Mục 5 Chương 11 Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH năm 2015 hợp nhất Bộ luật lao động do Văn phòng Quốc hội ban hành
Mục 5. LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH
Điều 179. Lao động là người giúp việc gia đình
1. Lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình.
Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.
2. Người làm các công việc giúp việc gia đình theo hình thức khoán việc thì không thuộc đối tượng áp dụng của Bộ luật này.
Điều 180. Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình
1. Người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình.
2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thỏa thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước 15 ngày.
3. Hai bên thỏa thuận, ghi rõ trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở.
Điều 181. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1. Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.
2. Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động tự lo bảo hiểm.
3. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình.
4. Bố trí chỗ ăn, ở sạch sẽ, hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình, nếu có thỏa thuận.
5. Tạo cơ hội cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, học nghề.
6. Trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
Điều 182. Nghĩa vụ của lao động là người giúp việc gia đình
1. Thực hiện đầy đủ thỏa thuận mà hai bên đã ký kết trong hợp đồng lao động.
2. Phải bồi thường theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nếu làm hỏng, mất tài sản của người sử dụng lao động.
3. Thông báo kịp thời với người sử dụng lao động về những khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe, tính mạng, tài sản của gia đình người sử dụng lao động và bản thân.
4. Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có những hành vi khác vi phạm pháp luật.
Điều 183. Những hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động
1. Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình.
2. Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động.
3. Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động.
Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH năm 2015 hợp nhất Bộ luật lao động do Văn phòng Quốc hội ban hành
- Số hiệu: 12/VBHN-VPQH
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 31/12/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn Ngự
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 157 đến số 158
- Ngày hiệu lực: 31/12/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Chính sách của Nhà nước về lao động
- Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động
- Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
- Điều 7. Quan hệ lao động
- Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 9. Việc làm, giải quyết việc làm
- Điều 10. Quyền làm việc của người lao động
- Điều 11. Quyền tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động
- Điều 12. Chính sách của Nhà nước hỗ trợ phát triển việc làm
- Điều 13. Chương trình việc làm
- Điều 14. Tổ chức dịch vụ việc làm
- Điều 15. Hợp đồng lao động
- Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động
- Điều 17. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
- Điều 18. Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động
- Điều 19. Nghĩa vụ cung cấp thông tin trước khi giao kết hợp đồng lao động
- Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
- Điều 21. Giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động
- Điều 22. Loại hợp đồng lao động
- Điều 23. Nội dung hợp đồng lao động
- Điều 24. Phụ lục hợp đồng lao động
- Điều 25. Hiệu lực của hợp đồng lao động
- Điều 26. Thử việc
- Điều 27. Thời gian thử việc
- Điều 28. Tiền lương trong thời gian thử việc
- Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc
- Điều 30. Thực hiện công việc theo hợp đồng lao động
- Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
- Điều 32. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
- Điều 33. Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
- Điều 34. Người lao động làm việc không trọn thời gian
- Điều 35. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
- Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
- Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
- Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
- Điều 39. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
- Điều 40. Hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
- Điều 41. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
- Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
- Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
- Điều 44. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
- Điều 45. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã
- Điều 46. Phương án sử dụng lao động
- Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
- Điều 48. Trợ cấp thôi việc
- Điều 49. Trợ cấp mất việc làm
- Điều 50. Hợp đồng lao động vô hiệu
- Điều 51. Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu2
- Điều 52. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu
- Điều 53. Cho thuê lại lao động
- Điều 54. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động
- Điều 55. Hợp đồng cho thuê lại lao động
- Điều 56. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động
- Điều 57. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động
- Điều 58. Quyền và nghĩa vụ của người lao động thuê lại
- Điều 59. Học nghề và dạy nghề
- Điều 60. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
- Điều 61. Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động
- Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề
- Điều 63. Mục đích, hình thức đối thoại tại nơi làm việc
- Điều 64. Nội dung đối thoại tại nơi làm việc
- Điều 65. Tiến hành đối thoại tại nơi làm việc
- Điều 66. Mục đích của thương lượng tập thể
- Điều 67. Nguyên tắc thương lượng tập thể
- Điều 68. Quyền yêu cầu thương lượng tập thể
- Điều 69. Đại diện thương lượng tập thể
- Điều 70. Nội dung thương lượng tập thể
- Điều 71. Quy trình thương lượng tập thể
- Điều 72. Trách nhiệm của tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động trong thương lượng tập thể
- Điều 73. Thỏa ước lao động tập thể
- Điều 74. Ký kết thỏa ước lao động tập thể
- Điều 75. Gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước
- Điều 76. Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể
- Điều 77. Sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể
- Điều 78. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
- Điều 79. Thẩm quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu Tòa án nhân dân có quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu. Điều 80. Xử lý thỏa ước lao động tập thể vô hiệu