Chương 9 Văn bản hợp nhất 25/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Cán bộ, công chức do Văn phòng Quốc hội ban hành
Điều 76. Khen thưởng cán bộ, công chức
1. Cán bộ, công chức có thành tích trong công vụ thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
2. Cán bộ, công chức được khen thưởng do có thành tích xuất sắc hoặc công trạng thì được nâng lương trước thời hạn, được ưu tiên khi xem xét bổ nhiệm chức vụ cao hơn nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu.
Chính phủ quy định cụ thể khoản này.
Điều 77. Miễn trách nhiệm đối với cán bộ, công chức
Cán bộ, công chức được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
1. Phải chấp hành quyết định trái pháp luật của cấp trên nhưng đã báo cáo người ra quyết định trước khi chấp hành;
2. Do bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
Điều 78. Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ
1. Cán bộ vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức;
d) Bãi nhiệm.
2. Việc cách chức chỉ áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ.
3.[30] Cán bộ phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm; trường hợp bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
4. Việc áp dụng các hình thức kỷ luật, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật, điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Điều 79. Các hình thức kỷ luật đối với công chức[31]
1. Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng chức;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc.
2. Hình thức giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; hình thức hạ bậc lương chỉ áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
3. Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 80. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật[32]
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm.
Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau:
a) 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;
b) 05 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:
a) Cán bộ, công chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;
b) Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
c) Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
d) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
3. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ, công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
4. Trường hợp cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật. Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự không được tính vào thời hạn xử lý kỷ luật. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và tài liệu có liên quan cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật.
Điều 81. Tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, nếu để cán bộ, công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý. Thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 15 ngày; nếu cán bộ, công chức bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử thì thời gian tạm giữ, tạm giam được tính là thời gian nghỉ việc có lý do; hết thời hạn tạm đình chỉ công tác nếu cán bộ, công chức không bị xử lý kỷ luật thì được tiếp tục bố trí làm việc ở vị trí cũ.
2. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, cán bộ, công chức được hưởng lương theo quy định của Chính phủ.
Điều 82. Các quy định khác liên quan đến cán bộ, công chức bị kỷ luật
1. Cán bộ, công chức bị khiển trách hoặc cảnh cáo thì thời gian nâng lương bị kéo dài 06 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; nếu bị giáng chức, cách chức thì thời gian nâng lương bị kéo dài 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.
2.[33] Cán bộ, công chức bị kỷ luật thì xử lý như sau:
a) Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc hạ bậc lương thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực;
b) Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức giáng chức hoặc cách chức thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực;
c) Hết thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này, cán bộ, công chức không vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì tiếp tục thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.
3.[34] Cán bộ, công chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được ứng cử, đề cử, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thôi việc.
4. Cán bộ, công chức bị kỷ luật cách chức do tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý.
Điều 83. Quản lý hồ sơ khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức
Việc khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức được lưu vào hồ sơ cán bộ, công chức.
Văn bản hợp nhất 25/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Cán bộ, công chức do Văn phòng Quốc hội ban hành
- Số hiệu: 25/VBHN-VPQH
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 16/12/2019
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Hạnh Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 313 đến số 314
- Ngày hiệu lực: 16/12/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức
- Điều 3. Các nguyên tắc trong thi hành công vụ
- Điều 4. Cán bộ, công chức
- Điều 5. Các nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức
- Điều 6. Chính sách đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ[4]
- Điều 7. Giải thích từ ngữ
- Điều 8. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân
- Điều 9. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ
- Điều 10. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu
- Điều 11. Quyền của cán bộ, công chức được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ
- Điều 12. Quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương
- Điều 13. Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi
- Điều 14. Các quyền khác của cán bộ, công chức
- Điều 15. Đạo đức của cán bộ, công chức
- Điều 16. Văn hóa giao tiếp ở công sở
- Điều 17. Văn hóa giao tiếp với Nhân dân
- Điều 18. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ
- Điều 19. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước
- Điều 20. Những việc khác cán bộ, công chức không được làm
- Điều 21. Cán bộ
- Điều 22. Nghĩa vụ, quyền của cán bộ
- Điều 23. Bầu cử, bổ nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội
- Điều 24. Bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ trong cơ quan nhà nước
- Điều 25. Đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ
- Điều 26. Điều động, luân chuyển cán bộ
- Điều 27. Mục đích đánh giá cán bộ
- Điều 28. Nội dung đánh giá cán bộ
- Điều 29. Xếp loại chất lượng cán bộ[8]
- Điều 30. Xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm
- Điều 31. Nghỉ hưu đối với cán bộ
- Điều 35. Căn cứ tuyển dụng công chức
- Điều 36. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
- Điều 37. Phương thức tuyển dụng công chức[13]
- Điều 38. Nguyên tắc tuyển dụng công chức
- Điều 39. Tuyển dụng công chức[14]
- Điều 40. Tập sự đối với công chức
- Điều 41. Tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán, Kiểm sát viên
- Điều 42. Ngạch công chức và việc bổ nhiệm vào ngạch công chức
- Điều 43. Chuyển ngạch công chức
- Điều 44. Nâng ngạch công chức[16]
- Điều 45. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch, xét nâng ngạch công chức[17]
- Điều 46. Tổ chức thi nâng ngạch, xét nâng ngạch công chức[18]
- Điều 47. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng công chức
- Điều 48. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong đào tạo, bồi dưỡng công chức
- Điều 49. Trách nhiệm và quyền lợi của công chức trong đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 50. Điều động công chức
- Điều 51. Bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Điều 52. Luân chuyển công chức
- Điều 53. Biệt phái công chức
- Điều 54. Từ chức hoặc miễn nhiệm đối với công chức
- Điều 55. Mục đích đánh giá công chức
- Điều 56. Nội dung đánh giá công chức[19]
- Điều 57. Trách nhiệm đánh giá công chức
- Điều 58. Xếp loại chất lượng công chức[20]
- Điều 61. Chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã
- Điều 62. Nghĩa vụ, quyền của cán bộ, công chức cấp xã
- Điều 63. Bầu cử, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
- Điều 64. Đánh giá, xếp loại chất lượng[25], xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm, thôi việc, nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức cấp xã
- Điều 65. Nội dung quản lý cán bộ, công chức
- Điều 66. Thẩm quyền quyết định biên chế cán bộ, công chức
- Điều 67. Thực hiện quản lý cán bộ, công chức
- Điều 68. Chế độ báo cáo về công tác quản lý cán bộ, công chức
- Điều 69. Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức
- Điều 70. Công sở
- Điều 71. Nhà ở công vụ
- Điều 72. Trang thiết bị làm việc trong công sở
- Điều 73. Phương tiện đi lại để thi hành công vụ
- Điều 76. Khen thưởng cán bộ, công chức
- Điều 77. Miễn trách nhiệm đối với cán bộ, công chức
- Điều 78. Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ
- Điều 79. Các hình thức kỷ luật đối với công chức[31]
- Điều 80. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật[32]
- Điều 81. Tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức
- Điều 82. Các quy định khác liên quan đến cán bộ, công chức bị kỷ luật
- Điều 83. Quản lý hồ sơ khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức