Điều 31 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BYT năm 2023 hợp nhất Thông tư quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Điều 31. Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất
1. Tùy theo tính chất, quy mô của gói thầu và hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu, Thủ trưởng cơ sở y tế lựa chọn phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất quy định tại Điều 39 và Điều 41 Luật đấu thầu cho phù hợp. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất phải được quy định cụ thể trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
2.31 Bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo từng phần đối với gói thầu gồm nhiều phần trên cơ sở các quy định của Luật đấu thầu, các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật đấu thầu, các văn bản hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế về lựa chọn nhà thầu; căn cứ thông tin về thuốc (giấy đăng ký lưu hành, giấy phép nhập khẩu), thông tin về nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP của cơ sở sản xuất tại công văn, quyết định phê duyệt của Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền hoặc được công bố trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền và các thông tin khác. Đối với việc đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu, thực hiện theo tổng các phần trong gói thầu mà nhà thầu tham dự.
3. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thực hiện theo mẫu hồ sơ mời thầu quy định tại Phụ lục 7 hoặc Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này và phải ghi cụ thể trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Bên mời thầu phải có trách nhiệm thực hiện ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 3, 5 và Điều 6 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
4. Quy trình đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất: tùy thuộc vào phương thức lựa chọn nhà thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể:
a) Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ: thực hiện theo quy định từ Điều 15 đến Điều 18 Nghị định 63/2014/NĐ-CP;
b) Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ: thực hiện theo quy định từ Điều 27 đến Điều 30 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
5. Thời gian đánh giá hồ sơ đề xuất tối đa là 30 ngày; hồ sơ dự thầu tối đa là 45 ngày; đối với gói thầu quy mô nhỏ, thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa 25 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình Thủ trưởng cơ sở y tế phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu bằng tổng thời gian đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật (được tính từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình Thủ trưởng cơ sở y tế phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật) cộng thời gian đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính (được tính từ ngày mở hồ sơ đề xuất về tài chính đến ngày bên mời thầu trình Thủ trưởng cơ sở y tế phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu). Trường hợp cần thiết, thời hạn đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày và phải bảo đảm tiến độ cung cấp thuốc cho cơ sở y tế.
Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BYT năm 2023 hợp nhất Thông tư quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 05/VBHN-BYT
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 12/04/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đỗ Xuân Tuyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/04/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Trách nhiệm lập kế hoạch và tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc 8
- Điều 5. Báo cáo tình hình thực hiện đấu thầu
- Điều 6. Chi phí và lưu trữ hồ sơ trong lựa chọn nhà thầu
- Điều 7. Gói thầu thuốc generic 9
- Điều 8. Gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị
- Điều 9. Gói thầu thuốc dược liệu, thuốc có thành phần dược liệu phối hợp với dược chất hóa dược, thuốc cổ truyền (không bao gồm vị thuốc cổ truyền) 11
- Điều 10. Gói thầu vị thuốc cổ truyền (không bao gồm vị thuốc cổ truyền có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa) 12
- Điều 11. Gói thầu dược liệu (không bao gồm bán thành phẩm dược liệu có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa) 14
- Điều 12. Quy định về việc dự thầu vào các nhóm thuốc
- Điều 13. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
- Điều 14. Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu
- Điều 15. Trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
- Điều 16. Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu
- Điều 17. Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
- Điều 18. Quy định về việc tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung, Danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá của cơ sở y tế 27
- Điều 19. Đấu thầu rộng rãi
- Điều 20. Đấu thầu hạn chế
- Điều 21. Chỉ định thầu
- Điều 22. Chào hàng cạnh tranh
- Điều 23. Mua sắm trực tiếp
- Điều 24. Tự thực hiện
- Điều 27. Lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
- Điều 28. Thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
- Điều 29. Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
- Điều 30. Bảo đảm dự thầu, nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất
- Điều 31. Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất
- Điều 32. Thương thảo hợp đồng và đề xuất trúng thầu
- Điều 33. Báo cáo trình thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu
- Điều 34. Thẩm định và trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu
- Điều 35. Phê duyệt và thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu
- Điều 36. Giá thuốc trúng thầu
- Điều 37. Ký kết hợp đồng, bảo đảm thực hiện hợp đồng và sử dụng thuốc đã trúng thầu
- Điều 38. Quy định chung về mua thuốc tập trung
- Điều 39. Trách nhiệm các bên liên quan và hiệu lực thỏa thuận khung
- Điều 40. Tổ chức mua thuốc tập trung cấp quốc gia
- Điều 41. Tổ chức mua thuốc tập trung cấp địa phương