Chương 2 Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BXD năm 2024 hợp nhất Nghị định về quản lý đầu tư phát triển đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
Chương II
KHU VỰC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
Điều 7. Yêu cầu về việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị
1. Việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được thực hiện theo quy định của Luật xây dựng, Luật quy hoạch đô thị và các văn bản hướng dẫn liên quan.
2. (được bãi bỏ)[10]
3. (được bãi bỏ)[11]
4. (được bãi bỏ)[12]
5. (được bãi bỏ)[13]
Điều 8. Trách nhiệm lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị
Căn cứ quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh[14], quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu, chương trình phát triển đô thị, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc quyết định các khu vực phát triển đô thị theo thẩm quyền được quy định tại Điều 9 của Nghị định này.
Điều 9. Thẩm quyền quyết định các khu vực phát triển đô thị
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định các khu vực phát triển đô thị dưới đây sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng về các nội dung được quy định tại khoản 3 Điều này:
a) (được bãi bỏ)[15]
b) Khu vực phát triển đô thị thuộc địa giới hành chính của 2 tỉnh trở lên;
c) (được bãi bỏ)[16]
d) Khu vực phát triển đô thị có ý nghĩa quan trọng về an ninh - quốc phòng.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định các khu vực phát triển đô thị còn lại.
3. Các nội dung thẩm định đề xuất khu vực phát triển đô thị:
a) Sự phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh[17], định hướng quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn[18], các quy hoạch và chiến lược phát triển ngành khác gắn với an ninh quốc phòng;
b) Sự phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, chương trình phát triển đô thị đã được phê duyệt;
c) Tính khả thi của kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị.
4. Số lượng hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị gửi về Bộ Xây dựng để thẩm định là 10 bộ.
5. Thời gian thẩm định hồ sơ đề xuất tối đa không vượt quá 30 ngày làm việc.
6. Nội dung Dự thảo Quyết định phê duyệt khu vực phát triển đô thị thực hiện theo mẫu tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Điều 10. Nội dung hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị
1. Tờ trình.
2. Báo cáo tóm tắt về khu vực phát triển đô thị dự kiến bao gồm:
a) Tên khu vực phát triển đô thị;
b) Địa điểm, ranh giới khu vực phát triển đô thị (có sơ đồ minh họa);
c) Mô tả hiện trạng khu vực phát triển đô thị;
d) Thuyết minh về cơ sở hình thành khu vực phát triển đô thị;
đ) Tính chất/các chức năng chính của khu vực;
e) Giới thiệu nội dung cơ bản của quy hoạch chung đô thị được duyệt;
g) Kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị;
h) Thời hạn thực hiện dự kiến;
i) Sơ bộ khái toán, dự kiến các nguồn lực đầu tư cho phát triển đô thị;
k)[19] Đề xuất hình thức quản lý theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
Điều 11. Nội dung kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị
1. Xác định danh mục các dự án trong khu vực phát triển đô thị trên cơ sở quy hoạch phân khu đối với các đô thị loại IV trở lên, quy hoạch chung đối với các đô thị loại V và các khu vực có chức năng chuyên biệt.
2. Xác định thứ tự đầu tư xây dựng, tiến độ triển khai các dự án đầu tư phát triển đô thị, đảm bảo việc thực hiện các dự án công trình hạ tầng kỹ thuật khung và một số công trình hạ tầng xã hội cấp thiết của khu vực trước khi triển khai các dự án thành phần khác.
3. Kế hoạch di dời, tái định cư.
4. Kế hoạch vốn, mô hình huy động vốn.
5. Tổ chức quản lý và thực hiện theo các mô hình huy động vốn.
Điều 12. Công bố khu vực phát triển đô thị và kế hoạch thực hiện
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi có quyết định phê duyệt khu vực phát triển đô thị, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức công bố khu vực phát triển đô thị và kế hoạch thực hiện; cung cấp thông tin và tạo điều kiện để các nhà đầu tư tham gia đầu tư các dự án phát triển đô thị.
2. Việc công bố công khai khu vực phát triển đô thị và kế hoạch thực hiện được tiến hành thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các phương thức khác phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
3. Nội dung công bố bao gồm những nội dung chính của Quyết định phê duyệt khu vực phát triển đô thị và Kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị để các nhà đầu tư biết, lựa chọn và quyết định việc đầu tư các dự án.
Điều 13. Quản lý khu vực phát triển đô thị[20]
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc giữ nguyên hoặc tổ chức lại, giải thể Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị hoặc giao đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý để chủ trì thực hiện các nhiệm vụ quản lý khu vực phát triển đô thị quy định tại khoản 2 Điều này. Việc tổ chức lại, giải thể Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị được thực hiện theo quy định của pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Nhiệm vụ quản lý khu vực phát triển đô thị:
a) Đề xuất các nội dung cụ thể hóa kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị trong hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị đã được phê duyệt và tổ chức thực hiện;
b) Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư trong khu vực phát triển đô thị; nghiên cứu, đề xuất các chính sách ưu đãi, cơ chế đặc thù áp dụng đối với hoạt động đầu tư xây dựng trong khu vực phát triển đô thị;
c) Đề xuất việc xác định các dự án đầu tư theo các nguồn vốn để thực hiện khu vực phát triển đô thị, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; hướng dẫn, hỗ trợ các nhà đầu tư trong quá trình chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án đầu tư phát triển đô thị;
d) Tổ chức quản lý hoặc được giao làm chủ đầu tư đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong khu vực phát triển đô thị;
đ) Theo dõi giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện các dự án đầu tư trong khu vực phát triển đô thị theo nội dung dự án đã được phê duyệt;
e) Định kỳ hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo, đề xuất các cơ quan chức năng xử lý các vấn đề về kết nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật khung, hạ tầng kỹ thuật giữa các dự án, các vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư tại khu vực phát triển đô thị;
g) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về khu vực phát triển đô thị; tổng hợp, báo cáo theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về tình hình thực hiện các dự án đầu tư và thực hiện kế hoạch triển khai khu vực phát triển đô thị được giao quản lý;
h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế phối hợp giữa đơn vị được giao quản lý khu vực phát triển đô thị và các cơ quan chuyên môn trực thuộc.
Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BXD năm 2024 hợp nhất Nghị định về quản lý đầu tư phát triển đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- Số hiệu: 04/VBHN-BXD
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 08/10/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Việt Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/10/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc đầu tư phát triển đô thị
- Điều 4. Đất dành cho đầu tư phát triển đô thị
- Điều 5. Vốn đầu tư cho phát triển đô thị
- Điều 6. Khuyến khích, hỗ trợ và ưu đãi đối với các dự án đầu tư phát triển đô thị
- Điều 7. Yêu cầu về việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị
- Điều 8. Trách nhiệm lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị
- Điều 9. Thẩm quyền quyết định các khu vực phát triển đô thị
- Điều 10. Nội dung hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị
- Điều 11. Nội dung kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị
- Điều 12. Công bố khu vực phát triển đô thị và kế hoạch thực hiện
- Điều 13. Quản lý khu vực phát triển đô thị[20]
- Điều 14. Quy hoạch chi tiết của dự án
- Điều 15. Quản lý thực hiện đầu tư xây dựng
- Điều 16. (được bãi bỏ)[21]
- Điều 17. Nghĩa vụ của chủ đầu tư cấp 1
- Điều 18. Nghĩa vụ của chủ đầu tư thứ cấp
- Điều 19. (được bãi bỏ)[22]
- Điều 20. (được bãi bỏ)[23]
- Điều 21. (được bãi bỏ)[24]
- Điều 22. (được bãi bỏ)[25]
- Điều 23. (được bãi bỏ)[26]
- Điều 24. (được bãi bỏ)[27]
- Điều 25. (được bãi bỏ)[28]
- Điều 26. (được bãi bỏ)[29]
- Điều 27. (được bãi bỏ)[30]
- Điều 28. (được bãi bỏ)[31]
- Điều 29. Lấy ý kiến thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị [32]
- Điều 30. (được bãi bỏ)[33]
- Điều 31. (được bãi bỏ)[34]
- Điều 32. (được bãi bỏ)[35]
- Điều 33. (được bãi bỏ)[36]
- Điều 34. Tiến độ thực hiện dự án
- Điều 35. Đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội
- Điều 36. (được bãi bỏ)[38]
- Điều 37. (được bãi bỏ)[39]
- Điều 38. Bàn giao quản lý trong khu đô thị[40]
- Điều 39. Huy động vốn và kinh doanh sản phẩm của dự án
- Điều 41. Bộ Xây dựng
- Điều 42. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 43. Bộ Tài chính
- Điều 44. Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Điều 45. Các Bộ, ngành có liên quan
- Điều 46. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 47. Nguyên tắc chung
- Điều 48. Xử lý chuyển tiếp các quy định về quy hoạch đô thị và xác định khu vực phát triển đô thị
- Điều 49. Xử lý chuyển tiếp đối với các dự án đã được giao trên cơ sở tuân thủ quy hoạch chung và quy hoạch phân khu được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Điều 50. Xử lý chuyển tiếp đối với các dự án đã được giao trước khi quy hoạch chung, quy hoạch phân khu được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Điều 51. (được bãi bỏ)[58]