Điều 9 Văn bản hợp nhất 46/VBHN-VPQH năm 2023 hợp nhất Luật Phòng cháy và chữa cháy do Văn phòng Quốc hội ban hành
Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm cháy, nổ. Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của cơ sở đó.
Chính phủ quy định và công bố danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ; điều kiện, mức phí bảo hiểm cháy, nổ; số tiền bảo hiểm tối thiểu.
Điều 9a. Kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy[12]
1. Kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, bao gồm:
a) Tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát; tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật; thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy; tư vấn chuyển giao công nghệ phòng cháy và chữa cháy; sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy;
b) Huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;
c) Kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy.
2. Kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với hoạt động kinh doanh;
b) Có cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động kinh doanh.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Văn bản hợp nhất 46/VBHN-VPQH năm 2023 hợp nhất Luật Phòng cháy và chữa cháy do Văn phòng Quốc hội ban hành
- Số hiệu: 46/VBHN-VPQH
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 27/12/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Bùi Văn Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/12/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy
- Điều 5. Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy
- Điều 6. Trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng cháy và chữa cháy
- Điều 7. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
- Điều 8. Ban hành và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy[10]
- Điều 9. Bảo hiểm cháy, nổ[11]
- Điều 10. Chế độ, chính sách đối với người tham gia chữa cháy[13]
- Điều 11. Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy
- Điều 12. Quan hệ hợp tác quốc tế
- Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 14. Biện pháp cơ bản trong phòng cháy
- Điều 15. Thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
- Điều 16. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đầu tư xây dựng và sử dụng công trình
- Điều 17. Phòng cháy đối với nhà ở và khu dân cư
- Điều 18. Phòng cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới
- Điều 19. Phòng cháy đối với rừng
- Điều 20. Phòng cháy đối với cơ sở
- Điều 21. Phòng cháy đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao[26]
- Điều 22. Phòng cháy trong khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng, bảo quản sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, vật tư, hàng hóa khác có nguy hiểm về cháy, nổ[27]
- Điều 23. Phòng cháy đối với công trình cao tầng, công trình trên mặt nước, công trình ngầm, đường hầm, hầm lò khai thác khoáng sản, nhà khung thép mái tôn[31]
- Điều 24. Phòng cháy trong sản xuất, cung ứng, sử dụng điện và thiết bị, dụng cụ điện
- Điều 25. Phòng cháy đối với chợ, trung tâm thương mại, kho tàng
- Điều 26. Phòng cháy đối với cảng hàng không, cảng biển, cảng thủy nội địa, nhà ga, bến xe[35]
- Điều 27. Phòng cháy đối với bệnh viện, trường học, khách sạn, nhà nghỉ, vũ trường, rạp hát, rạp chiếu phim và những nơi đông người khác
- Điều 28. Phòng cháy đối với trụ sở làm việc, thư viện, bảo tàng, kho lưu trữ
- Điều 29. Tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy
- Điều 30. Biện pháp cơ bản trong chữa cháy
- Điều 31. Xây dựng và thực tập phương án chữa cháy[37]
- Điều 32. Thông tin báo cháy và chữa cháy[38]
- Điều 33. Trách nhiệm chữa cháy và tham gia chữa cháy
- Điều 34. Huy động lực lượng, phương tiện để chữa cháy
- Điều 35. Nguồn nước và các vật liệu chữa cháy
- Điều 36. Ưu tiên và bảo đảm quyền ưu tiên cho người, phương tiện tham gia chữa cháy
- Điều 37. Người chỉ huy chữa cháy
- Điều 38. Quyền và trách nhiệm của người chỉ huy chữa cháy
- Điều 39. Trách nhiệm xử lý khi có cháy lớn và cháy có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng
- Điều 40. Khắc phục hậu quả vụ cháy
- Điều 41. Bảo vệ hiện trường, lập hồ sơ vụ cháy
- Điều 42. Chữa cháy trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và nhà ở của thành viên các cơ quan này
- Điều 43. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy
- Điều 44. Thành lập, quản lý đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành[46]
- Điều 45. Nhiệm vụ của lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở
- Điều 46. Huấn luyện, bồi dưỡng, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ, điều động và chế độ, chính sách đối với lực lượng dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành[48]
- Điều 47. Tổ chức lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
- Điều 48. Chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy[51]
- Điều 49. Trang phục, phù hiệu, cấp hiệu và chế độ, chính sách đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
- Điều 50. Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở, thôn[52], hộ gia đình, các loại rừng và phương tiện giao thông cơ giới
- Điều 51. Trang bị phương tiện cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
- Điều 52. Quản lý và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy
- Điều 53. Sản xuất, nhập khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy
- Điều 54. Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy
- Điều 55. Ngân sách nhà nước đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy
- Điều 56. Khuyến khích đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy