Chương 1 Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BXD năm 2024 hợp nhất Nghị định về quản lý đầu tư phát triển đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Nghị định này điều chỉnh các hoạt động liên quan đến việc đầu tư phát triển đô thị bao gồm: Quy hoạch đô thị; hình thành, công bố kế hoạch triển khai các khu vực phát triển đô thị; thực hiện đầu tư xây dựng và vận hành, khai thác, chuyển giao các dự án đầu tư phát triển đô thị.
2. Đối tượng áp dụng:
Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia các hoạt động liên quan đến việc đầu tư phát triển đô thị.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, một số từ ngữ được hiểu như sau:
1. Khu vực phát triển đô thị là một khu vực được xác định để đầu tư phát triển đô thị trong một giai đoạn nhất định. Khu vực phát triển đô thị bao gồm: Khu vực phát triển đô thị mới, khu vực phát triển đô thị mở rộng, khu vực cải tạo, khu vực bảo tồn, khu vực tái thiết đô thị, khu vực có chức năng chuyên biệt.
Khu vực phát triển đô thị có thể gồm một hoặc nhiều khu chức năng đô thị. Khu vực phát triển đô thị có thể thuộc địa giới hành chính của một hoặc nhiều tỉnh, thành phố. Khu vực phát triển đô thị có thể bao gồm một hoặc nhiều dự án đầu tư phát triển đô thị.
2. Khu vực phát triển đô thị mới là khu vực dự kiến hình thành một đô thị mới trong tương lai theo quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, được đầu tư xây dựng mới đồng bộ về hạ tầng đô thị.
3. Khu vực phát triển đô thị mở rộng là khu vực phát triển đô thị bao gồm cả khu vực đô thị hiện hữu và khu vực đô thị mới có sự kết nối đồng bộ về hạ tầng đô thị.
4. Khu vực cải tạo đô thị là khu vực phát triển đô thị được đầu tư xây dựng nhằm nâng cao chất lượng đô thị hiện có nhưng không làm thay đổi cơ bản cấu trúc đô thị.
5. Khu vực bảo tồn đô thị là khu vực phát triển đô thị nhằm bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa, lịch sử của đô thị.
6. Khu vực tái thiết đô thị là khu vực phát triển đô thị được đầu tư xây dựng mới trên nền các công trình cũ đã được phá bỏ của đô thị hiện hữu.
7. Khu vực có chức năng chuyên biệt là khu vực phát triển đô thị nhằm hình thành các khu chức năng chuyên biệt như khu kinh tế, khu du lịch - nghỉ dưỡng, khu đại học...
8.[2] Dự án đầu tư phát triển đô thị bao gồm dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và dự án đầu tư xây dựng công trình trong đô thị.
9.[3] Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị là dự án được quy định tại khoản 15a Điều 3 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm đ khoản 1 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14.
10. Dự án đầu tư xây dựng công trình trong đô thị là dự án đầu tư xây dựng mới; hoặc là mở rộng, cải tạo chỉnh trang công trình kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật.
11. (được bãi bỏ)[4]
12.[5] Chủ đầu tư cấp 1 là chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng khu đô thị được quy định theo pháp luật về xây dựng, pháp luật về nhà ở.
13. Chủ đầu tư thứ cấp là chủ đầu tư cấp 2 hoặc chủ đầu tư các cấp tiếp theo tham gia đầu tư vào dự án đầu tư phát triển đô thị thông qua việc thuê, giao hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng thuộc dự án đầu tư phát triển đô thị để đầu tư xây dựng công trình.
14. Dịch vụ đô thị là các dịch vụ công cộng được cung cấp trong đô thị như: Quản lý, khai thác, duy tu hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật; vệ sinh và bảo vệ môi trường; quản lý công viên, cây xanh; chiếu sáng đô thị, cấp nước, thoát nước; quản lý chung cư; dịch vụ tang lễ, xử lý chất thải; vận tải công cộng; bảo vệ trật tự, an ninh khu vực phát triển đô thị; y tế, giáo dục, thương mại, vui chơi giải trí, thể dục thể thao và các dịch vụ công cộng khác.
Điều 3. Nguyên tắc đầu tư phát triển đô thị
1.[6] Bảo đảm phù hợp quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, tuân thủ quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, chương trình, kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng phát triển đô thị.
2. Bảo đảm phát triển đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, kiến trúc cảnh quan trong đô thị, gắn với an ninh quốc phòng.
3. Bảo đảm khai thác và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực; bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, thảm họa thiên tai nhằm mục tiêu phát triển bền vững.
4. Tạo ra môi trường sống tốt cho cư dân đô thị; bảo đảm lợi ích của cộng đồng hài hoà với lợi ích của Nhà nước và nhà đầu tư.
5. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn và tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử hiện có.
Điều 3a. Chương trình phát triển đô thị[7]
1. Chương trình phát triển đô thị là tập hợp các nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, dự án nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển đô thị của từng giai đoạn theo quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung đô thị, được lập cho các đối tượng sau:
a) Tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương;
b) Thành phố, thị xã thuộc tỉnh hoặc thuộc thành phố trực thuộc trung ương; thị trấn thuộc huyện;
c) Khu vực dự kiến hình thành đô thị mới.
2. Chương trình phát triển đô thị phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung đô thị; chiến lược, chương trình, kế hoạch về phát triển đô thị cấp cao hơn được duyệt; các chương trình, kế hoạch đầu tư công trung hạn và khả năng huy động nguồn lực thực tế tại địa phương;
b) Đồng bộ với quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, các định hướng, chiến lược, chương trình, kế hoạch của các ngành, lĩnh vực khác có liên quan đến phát triển đô thị.
3. Chương trình phát triển đô thị bao gồm một số hoặc toàn bộ các nội dung sau:
a) Chỉ tiêu phát triển đô thị theo từng giai đoạn 05 năm và 10 năm; cụ thể hóa theo từng năm trong giai đoạn 05 năm đầu của chương trình;
b) Chương trình, dự án đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng ưu tiên và kiến trúc cảnh quan đô thị đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại đô thị;
c) Các chương trình, kế hoạch phát triển các khu vực được xác định theo quy hoạch đô thị, các khu vực phát triển đô thị (nếu có) để tập trung đầu tư hình thành đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và kiến trúc cảnh quan đô thị theo từng giai đoạn;
d) Các chương trình, đề án trọng tâm để từng bước thực hiện phát triển bền vững đô thị;
đ) Nguồn lực và việc sử dụng nguồn lực, giải pháp, danh mục thứ tự ưu tiên các dự án đầu tư phát triển đô thị sử dụng nguồn vốn đầu tư công và các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công, kết quả dự kiến theo khung thời gian hàng năm, 05 năm và 10 năm;
e) Trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình phát triển đô thị.
4. Nội dung chương trình phát triển đô thị tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương
a) Đối với tỉnh: nội dung quy định tại các điểm a, d, đ và e khoản 3 Điều này; danh mục, lộ trình và kế hoạch thực hiện phân loại đô thị, thành lập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính đô thị để thực hiện phương án phát triển hệ thống đô thị tỉnh theo từng giai đoạn 05 năm và 10 năm, cụ thể hóa theo từng năm trong giai đoạn 05 năm đầu của chương trình;
b) Đối với thành phố trực thuộc trung ương: nội dung quy định tại điểm a khoản này, điểm b khoản 3 Điều này; điểm c khoản 3 Điều này đối với các quận và các khu vực dự kiến mở rộng các quận hoặc thành lập quận mới.
5. Nội dung chương trình phát triển đô thị thành phố, thị xã thuộc tỉnh hoặc thuộc thành phố trực thuộc trung ương; thị trấn thuộc huyện
a) Đối với thành phố, thị xã thuộc tỉnh hoặc thuộc thành phố trực thuộc trung ương: nội dung quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Đối với thị trấn: gồm một số hoặc toàn bộ nội dung quy định tại khoản 3 Điều này nhưng phải bảo đảm nội dung quy định tại các điểm a, b và e khoản 3 Điều này.
6. Nội dung chương trình phát triển đô thị khu vực dự kiến hình thành đô thị mới
a) Đối với khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương: nội dung quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này; điểm b khoản 3 Điều này đối với khu vực dự kiến thành lập quận, phường trực thuộc quận theo quy hoạch đô thị được duyệt;
b) Đối với khu vực dự kiến hình thành đô thị mới không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này: nội dung gồm một số hoặc toàn bộ nội dung quy định tại khoản 3 Điều này nhưng phải bảo đảm các nội dung quy định tại các điểm a, b và e khoản 3 Điều này.
7. Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt chương trình phát triển đô thị
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập, lấy ý kiến, gửi cơ quan quy định tại điểm c khoản này để thẩm định chương trình phát triển đô thị đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập, lấy ý kiến chương trình phát triển đô thị đối với thành phố, thị xã, khu vực dự kiến hình thành đô thị mới thuộc tỉnh hoặc thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị trấn, khu vực dự kiến thành lập thị trấn thuộc huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Hội đồng nhân dân cấp huyện trước khi gửi cơ quan quy định tại điểm c khoản này thẩm định;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch - Kiến trúc (đối với thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức thẩm định chương trình phát triển đô thị;
d) Cơ quan tổ chức lập chương trình phát triển đô thị trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt chương trình phát triển đô thị. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trước khi phê duyệt chương trình phát triển đô thị đối với chương trình phát triển đô thị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương và thành phố được phân loại hoặc dự kiến phân loại đô thị là loại I, II;
đ) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện bố trí kinh phí lập, thẩm định chương trình phát triển đô thị từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác.
8. Chương trình phát triển đô thị phải được rà soát, điều chỉnh hoặc lập mới trên cơ sở kết quả rà soát, tổng hợp đánh giá việc thực hiện sau từng giai đoạn 05 năm hoặc sau khi cấp có thẩm quyền ban hành mới các mục tiêu phát triển đô thị hoặc phê duyệt các quy hoạch, chiến lược, chương trình, kế hoạch quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
9. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết Điều này.
Điều 4. Đất dành cho đầu tư phát triển đô thị
1. (được bãi bỏ)[8]
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy hoạch đô thị, chương trình phát triển đô thị, kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức tạo quỹ đất cho các dự án đầu tư phát triển đô thị trong khu vực phát triển đô thị đã được công bố.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân cấp, có trách nhiệm tổ chức thực hiện hoặc hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
4. Việc giao đất, cho thuê đất để đầu tư phát triển đô thị được thực hiện căn cứ vào kết quả lựa chọn chủ đầu tư thông qua các hình thức chỉ định, đấu thầu, giao đất xây dựng nhà ở xã hội hoặc đấu giá theo quy định của pháp luật.
5. Việc thu hồi toàn bộ hoặc từng phần đất đã giao, cho thuê đối với các dự án đầu tư phát triển đô thị không triển khai hoặc chậm tiến độ được thực hiện theo các quy định của pháp luật về đất đai.
6. Đất dành cho xây dựng nhà ở xã hội và nhà ở tái định cư phải được xác định ngay khi lập và phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
7. (được bãi bỏ)[9]
Điều 5. Vốn đầu tư cho phát triển đô thị
1. Vốn đầu tư cho khu vực phát triển đô thị bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn của các thành phần kinh tế khác.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được sử dụng các quỹ đầu tư hiện có (bao gồm: Quỹ đầu tư phát triển địa phương, quỹ phát triển đất, quỹ phát triển hạ tầng, quỹ phát triển nhà ở...) để tạo nguồn kinh phí đầu tư cho các khu vực phát triển đô thị.
Điều 6. Khuyến khích, hỗ trợ và ưu đãi đối với các dự án đầu tư phát triển đô thị
1. Nhà nước có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi cho dự án đầu tư phát triển đô thị có một hoặc nhiều tiêu chí sau đây:
a) Đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật khung, hạ tầng xã hội phục vụ lợi ích công cộng không có khả năng thu hồi vốn và không thuộc danh mục các công trình chủ đầu tư bắt buộc phải đầu tư;
b) Đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư và cải tạo, xây dựng lại khu dân cư, chung cư cũ theo quy định của pháp luật;
c) Đầu tư xây dựng nhà ở cho thuê;
d) Đầu tư xây dựng công trình có ứng dụng công nghệ mới, thân thiện với môi trường.
2. Nhà nước có các chính sách hỗ trợ bao gồm:
a) Công bố kịp thời và cung cấp miễn phí các thông tin về quy hoạch, kế hoạch triển khai các khu vực phát triển đô thị;
b) Hỗ trợ đầu tư các dự án tăng cường năng lực dịch vụ công ích cho khu vực.
3. Các trường hợp ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BXD năm 2024 hợp nhất Nghị định về quản lý đầu tư phát triển đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- Số hiệu: 04/VBHN-BXD
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 08/10/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Việt Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/10/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc đầu tư phát triển đô thị
- Điều 4. Đất dành cho đầu tư phát triển đô thị
- Điều 5. Vốn đầu tư cho phát triển đô thị
- Điều 6. Khuyến khích, hỗ trợ và ưu đãi đối với các dự án đầu tư phát triển đô thị
- Điều 7. Yêu cầu về việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị
- Điều 8. Trách nhiệm lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị
- Điều 9. Thẩm quyền quyết định các khu vực phát triển đô thị
- Điều 10. Nội dung hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị
- Điều 11. Nội dung kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị
- Điều 12. Công bố khu vực phát triển đô thị và kế hoạch thực hiện
- Điều 13. Quản lý khu vực phát triển đô thị[20]
- Điều 14. Quy hoạch chi tiết của dự án
- Điều 15. Quản lý thực hiện đầu tư xây dựng
- Điều 16. (được bãi bỏ)[21]
- Điều 17. Nghĩa vụ của chủ đầu tư cấp 1
- Điều 18. Nghĩa vụ của chủ đầu tư thứ cấp
- Điều 19. (được bãi bỏ)[22]
- Điều 20. (được bãi bỏ)[23]
- Điều 21. (được bãi bỏ)[24]
- Điều 22. (được bãi bỏ)[25]
- Điều 23. (được bãi bỏ)[26]
- Điều 24. (được bãi bỏ)[27]
- Điều 25. (được bãi bỏ)[28]
- Điều 26. (được bãi bỏ)[29]
- Điều 27. (được bãi bỏ)[30]
- Điều 28. (được bãi bỏ)[31]
- Điều 29. Lấy ý kiến thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị [32]
- Điều 30. (được bãi bỏ)[33]
- Điều 31. (được bãi bỏ)[34]
- Điều 32. (được bãi bỏ)[35]
- Điều 33. (được bãi bỏ)[36]
- Điều 34. Tiến độ thực hiện dự án
- Điều 35. Đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội
- Điều 36. (được bãi bỏ)[38]
- Điều 37. (được bãi bỏ)[39]
- Điều 38. Bàn giao quản lý trong khu đô thị[40]
- Điều 39. Huy động vốn và kinh doanh sản phẩm của dự án
- Điều 41. Bộ Xây dựng
- Điều 42. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 43. Bộ Tài chính
- Điều 44. Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Điều 45. Các Bộ, ngành có liên quan
- Điều 46. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 47. Nguyên tắc chung
- Điều 48. Xử lý chuyển tiếp các quy định về quy hoạch đô thị và xác định khu vực phát triển đô thị
- Điều 49. Xử lý chuyển tiếp đối với các dự án đã được giao trên cơ sở tuân thủ quy hoạch chung và quy hoạch phân khu được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Điều 50. Xử lý chuyển tiếp đối với các dự án đã được giao trước khi quy hoạch chung, quy hoạch phân khu được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Điều 51. (được bãi bỏ)[58]