Hệ thống pháp luật

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại. Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại?

Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:12

Tên đầy đủ:
Số điện thoại: xxx
Email: *****@gmail.com

Mã số: DN130

Câu hỏi:

Cách đây khoảng hai tháng công ty chúng tôi có làm việc với một công ty cung cấp lắp đặt thiết bị công trình xây dựng, nhưng quá hợp đồng mà công ty vẫn chưa hoàn thành và chưa cung cấp những sản phẩm được đề ra trong hợp đồng. Do quá trình liên lạc giữa 2 bên khó khăn, chủ yếu liên lạc với nhau bằng điện thoại và email, hiện giờ công ty đó có thái độ không hợp tác. Vậy tôi muốn được tư vấn làm sao để giải quyết được vấn đề trên. Cơ quan chức năng nào sẽ đứng ra giải quyết cho chúng tôi?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Trong nội dung của hợp đồng, theo trình bày thì bạn có đề cập đến hợp đồng ký kết của bên bạn và bên công ty kia, bạn cũng nói là đã hết thời hạn hợp đồng nhưng bên công ty kia chưa cung cấp những sản phẩm được đề ra trong hợp đồng, và có thái độ không hợp tác.

Theo quy định của Luật thương mại 2005 thì:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

12. Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này.

Như vậy, khi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ theo hợp đồng thì được coi là vi phạm hợp đồng.

Tại Luật thương mại có ghi nhận:

Điều 300. Phạt vi phạm

Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.

Điều 301. Mức phạt vi phạm

Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.

Trong trường hợp có sự vi phạm về hợp đồng bì bên kia có thể sẽ bị phạt hợp đồng. Để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên cũng như hạn chế tranh chấp bạn có thể làm theo hướng như sau:

- Gửi thông báo sang bên công ty kia để yêu cầu thực hiện hợp đồng và xét thái độ hợp tác và tiến độ thực hiện.

- Trong trường hợp vẫn tiếp tục kéo dài thì tùy theo sự thỏa thuận giữa các bên thì có thể đưa ra tòa án hoặc trung tâm trọng tài để có thể giải quyết theo quy định

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM