên sông Gò Gia, xã Thạnh An, ông Long Tàu, xã Bình Khánh, sông Soài Rạp, xã Lý Nhơn và 01 vụ trẻ em đuối nước tại ấp Hòa Hiệp, xã Long Hòa

[62] Thông báo số 515/TB-VP ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố về kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Nguyễn Thành Phong tại cuộc họp về chủ trương thực hiện các dự án phát triển xã Thạnh An, huyện Cần Giờ