Hệ thống pháp luật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 34/VBHN-BGTVT

Hà Nội, ngày 22 tháng 07 năm 2022

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT, LẮP RÁP XE CƠ GIỚI

Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 05 năm 2011, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2014.

2. Thông tư số 26/2020/TT-BGTVT ngày 16 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đăng kiểm, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2020.

3. Thông tư số 16/2022/TT-BGTVT ngày 30 tháng 06 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 08 năm 2022.

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 04 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định như sau:[1]

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường các loại xe cơ giới được sản xuất, lắp ráp từ các linh kiện hoàn toàn mới hoặc từ ô tô sát xi, xe cơ giới hoàn toàn mới chưa có biển số đăng ký.

2. Thông tư này không áp dụng đối với các đối tượng sau đây:

a) Mô tô, xe gắn máy;

b) Xe cơ giới được sản xuất, lắp ráp để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Các doanh nghiệp sản xuất linh kiện, lắp ráp xe cơ giới và các tổ chức, cơ quan liên quan đến việc quản lý, kiểm tra, thử nghiệm xe cơ giới phải thực hiện Thông tư này.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Xe cơ giới là loại phương tiện giao thông cơ giới hoạt động trên đường bộ (trừ mô tô, xe gắn máy) được định nghĩa tại tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6211 và TCVN 7271, kể cả ôtô sát xi;

2. Ôtô sát xi là ô tô ở dạng bán thành phẩm, có thể tự di chuyển, có buồng lái hoặc không có buồng lái, không có thùng chở hàng, không có khoang chở khách, không gắn thiết bị chuyên dùng;

3. Tổng thành là động cơ, khung, buồng lái, thân xe hoặc thùng chở hàng hay thiết bị chuyên dùng lắp trên xe;

4. Hệ thống là hệ thống truyền lực, hệ thống chuyển động, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống nhiên liệu, hệ thống điện, hệ thống đèn chiếu sáng và tín hiệu;

5. Linh kiện là các tổng thành, hệ thống và các chi tiết được sử dụng để lắp ráp xe cơ giới;

6. Sản phẩm là linh kiện hoặc xe cơ giới;

7. Sản phẩm cùng kiểu loại là các sản phẩm có cùng đặc điểm như quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

8.[2] Chứng nhận chất lượng kiểu loại sản phẩm là quá trình kiểm tra, thử nghiệm, xem xét, đánh giá và chứng nhận sự phù hợp của một kiểu loại sản phẩm với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định hiện hành của Bộ Giao thông vận tải về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

9. Mẫu điển hình là sản phẩm do Cơ sở sản xuất lựa chọn theo quy định để thực hiện việc kiểm tra, thử nghiệm;

10. Cơ sở sản xuất là doanh nghiệp sản xuất linh kiện, lắp ráp xe cơ giới có đủ điều kiện theo các quy định hiện hành;

11.[3] Cơ sở thiết kế là tổ chức đã đăng ký kinh doanh ngành nghề dịch vụ thiết kế xe cơ giới hoặc cơ sở sản xuất tự thiết kế xe cơ giới do đơn vị mình sản xuất, lắp ráp;

12. Cơ quan quản lý chất lượng (gọi tắt là Cơ quan QLCL) là Cục Đăng kiểm Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải;

13.[4] Cơ sở thử nghiệm là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thử nghiệm linh kiện hoặc xe cơ giới để thực hiện thử nghiệm linh kiện hoặc xe cơ giới theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan;

14. Sản phẩm bị lỗi kỹ thuật là sản phẩm có lỗi trong quá trình thiết kế, chế tạo, lắp ráp có khả năng gây nguy hiểm đến an toàn tính mạng và tài sản của người sử dụng cũng như gây ảnh hưởng xấu đến an toàn và môi trường của cộng đồng;

15. Triệu hồi sản phẩm là hành động của Cơ sở sản xuất đối với các sản phẩm thuộc lô, kiểu loại sản phẩm bị lỗi kỹ thuật mà họ đã cung cấp ra thị trường nhằm sửa chữa, thay thế phụ tùng hay thay thế bằng sản phẩm khác để ngăn ngừa các nguy hiểm có thể xảy ra do các lỗi trong quá trình thiết kế, chế tạo, lắp ráp sản phẩm.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 4. Hồ sơ thiết kế

1.[5] Hồ sơ thiết kế xe cơ giới bao gồm:

a) Bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản dạng điện tử (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) thuyết minh thiết kế kỹ thuật xe cơ giới theo quy định tại mục A của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản dạng điện tử (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) bản vẽ kỹ thuật theo quy định tại mục B của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Bản sao có xác thực của cơ sở thiết kế (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản sao điện tử (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) bản thông số, tính năng kỹ thuật của các tổng thành, hệ thống liên quan tới nội dung tính toán thiết kế.

2. Miễn lập hồ sơ thiết kế: Đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp theo thiết kế và mang nhãn hiệu hàng hóa của nước ngoài, Cơ sở sản xuất được miễn lập hồ sơ thiết kế nếu cung cấp được các tài liệu thay thế sau đây:

a)[6] Bản vẽ kỹ thuật của xe (có xác nhận của cơ sở sản xuất nước ngoài): Bản vẽ kỹ thuật của xe phải thể hiện được bố trí chung của sản phẩm; các kích thước cơ bản của xe; bố trí và kích thước lắp đặt ghế ngồi, giường nằm; vị trí và kích thước lắp đặt đèn, gương chiếu hậu; chiều rộng toàn bộ ca bin và kích thước lòng thùng xe (đối với xe chở hàng);

b)[7] Bản sao (có xác nhận của cơ sở sản xuất nước ngoài) Giấy chứng nhận kiểu loại sản phẩm do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp;

c) Văn bản của bên chuyển giao công nghệ xác nhận sản phẩm được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam có chất lượng phù hợp với sản phẩm nguyên mẫu.

Điều 5. Thẩm định thiết kế

1. Hồ sơ thiết kế xe cơ giới phải được Cơ quan QLCL thẩm định.

2. Thẩm định thiết kế là việc xem xét, kiểm tra đối chiếu các nội dung của hồ sơ thiết kế sản phẩm với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định hiện hành của Bộ Giao thông vận tải đối với xe cơ giới nhằm đảm bảo cho các sản phẩm được sản xuất, lắp ráp đáp ứng các yêu cầu về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

3. Đối với các hồ sơ thiết kế đạt yêu cầu, Cơ quan QLCL thực hiện việc cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

4.[8] Cơ sở thiết kế nhận kết quả thẩm định thiết kế gồm:

a) Trường hợp nhận trực tiếp tại trụ sở Cơ quan QLCL hoặc qua hệ thống bưu chính: 01 Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế; bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật và bản vẽ kỹ thuật (01 bản đối với trường hợp cơ sở thiết kế đồng thời là cơ sở sản xuất hoặc 02 bản đối với trường hợp cơ sở thiết kế khác cơ sở sản xuất) của hồ sơ thiết kế.

b) Trường hợp nhận qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: bản điện tử Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế; bản điện tử bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật và bản vẽ kỹ thuật của hồ sơ thiết kế.

5. Bổ sung, sửa đổi hồ sơ thiết kế

a) Trong trường hợp có thay đổi, bổ sung thiết kế sản phẩm so với hồ sơ thiết kế đã được thẩm định thì Cơ sở sản xuất hoặc Cơ sở thiết kế sản phẩm đó phải có văn bản và hồ sơ thiết kế bổ sung, sửa đổi đề nghị Cơ quan QLCL thẩm định nội dung bổ sung, sửa đổi đó.

b) Cơ sở thiết kế phải lập hồ sơ thiết kế mới nếu những bổ sung, sửa đổi không đáp ứng được các yêu cầu về sản phẩm cùng kiểu loại được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Thủ tục thẩm định thiết kế

a) Trình tự thực hiện:

- Cơ sở thiết kế hoặc cơ sở sản xuất đối với trường hợp đủ điều kiện tự thiết kế sản phẩm (sau đây gọi chung là cơ sở thiết kế) lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế theo quy định và nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.[9]

- Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra thành phần hồ sơ: nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn cơ sở hoàn thiện lại; Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì viết giấy hẹn thời gian trả kết quả thẩm định thiết kế.

- Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành thẩm định hồ sơ thiết kế: Nếu hồ sơ thiết kế chưa đạt yêu cầu thì tiến hành thông báo bổ sung, sửa đổi; Nếu hồ sơ thiết kế đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế.

b)[10] Cách thức thực hiện:

Cơ sở thiết kế nộp hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế và nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

c)[11] Hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế:

- 01 bản chính hoặc biểu mẫu điện tử văn bản đề nghị thẩm định thiết kế;

- 01 hồ sơ thiết kế theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này khi nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu chính: ngoài nộp 01 bộ hồ sơ thiết kế theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này thì nộp thêm 01 bộ tài liệu theo quy định tại điểm a và điểm b, khoản 1 Điều 4 của Thông tư này (hoặc 02 bộ đối với trường hợp cơ sở thiết kế khác cơ sở sản xuất).

d)[12] Thời hạn giải quyết: Thẩm định nội dung thiết kế được thực hiện trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ thiết kế có kết quả thẩm định đạt yêu cầu (hồ sơ thiết kế đạt yêu cầu), Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định hồ sơ thiết kế đạt yêu cầu.

Điều 6. Thử nghiệm mẫu điển hình

1.[13] Cơ sở sản xuất có trách nhiệm chuyển mẫu điển hình tới cơ sở thử nghiệm. Các hạng mục và đối tượng phải kiểm tra, thử nghiệm được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Cơ sở thử nghiệm tiến hành thử nghiệm mẫu điển hình theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định hiện hành của Bộ Giao thông vận tải đối với xe cơ giới; lập báo cáo kết quả thử nghiệm và chịu trách nhiệm về các kết quả thử nghiệm của mình. Trường hợp cần thiết, Cơ quan QLCL có thể trực tiếp giám sát việc thử nghiệm.

Điều 7. Hồ sơ kiểm tra sản phẩm[14]

1. Hồ sơ kiểm tra đối với linh kiện (thuộc đối tượng phải kiểm tra quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này) bao gồm:

a) Bản sao có xác nhận của cơ sở (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản sao điện tử (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) báo cáo kết quả thử nghiệm linh kiện;

b) Bản sao (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản dạng điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) bản vẽ kỹ thuật kèm các thông số của sản phẩm; bản sao (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc biểu mẫu điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) bản đăng ký thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng;

c) Ảnh chụp sản phẩm có xác nhận của cơ sở (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc ảnh chụp sản phẩm dạng điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến); bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản dạng điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) bản thuyết minh các ký hiệu, số đóng trên sản phẩm (nếu có);

Miễn nộp tài liệu quy định tại các điểm a, b đối với trường hợp linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài cung cấp được tài liệu về Giấy chứng nhận kiểu loại do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, đính kèm theo báo cáo thử nghiệm (test report) thể hiện kiểu loại linh kiện nhập khẩu thỏa mãn quy định ECE của Liên hiệp quốc phiên bản tương đương hoặc cao hơn so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tài liệu thể hiện kết quả đánh giá điều kiện kiểm tra chất lượng tại cơ sở sản xuất (Conformity of Production, gọi tắt là đánh giá COP) còn hiệu lực theo quy định ECE, EC được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền nước ngoài hoặc tổ chức đánh giá độc lập được cơ quan có thẩm quyền nước ngoài công nhận.

2. Hồ sơ kiểm tra đối với xe cơ giới bao gồm:

a) Bản sao có xác nhận của cơ sở sản xuất (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản sao điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) báo cáo kết quả thử nghiệm về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành đối với xe cơ giới;

b) Bản sao có xác nhận của cơ sở sản xuất (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản sao điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế, bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật và các bản vẽ kỹ thuật của hồ sơ thiết kế đã được Cơ quan QLCL thẩm định hoặc các tài liệu thay thế quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này;

c) Ảnh chụp kiểu dáng có xác nhận của cơ sở (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc ảnh chụp kiểu dáng dạng điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến); bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) bản đăng ký thông số kỹ thuật theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này hoặc biểu mẫu điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) bản đăng ký thông số kỹ thuật;

d) Bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) bản thống kê các tổng thành, hệ thống sản xuất trong nước và nhập khẩu dùng để sản xuất, lắp ráp sản phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này hoặc biểu mẫu điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) bản thống kê các tổng thành, hệ thống sản xuất trong nước và nhập khẩu dùng để sản xuất, lắp ráp sản phẩm;

đ) Bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản dạng điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) bản thuyết minh phương pháp và vị trí đóng số khung, số động cơ (đối với xe sản xuất, lắp ráp từ tổng thành, hệ thống và linh kiện rời);

3. Hồ sơ kiểm tra sản phẩm phải được lưu trữ tại Cơ quan QLCL theo quy định và lưu trữ tại Cơ sở sản xuất ít nhất 02 năm, kể từ thời điểm Cơ sở sản xuất thông báo tới Cơ quan QLCL ngừng sản xuất, lắp ráp kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận.

Điều 8. Đánh giá điều kiện kiểm tra chất lượng tại cơ sở sản xuất[15]

1. Để đảm bảo duy trì chất lượng các sản phẩm sản xuất hàng loạt, Cơ sở sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Có quy trình và hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra chất lượng cho từng kiểu loại sản phẩm từ khâu kiểm soát chất lượng linh kiện đầu vào, kiểm tra chất lượng trên từng công đoạn cho tới khâu kiểm soát việc bảo hành, bảo dưỡng;

b) Có các thiết bị kiểm tra cần thiết cho từng công đoạn sản xuất. Danh mục các thiết bị tối thiểu cần thiết để kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe cơ giới quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này; hàng năm, các thiết bị kiểm tra chất lượng xuất xưởng này phải được Cơ quan QLCL kiểm tra và xác nhận tình trạng hoạt động;

c) Có kỹ thuật viên chịu trách nhiệm về chất lượng xuất xưởng xe cơ giới được Nhà sản xuất nước ngoài (bên chuyển giao công nghệ) hoặc Cơ quan QLCL bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra chất lượng phù hợp với loại sản phẩm sản xuất, lắp ráp.

2. Cơ quan QLCL thực hiện việc đánh giá điều kiện kiểm tra chất lượng sản phẩm (đánh giá COP) tại Cơ sở sản xuất theo các phương thức sau:

a) Đánh giá lần đầu được thực hiện trước khi cấp Giấy chứng nhận trên cơ sở tiêu chuẩn ISO/TS 16949 “Yêu cầu cụ thể đối với hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe cơ giới và linh kiện xe cơ giới”, bao gồm việc xem xét, đánh giá các nội dung: Quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp và quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm; Quy định lưu trữ và kiểm soát hồ sơ chất lượng; Nhân lực phục vụ sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm; trang thiết bị kiểm tra chất lượng xuất xưởng sản phẩm; Hoạt động của hệ thống kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất, lắp ráp sản phẩm, kiểm tra chất lượng xuất xưởng và đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường.

b) Đánh giá hàng năm được thực hiện định kỳ hàng năm để kiểm tra việc duy trì các điều kiện kiểm tra chất lượng tại Cơ sở sản xuất. Kiểm tra việc lưu trữ hồ sơ kiểm tra sản phẩm và sự phù hợp của sản phẩm xuất xưởng so với các chỉ tiêu chất lượng đăng ký trong hồ sơ kiểm tra sản phẩm tại Cơ sở sản xuất được thực hiện theo phương thức kiểm tra xác suất. Việc mở rộng phạm vi kiểm tra, đánh giá được thực hiện khi có sự không phù hợp trong quá trình sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng.

c) Đánh giá đột xuất được thực hiện trong các trường hợp Cơ sở sản xuất có dấu hiệu vi phạm các quy định liên quan đến việc kiểm tra chất lượng hoặc có các khiếu nại về chất lượng sản phẩm hoặc trường hợp được miễn đánh giá COP theo quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Miễn thực hiện đánh giá COP trong các trường hợp sau:

a) Kiểu loại sản phẩm được sản xuất, lắp ráp theo quy trình công nghệ và quy trình kiểm tra tương tự hoặc không có sự thay đổi cơ bản so với quy trình công nghệ và quy trình kiểm tra của kiểu loại sản phẩm đã được đánh giá trước đó;

b) Linh kiện nhập khẩu sản xuất tại Cơ sở sản xuất linh kiện nước ngoài có tài liệu thể hiện kết quả đánh giá COP (còn hiệu lực) theo quy định ECE, EC tại Cơ sở sản xuất linh kiện được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền nước ngoài hoặc tổ chức đánh giá độc lập được cơ quan có thẩm quyền nước ngoài công nhận.

Điều 9. Cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường

1.[16] Cơ quan QLCL căn cứ hồ sơ kiểm tra sản phẩm theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này và báo cáo kết quả đánh giá điều kiện kiểm tra chất lượng sản phẩm tại Cơ sở sản xuất theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này để cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận) cho kiểu loại sản phẩm theo mẫu tương ứng được quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này. Giấy chứng nhận cấp cho kiểu loại linh kiện nhập khẩu chỉ có giá trị đối với các linh kiện cùng kiểu loại thuộc tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu nếu không thực hiện việc đánh giá COP theo quy định tại khoản 2 Điều 8 hoặc không được miễn đánh giá COP theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Thông tư này.

2. Thủ tục cấp giấy chứng nhận:

a) Trình tự thực hiện:

- Cơ sở sản xuất lập hồ sơ kiểm tra sản phẩm theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 7 của Thông tư này và nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua hình thức phù hợp khác đến Cơ quan QLCL.[17]

- Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra thành phần hồ sơ kiểm tra sản phẩm: nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn Cơ sở sản xuất hoàn thiện lại; Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì thống nhất về thời gian và địa điểm thực hiện đánh giá điều kiện kiểm tra chất lượng sản phẩm tại Cơ sở sản xuất.

- Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra nội dung hồ sơ và thực hiện đánh giá điều kiện kiểm tra chất lượng sản phẩm tại Cơ sở sản xuất theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư này: Nếu chưa đạt yêu cầu thì thông báo để Cơ sở sản xuất hoàn thiện lại; Nếu đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận.

b)[18] Cách thức thực hiện:

Cơ sở sản xuất nộp hồ sơ kiểm tra sản phẩm và nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua hình thức phù hợp khác.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

01 bộ hồ sơ kiểm tra sản phẩm theo quy định tại khoản 1; khoản 2 Điều 7 của Thông tư này.

d)[19] Thời hạn giải quyết: Thời gian cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, đánh giá hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định và có kết quả đánh giá COP đạt yêu cầu .

Điều 10. Kiểm tra trong quá trình sản xuất, lắp ráp hàng loạt[20]

1. Sau khi sản phẩm được cấp giấy chứng nhận, Cơ sở sản xuất tiến hành sản xuất hàng loạt, kiểm tra chất lượng trong suốt quá trình sản xuất, lắp ráp cho từng sản phẩm và phải đảm bảo các sản phẩm này đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật như hồ sơ kiểm tra sản phẩm và mẫu điển hình đã được chứng nhận.

2. Cơ sở sản xuất phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng các sản phẩm xuất xưởng.

3. Từng sản phẩm sản xuất hàng loạt phải được Cơ sở sản xuất kiểm tra chất lượng xuất xưởng (sau đây gọi tắt là kiểm tra xuất xưởng) theo một trong hai hình thức kiểm tra xuất xưởng có sự giám sát của Cơ quan QLCL hoặc tự kiểm tra xuất xưởng:

a) Kiểm tra xuất xưởng có sự giám sát của Cơ quan QLCL

Cơ quan QLCL thực hiện giám sát việc kiểm tra xuất xưởng (sau đây gọi tắt là giám sát) tại các Cơ sở sản xuất, lắp ráp xe cơ giới trong các trường hợp sau: Cơ sở sản xuất lần đầu tiên sản xuất, lắp ráp xe cơ giới; Cơ sở sản xuất có chất lượng sản phẩm không ổn định (chất lượng sản phẩm được coi là không ổn định nếu tỷ lệ giữa số sản phẩm không đạt yêu cầu, phải giám sát lại và tổng số sản phẩm được giám sát lớn hơn 5% tính cho cả đợt giám sát hoặc lớn hơn 10% tính cho một tháng bất kỳ của đợt giám sát); Cơ sở sản xuất xuất xưởng sản phẩm không phù hợp với hồ sơ kiểm tra sản phẩm và mẫu điển hình của kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận; Cơ sở sản xuất không có kỹ thuật viên chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe cơ giới theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 của Thông tư này hoặc có kỹ thuật viên kiểm tra chất lượng xuất xưởng nhưng kỹ thuật viên chưa nắm vững nghiệp vụ kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe cơ giới được đảm nhiệm; Cơ sở sản xuất có các vi phạm liên quan đến việc sử dụng phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng; Cơ sở sản xuất tự ý tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung (số VIN), số động cơ xe cơ giới sản xuất, lắp ráp. Nội dung giám sát kiểm tra chất lượng quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này. Thời gian của một đợt giám sát là 06 tháng (có sản phẩm xuất xưởng) hoặc 500 sản phẩm tùy theo yếu tố nào đến trước. Sau đợt giám sát, nếu chất lượng sản phẩm ổn định và Cơ sở sản xuất thực hiện đúng quy định liên quan đến kiểm tra chất lượng thì sẽ được áp dụng hình thức tự kiểm tra xuất xưởng theo quy định tại điểm b khoản này.

b) Tự kiểm tra xuất xưởng

Các Cơ sở sản xuất không thuộc diện phải giám sát quy định tại điểm a khoản này được tự thực hiện việc kiểm tra xuất xưởng theo các quy định hiện hành. Cơ quan QLCL có thể kiểm tra đột xuất. Nếu kết quả kiểm tra đột xuất cho thấy Cơ sở sản xuất vi phạm các quy định liên quan đến việc kiểm tra chất lượng sản phẩm thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị đình chỉ hiệu lực Giấy chứng nhận hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận hoặc phải áp dụng hình thức giám sát như quy định tại điểm a khoản này.

4. Hồ sơ xuất xưởng đối với xe cơ giới

a) Đối với xe cơ giới đã được cấp Giấy chứng nhận và có báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát của lô xe đã thực hiện, Cơ sở sản xuất được nhận phôi phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng (theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này) tương ứng với số lượng của lô xe đó. Căn cứ vào kết quả kiểm tra của từng sản phẩm, Cơ sở sản xuất cấp phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng (sau đây gọi tắt là Phiếu xuất xưởng) cho xe cơ giới. Phiếu xuất xưởng phải do người có thẩm quyền (cấp trưởng, cấp phó hoặc cấp dưới trực tiếp được ủy quyền bằng văn bản của thủ trưởng Cơ sở sản xuất) ký tên, đóng dấu. Phiếu xuất xưởng cấp cho xe cơ giới nêu trên dùng để làm thủ tục đăng ký xe cơ giới.

b) Cơ sở sản xuất có trách nhiệm lập và cấp cho từng xe cơ giới xuất xưởng các hồ sơ bao gồm: Phiếu xuất xưởng (bản chính) theo quy định tại điểm a khoản này để làm thủ tục đăng ký; phiếu xuất xưởng (bản sao) để làm thủ tục khi kiểm định (lần đầu) tại các Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới; tài liệu hướng dẫn sử dụng, trong đó có các thông số kỹ thuật chính và hướng dẫn sử dụng các thiết bị an toàn của xe; số bảo hành hoặc phiếu bảo hành sản phẩm, trong đó ghi rõ điều kiện bảo hành và địa chỉ các Cơ sở bảo hành.

c) Cơ sở sản xuất có trách nhiệm báo cáo và truyền dữ liệu liên quan đến việc kiểm tra xe xuất xưởng tới Cơ quan QLCL.

Điều 11. Đánh giá kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận; đình chỉ hiệu lực và thu hồi Giấy chứng nhận[21]

1. Cơ quan QLCL tiến hành đánh giá kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận trong các trường hợp sau:

a) Đánh giá hàng năm kiểu loại sản phẩm;

b) Đánh giá khi có sự thay đổi của sản phẩm so với kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận;

c) Đánh giá khi có sự thay đổi các quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan.

2. Căn cứ để đánh giá kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận bao gồm:

a) Kết quả đánh giá COP tại Cơ sở sản xuất theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư này;

b) Sự phù hợp của sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận so với quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc sự phù hợp của sản phẩm khi có sự thay đổi so với kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc sự phù hợp của sản phẩm khi có sự thay đổi của các quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan.

3. Khi các quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến kiểu loại sản phẩm đã được chứng nhận thay đổi hoặc khi sản phẩm có các thay đổi ảnh hưởng tới sự phù hợp của kiểu loại sản phẩm đó so với quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng thì Cơ sở sản xuất phải tiến hành kiểm tra, thử nghiệm bổ sung tại các Cơ sở thử nghiệm. Trong trường hợp này, Cơ sở sản xuất phải nộp bổ sung cho Cơ quan QLCL các tài liệu sau:

a) Tài liệu liên quan tới sự thay đổi của sản phẩm;

b) Báo cáo kết quả thử nghiệm sản phẩm theo các quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới hoặc Báo cáo kết quả thử nghiệm bổ sung các hạng mục thay đổi của sản phẩm theo các quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Cơ quan QLCL sẽ tiếp nhận, kiểm tra các tài liệu bổ sung để xem xét, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận.

4. Đình chỉ hiệu lực của Giấy chứng nhận

Cơ quan QLCL sẽ đình chỉ hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểu loại sản phẩm đã cấp trong thời gian 03 tháng và thông báo bằng văn bản cho Cơ sở sản xuất trong các trường hợp sau đây:

a) Cơ sở sản xuất có vi phạm các quy định liên quan đến việc kiểm tra chất lượng sản phẩm hoặc sử dụng phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng;

b) Sản phẩm xuất xưởng không phù hợp với hồ sơ kiểm tra sản phẩm và mẫu điển hình của kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận và Cơ sở sản xuất không thực hiện khắc phục các sản phẩm đã xuất xưởng không phù hợp;

c) Cơ sở sản xuất không thực hiện các quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 13 của Thông tư này về việc triệu hồi hoặc không có biện pháp khắc phục lỗi kỹ thuật của kiểu loại sản phẩm đối với các sản phẩm đang sản xuất, lắp ráp tại Cơ sở sản xuất;

d) Cơ sở sản xuất tự ý tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung (số VIN), số động cơ của xe cơ giới sản xuất, lắp ráp.

Trong thời gian Giấy chứng nhận bị đình chỉ hiệu lực, Cơ sở sản xuất phải thực hiện khắc phục các lỗi vi phạm. Cơ quan QLCL sẽ xem xét, kiểm tra sau khi Cơ sở sản xuất thông báo về việc đã khắc phục các lỗi vi phạm; nếu các lỗi vi phạm đã được khắc phục thì Cơ quan QLCL hủy bỏ việc đình chỉ hiệu lực của Giấy chứng nhận và thông báo bằng văn bản cho Cơ sở sản xuất; nếu hết thời gian bị đình chỉ mà Cơ sở sản xuất vẫn chưa khắc phục được các lỗi vi phạm thì Cơ quan QLCL sẽ tiếp tục đình chỉ hiệu lực của Giấy chứng nhận với thời gian 03 tháng. Trường hợp Cơ sở sản xuất vẫn không khắc phục lỗi vi phạm sau khi hết hạn đình chỉ 2 lần liên tiếp thì Giấy chứng nhận đã cấp cho kiểu loại sản phẩm sẽ bị thu hồi theo quy định tại điểm d khoản 5 Điều này.

5. Thu hồi Giấy chứng nhận

Cơ quan QLCL sẽ thông báo bằng văn bản về việc thu hồi và chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau:

a) Khi sản phẩm không còn thỏa mãn các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành hoặc sản phẩm có sự thay đổi, không phù hợp với hồ sơ kiểm tra sản phẩm và Giấy chứng nhận đã cấp mà Cơ sở sản xuất không thực hiện việc kiểm tra, thử nghiệm bổ sung theo quy định;

b) Kết quả đánh giá COP cho thấy Cơ sở sản xuất vi phạm nghiêm trọng các quy định liên quan đến việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, sử dụng phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng;

c) Cơ sở sản xuất không thực hiện việc triệu hồi sản phẩm bị lỗi kỹ thuật theo quy định tại Chương III của Thông tư này;

d) Giấy chứng nhận kiểu loại sản phẩm bị đình chỉ hiệu lực 02 lần liên tiếp theo quy định tại khoản 4 Điều này mà Cơ sở sản xuất vẫn không khắc phục lỗi của kiểu loại sản phẩm vi phạm.

Chương III

QUY ĐỊNH VỀ TRIỆU HỒI CÁC SẢN PHẨM BỊ LỖI KỸ THUẬT

Điều 12. Sản phẩm phải triệu hồi

Cơ sở sản xuất phải triệu hồi các sản phẩm do mình sản xuất, lắp ráp trong các trường hợp sau:

1. Sản phẩm vi phạm các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành bắt buộc áp dụng cho đối tượng sản phẩm đó;

2. Sản phẩm gây ra nguy hiểm về sinh mạng và tài sản do các lỗi kỹ thuật trong quá trình thiết kế, chế tạo;

3. Sản phẩm dù chưa gây tổn thất về người và tài sản nhưng qua quá trình sử dụng có thể gây nguy hiểm trong một số điều kiện nhất định.

Cơ quan QLCL sẽ căn cứ theo các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, các thông tin, kết quả điều tra để xem xét và đưa ra quyết định buộc thực hiện triệu hồi sản phẩm.

Điều 13. Triệu hồi sản phẩm

1. Đối với Cơ sở sản xuất:

Trường hợp phát hiện ra lỗi kỹ thuật của các sản phẩm đã bán ra thị trường, Cơ sở sản xuất cần thực hiện các công việc sau đây:

a) Tạm dừng việc cho xuất xưởng các sản phẩm của kiểu loại sản phẩm bị lỗi kỹ thuật;

b) Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện ra lỗi kỹ thuật, Cơ sở sản xuất phải thông báo bằng văn bản tới các đại lý bán hàng yêu cầu tạm dừng việc cung cấp sản phẩm cùng loại bị lỗi kỹ thuật ra thị trường;

c) Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện ra lỗi kỹ thuật, Cơ sở sản xuất phải gửi tới Cơ quan QLCL báo cáo bằng văn bản thông tin chi tiết về nguyên nhân xảy ra lỗi kỹ thuật, biện pháp khắc phục, số lượng sản phẩm phải triệu hồi và kế hoạch triệu hồi cụ thể;

d) Trong thời gian không quá 05 ngày kể từ khi Cơ quan QLCL nhận được kế hoạch về việc triệu hồi, Cơ sở sản xuất sẽ được thông báo kết quả phê chuẩn kế hoạch này. Việc triệu hồi sản phẩm phải tuân thủ theo yêu cầu của thông báo này;

đ) Cơ sở sản xuất phải báo cáo ít nhất là 03 tháng một lần việc thực hiện triệu hồi sản phẩm theo kế hoạch;

e) Sau thời gian không quá 30 ngày kể từ khi hoàn tất việc triệu hồi, Cơ sở sản xuất phải báo cáo bằng văn bản về kết quả thực hiện việc triệu hồi tới Cơ quan QLCL;

g) Cơ sở sản xuất phải chịu mọi phí tổn liên quan đến việc triệu hồi sản phẩm kể cả chi phí vận chuyển.

2. Đối với Cơ quan QLCL

Trường hợp phát hiện ra lỗi kỹ thuật của các sản phẩm đã bán ra thị trường, Cơ quan QLCL cần thực hiện các công việc sau đây:

a) Yêu cầu Cơ sở sản xuất báo cáo về các thông tin liên quan đến lỗi kỹ thuật;

b) Căn cứ vào mức độ nguy hiểm và khẩn cấp của lỗi kỹ thuật để có yêu cầu cụ thể bằng văn bản về kế hoạch khắc phục của Cơ sở sản xuất trong phạm vi không quá 05 ngày;

c) Thông tin về sản phẩm bị triệu hồi trên trang thông tin điện tử chính thức của Cơ quan QLCL một cách kịp thời, đầy đủ và khách quan.

d) Theo dõi việc thực hiện của Cơ sở sản xuất theo kế hoạch triệu hồi đã thông báo;

đ)[22] Đình chỉ hiệu lực của Giấy chứng nhận trong trường hợp Cơ sở sản xuất vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều 11 của Thông tư này. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày cuối cùng phải thực hiện việc triệu hồi mà Cơ sở sản xuất không thực hiện triệu hồi sản phẩm theo kế hoạch đã công bố và không có báo cáo về việc thực hiện triệu hồi sản phẩm thì Giấy chứng nhận sẽ bị thu hồi.

Điều 14. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan

1. Cơ sở sản xuất có trách nhiệm sau:

a) Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng và theo dõi thông tin về các khách hàng mua sản phẩm để có thể thông tin khi cần thiết;

b) Thiết lập hệ thống thu thập các thông tin về chất lượng sản phẩm, phân tích các lỗi kỹ thuật và lưu trữ lại các thông tin có liên quan;

c) Chủ động báo cáo đầy đủ thông tin liên quan đến lỗi kỹ thuật. Trong quá trình Cơ quan QLCL điều tra phải hợp tác đầy đủ và cung cấp các thông tin cần thiết khi được yêu cầu;

d) Thông báo các thông tin cần thiết liên quan đến việc triệu hồi cho các đại lý, trạm dịch vụ và khách hàng;

đ) Thực hiện triệu hồi sản phẩm theo đúng yêu cầu của Thông tư này.

2. Các tổ chức, cá nhân sở hữu phương tiện có quyền và trách nhiệm sau:

a) Thông báo về lỗi kỹ thuật xuất hiện khi sử dụng cho Cơ sở sản xuất và Cơ quan QLCL;

b) Hợp tác đầy đủ với Cơ quan QLCL trong quá trình điều tra và tạo điều kiện để Cơ sở sản xuất triệu hồi sản phẩm theo quy định.

3. Cơ quan QLCL có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn thực hiện việc triệu hồi sản phẩm theo Thông tư này;

b) Bắt buộc việc thực hiện các quy định về triệu hồi sản phẩm;

c) Thông tin một cách chính xác, đầy đủ và công bằng về các sản phẩm phải triệu hồi theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

d) Thu hồi tạm thời hay vĩnh viễn giấy chứng nhận kiểu loại sản phẩm phải triệu hồi.

Điều 15. Các yêu cầu khác

1. Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan QLCL có thể trưng cầu các chuyên gia để đánh giá mức độ nguy hiểm của lỗi kỹ thuật để có thể đưa ra các quyết định cần thiết.

2. Cơ quan QLCL có quyền yêu cầu Cơ sở sản xuất phải trả các khoản chi phí liên quan đến việc kiểm tra, thử nghiệm hoặc giám định sản phẩm bị lỗi kỹ thuật theo quy định.

3. Các Cơ sở sản xuất vi phạm các quy định này thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị tạm dừng hoặc chấm dứt việc chứng nhận đối với tất cả các sản phẩm.

Chương III-a

XỬ LÝ ĐỐI VỚI XE CƠ GIỚI CÓ SỐ KHUNG, SỐ VIN, SỐ ĐỘNG CƠ BỊ TẨY XÓA, ĐỤC SỬA, ĐÓNG LẠI[23]

Điều 15a. Xử lý đối với trường hợp xe ô tô sản xuất, lắp ráp từ linh kiện nhập khẩu (khung xe, thân vỏ xe hoặc động cơ) có số khung, mã nhận dạng phương tiện giao thông (số VIN) hoặc số động cơ đóng tại nước ngoài bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại

Trong quá trình kiểm tra, chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là kiểm tra, chứng nhận), nếu phát hiện xe ô tô sản xuất, lắp ráp từ các linh kiện nhập khẩu có số khung, số VIN hoặc số động cơ đóng tại nước ngoài bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại thì Cơ quan QLCL tiến hành như sau:

1. Dừng các thủ tục kiểm tra, chứng nhận xe ô tô sản xuất, lắp ráp;

2. Lập Biên bản ghi nhận tình trạng xe cơ giới vi phạm quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp từ linh kiện nhập khẩu có số khung, số VIN hoặc số động cơ đóng tại nước ngoài bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại;

3. Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận vi phạm, Cơ quan QLCL có trách nhiệm thông báo bằng văn bản gửi tới Cơ sở sản xuất và Cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để giải quyết theo quy định.

Điều 15b. Xử lý đối với trường hợp xe cơ giới sản xuất, lắp ráp từ các linh kiện có số khung (số VIN) hoặc số động cơ đóng trong nước bị đóng sai, tẩy xóa, đục sửa, đóng lại

Trong quá trình kiểm tra, chứng nhận, nếu phát hiện xe cơ giới sản xuất, lắp ráp từ các linh kiện có số khung (số VIN) hoặc số động cơ đóng trong nước bị đóng sai, tẩy xóa, đục sửa, đóng lại thì Cơ quan QLCL sẽ tiến hành như sau:

1. Dừng các thủ tục kiểm tra, chứng nhận xe cơ giới sản xuất, lắp ráp;

2. Lập Biên bản ghi nhận về tình trạng số khung hoặc số động cơ;

3. Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận vi phạm, Cơ quan QLCL có trách nhiệm thông báo bằng văn bản gửi tới Cơ sở sản xuất yêu cầu Cơ sở sản xuất khắc phục lỗi vi phạm hoặc triệu hồi sản phẩm, đồng thời áp dụng hình thức giám sát kiểm tra chất lượng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 10 của Thông tư này đối với Cơ sở sản xuất có sản phẩm vi phạm và đình chỉ hiệu lực của Giấy chứng nhận đã cấp đối với kiểu loại sản phẩm đó theo quy định tại khoản 4 Điều 11 của Thông tư này.

Điều 15c. Xử lý đối với các trường hợp khác

1. Trong quá trình thực hiện kiểm tra, chứng nhận nếu có nghi vấn về tình trạng số khung, số VIN hoặc số động cơ của xe cơ giới bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại thì Cơ quan QLCL phải tạm dừng các thủ tục kiểm tra, chứng nhận đối với xe cơ giới đó và tiến hành trưng cầu giám định tại cơ quan giám định chuyên môn có thẩm quyền. Trường hợp cơ quan giám định kết luận số khung, số VIN hoặc số động cơ bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại thì xử lý theo quy định tại Điều 15a hoặc Điều 15b của Thông tư này.

2. Trường hợp xe cơ giới sản xuất, lắp ráp có số khung (số VIN) hoặc số động cơ đóng trong nước nhưng bị sai do thao tác của nhân viên hoặc bị mờ, khó đọc thì Cơ sở sản xuất phải giữ nguyên trạng số đã đóng sai và thông báo bằng văn bản tới Cơ quan QLCL. Cơ quan QLCL kiểm tra nếu không có dấu hiệu vi phạm thì thông báo bằng văn bản cho Cơ sở sản xuất và thực hiện việc giám sát đóng lại số khung (số VIN) hoặc số động cơ.

Chương IV

HIỆU LỰC THI HÀNH[24]

Điều 16. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký và bãi bỏ Quyết định số 34/2005/QĐ-BGTVT ngày 21/07/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

2. Các giấy chứng nhận, phiếu xuất xưởng còn hiệu lực đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực vẫn có giá trị đến hết thời hạn sử dụng.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 17. Trách nhiệm của Cơ quan QLCL

1. Căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ được giao, hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra được quy định tại Thông tư này;

2. Thống nhất phát hành, quản lý và hướng dẫn sử dụng đối với các giấy chứng nhận và phôi phiếu xuất xưởng;

3. Thông báo danh sách các Cơ sở thử nghiệm thực hiện việc thử nghiệm linh kiện, xe cơ giới phục vụ cho công tác chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường

4. Tổ chức kiểm tra, thanh tra theo định kỳ hoặc đột xuất đối với việc thực hiện kiểm tra chất lượng của Cơ sở sản xuất;

5. Tổ chức thực hiện việc kiểm tra, thử nghiệm các linh kiện nhập khẩu thuộc danh mục phải kiểm tra, thử nghiệm quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này khi có nghi vấn về chất lượng;

6.[25] Thực hiện báo cáo định kỳ như sau:

a) Tên báo cáo: Báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới sản xuất, lắp ráp;

b) Nội dung yêu cầu báo cáo: Tổng hợp kết quả thực hiện công tác kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới sản xuất, lắp ráp;

c) Đối tượng thực hiện báo cáo: Cục Đăng kiểm Việt Nam;

d) Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Giao thông vận tải;

đ) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử; được gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc phương thức điện tử hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật;

e) Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm;

g) Tần suất thực hiện báo cáo: Báo cáo định kỳ hàng năm;

h) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 11 năm báo cáo;

i) Mẫu biểu số liệu báo cáo: Theo Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 18. Trách nhiệm của cơ quan sản xuất

1. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo việc duy trì chất lượng các sản phẩm sản xuất hàng loạt;

2. Thực hiện trách nhiệm triệu hồi các sản phẩm bị lỗi kỹ thuật theo quy định của Thông tư này;

3. Hợp tác đầy đủ với Cơ quan QLCL trong quá trình thanh tra, kiểm tra về chất lượng sản phẩm.

4.[26] Cơ sở sản xuất không được sử dụng linh kiện (khung xe, thân vỏ xe hoặc động cơ) hoặc xe cơ giới có số khung, số VIN hoặc số động cơ bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại để sản xuất, lắp ráp thành xe cơ giới.

Điều 19. Phí và lệ phí

Cơ quan QLCL và Cơ sở thử nghiệm được thu các khoản thu theo các quy định hiện hành của Bộ Tài chính.

Điều 20. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

 


Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (để đăng công báo);
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT (để đăng tải);
- Lưu: VT, PC (2).

XÁC NHẬN VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Lê Đình Thọ

 

PHỤ LỤC I

SẢN PHẨM CÙNG KIỂU LOẠI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

1. Sản phẩm cùng kiểu loại là các sản phẩm của cùng một chủ sở hữu công nghiệp, cùng nhãn hiệu, thiết kế và các thông số kỹ thuật, được sản xuất theo cùng một dây chuyền công nghệ.

2. Đối với các xe có sự thay đổi nhằm tăng tính tiện nghi và thẩm mỹ vẫn có thể coi là sản phẩm cùng kiểu loại nếu sản phẩm vẫn thỏa mãn các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành và không thay đổi các thông số kỹ thuật dưới đây:

- Loại xe;

- Nhãn hiệu xe;

- Kích thước và trọng lượng cơ bản của xe (sai lệch không vượt quá giới hạn sai số cho phép được quy định tại các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành);

- Số người cho phép chở;

- Kiểu dáng, kết cấu của cabin(*), khung hoặc thân vỏ xe;

- Động cơ, hệ thống truyền lực(*);

- Loại nhiên liệu sử dụng(*);

- Hệ thống phanh: kiểu dẫn động, cơ cấu phanh;

- Hệ thống lái: kiểu cơ cấu lái(*);

- Hệ thống treo: kiểu hệ thống treo, kiểu kết cấu của bộ phận đàn hồi;

- Hệ thống chuyển động: kiểu loại cầu bị động;

- Cơ cấu chuyên dùng (nếu có).

Ghi chú:(*) Không áp dụng đối với rơ moóc và sơ mi rơ moóc.

 

PHỤ LỤC II

NỘI DUNG HỒ SƠ THIẾT KẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

A. Thuyết minh thiết kế kỹ thuật xe cơ giới

Thuyết minh thiết kế kỹ thuật xe cơ giới phải thể hiện được các nội dung cơ bản sau đây:

1) Lời nói đầu: Trong phần này cần giới thiệu được mục đích của việc thiết kế sản phẩm và các yêu cầu mà thiết kế cần phải đáp ứng.

2) Bố trí chung của xe thiết kế, tính toán về trọng lượng và phân bố trọng lượng, tính toán lựa chọn trang thiết bị chuyên dùng lắp trên xe (nếu có), thuyết minh về đặc tính kỹ thuật cơ bản của xe thiết kế và của xe cơ sở (nếu có).

3) Tính toán các đặc tính động học, động lực học và kiểm nghiệm bền các chi tiết, tổng thành, hệ thống theo các nội dung như sau:

Stt

Nội dung tính toán

Loại hình sản xuất

Sản xuất từ xe cơ sở đã được chứng nhận

Sản xuất từ linh kiện rời hoặc xe chưa được chứng nhận

Rơ moóc, sơ mi rơ moóc

a)

Tính toán các đặc tính động học và động lực học

1

Động lực học kéo và khả năng tăng tốc của xe

x(1)

x

---

2

Tính ổn định ngang, ổn định dọc của xe khi không tải và khi đầy tải

x

x

x

3

Tính ổn định của xe khi quay vòng

x

x

---

4

Tính ổn định của xe có lắp cơ cấu chuyên dùng khi cơ cấu chuyên dùng hoạt động (2)

x

x

x

5

Động học lái

x(3)

x

x(4)

6

Động học quay vòng của đoàn xe

---

---

x

7

Động lực học khi phanh

---

x

x

8

Động học cơ cấu nâng hạ thùng chở hàng (5)

x

x

x

b)

Tính toán kiểm nghiệm bền các chi tiết, tổng thành, hệ thống

1

Khung xe

x (6)

x

x

2

Khung xương của thân xe; Dầm ngang sàn xe hoặc dầm ngang của thùng chở hàng; Liên kết của thân xe hoặc thùng chở hàng với khung xe.

x

x

x

3

Khung xương ghế và liên kết của ghế với sàn xe

x

x

x (7)

4

Hộp số

---

x

---

5

Trục các đăng

x (8)

x

---

6

Cầu xe

---

x

x

7

Lốp xe

---

x

x

8

Cơ cấu lái; Dẫn động lái

---

x

x (4)

9

Cơ cấu phanh, Dẫn động phanh

---

x

x

10

Hệ thống treo

---

x

x

11

Xi téc

Vỏ xi téc ở trạng thái vận hành và trạng thái chịu áp suất (nếu có)

x

x

x

Mối hàn giữa xi téc và chân đỡ

x

x

x

12

Chốt kéo sơ mi rơ moóc; Liên kết chốt kéo với khung sơ mi rơ moóc

---

---

x

13

Chốt hãm contenơ

---

---

x

14

Liên kết giữa các bộ phận của trang thiết bị chuyên dùng; Liên kết các trang thiết bị chuyên dùng với khung xe

x

x

x

15

Các tính toán khác (nếu có) (9)

x

x

x

Ghi chú:

x: Có áp dụng.

---: Không áp dụng

(1): Chỉ áp dụng đối với xe có kích thước bao lớn hơn xe cơ sở

(2): Chỉ áp dụng với các xe như: Ôtô cần cẩu, Ô tô tải có lắp cần cẩu, Ô tô nâng người làm việc trên cao, Ô tô tải tự đổ, …

(3): Chỉ áp dụng khi có sự thay đổi chiều dài cơ sở của xe cơ sở

(4): Chỉ áp dụng đối với xe có trang bị hệ thống lái.

(5): Chỉ áp dụng đối với xe có trang bị cơ cấu nâng hạ thùng chở hàng.

(6): Chỉ áp dụng trong các trường hợp sau:

- Khi có sự thay đổi về kết cấu khung xe của xe cơ sở (như nối táp, gia cường).

- Đối với ô tô tải có lắp cần cẩu: Tính toán kiểm nghiệm bền dầm dọc của khung xe tại trạng thái nâng hàng gây ra mô men uốn lớn nhất về phía sau.

(7): Chỉ áp dụng đối với rơ moóc, sơ mi rơ moóc chở người.

(8): Chỉ áp dụng khi có sự thay đổi chiều dài của trục các đăng.

(9): Chỉ áp dụng đối với những nội dung tính toán kiểm nghiệm bền cho các chi tiết, tổng thành khác tùy thuộc vào đặc điểm kết cấu cụ thể của từng loại phương tiện được thiết kế và loại hình sản xuất, lắp ráp thực tế.

Trường hợp có cơ sở để kết luận sự thỏa mãn về độ bền của các chi tiết, tổng thành, hệ thống thuộc các hạng mục bắt buộc phải tính toán kiểm nghiệm bền nêu trên thì trong thuyết minh phải nêu rõ lý do của việc không tính toán kiểm nghiệm bền đối với các hạng mục này.

4. Kết luận chung của bản thuyết minh;

5. Mục lục và các tài liệu tham khảo trong quá trình thiết kế.

B. Bản vẽ kỹ thuật:

- Bản vẽ bố trí chung của xe cơ giới;

- Bản vẽ lắp đặt của các tổng thành, hệ thống lên xe (Riêng đối với các xe được thiết kế từ xe cơ sở thì chỉ là các bản vẽ lắp đặt của các tổng thành, hệ thống lên xe cơ sở);

- Bản vẽ kết cấu và các thông số kỹ thuật của các tổng thành, hệ thống sản xuất trong nước.

Các bản vẽ kỹ thuật nói trên phải được trình bày theo các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.

 

PHỤ LỤC III

MẪU - GIẤY CHỨNG NHẬN THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số (N0):

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ

Căn cứ vào hồ sơ thiết kế số:

Ngày:

Căn cứ vào kết quả thẩm định tại biên bản thẩm định số:

Ngày:

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM

Chứng nhận:

 

Ký hiệu thiết kế:

Cơ sở thiết kế:

Địa chỉ:

Cơ sở SXLR:

Địa chỉ:

ĐÃ ĐƯỢC CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM THẨM ĐỊNH

Nội dung chính của bản thiết kế:

 

 

 

 

 

 

Ngày   tháng    năm
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM

 

Ghi chú: Màu sắc và hoa văn trên Giấy chứng nhận do Cơ quan QLCL quy định cụ thể.

 

PHỤ LỤC IV18

HẠNG MỤC VÀ ĐỐI TƯỢNG PHẢI KIỂM TRA, THỬ NGHIỆM VÀ CHỨNG NHẬN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

STT

Hạng mục kiểm tra(*)

Đối tượng kiểm tra

Ô tô

Rơ moóc và Sơ mi rơ moóc

Ô tô sát xi

Linh kiện(**)

Có buồng lái

Không có buồng lái

1

Số nhận dạng (VIN)

X

X

X

X

-

2

Yêu cầu an toàn chung

X

X

X

X

-

3

Khối lượng và kích thước

X

X

X

X

-

4

Hệ thống phanh

X

X

X

X(1)

X(2)

5

Đèn chiếu sáng phía trước

X

-

X

-

X

6

Đèn tín hiệu

X

X

X(3)

-

-

7

Đồng hồ đo tốc độ

X(4)

-

X

-

-

8

Còi

X

-

X

-

-

9

Khí thải

X

-

X

X

-

10

Độ ồn

X

-

X

X

-

11

Kính chắn gió phía trước, kính bên, kính sau, kính nóc xe

X

-

X

-

X

12

Gương chiếu hậu

X

-

X

-

X

13

Lốp xe

X

X

X

X

X

14

Vành bánh xe (hợp kim nhẹ)

X

X

X

X

X

15

Kết cấu an toàn chống cháy của xe cơ giới

X(5)

X

X

-

-

16

An toàn chống cháy của vật liệu sử dụng trong kết cấu nội thất của xe cơ giới

X(6)

-

-

-

X(6)

14

Chạy thử

X

X

X(7)

X(7)

-

15

Thử kín nước

X(8)

-

-

-

-

Ghi chú:

X Áp dụng;

- Không áp dụng;

(*) Theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định hiện hành;

(**)  Áp dụng đối với linh kiện thay thế, linh kiện sử dụng lắp ráp xe cơ giới;

    Không áp dụng đối với linh kiện đã được lắp trên xe cơ giới nhập khẩu hoặc sản xuất, lắp ráp trong nước mà các xe này đã được kiểm tra, cấp giấy chứng nhận (xe cơ sở) khi thực hiện kiểm tra, chứng nhận các loại xe cơ giới sản xuất, lắp ráp từ các xe cơ sở này;

(1) Chỉ áp dụng kiểm tra tình trạng lắp đặt và hoạt động của các cơ cấu của hệ thống phanh;

(2) Chỉ áp dụng kiểm tra đối với bình chứa khí nén của hệ thống phanh;

(3) Chỉ áp dụng kiểm tra đối với các loại đèn của ô tô sát xi có buồng lái bao gồm:

Đèn tín hiệu phía trước;

Đèn tín hiệu sau (nếu lắp hoàn chỉnh).

(4) Không áp dụng kiểm tra, thử nghiệm đối với xe cơ giới sản xuất từ xe cơ sở (trừ ô tô sát xi không có buồng lái);

(5) Không áp dụng kiểm tra, thử nghiệm đối với xe cơ giới sản xuất từ xe cơ sở;

(6) Chỉ áp dụng kiểm tra đối với ô tô khách có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 5 tấn và số người cho phép chở (kể cả người lái) trên 22 người (không áp dụng đối với ô tô khách thành phố);

(7) Đối với ô tô sát xi, việc chạy thử chỉ thực hiện khi xe đáp ứng các yêu cầu thử nghiệm;

(8) Áp dụng kiểm tra đối với ô tô chở người.

 

____________________

18 Phụ lục này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 12 Điều 1 của Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2014.

 

PHỤ LỤC V19

MẪU - BẢN ĐĂNG KÝ THÔNG SỐ KỸ THUẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

BẢN ĐĂNG KÝ CÁC THÔNG SỐ, TÍNH NĂNG KỸ THUẬT Ô TÔ

1.

Thông tin chung

 

1.1.

Cơ sở sản xuất:

 

 

1.1.1.

Địa chỉ:

 

 

1.1.2.

Điện thoại:

 

Fax:

 

 

1.1.3.

Người đại diện:

 

Chức danh:

 

 

1.2.

Xưởng lắp ráp:

 

 

1.2.1.

Địa chỉ xưởng lắp ráp:

 

 

1.3.

Loại phương tiện:

 

1.4.

Nhãn hiệu:

 

Số loại:

 

 

1.5.

Mã nhận dạng phương tiện (VIN)

 

 

 

 

1.5.1.

Mã số VIN:

 

 

 

 

1.5.2.

Vị trí:

 

 

 

 

1.6.

Nơi đóng số khung (số VIN):

 

Nơi đóng số động cơ:

 

 

 

 

2.

Các thông số và tính năng kỹ thuật cơ bản

 

2.1.

Khối lượng

 

2.1.1.

Khối lượng bản thân:

 

(kg)

 

 

 

2.1.1.1.

Phân bố lên trục 1:

 

(kg)

 

2.1.1.3. Phân bố lên trục 3:

 

(kg)

2.1.1.2.

Phân bố lên trục 2:

 

(kg)

 

2.1.1.4. Phân bố lên trục 4:

 

(kg)

 

 

 

 

 

2.1.1.5. Phân bố lên trục 5:

 

(kg)

2.1.2.

Khối lượng hàng hóa chuyên chở(*):

 

2.1.2.1.

Khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông:

 

(kg)

2.1.2.2.

Khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế:

 

(kg)

2.1.3.

Số người cho phép chở kể cả người lái:

 

 

 

(người)

2.1.4.

Khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông:

 

 

 

(kg)

2.1.4.1.

Phân bố lên trục 1:

 

(kg)

 

2.1.4.3. Phân bố lên trục 3:

 

(kg)

2.1.4.2.

Phân bố lên trục 2:

 

(kg)

 

2.1.4.4. Phân bố lên trục 4:

 

(kg)

 

 

 

 

 

2.1.4.5. Phân bố lên trục 5:

 

(kg)

2.1.5.

Khối lượng toàn bộ theo thiết kế:

(kg)

2.1.5.1.

Phân bố lên trục 1:

 

(kg)

 

2.1.5.3. Phân bố lên trục 3:

 

(kg)

2.1.5.2.

Phân bố lên trục 2:

 

(kg)

 

2.1.5.4. Phân bố lên trục 4:

 

(kg)

 

 

 

 

 

2.1.5.5. Phân bố lên trục 5:

 

(kg)

2.1.6.

Khối lượng cho phép lớn nhất trên trục:

 

2.1.6.1.

Trục 1:

 

 

(kg)

 

2.1.6.3. Trục 3:

 

 

(kg)

2.1.6.2.

Trục 2:

 

 

(kg)

 

2.1.6.4. Trục 4:

 

 

(kg)

 

 

 

 

 

 

2.1.6.5. Trục 5:

 

 

(kg)

2.1.7.

Khối lượng kéo theo(*):

 

2.1.7.1.

Khối lượng kéo theo theo thiết kế:

 

 

(kg)

2.1.7.2.

Khối lượng kéo theo cho phép tham gia giao thông:

 

 

(kg)

2.1.8.

Tỷ lệ giữa công suất động cơ và khối lượng toàn bộ

 

 

2.1.8.1.

Tỷ lệ giữa công suất động cơ và khối lượng toàn bộ theo thiết kế

 

(kW/ kg)

2.1.8.2.

Tỷ lệ giữa công suất động cơ và khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông:

 

(kW/ kg)

2.2.

Kích thước

 

2.2.1.

Kích thước (dài x rộng x cao):

 

x

 

x

 

(mm)

2.2.2.

Khoảng cách trục:

 

(mm)

2.2.3.

Kích thước lòng thùng xe/ bao ngoài xi téc: (dài x rộng x cao) (*)

 

x

 

x

 

(mm)

2.2.4.

Chiều dài đầu/đuôi xe:

 

/

 

(mm)

2.2.6

Khoảng cách từ tâm lỗ lắp chốt kéo đến điểm đầu tiên của ô tô đầu kéo:

 

 

 

(mm)

2.2.5.

Vết bánh xe trước/sau:

 

/

 

(mm)

2.2.6.

Khoảng sáng gầm xe:

 

(mm)

2.3.

Động cơ

 

2.3.1.

Nhà sản xuất động cơ:

 

 

2.3.2.

Kiểu:

 

 

2.3.3.

Loại:

 

 

2.3.4.

Đường kính xi lanh, hành trình piston:

 

(mm) x

 

(mm)

2.3.5.

Thể tích làm việc:

 

(cm3)

 

 

2.3.6.

Tỷ số nén:

 

 

 

2.3.7.

Công suất lớn nhất/ tốc độ quay:

 

(kW/vòng/phút)

Theo tiêu chuẩn:

 

2.3.8.

Mô men lớn nhất/ tốc độ quay:

 

(N.m/vòng/phút)

 

 

2.3.9.

Tốc độ không tải nhỏ nhất:

 

(Vòng/phút)

 

 

 

2.3.10.

Vị trí lắp động cơ:

 

 

2.3.11.

Loại nhiên liệu:

 

 

2.3.12.

Một số thông số liên quan đến khí thải của xe (**)

 

 

2.3.12.1.

Đối với xe lắp động cơ diesel

 

 

2.3.12.1.1.

Bơm cao áp (Feed pump):

 

 

2.3.12.1.2.

Bộ nạp tăng áp (Turbocharger):

 

 

2.3.12.1.3.

Thiết bị làm mát trung gian (Intercooler):

 

 

2.3.12.1.4.

Bộ tuần hoàn khí xả (EGR):

 

 

2.3.12.1.5.

Bộ xử lý xúc tác (Catalytic converter):

 

 

2.3.12.1.6.

Các thiết bị kiểm soát ô nhiễm khác (Other pollution control devices) :

 

 

2.3.12.2.

Đối với xe lắp động cơ xăng

 

 

2.3.12.2.1.

Hệ thống cung cấp nhiên liệu (Fuel feed):

 

 

2.3.12.2.2.

Bộ điều khiển (ECU):

 

 

2.3.12.2.3.

Bộ nạp tăng áp (Turbocharger):

 

 

2.3.12.2.4.

Bộ xử lý xúc tác (Catalytic converter):

 

 

2.3.12.2.5.

Cảm biến ô xy (Oxygen sensor):

 

 

2.3.12.2.6.

Các thiết bị kiểm soát ô nhiễm khác (Other pollution control devices) :

 

 

2.3.12.3.

Đối với xe lắp động cơ sử dụng LPG/ CNG

 

 

2.3.12.3.1

Bộ điều khiển điện từ cấp nhiên liệu LPG/ CNG cho động cơ:

 

 

2.3.13.

Thùng nhiên liệu

 

 

2.3.13.1.

Thùng nhiên liệu chính

 

 

2.3.13.1.1.

Thể tích:

 

(cm3)

 

2.3.13.1.2. Vị trí lắp đặt:

 

 

2.3.13.2.

Thùng nhiên liệu phụ

 

 

2.3.13.2.1

Thể tích:

 

(cm3)

 

2.3.13.2.2. Vị trí lắp đặt:

 

 

2.3.14.

Hệ thống điện:

 

 

2.3.14.1.

Máy phát điện

 

 

2.3.14.1.1.

Kiểu:

 

2.3.14.1.2. Điện áp ra danh nghĩa:

 

(V)

2.3.14.2.

Máy khởi động:

 

 

2.3.14.3.

Ắc quy:

 

 

2.3.15.

Tiêu hao nhiên liệu:

 

(l/100km) tại tốc độ

 

km/h.

 

 

2.4.

Hệ thống truyền lực

 

2.4.1

Ly hợp:

 

 

2.4.1.1.

Kiểu và loại:

 

2.4.1.2. Dẫn động:

 

 

2.4.2.

Hộp số:

 

 

2.4.2.1.

Kiểu và loại:

 

2.4.2.2. Điều khiển hộp số:

 

 

2.4.3.

Hộp số phụ/ Phân phối:

 

 

2.4.3.1.

Kiểu và loại:

 

2.4.3.2. Điều kiển hộp số phụ:

 

 

2.4.4.

Tỷ số truyền ở các tay số:

 

 

 

I1:……..; II1……….;…………… Số lùi: ………… Số phụ I: …………...

 

 

I2:……..; II2……….;…………… Số lùi: ………… Số phụ II: …………..

 

2.4.5.

Công thức bánh xe:

 

 

2.4.6.

Cầu chủ động:

 

 

2.4.7.

Loại cầu xe:

 

 

 

 

 

 

 

2.4.7.1.

Trục 1 :

 

2.4.7.3. Trục 3 :

 

 

2.4.7.2.

Trục 2 :

 

2.4.7.4. Trục 4:

 

 

 

 

 

2.4.7.5. Trục 5:

 

 

2.4.8.

Truyền động tới các cầu chủ động:

 

 

2.4.9.

Tỷ số truyền lực cuối cùng:

 

 

 

2.4.10.

Vận tốc lớn nhất khi toàn tải ở tay số cao nhất:

 

(km/h)

 

 

2.4.11.

Độ dốc lớn nhất xe vượt được:

 

(%)

 

 

2.5.

Hệ thống treo

 

 

2.5.1.

Kiểu treo trục 1:

 

Giảm chấn trục 1:

 

 

2.5.2.

Kiểu treo trục 2:

 

Giảm chấn trục 2:

 

 

2.5.3.

Kiểu treo trục 3:

 

Giảm chấn trục 3:

 

 

2.5.4.

Kiểu treo trục 4:

 

Giảm chấn trục 4:

 

 

2.5.5.

Kiểu treo trục 5:

 

Giảm chấn trục 5:

 

 

2.5.6.

Bộ phận hướng:

 

 

2.5.7.

Số lượng lá nhíp (chính phụ) trên trục 1/2/3/4/5:

 

2.5.8.

Bánh xe và lốp:

 

2.5.8.1.

Trục 1: Số lượng:

 

Cỡ lốp:

 

Áp suất:

 

(đơn vị:…)

 

2.5.8.2.

Trục 2: Số lượng:

 

Cỡ lốp:

 

Áp suất:

 

(đơn vị:…)

 

2.5.8.3.

Trục 3: Số lượng:

 

Cỡ lốp:

 

Áp suất:

 

(đơn vị:…)

 

2.5.8.4.

Trục 4: Số lượng:

 

Cỡ lốp:

 

Áp suất:

 

(đơn vị:…)

 

2.5.8.5.

Trục 5: Số lượng:

 

Cỡ lốp:

 

Áp suất:

 

(đơn vị:…)

 

2.6.

Hệ thống lái

 

2.6.1.

Kiểu và loại cơ cấu lái:

 

 

2.6.2.

Tỷ số truyền:

 

 

2.6.3.

Dẫn động và trợ lực lái:

 

 

2.6.4.

Góc quay lớn nhất của bánh xe dẫn hướng

 

2.6.4.1.

Về bên phải:

 

Số vòng quay vô lăng lái:

 

(vòng)

 

2.6.4.2.

Về bên trái:

 

Số vòng quay vô lăng lái:

 

(vòng)

 

2.6.5.

Góc đặt bánh xe

 

 

2.6.5.1.

Độ chụm bánh trước:

 

(mm)

 

2.6.5.2.

Góc nghiêng ngoài bánh trước:

 

(độ)

 

2.6.5.3.

Góc nghiêng trong mặt phẳng dọc/ngang của trụ quay lái:

 

(độ)

 

2.6.6.

Bánh kính quay vòng nhỏ nhất:

 

 

(m)

 

2.7

Hệ thống phanh

 

2.7.1.

Phanh chính:

 

2.7.1.1.

Trục 1 :

 

 

2.7.1.3. Trục 3 :

 

 

2.7.1.2

Trục 2 :

 

 

2.7.1.4. Trục 4 :

 

 

 

 

 

 

2.7.1.5. Trục 5 :

 

 

2.7.2.

Dẫn động phanh chính:

 

 

2.7.3.

Áp suất làm việc (đối với phanh khí nén):

 

(kG/cm2)

 

 

2.7.4.

Phanh đỗ xe:

 

2.7.4.1.

Kiểu:

 

 

 

 

2.7.4.2.

Dẫn động phanh đỗ xe:

 

2.7.5.

Hệ thống phanh dự phòng:

 

2.7.6.

Trang thiết bị trợ giúp điều khiển hệ thống phanh (ABS, EBD, ...):

 

 

2.8.

Thân xe

 

2.8.1.

Kiểu thân xe/cabin:

 

 

2.8.2.

Cửa sổ/cửa thoát hiểm:

 

 

2.8.2.1.

Số lượng:

 

2.8.2.2. Loại kính:

 

 

2.8.3.

Gương chiếu hậu lắp trong/ngoài xe:

 

Số lượng:

 

 

2.8.4.

Hệ thống thông gió:

 

 

2.8.5.

Hệ thống điều hòa:

 

 

2.8.6.

Dây đai an toàn:

 

2.8.6.1.

Dây đai an toàn cho người lái:

 

 

2.8.6.2.

Dây đai an toàn cho hành khách:

 

Số lượng:

 

 

2.8.7.

Gạt mưa và phun nước rửa kính:

 

 

2.9.

Hệ thống chiếu sáng, tín hiệu và các trang thiết bị khác

 

2.9.1.

Đèn chiếu sáng phía trước (xa/ gần):

 

2.9.1.1.

Số lượng:

 

2.9.1.2. Màu sắc:

 

 

2.9.2.

Đèn sương mù:

 

2.9.2.1.

Số lượng:

 

2.9.2.2 Màu sắc:

 

 

2.9.3.

Đèn soi biển số phía sau:

 

2.9.3.1.

Số lượng:

 

2.9.3.2. Màu sắc:

 

 

2.9.4.

Đèn phanh:

 

2.9.4.1.

Số lượng:

 

2.9.4.2. Màu sắc:

 

 

2.9.5.

Đèn lùi:

 

2.9.5.1.

Số lượng:

 

2.9.5.2. Màu sắc:

 

 

2.9.6.

Đèn kích thước trước/sau:

 

2.9.6.1.

Số lượng:

 

2.9.6.2. Màu sắc:

 

 

2.9.7.

Đèn báo rẽ trước/sau/bên:

 

2.9.7.1.

Số lượng:

 

2.9.7.2. Màu sắc:

 

 

2.9.8.

Đèn đỗ xe:

 

2.9.8.1.

Số lượng:

 

2.9.8.2. Màu sắc:

 

 

2.9.9.

Tấm phản quang:

 

2.9.9.1.

Số lượng:

 

2.9.9.2. Màu sắc:

 

 

2.9.10.

Đèn cảnh báo nguy hiểm:

 

2.9.10.1.

Số lượng:

 

2.9.10.2. Màu sắc:

 

 

2.10.

Trang thiết bị chuyên dùng

 

2.10.1.

Cơ cấu chuyên dùng:

 

 

2.10.2.

Các trang thiết bị khác:

 

 

2.11.

Mức tiêu chuẩn khí thải

 

 

Kiểu loại xe sản xuất, lắp ráp thỏa mãn mức khí thải tương đương mức khí thải …. quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ……

 

 

 

3

Các chỉ tiêu và mức chất lượng (***)

 

 

STT

Tên chỉ tiêu chất lượng

Đơn vị

Mức chất lượng đăng ký

Phương pháp thử

 

3.1.

Lực phanh chính

N

 

 

 

3.1.1.

Trục 1 (2 bên)

N

 

 

 

3.1.1.1.

Chênh lệch giữa 2 bên bánh

%

 

 

 

3.1.2.

Trục 2 (2 bên)

N

 

 

 

3.1.2.1.

Chênh lệch giữa 2 bên bánh

%

 

 

 

3.1.3.

Trục 3 (2 bên)

N

 

 

 

3.1.3.1.

Chênh lệch giữa 2 bên bánh

%

 

 

 

3.1.4.

Trục 4 (2 bên)

N

 

 

 

3.1.4.1

Chênh lệch giữa 2 bên bánh

%

 

 

 

3.1.5.

Trục 5 (2 bên)

N

 

 

 

3.1.5.1.

Chênh lệch giữa 2 bên bánh

%

 

 

 

3.2.

Phanh đỗ xe

N

 

 

 

3.3.

Độ trượt ngang bánh dẫn hướng

m/km

 

 

 

 

3.4.

Cường độ sáng đèn chiếu xa

cd

 

 

 

3.5.

Âm lượng còi

dB(A)

 

 

 

 

3.6.

Sai số đồng hồ tốc độ (ở tốc độ 40 km/h)

%

 

 

 

 

3.7.

Thành phần khí xả 

% CO

 

 

 

 

ppm HC

 

 

 

 

% HSU

 

 

 

3.8.

Độ ồn

dB(A)

 

 

 

Ghi chú:

(*) Không bắt buộc đối với ô tô con.

 

 

(**) Phục vụ cho việc nhận dạng xe liên quan đến khí thải; các nội dung không có thì ghi dấu "-".

 

 

(***) Không dưới mức quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

 

 

 

Đại diện cơ sở sản xuất
(Ký tên và đóng dấu)

 

BẢN ĐĂNG KÝ CÁC THÔNG SỐ, TÍNH NĂNG KỸ THUẬT RƠ MOÓC, SƠ MI RƠ MOÓC

1.

Thông tin chung

1.1.

Cơ sở sản xuất:

 

1.1.1.

Địa chỉ:

 

1.1.2.

Điện thoại:

 

Fax:

 

1.1.3.

Người đại diện:

 

Chức danh:

 

1.2.

Xưởng lắp ráp:

 

1.2.1.

Địa chỉ xưởng lắp ráp:

 

1.3.

Loại phương tiện:

1.4.

Nhãn hiệu:

 

Số loại:

 

1.5.

Mã nhận dạng phương tiện (VIN)

 

1.5.1.

Mã số VIN:

 

1.5.2.

Vị trí:

 

1.6.

Nơi đóng khung (số VIN):

 

 

2.

Các thông số và tính năng kỹ thuật cơ bản

2.1.

Khối lượng

2.1.1.

Khối lượng bản thân:

 

(kg)

 

2.1.1.1.

Phân bố lên trục 1 (/chốt kéo):

 

(kg)

2.1.1.3. Phân bố lên trục 3:

 

(kg)

2.1.1.2.

Phân bố lên trục 2:

 

(kg)

2.1.1.4. Phân bố lên trục 4:

 

(kg)

2.1.2.

Khối lượng hàng hóa chuyên chở:

2.1.2.1.

Khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông:

 

(kg)

2.1.2.2.

Khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế:

 

(kg)

2.1.3.

Khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông:

 

(kg)

2.1.3.1.

Phân bố lên trục 1 (/chốt kéo):

 

(kg)

2.1.3.3. Phân bố lên trục 3:

 

(kg)

2.1.3.2.

Phân bố lên trục 2:

 

(kg)

2.1.3.4. Phân bố lên trục 4:

 

(kg)

2.1.4.

Khối lượng toàn bộ theo thiết kế:

 

 

 

(kg)

2.1.4.1.

Phân bố lên trục 1 (/chốt kéo):

 

(kg)

2.1.4.3. Phân bố lên trục 3:

 

(kg)

2.1.4.2.

Phân bố lên trục 2:

 

(kg)

2.1.4.4. Phân bố lên trục 4:

 

(kg)

2.1.5.

Khối lượng cho phép lớn nhất trên trục:

 

2.1.5.1.

Trục 1 (/chốt kéo):

 

(kg)

2.1.5.3 Trục 3:

 

(kg)

2.1.5.2.

Trục 2:

 

(kg)

2.1.5.4 Trục 4:

 

(kg)

2.2.

Kích thước, khung xe, sàn và cầu xe:

2.2.1.

Kích thước (dài x rộng x cao):

 

x

 

x

 

(mm)

2.2.2.

Khoảng cách trục:

 

(mm)

2.2.3.

Kích thước lòng thùng xe/ bao ngoài xi téc: (dài x rộng x cao)

 

x

 

x

 

(mm)

2.2.4.

Chiều dài đầu/đuôi xe:

 

/

 

(mm)

2.2.5.

Vết bánh xe trước/sau:

 

/

 

(mm)

2.2.6.

Khoảng sáng gầm xe:

 

 

(mm)

2.2.7.

Khung xe (chassis) và sàn:

 

 

 

2.2.7.1.

Chiều cao mặt dầm chính:

 

 

(mm)

2.2.7.2.

Khoảng cách giữa hai dầm chính:

 

 

(mm)

2.2.7.3.

Kích thước tiết diện dầm chính (D x R x dày):

 

x

 

x

 

(mm)

2.2.8.

Đối với rơ moóc, sơ mi rơ moóc chở container:

2.2.8.1.

Số lượng chốt hãm:

 

2.2.8.2.

Khoảng cách giữa các chốt hãm theo đường chéo lớn của khung xe (trái/ phải):

 

x

 

x

 

(mm)

2.2.9.

Loại cầu xe:

 

 

 

 

 

 

2.2.9.1.

Trục 1 :

 

 

2.2.9.3 Trục 3:

 

 

2.2.9.2.

Trục 2 :

 

 

2.2.9.4 Trục 4:

 

 

2.3.

Hệ thống treo

2.3.1.

Kiểu treo trục 1:

 

Giảm chấn trục 1:

 

2.3.2.

Kiểu treo trục 2:

 

Giảm chấn trục 2:

 

2.3.3.

Kiểu treo trục 3:

 

Giảm chấn trục 3:

 

2.3.4.

Kiểu treo trục 4:

 

Giảm chấn trục 4:

 

2.3.5.

Bộ phận hướng:

 

2.5.6.

Số lượng lá nhíp (chính phụ) trên trục 1/2/3/4/5:

2.3.7.

Bánh xe và lốp:

2.3.7.1.

Trục 1: Số lượng:

 

Cỡ lốp:

 

Áp suất:

 

(đơn vị …)

2.3.7.2.

Trục 2: Số lượng:

 

Cỡ lốp:

 

Áp suất:

 

(đơn vị …)

2.3.7.3.

Trục 3: Số lượng:

 

Cỡ lốp:

 

Áp suất:

 

(đơn vị …)

2.3.7.4.

Trục 4: Số lượng:

 

Cỡ lốp:

 

Áp suất:

 

(đơn vị …)

2.4.

Hệ thống phanh

2.4.1.

Phanh chính:

2.4.1.1.

Trục 1 :

 

2.4.1.3. Trục 3 :

 

2.4.1.2.

Trục 2 :

 

2.4.1.4. Trục 4 :

 

2.4.2.

Dẫn động phanh chính:

 

2.4.3.

Áp suất làm việc (đối với phanh khí nén):

 

(kG/cm2)

 

2.4.4.

Phanh đỗ xe:

2.4.4.1.

Kiểu:

 

 

 

2.4.4.2.

Dẫn động phanh đỗ xe:

 

2.4.5.

Hệ thống phanh dự phòng:

2.4.6.

Trang thiết bị trợ giúp điều khiển hệ thống phanh (ABS, EBD, ...):

 

2.5.

Hệ thống chiếu sáng, tín hiệu và các trang thiết bị khác

2.5.1.

Đèn soi biển số phía sau:

2.5.1.1.

Số lượng:

 

2.5.1.2. Màu sắc:

 

2.5.2.

Đèn phanh:

2.5.2.1.

Số lượng:

 

2.5.2.2. Màu sắc:

 

2.5.3.

Đèn lùi:

2.5.3.1.

Số lượng:

 

2.5.3.2. Màu sắc:

 

2.5.4.

Đèn kích thước trước/sau:

2.5.4.1.

Số lượng:

 

2.9.4.2. Màu sắc:

 

2.5.5.

Đèn báo rẽ trước/sau/bên:

2.5.5.1

Số lượng:

 

2.9.5.2. Màu sắc:

 

2.5.6.

Đèn đỗ xe:

2.5.6.1.

Số lượng:

 

2.9.6.2. Màu sắc:

 

2.5.7.

Tấm phản quang:

2.5.7.1.

Số lượng:

 

2.9.7.2. Màu sắc:

 

2.5.8.

Đèn cảnh báo nguy hiểm:

2.5.8.1.

Số lượng:

 

2.9.8.2. Màu sắc:

 

2.6.

Trang thiết bị chuyên dùng

2.6.1.

Chân chống (nếu có):

2.6.1.1.

Kiểu:

 

2.6.1.2. Khả năng chịu tải lớn nhất:

 

(kg)

2.6.1.3

Khoảng cách giữa 2 chân chống:

 

(mm)

2.6.2.

Chốt kéo:

 

2.6.2.1.

Ký hiệu:

 

2.6.2.2. Đường kính:

Ø

 

(mm)

2.6.3.

Cơ cấu chuyên dùng:

 

2.6.4.

Các trang thiết bị khác:

 

 

3.

Các chỉ tiêu và mức chất lượng (*)

 

STT

Tên chỉ tiêu chất lượng

Đơn vị

Mức chất lượng đăng ký

Phương pháp thử

3.1.

Lực phanh chính

N

 

 

3.1.1.

Trục 1 (2 bên)

N

 

 

3.1.1.1.

Chênh lệch giữa 2 bên bánh

%

 

 

3.1.2.

Trục 2 (2 bên)

N

 

 

3.1.2.1.

Chênh lệch giữa 2 bên bánh

%

 

 

3.1.3.

Trục 3 (2 bên)

N

 

 

3.1.3.1.

Chênh lệch giữa 2 bên bánh

%

 

 

3.1.4.

Trục 4 (2 bên)

N

 

 

3.1.4.1

Chênh lệch giữa 2 bên bánh

%

 

 

3.2.

Phanh đỗ xe

N

 

 

 

Ghi chú:

(*) Không dưới mức quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

 

 

 

Đại diện cơ sở sản xuất
(Ký tên và đóng dấu) 

____________________

19 Phụ lục này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 12 Điều 1 của Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2014.

 

PHỤ LỤC VI

MẪU - BẢN THỐNG KÊ CÁC TỔNG THÀNH, HỆ THỐNG SẢN XUẤT TRONG NƯỚC VÀ NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT, ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

BẢN THỐNG KÊ CÁC TỔNG THÀNH, HỆ THỐNG SẢN XUẤT TRONG NƯỚC VÀ NHẬP KHẨU

Nhãn hiệu, số loại sản phẩm: ……………………..

TT

Tổng thành, hệ thống (1)

Nguồn gốc

Nơi sản xuất (2)

Số giấy chứng nhận (3)

Nhập khẩu

Tự sản xuất

Mua trong nước

1. Động cơ và hệ thống truyền lực

1.1

 

 

 

 

-

2. Cầu xe

2.1

Lốp

 

 

 

 

-

2.2

 

 

 

 

 

3. Hệ thống lái

 

 

 

 

-

4. Hệ thống phanh

4.1

Bình khí nén

 

 

 

 

-

4.2

 

 

 

 

-

5. Hệ thống treo

5.1

 

 

 

 

-

6. Hệ thống nhiên liệu

 

 

 

 

-

7. Hệ thống điện

7.1

 

 

 

 

-

8. Khung và thân vỏ

8.1

 

 

 

 

-

9. Trang, thiết bị trong xe

9.1

 

 

 

 

-

10. Kính chắn gió, kính cửa

10.1

Kính chắn gió

 

 

 

 

 

10.2

Kính cửa

 

 

 

 

 

10.3

 

 

 

 

 

11. Đèn chiếu sáng và tín hiệu

 

 

 

 

 

11.1

Đèn chiếu sáng phía trước

 

 

 

 

 

11.2

 

 

 

 

-

12. Gương chiếu hậu

 

 

 

 

 

13. Cơ cấu chuyên dùng

 

 

 

 

-

14. Các phụ tùng khác (nếu có)

 

 

 

 

-

Công ty chúng tôi cam kết sản phẩm nêu trên được sản xuất, lắp ráp từ các phụ tùng mới 100% và có nguồn gốc xuất xứ đúng như bản thống kê này. Nếu có gì sai khác, chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

 

Cơ sở sản xuất
(Ký tên và đóng dấu)

Ghi chú:

Nếu áp dụng ghi “x”, không áp dụng ghi “-”;

(1) Xem giải thích tại điều 2 của Thông tư này;

(2) Phụ tùng nhập khẩu ghi nước sản xuất, phụ tùng mua trong nước thì ghi rõ tên và địa chỉ Cơ sở sản xuất;

(3) Chỉ áp dụng với các linh kiện thuộc đối tượng phải kiểm tra, thử nghiệm.

 

PHỤ LỤC VII19

DANH MỤC CÁC THIẾT BỊ TỐI THIỂU CẦN THIẾT ĐỂ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG XUẤT XƯỞNG XE CƠ GIỚI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011  của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TT

Tên thiết bị

Cơ sở sản xuất (1)

Ô tô

Rơ moóc và Sơ mi rơ moóc

1

Thiết bị kiểm tra độ trượt ngang

x

-

2

Thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe

x(2)

-

3

Thiết bị kiểm tra góc quay lái của bánh xe dẫn hướng

x

-

4

Thiết bị kiểm tra lực phanh

x

x

5

Thiết bị kiểm tra sai số đồng hồ tốc độ

x(3)

-

6

Thiết bị kiểm tra đèn pha (kiểm tra được cường độ sáng và độ lệch chùm sáng)

x

-

7

Thiết bị kiểm tra khí thải

x

-

8

Thiết bị kiểm tra âm lượng còi và độ ồn

x

-

9

Thiết bị phun mưa kiểm tra độ kín nước từ bên ngoài

x(4)

-

10

Cầu nâng hoặc hầm kiểm tra gầm xe

x

-

Ghi chú:

x Áp dụng

- Không áp dụng

(1) Các cơ sở sản xuất xe cơ giới từ xe cơ sở đã được kiểm tra, cấp giấy chứng nhận có thể kiểm tra xe bằng thiết bị tại các Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới;

(2) Áp dụng bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất các loại xe có hệ thống treo độc lập;

(3) Không áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, lắp ráp các loại xe từ ô tô cơ sở (trừ ô tô sát xi không có buồng lái);

(4) Áp dụng bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất các loại xe ô tô con, ô tô khách.

 

___________________

19 Phụ lục này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 12 Điều 1 của Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2014.

 

PHỤ LỤC VIII21

MẪU - GIẤY CHỨNG NHẬN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011  của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số (N0): …………….

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ô TÔ SẢN XUẤT, LẮP RÁP
TYPE APPROVAL CERTIFICATE FOR AUTOMOBILES
Cấp theo Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Căn cứ vào hồ sơ đăng ký số:
Pursuant to the Technical document N0

Ngày    /      /
Date

Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng:
Standard, regulation applied

 

Căn cứ vào báo cáo kết quả đánh giá điều kiện kiểm tra chất lượng số:
Pursuant to the results of C.O.P examination report N0

Ngày    /      /
Date

Căn cứ vào báo cáo kết quả thử nghiệm số:
Pursuant to the results of Testing report N0

Ngày    /      /
Date

CỤC TRƯỞNG CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM CHỨNG NHẬN
General Director Vietnam Register hereby approves that

Loại xe (Vehicle Type):

Nhãn hiệu (Mark):

Khối lượng bản thân (Kerb mass):

Phân bố lên:     - Cầu trước (on front)

Số loại (Model code):

Kg

Kg - Cầu sau (on rear):                         kg

 

Số người cho phép chở kể, cả người cầm lái (Seating capacity including driver):

Khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế (Design pay load):

Khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông (Authorized pay load):

Khối lượng toàn bộ theo thiết kế (Design total mass):

Khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông (Authorized total mass):

Phân bố lên:      - Cầu trước (on front):                     kg     - Cầu sau (on rear):    

Khối lượng kéo theo theo thiết kế/ cho phép tham gia giao thông (Towed mass):      /         

Kích thước xe: Dài x Rộng x Cao (Overall: length x width x height):

Người

Kg

Kg

Kg

Kg

Kg

Kg

mm

 

Khoảng cách trục (Wheel space):

Công thức bánh xe (Drive configuration):

Kiểu động cơ (Engine model):

Thể tích làm việc (Displacement):

Công suất lớn nhất/tốc độ quay (Max. output/rpm):

Loại nhiên liệu (Type of fuel):

Cỡ lốp (Tyre size):      lốp trước (front tyre):

mm

 

Loại (Type):

cm3

 

 

lốp sau (rear tyre):

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất (name and address of manufacturer):

Tên, địa chỉ xưởng lắp ráp (Name and address of assembly plant):

Kiểu loại xe nói trên thỏa mãn Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN.../…./BGTVT.

The motor vehicle type is in compliance with QCVN…/…./BGTVT.

 

Ghi chú:

Ngày    tháng     năm     (Date)
CỤC TRƯỞNG
Vietnam Register
General Director

 

Ghi chú: Màu sắc và hoa văn trên Giấy chứng nhận do Cơ quan QLCL quy định cụ thể

 

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số (N0): …………….

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LINH KIỆN Ô TÔ
TYPE APPROVAL CERTIFICATE FOR SYSTEMS/ COMPONENTS OF AUTOMOBILE
Cấp theo Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Căn cứ vào hồ sơ đăng ký số:
Pursuant to the Technical document N0

Ngày    /      /
Date

Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng:
Standard, regulation applied

 

Căn cứ vào báo cáo kết quả đánh giá điều kiện kiểm tra chất lượng số:
Pursuant to the results of C.O.P examination report N0

Ngày    /      /
Date

Căn cứ vào báo cáo kết quả thử nghiệm số:
Pursuant to the results of Testing report N0

Ngày    /      /
Date

CỤC TRƯỞNG CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM CHỨNG NHẬN
General Director Vietnam Register hereby approves that

Kiểu loại sản phẩm (System/Component type):

Nhãn hiệu (Mark):

Số loại (Model code):

(Các nội dung liên quan tới thông số kỹ thuật và chất lượng cho từng đối tượng sản phẩm sẽ do Cơ quan QLCL quy định cụ thể)

 

Sản phẩm nói trên thỏa mãn Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN.../…./BGTVT.

The product is in compliance with QCVN…/…./BGTVT.

 

Ghi chú:

Ngày    tháng     năm     (Date)
CỤC TRƯỞNG
Vietnam Register
General Director

 

Ghi chú: Màu sắc và hoa văn trên Giấy chứng nhận do Cơ quan QLCL quy định cụ thể

 

_____________________

21 Phụ lục này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 12 Điều 1 của Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2014.

 

PHỤ LỤC IX

CÁC NỘI DUNG GIÁM SÁT KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG XUẤT XƯỞNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT, ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Stt

Các hạng mục giám sát

Ô tô chở người

Ô tô chở hàng

Rơ moóc, Sơ mi rơ moóc

Yêu cầu

1

Các thông số cơ bản (kích thước bao, khối lượng bản thân) (1)

X

X

X

Phù hợp với thiết kế đã được thẩm định và tiêu chuẩn hiện hành

2

Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu (chủng loại, lắp đặt, tình trạng hoạt động)

X

X

X

3

Chỗ làm việc và tầm nhìn của người lái (tầm quan sát phía trước, kính chắn gió, gương chiếu hậu)

X

X

-

4

Khoang hành khách (các kích thước và bố trí ghế, cửa lên xuống, lối thoát khẩn cấp, các trang thiết bị an toàn trong xe)

X

-

-

5

Thùng hàng (các kích thước, lắp đặt, hoạt động cơ cấu tự đổ)

-

X

X

6

Động cơ (kiểu loại, lắp đặt, tình trạng hoạt động)

X

X

-

7

Hệ thống phanh (kiểu loại, lắp đặt, tình trạng hoạt động)

X

X

X

8

Hệ thống truyền lực (kiểu loại, lắp đặt, tình trạng hoạt động)

X

X

-

9

Hệ thống lái (kiểu loại, lắp đặt, tình trạng hoạt động)

X

X

-

10

Bánh xe (kiểu loại, lắp đặt, tình trạng hoạt động)

X

X

X

11

Hệ thống treo (kiểu loại, lắp đặt, tình trạng hoạt động)

X

X

X

12

Kiểm tra các chỉ tiêu tổng hợp liên quan đến an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (độ trượt ngang của bánh xe dẫn hướng, lực phanh trên các trục, lực phanh đỗ xe, sai số đồng hồ tốc độ, cường độ sáng đèn chiếu xạ, khí thải, âm lượng còi, độ ồn)

X

X

X

Phù hợp với các chỉ tiêu chất lượng đã đăng ký và tiêu chuẩn hiện hành

13

Kiểm tra chạy thử trên đường (chất lượng lắp ráp, tình trạng hoạt động của các hệ thống, các tiếng kêu lạ) (2)

X

X

X

Phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành

14

Kiểm tra độ kín nước từ bên ngoài xe

X

-

-

Ghi chú: Các mục đánh dấu “x” là phải kiểm tra, đánh dấu “-” là không kiểm tra; (1) - Giám sát kiểm tra với xác suất 5%; (2) - Giám sát chạy thử với quãng đường tối thiểu là 3 km

 

PHỤ LỤC X

Mẫu - PHIẾU KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG XUẤT XƯỞNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT, ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

PHẦN LƯU

PHIẾU KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG XUẤT XƯỞNG

DÙNG CHO XE CƠ GIỚI

Số:

 

Cơ sở sản xuất:

Nhãn hiệu:

Số khung:

Số động cơ:

Số loại:

Loại hình lắp ráp:

 

Ngày tháng năm
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Số phát hành của Cơ quan QLCL

 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

PHIẾU KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG XUẤT XƯỞNG
DÙNG CHO XE CƠ GIỚI

Số:

Căn cứ Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại số:               ngày              của Cục ĐKVN

Căn cứ vào kết quả tự kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật trong quá trình sản xuất, lắp ráp

Cơ sở sản xuất:                                                                                        đảm bảo rằng:

Sản phẩm:                                                             

Nhãn hiệu:                                                                  Số loại:

Loại hình lắp ráp:                                                         Mầu sơn:

Số khung:                                                                 , đóng tại:

Số động cơ:                                                              , đóng tại:

Khối lượng bản thân:                                 kg             Thể tích làm việc của động cơ:            cm3

Khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông:                                                  kg

Số người cho phép chở:                       (kể cả người lái)

Khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông:                                                                 kg

do cơ sở chúng tôi sản xuất hoàn toàn phù hợp với sản phẩm mẫu đó được chứng nhận chất lượng và thỏa mãn các tiêu chuẩn hiện hành về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới

 

Số phát hành của
Cơ quan QLCL

Ngày     tháng      năm
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Phiếu này do Cơ quan QLCL thống nhất phát hành

Ghi chú:

Màu sắc và hoa văn trên phiếu do Cơ quan QLCL quy định cụ thể.

 

PHỤ LỤC XI22

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XE CƠ GIỚI SẢN XUẤT, LẮP RÁP

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XE CƠ GIỚI SẢN XUẤT, LẮP RÁP

Từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 11 năm …

STT

Nội dung

Số liệu năm trước

Năm báo cáo

I

Số lượng doanh nghiệp

 

 

I.1

- Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp có vốn đầu tư nước ngoài

 

 

I.2

- Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước

 

 

II

Tình hình cấp giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại

 

 

II.1

Cấp giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại cho đối tượng (I.1)

 

 

II.2

Cấp giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại cho đối tượng (I.2)

 

 

III

Số lượng xe sản xuất, lắp ráp

 

 

III.1

Số lượng xe do đối tượng I.1 sản xuất, lắp ráp

 

 

III.2

Số lượng xe do đối tượng I.2 sản xuất, lắp ráp

 

 

 

 

.............., ngày.............tháng...........năm........
 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký và đóng dấu)

___________________

22 Phụ lục này được  bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 7 của Thông tư số 26/2020/TT-BGTVT ngày 16 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đăng kiểm, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2020.

 



[1] Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới (sau đây gọi tắt là Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT).”

Thông tư số 26/2020/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đăng kiểm có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đăng kiểm.”

Thông tư số 16/2022/TT-BGTVT ngày 30 tháng 06 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm.”

[2] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2014.

[3] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2014.

[4] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2014.

[5] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 16/2022/TT-BGTVT ngày 30 tháng 06 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 08 năm 2022.

[6] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2014.

[7] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2014.

[8] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 16/2022/TT-BGTVT ngày 30 tháng 06 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 08 năm 2022.

[9] Nội dung gạch đầu dòng này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 16/2022/TT- BGTVT ngày 30 tháng 06 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 08 năm 2022.

[10] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 16/2022/TT-BGTVT ngày 30 tháng 06 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 08 năm 2022.

[11] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 16/2022/TT-BGTVT ngày 30 tháng 06 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 08 năm 2022.

[12] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 16/2022/TT-BGTVT ngày 30 tháng 06 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 08 năm 2022.

[13] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2014.

[14] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 16/2022/TT-BGTVT ngày 30 tháng 06 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 08 năm 2022.

[15] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2014.

[16] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2014.

[17] Nội dung gạch đầu dòng này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 16/2022/TT-BGTVT ngày 30 tháng 06 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 08 năm 2022.

[18] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 16/2022/TT-BGTVT ngày 30 tháng 06 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 08 năm 2022.

[19] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Thông tư số 16/2022/TT-BGTVT ngày 30 tháng 06 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 08 năm 2022

[20] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới,

có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2014.

[21] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2014.

[22] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2014.

[23] Chương này bao gồm các Điều 15a, 15b và 15c được bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2014.

[24] Điều 2 và Điều 3 của Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2014 quy định như sau:

Điều 2. Điều khoản chuyển tiếp

Đối với kiểu loại xe cơ giới đã được cấp Giấy chứng nhận trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì các linh kiện nhập khẩu sử dụng để lắp ráp kiểu loại xe này thuộc đối tượng phải kiểm tra, thử nghiệm theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT sẽ phải thực hiện kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận kiểu loại linh kiện theo lộ trình như sau:

1. Đối với đèn chiếu sáng phía trước: áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.

2. Đối với gương chiếu hậu, kính chắn gió phía trước, kính bên, kính sau, kính nóc xe, lốp xe: áp dụng từ ngày 17 tháng 5 năm 2016.

3. Các linh kiện khác: áp dụng theo lộ trình quy định tại các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

Điều 3. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2014.

2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Điều 8 của Thông tư số 26/2020/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đăng kiểm, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2020 quy định như sau:

Điều 8. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2020.

2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”

Điều 11 của Thông tư số 16/2022/TT-BGTVT ngày 30 tháng 06 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 08 năm 2022 quy định như sau:

Điều 11. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2022.

2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”

[25] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 6 của Thông tư số 26/2020/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đăng kiểm, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2020.

[26] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2014.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Văn bản hợp nhất 34/VBHN-BGTVT năm 2022 hợp nhất Thông tư quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 34/VBHN-BGTVT
  • Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
  • Ngày ban hành: 22/07/2022
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: Lê Đình Thọ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản