BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/VBHN-BTC | Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2013 |
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHÍ, LỆ PHÍ TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29 tháng 7 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng 8 năm 2004, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 73/2012/TT-BTC ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29 tháng 7 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2012.
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 14/2003/NĐ-CP ngày 19/02/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan;
Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ, như sau[2]:
I. PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Các khoản phí, lệ phí quy định tại Thông tư này bao gồm:
a) Phí thẩm định thiết kế cải tạo, đóng mới, lắp ráp xe; kiểm nghiệm phương tiện đã cải tạo, đóng mới, lắp ráp;
b) Lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện thi công (xe máy chuyên dùng);
c) Lệ phí quản lý phương tiện giao thông trong trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ;
d) Lệ phí cấp bằng, chứng chỉ được hoạt động trên các loại phương tiện giao thông đường bộ.
2. Đối tượng nộp phí, lệ phí:
Các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài (trừ những trường hợp không phải nộp lệ phí nêu tại điểm 3, mục này) phải nộp phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư này khi được cơ quan quản lý nhà nước về giao thông đường bộ phục vụ các công việc sau đây:
a) Duyệt thiết kế cải tạo, đóng mới, lắp ráp phương tiện; kiểm nghiệm phương tiện đã hoàn thành việc cải tạo, đóng mới, lắp ráp;
b) Cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện thi công (xe máy chuyên dùng);
c) Cấp các loại giấy phép lưu hành phương tiện giao thông trong những trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, giấy đăng ký lưu hành phương tiện vận tải tạm nhập, tái xuất, vận tải liên vận;
d) Cấp bằng, chứng chỉ được hoạt động trên các loại phương tiện giao thông theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.
3. Không thu các khoản lệ phí (quy định tại tiết b, c và d điểm 1 mục này) đối với các trường hợp sau:
a) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống liên hợp quốc;
b) Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự, nhân viên hành chính kỹ thuật của cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự nước ngoài, thành viên các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc và thành viên của gia đình họ không phải là công dân Việt Nam hoặc không thường trú tại Việt nam được Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc cơ quan ngoại vụ địa phương được Bộ Ngoại giao ủy quyền cấp chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ. Trường hợp này, người đăng ký phải xuất trình với cơ quan đăng ký chứng minh thư ngoại giao (màu đỏ) hoặc chứng minh thư công vụ (màu vàng) theo quy định của Bộ Ngoại giao;
c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài khác (cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên chính phủ ngoài hệ thống liên hợp quốc, cơ quan đại diện của tổ chức phi chính phủ, các đoàn của tổ chức quốc tế, thành viên của cơ quan và tổ chức khác...) không thuộc đối tượng nêu tại tiết a, b trên đây, nhưng được miễn nộp hoặc không phải nộp lệ phí theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Trường hợp này tổ chức, cá nhân phải cung cấp cho cơ quan đăng ký:
- Đơn đề nghị miễn nộp lệ phí, có ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu là tổ chức).
- Bản sao hiệp định hoặc thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài bằng tiếng Việt Nam (có xác nhận của Công chứng nhà nước hoặc ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu xác nhận của chủ chương trình, dự án).
II. MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ, LỆ PHÍ
1. Mức thu:
Mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông quy định như sau:
STT | Tên phí, lệ phí | Đơn vị tính | Mức thu (đồng) |
1 | Phí thẩm định thiết kế cải tạo, đóng mới, lắp ráp xe; kiểm nghiệm phương tiện đã cải tạo, đóng mới, lắp ráp | ||
a | Thẩm định thiết kế cải tạo, đóng mới, lắp ráp xe | Lần/mẫu | 200.000 |
b | Kiểm nghiệm phương tiện đã cải tạo, đóng mới, lắp ráp | Lần/mẫu | 200.000 |
2 | Lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện thi công (xe máy chuyên dùng)[3] |
|
|
a | Cấp mới kèm theo biển số | Lần/phương tiện | 200.000 |
b | Cấp lại hoặc đổi giấy đăng ký kèm theo biển số | Lần/phương tiện | 200.000 |
c | Cấp lại hoặc đổi giấy đăng ký không kèm theo biển số | Lần/phương tiện | 50.000 |
d | Cấp giấy đăng ký kèm theo biển số tạm thời | Lần/phương tiện 70.000 |
|
đ | Đóng lại số khung, số máy | Lần/phương tiện | 50.000 |
3 | Lệ phí quản lý phương tiện giao thông |
|
|
a | Giấy phép lưu hành đặc biệt | Lần/phương tiện | 30.000 |
b | Giấy phép sử dụng ô tô tập lái | Lần/phương tiện (tối thiểu 6 tháng) | 30.000 |
c | Giấy đăng ký lưu hành phương tiện vận tải tạm nhập, tái xuất | Lần/phương tiện | 50.000 |
d | Giấy phép vận tải liên vận | Lần/phương tiện | 50.000 |
4 | Lệ phí cấp bằng, chứng chỉ được hoạt động trên các loại phương tiện[4] |
|
|
a | Cấp mới giấy phép lái xe cơ giới | Lần | 30.000 |
b | Cấp lại giấy phép lái xe cơ giới | Lần | 30.000 |
c | Cấp giấy phép lái xe cơ giới công nghệ mới (*) (bao gồm cả cấp mới và cấp lại) | Lần | 135.000 |
(*) Ghi chú: Cấp giấy phép lái xe công nghệ mới là giấy phép lái xe quy định tại Thông tư số 35/2010/TT-BGTVT ngày 15/11/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 02/2008/QĐ-BGTVT ngày 31/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt mẫu giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
Mức thu phí, lệ phí quy định tại mục này đã bao gồm tất cả các chi phí liên quan như: chi phí về tờ khai đăng ký, giấy chứng nhận, ép plastic giấy chứng nhận,... Các tổ chức, cá nhân nếu đã nộp đủ số tiền phí, lệ phí theo mức thu quy định tại mục này thì không phải nộp thêm bất cứ khoản thu nào khác. Nghiêm cấm các cơ quan quản lý nhà nước về giao thông đường bộ thu phí, lệ phí trái với mức thu quy định tại Thông tư này.
2. Chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí[5]:
2.1. Cơ quan quản lý nhà nước về giao thông đường bộ thực hiện các công việc nêu tại mục I Thông tư này có nhiệm vụ tổ chức thu, nộp, quản lý, sử dụng và công khai chế độ thu phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật (dưới đây gọi chung là cơ quan thu).
2.2. Tổ chức, cá nhân phải nộp toàn bộ số tiền phí, lệ phí theo mức thu quy định ngay khi kê khai và nộp hồ sơ đề nghị với cơ quan thực hiện các công việc thuộc danh mục các loại phí, lệ phí được quy định tại Thông tư này.
2.3. Phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định tại Thông tư này là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước.
a) Cơ quan thu được trích 65% (sáu mươi lăm phần trăm) trên tổng số tiền thu về phí, lệ phí để trang trải chi phí cho việc thu phí, lệ phí (bao gồm cả chi phí thiết bị hệ thống máy chủ và lưu trữ dữ liệu quản lý giấy phép lái xe, chi phí nối mạng tại các Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trên toàn quốc và Tổng cục đường bộ Việt Nam) theo quy định. Riêng đối với khoản thu từ lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện thi công được trích trên số tiền lệ phí thu được sau khi trừ tiền mua biển số theo giá quy định của Bộ Tài chính trong từng thời điểm.
b) Số tiền còn lại (35%), cơ quan thu thực hiện nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, loại, khoản, mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
2.4. Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí sử dụng đường bộ không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 và Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN[6]:
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo[7]. Thông tư này thay thế Thông tư số 77/TC-TCT ngày 29/11/1996 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị. Khoản thu lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 34/2003/TT-BTC ngày 16/4/2003 của Bộ Tài chính quy định chế độ chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Khoản thu phí sát hạch đủ điều kiện cấp văn bằng, chứng chỉ, giấy phép lái xe cơ giới đường bộ tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 24/2004/TT-BTC ngày 26/3/2004 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu và quản lý sử dụng phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ; trường hợp địa phương chưa có trung tâm sát hạch lái xe theo quy định tại Quyết định số 4392/2001/BGTVT ngày 20/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về tiêu chuẩn Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ mà vẫn phải tổ chức sát hạch tại các trung tâm, bãi sát hạch cũ thì được tiếp tục áp dụng mức thu lệ phí thi và cấp giấy phép lái xe quy định tại điểm 1 và điểm 2, mục II của Biểu mức thu quy định tại Thông tư số 77/TC-TCT ngày 29/11/1996 của Bộ Tài chính cho đến hết ngày 31/12/2005.
Mọi quy định trước đây về phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ trái với Thông tư này đều hết hiệu lực thi hành.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
| XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ TRƯỞNG |
[1] Văn bản này được hợp nhất từ 02 Thông tư sau:
- Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29 tháng 7 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng 8 năm 2004;
- Thông tư số 73/2012/TT-BTC ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29 tháng 7 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2012.
Nội dung tại Văn bản hợp nhất này không làm thay đổi nội dung và hiệu lực của 02 Thông tư trên.
[2] Thông tư số 73/2012/TT-BTC ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29 tháng 7 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Giao thông đường bộ;
Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí và Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29 tháng 7 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ (sau đây gọi là Thông tư số 76/2004/TT-BTC), như sau:”
[3] Mục này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 73/2012/TT-BTC ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29 tháng 7 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2012.
[4] Mục này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 73/2012/TT-BTC ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29 tháng 7 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2012.
[5] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 73/2012/TT-BTC ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29 tháng 7 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2012.
[6] Điều 2 Thông tư số 73/2012/TT-BTC ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29 tháng 7 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2012 quy định như sau:
“Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2012.
2. Các nội dung khác vẫn tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 76/2004/ TT-BTC ngày 29 tháng 7 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
3. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.”
[7] Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng 8 năm 2004.
Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BTC năm 2013 hợp nhất Thông tư hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 02/VBHN-BTC
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 09/10/2013
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Vũ Thị Mai
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 721 đến số 722
- Ngày hiệu lực: 09/10/2013
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2017
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực