Chương 10 Văn bản hợp nhất 25/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Cán bộ, công chức do Văn phòng Quốc hội ban hành
Điều 84. Áp dụng quy định của Luật Cán bộ, công chức đối với các đối tượng khác[36]
1. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng Luật này đối với những người được bầu cử nhưng không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này; chế độ phụ cấp đối với người đã nghỉ hưu nhưng được bầu cử giữ chức vụ, chức danh cán bộ.
2. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng Luật này đối với người làm việc trong tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện chế độ công chức đối với người làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư, hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ quản lý nhà nước.
4. Chính phủ quy định khung số lượng, chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; chế độ quản lý, sử dụng đối với đội ngũ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
5. Việc xử lý đối với hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu được quy định như sau:
a) Mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng, người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự, hành chính hoặc xử lý kỷ luật;
b) Cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật.
Việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác trước ngày 01 tháng 7 năm 2020 được thực hiện theo quy định của Luật này.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
Điều 85. Điều khoản chuyển tiếp[37]
Người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập được xác định là công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành mà không còn là công chức theo quy định của Luật này và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 84 của Luật này thì tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách và áp dụng các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức cho đến hết thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ đang đảm nhiệm.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
2. Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 28 tháng 4 năm 2000; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Điều 87. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan khác có thẩm quyền quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật này; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước./.
Văn bản hợp nhất 25/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Cán bộ, công chức do Văn phòng Quốc hội ban hành
- Số hiệu: 25/VBHN-VPQH
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 16/12/2019
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Hạnh Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 313 đến số 314
- Ngày hiệu lực: 16/12/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức
- Điều 3. Các nguyên tắc trong thi hành công vụ
- Điều 4. Cán bộ, công chức
- Điều 5. Các nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức
- Điều 6. Chính sách đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ[4]
- Điều 7. Giải thích từ ngữ
- Điều 8. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân
- Điều 9. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ
- Điều 10. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu
- Điều 11. Quyền của cán bộ, công chức được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ
- Điều 12. Quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương
- Điều 13. Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi
- Điều 14. Các quyền khác của cán bộ, công chức
- Điều 15. Đạo đức của cán bộ, công chức
- Điều 16. Văn hóa giao tiếp ở công sở
- Điều 17. Văn hóa giao tiếp với Nhân dân
- Điều 18. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ
- Điều 19. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước
- Điều 20. Những việc khác cán bộ, công chức không được làm
- Điều 21. Cán bộ
- Điều 22. Nghĩa vụ, quyền của cán bộ
- Điều 23. Bầu cử, bổ nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội
- Điều 24. Bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ trong cơ quan nhà nước
- Điều 25. Đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ
- Điều 26. Điều động, luân chuyển cán bộ
- Điều 27. Mục đích đánh giá cán bộ
- Điều 28. Nội dung đánh giá cán bộ
- Điều 29. Xếp loại chất lượng cán bộ[8]
- Điều 30. Xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm
- Điều 31. Nghỉ hưu đối với cán bộ
- Điều 35. Căn cứ tuyển dụng công chức
- Điều 36. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
- Điều 37. Phương thức tuyển dụng công chức[13]
- Điều 38. Nguyên tắc tuyển dụng công chức
- Điều 39. Tuyển dụng công chức[14]
- Điều 40. Tập sự đối với công chức
- Điều 41. Tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán, Kiểm sát viên
- Điều 42. Ngạch công chức và việc bổ nhiệm vào ngạch công chức
- Điều 43. Chuyển ngạch công chức
- Điều 44. Nâng ngạch công chức[16]
- Điều 45. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch, xét nâng ngạch công chức[17]
- Điều 46. Tổ chức thi nâng ngạch, xét nâng ngạch công chức[18]
- Điều 47. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng công chức
- Điều 48. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong đào tạo, bồi dưỡng công chức
- Điều 49. Trách nhiệm và quyền lợi của công chức trong đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 50. Điều động công chức
- Điều 51. Bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Điều 52. Luân chuyển công chức
- Điều 53. Biệt phái công chức
- Điều 54. Từ chức hoặc miễn nhiệm đối với công chức
- Điều 55. Mục đích đánh giá công chức
- Điều 56. Nội dung đánh giá công chức[19]
- Điều 57. Trách nhiệm đánh giá công chức
- Điều 58. Xếp loại chất lượng công chức[20]
- Điều 61. Chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã
- Điều 62. Nghĩa vụ, quyền của cán bộ, công chức cấp xã
- Điều 63. Bầu cử, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
- Điều 64. Đánh giá, xếp loại chất lượng[25], xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm, thôi việc, nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức cấp xã
- Điều 65. Nội dung quản lý cán bộ, công chức
- Điều 66. Thẩm quyền quyết định biên chế cán bộ, công chức
- Điều 67. Thực hiện quản lý cán bộ, công chức
- Điều 68. Chế độ báo cáo về công tác quản lý cán bộ, công chức
- Điều 69. Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức
- Điều 70. Công sở
- Điều 71. Nhà ở công vụ
- Điều 72. Trang thiết bị làm việc trong công sở
- Điều 73. Phương tiện đi lại để thi hành công vụ
- Điều 76. Khen thưởng cán bộ, công chức
- Điều 77. Miễn trách nhiệm đối với cán bộ, công chức
- Điều 78. Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ
- Điều 79. Các hình thức kỷ luật đối với công chức[31]
- Điều 80. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật[32]
- Điều 81. Tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức
- Điều 82. Các quy định khác liên quan đến cán bộ, công chức bị kỷ luật
- Điều 83. Quản lý hồ sơ khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức