Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/VBHN-BQP | Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 2022 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG, CƠ YẾU
Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 11 năm 2013, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Quốc phòng ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 30 tháng 12 năm 1981; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1990, 1994 và 2005;
Căn cứ Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 19/2008/QH1221 tháng 12 năm 1999; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân năm 2008;
Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Cơ yếu ngày 26 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên ngày 27 tháng 8 năm 1996;
Căn cứ Pháp lệnh Động viên công nghiệp ngày 25 tháng 02 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng ngày 26 tháng 01 năm 2008;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự ngày 19 tháng 5 năm 1994;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu[1].
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh[2]
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng bao gồm:
a) Vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự;
b) Vi phạm quy định về lực lượng dự bị động viên;
c) Vi phạm quy định về động viên công nghiệp;
d) Vi phạm quy định về dân quân tự vệ;
đ) Vi phạm quy định về bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;
e) Vi phạm quy định về sử dụng chứng nhận đăng ký xe quân sự, giấy phép lái xe quân sự và sử dụng, mua bán, sản xuất biển số đăng ký xe quân sự, phương tiện quân sự hoạt động trong lĩnh vực đường thủy nội địa và hàng hải.
3. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực cơ yếu bao gồm:
a) Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước;
b) Vi phạm quy định về bảo vệ thông tin bí mật nhà nước khi truyền đưa bằng phương tiện thông tin, viễn thông hoặc lưu giữ trên các thiết bị điện tử, tin học và trên mạng viễn thông mà không được mã hóa bằng mật mã của cơ yếu;
c) Vi phạm quy định về thời hạn không được tham gia hoạt động mật mã và quy định về sản xuất, cung cấp sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
4. Các hành vi vi phạm hành chính khác liên quan đến lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định về xử phạt vi phạm hành chính tại các nghị định khác có liên quan.
Điều 1a. Đối tượng áp dụng[3]
1. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây quy định chung là tổ chức, cá nhân) thực hiện hành vi vi phạm hành chính về quốc phòng, cơ yếu trong lãnh thổ Việt Nam; người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
b) Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
c) Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Đơn vị sự nghiệp;
đ) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
3. Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân
Điều 2. Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu[4]
Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020, cụ thể như sau:
1. Hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều 6, khoản 2 Điều 7 và khoản 2 Điều 11 Nghị định này thì thời hiệu xử phạt được tính từ ngày cá nhân thực hiện xong hành vi gian dối; đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự hoặc đào tạo sĩ quan dự bị.
2. Hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 6, khoản 3 Điều 7, khoản 1 Điều 14 và khoản 3 Điều 23 Nghị định này thì thời hiệu xử phạt được tính từ ngày tổ chức, cá nhân không nhận, không chấp hành hoặc chống đối thực hiện lệnh, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.
3. Hành vi vi phạm về thời hạn báo cáo quy định tại khoản 1, điểm a, điểm b khoản 2 Điều 9; khoản 1 Điều 15; khoản 1 Điều 16 Nghị định này thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày tổ chức, cá nhân báo cáo theo quy định.
4. Hành vi vi phạm hành chính quy định về thời gian có mặt đăng ký; kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; quy định về thời gian đăng ký, đào tạo, huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu đối với dự bị động viên và dân quân tự vệ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4; khoản 1 Điều 6; khoản 1 Điều 7; khoản 1 Điều 10, khoản 1 Điều 11 và khoản 1 Điều 12 Nghị định này thì thời hiệu xử phạt được tính từ ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn có mặt được ghi trong lệnh hoặc văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
5. Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện là các hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
6. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Điều 2a. Hình thức xử phạt[5]
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu, tổ chức, cá nhân phải chịu hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
2. Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
c) Trục xuất đối với người nước ngoài.
3. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này thì được coi là tình tiết tăng nặng.
Điều 2b. Biện pháp khắc phục hậu quả[6]
1. Biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực quốc phòng gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng giấy phép;
c) Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
d) Buộc thực hiện thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, đăng ký nghĩa vụ quân sự trong ngạch dự bị, đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung, đăng ký khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập, đăng ký tạm vắng;
đ) Buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự;
e) Buộc thực hiện việc báo cáo theo quy định;
g) Buộc tiếp nhận trở lại trường học; tiếp nhận và bố trí việc làm cho hạ sĩ quan, binh sĩ đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc;
h) Buộc tiếp nhận, bố trí lại công việc cho quân nhân dự bị khi kết thúc huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và thực hiện xong nhiệm vụ trở lại cơ quan, tổ chức cũ làm việc;
i) Buộc thực hiện quyết định hoặc lệnh huy động phương tiện kỹ thuật dự bị;
k) Buộc thu hồi sản phẩm không bảo đảm chất lượng;
l) Buộc giải tán lực lượng dân quân tự vệ thành lập, tổ chức không đúng pháp luật;
m) Buộc tham gia huấn luyện dân quân tự vệ;
n) Buộc chấp hành quyết định điều động dân quân tự vệ làm nhiệm vụ;
o) Buộc di dời ra khỏi khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng và khu quân sự;
p) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực cơ yếu gồm:
a) Buộc giao sản phẩm mật mã cho người đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để quản lý;
b) Buộc bố trí sản phẩm mật mã theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;
c) Buộc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ của ngành Cơ yếu để bảo đảm an toàn, bí mật các thông tin bí mật nhà nước truyền đưa bằng các phương tiện thông tin, viễn thông hoặc lưu giữ trong các thiết bị điện tử, tin học và trên mạng viễn thông.
Điều 3. Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức và thẩm quyền xử phạt tiền
1.[7] Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu là 75.000.000 đồng và đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.
2.[8] Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Mục 1, Mục 2, Mục 3, Mục 5, Mục 6, Mục 7 và Mục 8 Chương II; Mục 1 Chương III Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 9; khoản 3 Điều 11; khoản 2, khoản 3 Điều 12; khoản 1, khoản 2 Điều 15; Điều 16; Điều 17 và Điều 21 là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh tại Mục 9 Chương II, Mục 2 Chương III Nghị định này là thẩm quyền đối với cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Chương II
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG
Mục 1. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VỀ THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
Điều 4. Vi phạm các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự.
2.[9] Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Không thực hiện đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị theo quy định;
c) Không đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi có sự thay đổi về chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự theo quy định;
d) Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập theo quy định;
đ) Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng theo quy định.
3.[10] Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; đăng ký nghĩa vụ quân sự trong ngạch dự bị đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung, đăng ký khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều này; đăng ký tạm vắng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.
Điều 5. (được bãi bỏ)[11]
Điều 6. Vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự[12]
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;
b) Đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2.000.000 đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Điều 7. Vi phạm quy định về nhập ngũ[13]
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 8. (được bãi bỏ)[14]
Điều 9. Vi phạm các quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự[15]
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Báo cáo không đầy đủ danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, công dân nữ có ngành nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Quân đội nhân dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi; báo cáo không đầy đủ số lượng quân nhân dự bị và người sẵn sàng nhập ngũ ở cơ quan, tổ chức mình theo quy định;
b) Cố ý báo cáo không chính xác danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, công dân nữ có ngành nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Quân đội nhân dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi; báo cáo không chính xác số lượng quân nhân dự bị và người sẵn sàng nhập ngũ ở cơ quan, tổ chức mình theo quy định.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không báo cáo danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, công dân nữ có ngành nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Quân đội nhân dân từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi;
b) Không báo cáo số lượng quân nhân dự bị và người sẵn sàng nhập ngũ ở cơ quan, tổ chức mình theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không tiếp nhận trở lại trường học; không tiếp nhận và bố trí việc làm cho hạ sĩ quan, binh sĩ đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện việc báo cáo theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Buộc tiếp nhận trở lại trường học; tiếp nhận và bố trí việc làm cho hạ sĩ quan, binh sĩ đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Mục 2. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VỀ LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN
Điều 10. Vi phạm quy định về đăng ký sĩ quan dự bị
1.[16] Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đăng ký sĩ quan dự bị lần đầu;
b) Không đăng ký bổ sung khi có sự thay đổi về bản thân và gia đình;
c) Không thực hiện đăng ký khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập theo quy định;
d) Không đăng ký vắng mặt tại nơi cư trú hoặc nơi công tác.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành việc đăng ký vào ngạch sĩ quan dự bị đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 11. Vi phạm quy định về đào tạo sĩ quan dự bị[17]
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm ghi trong giấy triệu tập kiểm tra sức khỏe sĩ quan dự bị hoặc người được tuyển chọn đi đào tạo sĩ quan dự bị mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ sĩ quan dự bị hoặc đi đào tạo sĩ quan dự bị;
b) Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2.000.000 đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe là sĩ quan dự bị hoặc người được tuyển chọn đi đào tạo sĩ quan dự bị.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không tiếp nhận lại sĩ quan dự bị đi đào tạo trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiếp nhận lại sĩ quan dự bị đi đào tạo trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 12. Vi phạm quy định về tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu[18]
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm ghi trong lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí thời gian cho quân nhân dự bị tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không tiếp nhận, bố trí lại công việc cho quân nhân dự bị khi kết thúc huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và thực hiện xong nhiệm vụ trở lại cơ quan, tổ chức cũ công tác.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiếp nhận, bố trí lại công việc cho quân nhân dự bị khi kết thúc huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và thực hiện xong nhiệm vụ trở lại cơ quan, tổ chức cũ công tác đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 13. (được bãi bỏ)[19]
Điều 14. Vi phạm quy định về huy động phương tiện kỹ thuật[20]
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định hoặc lệnh huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị đã được xếp trong đơn vị dự bị động viên để huấn luyện, diễn tập, kiểm tra đơn vị dự bị động viên trong thời bình.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện quyết định hoặc lệnh huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Mục 3. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VỀ ĐỘNG VIÊN CÔNG NGHIỆP
Điều 15. Vi phạm quy định về động viên công nghiệp
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác về năng lực sản xuất, sửa chữa cho cơ quan khảo sát.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không phối hợp với cơ quan khảo sát để thực hiện nhiệm vụ khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Trốn tránh không thực hiện nhiệm vụ động viên công nghiệp được giao;
b) Không chấp hành quyết định huy động tham gia diễn tập động viên công nghiệp.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về năng lực sản xuất, sửa chữa cho cơ quan khảo sát đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện nhiệm vụ động viên công nghiệp đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này.
Điều 16. Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng trang thiết bị, tài liệu công nghệ phục vụ động viên công nghiệp
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp công nghiệp được Nhà nước giao các trang thiết bị thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không mở sổ hoặc không ghi sổ theo dõi về tình hình sử dụng và biến động của trang thiết bị được giao;
b) Không xây dựng quy chế quản lý, sử dụng các trang thiết bị được giao;
c) Không thực hiện kiểm kê số lượng, chất lượng trang thiết bị được giao theo quy định;
d) Không báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền về kết quả kiểm kê số lượng, chất lượng trang thiết bị được giao theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp hoặc không có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khi khai thác công dụng của trang thiết bị do Nhà nước giao để hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị ngoài kế hoạch động viên công nghiệp;
b) Không báo cáo bằng văn bản cho cơ quan đã ra quyết định thành lập doanh nghiệp và Bộ Quốc phòng khi có quyết định sáp nhập, chia tách, giải thể, chuyển giao quyền sở hữu cho chủ thể khác hoặc có đơn yêu cầu tuyên bố phá sản hoặc đã hoàn chỉnh đổi mới công nghệ mà không còn khả năng thực hiện nhiệm vụ động viên công nghiệp.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Khai thác công dụng của trang thiết bị ngoài kế hoạch động viên công nghiệp không đúng nội dung, thời hạn cho phép;
b) Sử dụng tiền trích khấu hao tài sản do Nhà nước đầu tư không đúng mục đích.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Hủy hoại, làm mất tài liệu công nghệ do Nhà nước giao để phục vụ cho động viên công nghiệp;
b) Không bàn giao đầy đủ tài liệu công nghệ đã được chuyển giao và trang thiết bị do Nhà nước giao khi có quyết định thu hồi.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi trang thiết bị, tài liệu công nghệ do Nhà nước giao để phục vụ cho động viên công nghiệp đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này;
b) Buộc hoàn trả số tiền trích khấu hao tài sản đã đầu tư sai mục đích đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.
Điều 17. Vi phạm quy định về sản phẩm động viên công nghiệp
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi giao sản phẩm động viên công nghiệp không bảo đảm về số lượng theo chỉ tiêu động viên công nghiệp.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi giao sản phẩm động viên công nghiệp không bảo đảm chất lượng theo chỉ tiêu động viên công nghiệp.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng sản phẩm động viên công nghiệp vào mục đích kinh doanh, tặng, cho, cho thuê, cầm cố, nhượng bán.
4.[21] Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc thu hồi sản phẩm không bảo đảm chất lượng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại sổ lợi bất hợp pháp đối với các hành vi sử dụng sản phẩm động viên công nghiệp vào mục đích kinh doanh, cho thuê, cầm cố, nhượng bán quy định tại khoản 3 Điều này.
Mục 4 (được bãi bỏ)[22]
Mục 5. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VỀ DÂN QUÂN TỰ VỆ
Điều 21. Vi phạm quy định về tổ chức dân quân tự vệ[23]
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh việc thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Chống đối việc thành lập, tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ;
b) Chống đối quyết định mở rộng lực lượng dân quân tự vệ của cấp có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi thành lập, tổ chức lực lượng dân quân tự vệ không đúng quy định của pháp luật.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc giải tán lực lượng dân quân tự vệ thành lập, tổ chức không đúng pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
Điều 21a. Vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ[24]
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cản trở người thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi chống đối việc thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với hành vi tự ý thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền cho thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trước thời hạn hoặc đưa ra khỏi danh sách dân quân tự vệ.
Điều 22. Vi phạm quy định về huấn luyện dân quân tự vệ[25]
1. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh huấn luyện dân quân tự vệ.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc huấn luyện dân quân tự vệ.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chống đối việc huấn luyện dân quân tự vệ.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tham gia huấn luyện dân quân tự vệ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
Điều 23. Vi phạm quy định về thực hiện nhiệm vụ của dân quân tự vệ[26]
1. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh quyết định điều động dân quân tự vệ làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cản trở thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều động dân quân tự vệ làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;
b) Cản trở dân quân tự vệ làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi chống dối thực hiện quyết định điều động dân quân tự vệ làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dân quân tự vệ trái pháp luật.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành quyết định điều động dân quân tự vệ làm nhiệm vụ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này.
Điều 24. (được bãi bỏ)[27]
Mục 6. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VỀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH QUỐC PHÒNG VÀ KHU QUÂN SỰ, LẤN CHIẾM ĐẤT QUỐC PHÒNG, ĐẤT Ở, NHÀ Ở DO QUÂN ĐỘI QUẢN LÝ
Điều 25. Vi phạm quy định đi lại, cư trú, sản xuất, kinh doanh bất hợp pháp trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng, khu quân sự[28]
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cố ý vào, đi lại trong khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng, khu quân sự khi không được phép của cấp có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi cố ý vào, đi lại trong khu vực cấm của công trình quốc phòng, khu quân sự khi không được phép của cấp có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cư trú bất hợp pháp trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh trái phép trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc di dời ra khỏi khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng và khu quân sự đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.
Điều 26. Vi phạm quy định về bảo vệ bí mật công trình quốc phòng và khu quân sự
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi quay phim, chụp ảnh, đo, vẽ vành đai an toàn của công trình quốc phòng, khu quân sự khi không được phép của cấp có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi quay phim, chụp ảnh, đo, vẽ khu vực bảo vệ của công trình quốc phòng, khu quân sự khi không được phép của cấp có thẩm quyền.
3.[29] Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quay phim, chụp ảnh, đo, vẽ khu vực cấm của công trình quốc phòng, khu quân sự khi không được phép của cấp có thẩm quyền.
4.[30] Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thu thập thông tin về vị trí, tác dụng, kết cấu, ghi chép các số liệu có liên quan đến công trình quốc phòng, khu quân sự không đúng chức trách, nhiệm vụ hoặc không được phép của cấp có thẩm quyền.
5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
Điều 27. Vi phạm quy định về bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Để chất thải thâm nhập ăn mòn, hủy hoại kết cấu, thiết bị của công trình quốc phòng;
b) Đặt thiết bị làm ảnh hưởng đến cấu trúc, tác dụng, an toàn, bí mật của công trình quốc phòng, khu quân sự;
c)[31] Làm hư hỏng cột mốc, tường rào, hàng rào, biển báo khu vực công trình quốc phòng, khu quân sự;
d) Chặt phá cây ngụy trang của công trình quốc phòng, khu quân sự.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác vật liệu, khoáng sản, cổ vật trong khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng, khu quân sự.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Để hóa chất độc hại, chất độc vào trong công trình quốc phòng;
b) Khai thác vật liệu, khoáng sản, cổ vật trên nóc, bên cạnh, dưới đáy công trình quốc phòng hoặc trong khu vực cấm của công trình quốc phòng, khu quân sự.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng các công trình khi chưa được phép của cấp có thẩm quyền làm ảnh hưởng đến công trình quốc phòng, khu quân sự.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi phá dỡ hoặc làm hư hỏng kết cấu và thiết bị của công trình quốc phòng.
6. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại điểm a điểm b điểm c khoản 1, khoản 5 Điều này;
b) Buộc di chuyển chất thải, hóa chất độc hại, chất độc ra khỏi công trình quốc phòng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 3 Điều này;
c) Buộc phá dỡ[32] thiết bị, công trình xây dựng trái phép đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1, khoản 4 Điều này.
Điều 28. Vi phạm quy định về sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị, vật tư chuyên dùng của công trình quốc phòng không đúng mục đích.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công trình quốc phòng, khu quân sự vào mục đích khác khi không được phép của cấp có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi cải tạo công trình quốc phòng, khu quân sự khi chưa được phép của cấp có thẩm quyền.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục tình trạng ban đầu của công trình quốc phòng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 29. (được bãi bỏ)[33]
Mục 7. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VỀ SỬ DỤNG GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ XE QUÂN SỰ, GIẤY PHÉP LÁI XE QUÂN SỰ VÀ SỬ DỤNG, MUA BÁN, SẢN XUẤT BIỂN SỐ ĐĂNG KÝ XE QUÂN SỰ, PHƯƠNG TIỆN QUÂN SỰ HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VÀ HÀNG HẢI[34]
Điều 30. Vi phạm quy định về sử dụng giấy chứng nhận đăng ký xe quân sự, giấy phép lái xe quân sự; sử dụng, mua bán, sản xuất biển số đăng ký xe quân sự, phương tiện quân sự hoạt động trong lĩnh vực đường thủy nội địa và hàng hải[35]
1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng trái phép giấy chứng nhận đăng ký xe quân sự, giấy phép lái xe quân sự, phương tiện quân sự hoạt động trong lĩnh vực đường thủy nội địa và hàng hải;
b) Sử dụng trái phép biển số đăng ký xe quân sự, phương tiện quân sự hoạt động trong lĩnh vực đường thủy nội địa và hàng hải.
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán trái phép biển số đăng ký xe quân sự, phương tiện quân sự hoạt động trong lĩnh vực đường thủy nội địa và hàng hải.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất trái phép biển số đăng ký xe quân sự, phương tiện quân sự hoạt động trong lĩnh vực đường thủy nội địa và hàng hải.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện sản xuất trái phép biển sổ đăng ký xe quân sự, đăng ký phương tiện quân sự hoạt động trong lĩnh vực đường thủy nội địa và hàng hải đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 31. (được bãi bỏ)[36]
Mục 8. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VỀ SỬ DỤNG, MUA BÁN, SẢN XUẤT QUÂN TRẠNG, TRANG PHỤC CỦA DÂN QUÂN TỰ VỆ VÀ BIỂN CÔNG TÁC, CỜ HIỆU[37]
Điều 32. Vi phạm quy định về sử dụng quân trang[38]
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đội mũ có gắn quân hiệu hoặc sao mũ của dân quân tự vệ trái phép;
b) Mặc quân phục có gắn cấp hiệu hoặc phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng trái phép;
c) Mặc trang phục của dân quân tự vệ khi không thực hiện nhiệm vụ.
2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 33. Vi phạm quy định về quản lý quân trang[39]
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân phục thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ; trang phục, sao mũ, phù hiệu của dân quân tự vệ và các loại quân trang khác mà hàng phạm pháp có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 50.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi trao đổi trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân phục thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ; trang phục, sao mũ, phù hiệu của dân quân tự vệ và các loại quân trang khác.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân phục thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ; trang phục, sao mũ, phù hiệu của dân quân tự vệ và các loại quân trang khác mà hàng phạm pháp có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 50.000.000 đồng.
4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
Điều 34. Vi phạm quy định về sản xuất quân trang
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a)[40] Sản xuất trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân phục thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ; trang phục, sao mũ, phù hiệu của dân quân tự vệ và các loại quân trang khác;
b)[41] Làm giả quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân phục thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ; trang phục, sao mũ, phù hiệu của dân quân tự vệ và các loại quân trang khác mà hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 50.000.000 đồng.
2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 35. Vi phạm quy định về sử dụng biển công tác, cờ hiệu, tín hiệu ưu tiên dành riêng cho Quân đội khi làm nhiệm vụ.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép các loại biển công tác, cờ hiệu, tín hiệu ưu tiên dành riêng cho Quân đội khi làm nhiệm vụ.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mua bán trái phép các loại biển công tác, cờ hiệu dành riêng cho Quân đội khi làm nhiệm vụ.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
4.[42] Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 36. Vi phạm quy định về sản xuất biển công tác, cờ hiệu dành riêng cho Quân đội khi làm nhiệm vụ.
1.[43] Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất trái phép biển công tác, cờ hiệu dành riêng cho Quân đội khi làm nhiệm vụ.
2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Mục 9. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG
Điều 37. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp[44]
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép; chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
Điều 38. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra quốc phòng[45]
1. Thanh tra viên quốc phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra quốc phòng quân khu có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 75.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
3. Chánh thanh tra Bộ Quốc phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
4. Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành quân khu có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành Bộ Quốc phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 52.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 105.000.000 đồng.
Điều 39. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân[46]
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c và điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục An ninh kinh tế; Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường; Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền:
a) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c và điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
Điều 40. Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường[47]
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
Điều 41. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng[48]
1. Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 7.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 15.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
4. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c và điểm o khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
5. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục phòng chống ma túy và tội phạm trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 75.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm o và điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
6. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng, Cục trưởng Cục phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm o và điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này;
đ) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn.
Điều 42. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển
Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 6, Mục 7 Chương II Nghị định này:
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.700.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 7.500.000 đồng;
c)[49] Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c)[50] Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
d)[51] Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm o và điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền[52]:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 22.500.000 đồng;
c)[53] Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 45.000.000 đồng;
d)[54] Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm o và điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục nghiệp vụ và pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền[55]:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c)[56] Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d)[57] Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ)[58] Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c và điểm o khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền[59]:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d)[60] Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm o và điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
Điều 43. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng
1. Những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41, Điều 42 của Nghị định này.
2.[61] Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam; Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.
3.[62] Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện vi phạm hành chính trong những lĩnh vực quy định tại Nghị định này.
Điều 43a. Phân định thẩm quyền xử phạt[63]
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 4, Điều 6, Điều 7, Điều 9 Mục 1; Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 14 Mục 2; Điều 15, Điều 16, Điều 17 Mục 3; Điều 21, Điều 21a, Điều 22, Điều 23 Mục 5; Điều 25, Điều 26, Điều 27 và Điều 28 Mục 6; Điều 30 Mục 7; Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35 và Điều 36 Mục 8 Chương II theo thẩm quyền quy định tại Điều 37 Nghị định này trong phạm vi địa bàn quản lý.
2. Thanh tra quốc phòng có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 4, Điều 6, Điều 7, Điều 9 Mục 1; Điều 10, Điều 11, Điều 12 và Điều 14 Mục 2; Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Mục 3; Điều 21, Điều 21 a, Điều 22 và Điều 23 Mục 5; Điều 25, Điều 26, Điều 27 và Điều 28 Mục 6; Điều 30 Mục 7; Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35 và Điều 36 Mục 8 Chương II theo thẩm quyền quy định tại Điều 38 Nghị định này; đồng thời có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong sử dụng đất quốc phòng quy định tại Nghị định của Chính phủ trong phạm vi địa bàn quản lý.
3. Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 30 Mục 7; Điều 32; Điều 33; Điều 34; Điều 35; Điều 36 Mục 8; theo thẩm quyền quy định tại Điều 39 Nghị định này.
4. Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 33, Điều 34, Điều 35 và Điều 36 Mục 8 theo thẩm quyền quy định tại Điều 40 Nghị định này.
5. Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 25, Điều 26, Điều 27 và Điều 28 Mục 6; Điều 30 Mục 7; Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35 và Điều 36 Mục 8 theo thẩm quyền quy định tại Điều 41 Nghị định này.
6. Cảnh sát biển Việt Nam có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 25, Điều 26, Điều 27 và Điều 28 Mục 6; Điều 30 Mục 7 Chương II theo thẩm quyền quy định tại Điều 42 Nghị định này.
Chương III
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CƠ YẾU
Mục 1. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VỀ LĨNH VỰC CƠ YẾU
Điều 44. Vi phạm các quy định quản lý, sử dụng các sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước[64]
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Làm mất sản phẩm mật mã của ngành Cơ yếu được cấp, trang bị;
b) Giao sản phẩm mật mã cho người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để quản lý, sử dụng;
c) Chuyển đổi việc bố trí sản phẩm mật mã khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạt tiền 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, chiếm đoạt sản phẩm mật mã của ngành Cơ yếu;
b) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán, trao đổi trái phép các sản phẩm mật mã của ngành Cơ yếu.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các kỹ thuật mật mã, sản phẩm mật mã không do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp để bảo vệ thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc giao sản phẩm mật mã cho người đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để quản lý đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Buộc bố trí sản phẩm mật mã theo quy định của cơ quan có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm tại điểm c khoản 2 Điều này.
Điều 45. Vi phạm quy định về bảo vệ thông tin bí mật nhà nước khi truyền đưa bằng phương tiện thông tin, viễn thông hoặc lưu giữ trên các thiết bị điện tử, tin học và trên mạng viễn thông mà không được mã hóa bằng mật mã của cơ yếu[65]
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện mã hóa bằng mật mã của cơ yếu khi lưu giữ thông tin bí mật nhà nước có độ “Mật” trên mạng viễn thông.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện mã hóa bằng mật mã của cơ yếu những thông tin bí mật nhà nước có độ “Mật” khi truyền đưa bằng các phương tiện thông tin, viễn thông;
b) Không thực hiện mã hóa bằng mật mã của cơ yếu khi lưu giữ thông tin bí mật nhà nước có độ “Tối mật” trong các phương tiện thiết bị điện tử, tin học và trên mạng viễn thông.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện mã hóa bằng mật mã của cơ yếu những thông tin bí mật nhà nước có độ “Tối mật” khi truyền đưa bằng các phương tiện thông tin, viễn thông;
b) Không thực hiện mã hóa bằng mật mã của cơ yếu khi lưu giữ thông tin bí mật nhà nước có độ “Tuyệt mật” trong các phương tiện thiết bị điện tử, tin học và trên mạng viễn thông.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện mã hóa bằng mật mã của cơ yếu những thông tin bí mật nhà nước có độ “Tuyệt mật” khi truyền đưa bằng các phương tiện thông tin, viễn thông.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ của ngành Cơ yếu để bảo đảm an toàn, bí mật các thông tin bí mật nhà nước lưu giữ trong các thiết bị điện tử, tin học và trên mạng viễn thông.
Điều 46. Vi phạm quy định về thời hạn không được tham gia hoạt động mật mã[66]
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về thời hạn không được tham gia hoạt động mật mã.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm cam kết bảo vệ bí mật nhà nước trong nghiên cứu khoa học và công nghệ mật mã.
Điều 46a. Vi phạm quy định về sản xuất, cung cấp sản phẩm mật mã đế bảo vệ thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước[67]
1. Phạt tiền 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, cung cấp sản phẩm mật mã cho cơ quan, tổ chức, cá nhân để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước mà không được phép của Ban Cơ yếu Chính phủ.
2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này.
Mục 2. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CƠ YẾU
Điều 47. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành cơ yếu[68]
1. Thanh tra viên cơ yếu đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2b Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ, Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành cơ yếu có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 75.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 2b Nghị định này.
Điều 48. Thẩm quyền xử phạt của Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ[69]
Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 2b Nghị định này.
Điều 49. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực cơ yếu[70]
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực cơ yếu bao gồm:
1. Những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 47, Điều 48 Nghị định này.
2. Người làm công tác cơ yếu đang thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực cơ yếu.
Điều 49a. Thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả[71]
1. Thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thực hiện theo quy định tại Chương III Phần thứ hai Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định tại Nghị định này.
2. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu có quyền tạm giữ giấy tờ có liên quan đến phương tiện, chứng chỉ chuyên môn cho đến khi cá nhân, tổ chức chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có những giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm đưa phương tiện về trụ sở cơ quan để giải quyết hoặc tạm giữ tang vật, phương tiện theo thẩm quyền.
3. Trong trường hợp vi phạm mà Nghị định này quy định hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm đưa phương tiện về trụ sở cơ quan để giải quyết hoặc tạm giữ tang vật phương tiện theo thẩm quyền.
4. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm về sử dụng đất quốc phòng, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
5. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm liên quan đến tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
6. Khi phát hiện hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng các sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 44 thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự không truy cứu trách nhiệm hình sự, thì chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 62, Điều 63 của Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 44 Nghị định này.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[72]
Điều 50. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 11 năm 2013 và thay thế Nghị định số 151/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng.
Điều 51. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định của Nghị định này để xử lý nếu có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.
2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại, thì áp dụng quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 151/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2003 để giải quyết.
Điều 52. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
| XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT BỘ TRƯỞNG |
[1] Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
[2] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[3] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[4] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[5] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[6] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[7] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[8] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[9] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[10] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[11] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[12] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[13] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[14] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[15] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[16] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[17] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[18] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[19] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[20] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 14 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[21] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 15 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[22] Mục này bao gồm các điều 18, 19, 20 được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[23] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 16 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[24] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[25] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 18 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[26] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 19 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[27] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[28] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 20 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[29] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 21 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[30] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 21 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[31] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 22 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[32] Cụm từ “tháo dỡ” được thay thế bằng cụm từ “phá dỡ” theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[33] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[34] Tên của Mục này được sửa đổi theo quy định tại khoản 23 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[35] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 24 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[36] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[37] Tên của Mục này được sửa đổi theo quy định tại khoản 25 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[38] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 26 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[39] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 27 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[40] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 28 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[41] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 28 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[42] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 29 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[43] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 30 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[44] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 31 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[45] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 32 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[46] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 33 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[47] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 34 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[48] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 35 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[49] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 36 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[50] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 36 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[51] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 36 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022
[52] Đoạn này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 36 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[53] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 36 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[54] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 36 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[55] Đoạn này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm d khoản 36 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[56] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm d khoản 36 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[57] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm d khoản 36 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[58] Điểm này được bổ sung theo quy định tại điểm d khoản 36 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[59] Đoạn này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm đ khoản 36 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[60] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm đ khoản 36 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[61] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 37 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[62] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 37 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[63] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 38 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[64] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 39 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[65] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 40 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[66] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 41 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[67] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 42 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[68] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 43 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[69] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 44 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[70] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 45 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[71] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 46 Điều 1 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
[72] Điều 5 và Điều 6 của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2022, quy định như sau:
“Điều 5. Điều khoản thi hành
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
Điều 6. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này”.
Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BQP năm 2022 hợp nhất Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu do Bộ Quốc phòng ban hành
- Số hiệu: 04/VBHN-BQP
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 05/08/2022
- Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng
- Người ký: Phan Văn Giang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/08/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra