Chương 5 Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH năm 2015 hợp nhất Bộ luật lao động do Văn phòng Quốc hội ban hành
ĐỐI THOẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC, THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ, THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
Mục 1. ĐỐI THOẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC
Điều 63. Mục đích, hình thức đối thoại tại nơi làm việc
1. Đối thoại tại nơi làm việc nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động và người lao động để xây dựng quan hệ lao động tại nơi làm việc.
2. Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động, bảo đảm việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
3. Người sử dụng lao động, người lao động có nghĩa vụ thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của Chính phủ.
Điều 64. Nội dung đối thoại tại nơi làm việc
1. Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.
2. Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc.
3. Điều kiện làm việc.
4. Yêu cầu của người lao động, tập thể lao động đối với người sử dụng lao động.
5. Yêu cầu của người sử dụng lao động với người lao động, tập thể lao động.
6. Nội dung khác mà hai bên quan tâm.
Điều 65. Tiến hành đối thoại tại nơi làm việc
1. Đối thoại tại nơi làm việc được tiến hành định kỳ 03 tháng một lần hoặc theo yêu cầu của một bên.
2. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ bố trí địa điểm và các điều kiện vật chất khác bảo đảm cho việc đối thoại tại nơi làm việc.
Điều 66. Mục đích của thương lượng tập thể
Thương lượng tập thể là việc tập thể lao động thảo luận, đàm phán với người sử dụng lao động nhằm mục đích sau đây:
1. Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
2. Xác lập các điều kiện lao động mới làm căn cứ để tiến hành ký kết thỏa ước lao động tập thể.
3. Giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Điều 67. Nguyên tắc thương lượng tập thể
1. Thương lượng tập thể được tiến hành theo nguyên tắc thiện chí, bình đẳng, hợp tác, công khai và minh bạch.
2. Thương lượng tập thể được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất.
3. Thương lượng tập thể được thực hiện tại địa điểm do hai bên thỏa thuận.
Điều 68. Quyền yêu cầu thương lượng tập thể
1. Mỗi bên đều có quyền yêu cầu thương lượng tập thể, bên nhận được yêu cầu không được từ chối việc thương lượng. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng, các bên thỏa thuận thời gian bắt đầu phiên họp thương lượng.
2. Trường hợp một bên không thể tham gia phiên họp thương lượng đúng thời điểm bắt đầu thương lượng theo thỏa thuận, thì có quyền đề nghị hoãn, nhưng thời điểm bắt đầu thương lượng không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng tập thể.
3. Trường hợp một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn quy định tại Điều này thì bên kia có quyền tiến hành các thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật.
Điều 69. Đại diện thương lượng tập thể
1. Đại diện thương lượng tập thể được quy định như sau:
a) Bên tập thể lao động trong thương lượng tập thể phạm vi doanh nghiệp là tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; thương lượng tập thể phạm vi ngành là đại diện Ban chấp hành công đoàn ngành;
b) Bên người sử dụng lao động trong thương lượng tập thể phạm vi doanh nghiệp là người sử dụng lao động hoặc người đại diện cho người sử dụng lao động; thương lượng tập thể phạm vi ngành là đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ngành.
2. Số lượng người tham dự phiên họp thương lượng của mỗi bên do hai bên thỏa thuận.
Điều 70. Nội dung thương lượng tập thể
1. Tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp và nâng lương.
2. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca.
3. Bảo đảm việc làm đối với người lao động.
4. Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động.
5. Nội dung khác mà hai bên quan tâm.
Điều 71. Quy trình thương lượng tập thể
1. Quy trình chuẩn bị thương lượng tập thể được quy định như sau:
a) Trước khi bắt đầu phiên họp thương lượng tập thể ít nhất 10 ngày, người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, khi tập thể lao động yêu cầu trừ những bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của người sử dụng lao động;
b) Lấy ý kiến của tập thể lao động.
Đại diện thương lượng của bên tập thể lao động lấy ý kiến trực tiếp của tập thể lao động hoặc gián tiếp thông qua hội nghị đại biểu của người lao động về đề xuất của người lao động với người sử dụng lao động và các đề xuất của người sử dụng lao động với tập thể lao động;
c) Thông báo nội dung thương lượng tập thể.
Chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi bắt đầu phiên họp thương lượng tập thể, bên đề xuất yêu cầu thương lượng tập thể phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết về những nội dung dự kiến tiến hành thương lượng tập thể.
2. Quy trình tiến hành thương lượng tập thể được quy định như sau:
a) Tổ chức phiên họp thương lượng tập thể.
Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức phiên họp thương lượng tập thể theo thời gian, địa điểm do hai bên đã thỏa thuận.
Việc thương lượng tập thể phải được lập biên bản, trong đó phải có những nội dung đã được hai bên thống nhất, thời gian dự kiến ký kết về các nội dung đã đạt được thỏa thuận; những nội dung còn ý kiến khác nhau;
b) Biên bản phiên họp thương lượng tập thể phải có chữ ký của đại diện tập thể lao động, của người sử dụng lao động và của người ghi biên bản.
3. Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp thương lượng tập thể, đại diện thương lượng của bên tập thể lao động phải phổ biến rộng rãi, công khai biên bản phiên họp thương lượng tập thể cho tập thể lao động biết và lấy ý kiến biểu quyết của tập thể lao động về các nội dung đã thỏa thuận.
4. Trường hợp thương lượng không thành một trong hai bên có quyền tiếp tục đề nghị thương lượng hoặc tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật này.
1. Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng thương lượng tập thể cho người tham gia thương lượng tập thể.
2. Tham dự phiên họp thương lượng tập thể nếu có đề nghị của một trong hai bên thương lượng tập thể.
3. Cung cấp, trao đổi các thông tin liên quan đến thương lượng tập thể.
Mục 3. THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
Điều 73. Thỏa ước lao động tập thể
1. Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.
Thỏa ước lao động tập thể gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác do Chính phủ quy định.
2. Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
Điều 74. Ký kết thỏa ước lao động tập thể
1. Thỏa ước lao động tập thể được ký kết giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động.
2. Thỏa ước lao động tập thể chỉ được ký kết khi các bên đã đạt được thỏa thuận tại phiên họp thương lượng tập thể và:
a) Có trên 50% số người của tập thể lao động biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được trong trường hợp ký thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp;
b) Có trên 50% số đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên cơ sở biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được trong trường hợp ký thỏa ước lao động tập thể ngành;
c) Đối với hình thức thỏa ước lao động tập thể khác theo quy định của Chính phủ.
3. Khi thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động phải công bố cho mọi người lao động của mình biết.
Điều 75. Gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết, người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động phải gửi một bản thỏa ước lao động tập thể đến:
1. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với thỏa ước lao động tập thể ngành và thỏa ước lao động tập thể khác.
Điều 76. Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể
Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể được ghi trong thỏa ước. Trường hợp thỏa ước lao động tập thể không ghi ngày có hiệu lực thì có hiệu lực kể từ ngày các bên ký kết.
Điều 77. Sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể
1. Các bên có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể trong thời hạn sau đây:
a) Sau 03 tháng thực hiện đối với thỏa ước lao động tập thể có thời hạn dưới 01 năm;
b) Sau 06 tháng thực hiện đối với thỏa ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm.
2. Trong trường hợp quy định của pháp luật thay đổi mà dẫn đến thỏa ước lao động tập thể không còn phù hợp với quy định của pháp luật, thì hai bên phải tiến hành sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể trong vòng 15 ngày, kể từ ngày quy định của pháp luật có hiệu lực.
Trong thời gian tiến hành sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể thì quyền lợi của người lao động được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Việc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể được tiến hành như việc ký kết thỏa ước lao động tập thể.
Điều 78. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
1. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần khi một hoặc một số nội dung trong thỏa ước trái pháp luật.
2. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có toàn bộ nội dung trái pháp luật;
b) Người ký kết không đúng thẩm quyền;
c) Việc ký kết không đúng quy trình thương lượng tập thể.
Điều 79. Thẩm quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu Tòa án nhân dân có quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu. Điều 80. Xử lý thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
Khi thỏa ước lao động tập thể bị tuyên bố vô hiệu thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên ghi trong thỏa ước tương ứng với toàn bộ hoặc phần bị tuyên bố vô hiệu được giải quyết theo quy định của pháp luật và các thỏa thuận hợp pháp trong hợp đồng lao động.
Điều 81. Thỏa ước lao động tập thể hết hạn
Trong thời hạn 03 tháng trước ngày thỏa ước lao động tập thể hết hạn, hai bên có thể thương lượng để kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể hoặc ký kết thỏa ước lao động tập thể mới.
Khi thỏa ước lao động tập thể hết hạn mà hai bên vẫn tiếp tục thương lượng, thì thỏa ước lao động tập thể cũ vẫn được tiếp tục thực hiện trong thời gian không quá 60 ngày.
Điều 82. Chi phí thương lượng tập thể, ký kết thỏa ước lao động tập thể
Mọi chi phí cho việc thương lượng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gửi và công bố thỏa ước lao động tập thể do người sử dụng lao động chi trả.
Mục 4. THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ DOANH NGHIỆP
Điều 83. Ký kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp
1. Người ký kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp được quy định như sau:
a) Bên tập thể lao động là đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
b) Bên người sử dụng lao động là người sử dụng lao động hoặc người đại diện của người sử dụng lao động.
2. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp phải làm thành 05 bản, trong đó:
a) Mỗi bên ký kết giữ 01 bản;
b) 01 bản gửi cơ quan nhà nước theo quy định tại Điều 75 của Bộ luật này;
c) 01 bản gửi công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và 01 bản gửi tổ chức đại diện người sử dụng lao động mà người sử dụng lao động là thành viên.
Điều 84. Thực hiện thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp
1. Người sử dụng lao động, người lao động, kể cả người lao động vào làm việc sau ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực có trách nhiệm thực hiện đầy đủ thỏa ước lao động tập thể.
2. Trong trường hợp quyền, nghĩa vụ, lợi ích của các bên trong hợp đồng lao động đã giao kết trước ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực thấp hơn các quy định tương ứng của thỏa ước lao động tập thể, thì phải thực hiện những quy định tương ứng của thỏa ước lao động tập thể. Các quy định của người sử dụng lao động về lao động chưa phù hợp với thỏa ước lao động tập thể, thì phải được sửa đổi cho phù hợp với thỏa ước lao động tập thể trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực.
3. Khi một bên cho rằng bên kia thực hiện không đầy đủ hoặc vi phạm thỏa ước lao động tập thể, thì có quyền yêu cầu thi hành đúng thỏa ước và hai bên phải cùng nhau xem xét giải quyết; nếu không giải quyết được, mỗi bên đều có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo quy định của pháp luật.
Điều 85. Thời hạn thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp
Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Đối với doanh nghiệp lần đầu tiên ký kết thỏa ước lao động tập thể, thì có thể ký kết với thời hạn dưới 01 năm.
1. Trong trường hợp chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp thì người sử dụng lao động kế tiếp và đại diện tập thể lao động căn cứ vào phương án sử dụng lao động để xem xét lựa chọn việc tiếp tục thực hiện, sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể cũ hoặc thương lượng để ký thỏa ước lao động tập thể mới.
2. Trong trường hợp thỏa ước lao động tập thể hết hiệu lực do người sử dụng lao động chấm dứt hoạt động thì quyền lợi của người lao động được giải quyết theo quy định của pháp luật về lao động.
Mục 5. THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ NGÀNH
Điều 87. Ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành
1. Đại diện ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành được quy định như sau:
a) Bên tập thể lao động là Chủ tịch công đoàn ngành;
b) Bên người sử dụng lao động là đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động đã tham gia thương lượng tập thể ngành.
2. Thỏa ước lao động tập thể ngành phải làm thành 04 bản, trong đó:
a) Mỗi bên ký kết giữ 01 bản;
b) 01 bản gửi cơ quan nhà nước theo quy định tại Điều 75 của Bộ luật này;
c) 01 bản gửi công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
Điều 88. Quan hệ giữa thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp với thỏa ước lao động tập thể ngành
1. Những nội dung của thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp hoặc quy định của người sử dụng lao động về quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của người lao động trong doanh nghiệp thấp hơn những nội dung được quy định tương ứng của thỏa ước lao động tập thể ngành thì phải sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể ngành có hiệu lực.
2. Doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng của thỏa ước lao động tập thể ngành nhưng chưa xây dựng thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, có thể xây dựng thêm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp với những điều khoản có lợi hơn cho người lao động so với quy định của thỏa ước lao động tập thể ngành.
3. Khuyến khích doanh nghiệp trong ngành chưa tham gia thỏa ước lao động tập thể ngành thực hiện thỏa ước lao động tập thể ngành.
Điều 89. Thời hạn thỏa ước lao động tập thể ngành
Thỏa ước lao động tập thể ngành có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm.
Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH năm 2015 hợp nhất Bộ luật lao động do Văn phòng Quốc hội ban hành
- Số hiệu: 12/VBHN-VPQH
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 31/12/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn Ngự
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 157 đến số 158
- Ngày hiệu lực: 31/12/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Chính sách của Nhà nước về lao động
- Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động
- Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
- Điều 7. Quan hệ lao động
- Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 9. Việc làm, giải quyết việc làm
- Điều 10. Quyền làm việc của người lao động
- Điều 11. Quyền tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động
- Điều 12. Chính sách của Nhà nước hỗ trợ phát triển việc làm
- Điều 13. Chương trình việc làm
- Điều 14. Tổ chức dịch vụ việc làm
- Điều 15. Hợp đồng lao động
- Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động
- Điều 17. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
- Điều 18. Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động
- Điều 19. Nghĩa vụ cung cấp thông tin trước khi giao kết hợp đồng lao động
- Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
- Điều 21. Giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động
- Điều 22. Loại hợp đồng lao động
- Điều 23. Nội dung hợp đồng lao động
- Điều 24. Phụ lục hợp đồng lao động
- Điều 25. Hiệu lực của hợp đồng lao động
- Điều 26. Thử việc
- Điều 27. Thời gian thử việc
- Điều 28. Tiền lương trong thời gian thử việc
- Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc
- Điều 30. Thực hiện công việc theo hợp đồng lao động
- Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
- Điều 32. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
- Điều 33. Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
- Điều 34. Người lao động làm việc không trọn thời gian
- Điều 35. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
- Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
- Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
- Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
- Điều 39. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
- Điều 40. Hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
- Điều 41. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
- Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
- Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
- Điều 44. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
- Điều 45. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã
- Điều 46. Phương án sử dụng lao động
- Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
- Điều 48. Trợ cấp thôi việc
- Điều 49. Trợ cấp mất việc làm
- Điều 50. Hợp đồng lao động vô hiệu
- Điều 51. Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu2
- Điều 52. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu
- Điều 53. Cho thuê lại lao động
- Điều 54. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động
- Điều 55. Hợp đồng cho thuê lại lao động
- Điều 56. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động
- Điều 57. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động
- Điều 58. Quyền và nghĩa vụ của người lao động thuê lại
- Điều 59. Học nghề và dạy nghề
- Điều 60. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
- Điều 61. Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động
- Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề
- Điều 63. Mục đích, hình thức đối thoại tại nơi làm việc
- Điều 64. Nội dung đối thoại tại nơi làm việc
- Điều 65. Tiến hành đối thoại tại nơi làm việc
- Điều 66. Mục đích của thương lượng tập thể
- Điều 67. Nguyên tắc thương lượng tập thể
- Điều 68. Quyền yêu cầu thương lượng tập thể
- Điều 69. Đại diện thương lượng tập thể
- Điều 70. Nội dung thương lượng tập thể
- Điều 71. Quy trình thương lượng tập thể
- Điều 72. Trách nhiệm của tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động trong thương lượng tập thể
- Điều 73. Thỏa ước lao động tập thể
- Điều 74. Ký kết thỏa ước lao động tập thể
- Điều 75. Gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước
- Điều 76. Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể
- Điều 77. Sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể
- Điều 78. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
- Điều 79. Thẩm quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu Tòa án nhân dân có quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu. Điều 80. Xử lý thỏa ước lao động tập thể vô hiệu