Điều 32 Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BKHCN năm 2022 hợp nhất Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Điều 32. Vi phạm quy định về sử dụng mã số mã vạch
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đăng ký lại với cơ quan có thẩm quyền khi có sự thay đổi về tên gọi, địa chỉ giao dịch trên giấy phép kinh doanh hoặc không thông báo bằng văn bản khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch bị mất hoặc hỏng;
b)[97] Sử dụng mã số mã vạch khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch hết hiệu lực;
c) Không xuất trình được văn bản hợp pháp chứng minh về quyền sử dụng mã số mã vạch khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
d) Không khai báo và cập nhật danh mục các mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN) và mã số địa điểm toàn cầu (GLN) được sử dụng cho cơ quan có thẩm quyền;
đ)[98] (được bãi bỏ)
e)[99] Khai báo thông tin về mã số mã vạch trên cơ sở dữ liệu mã số mã vạch quốc gia không đúng với thông tin thực tế thương phẩm sử dụng mã GTIN hoặc địa điểm sử dụng mã GLN thể hiện hoặc sử dụng mã truy vết, thẻ, tem, nhãn hoặc định dạng bằng một phương thức thích hợp để cung cấp thông tin nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa nhưng không có dữ liệu hoặc có dữ liệu nhưng nội dung, dữ liệu không đúng quy định, hoặc thực hiện gắn thẻ, tem, nhãn hoặc định dạng bằng một phương thức thích hợp để thể hiện cung cấp thông tin nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa nhưng không khai báo, cập nhật thông tin đúng quy định về việc thể hiện hình thức, nội dung thẻ, tem, nhãn, định dạng bằng một phương thức thích hợp;
g)[100] (được bãi bỏ)
1a.[101] Không thực hiện đóng phí duy trì sử dụng mã số mã vạch đúng quy định.
a) Phạt tiền từ 1 đến 3 lần số tiền phí duy trì sử dụng mã số mã vạch. Mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng;
b) Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc nộp phí duy trì sử dụng mã số mã vạch đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng mã số mã vạch có đầu mã Quốc gia Việt Nam (893) mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp quyền sử dụng mã số mã vạch;
b) Sử dụng mã số mã vạch đã bị thu hồi;
c) Bán, chuyển nhượng mã số mã vạch đã được cấp.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a)[102] Sử dụng mã số mã vạch nước ngoài để in trên sản phẩm, hàng hóa sản xuất, gia công, bao gói, sang chiết tại Việt Nam mà không được chủ sở hữu mã nước ngoài cho phép quyền sử dụng tại Việt Nam;
b) Sử dụng các dấu hiệu gây nhầm lẫn với mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Tổ chức mã số mã vạch quốc tế.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp hoặc sử dụng nguồn dữ liệu về mã số mã vạch không đúng với nguồn dữ liệu mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Tổ chức mã số mã vạch quốc tế;
b)[103] Cung cấp thông tin sai lệch về chủ sở hữu hoặc đối tượng sử dụng mã số mã vạch hợp pháp đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam cấp;
c)[104] Phát triển và cung cấp các dịch vụ, giải pháp, ứng dụng dựa trên nền tảng mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam khi chưa được phép.
5. Mức phạt tiền đối với hành vi buôn bán hàng hóa vi phạm quy định về mã số mã vạch được quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.
6.[105] Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa, loại bỏ và tiêu hủy mã số mã vạch vi phạm; buộc tiêu hủy hàng hóa trong trường hợp không thể tách rời mã số mã vạch vi phạm ra khỏi sản phẩm, hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BKHCN năm 2022 hợp nhất Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: 02/VBHN-BKHCN
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 06/01/2022
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phạm Công Tạc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 303 đến số 304
- Ngày hiệu lực: 06/01/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
- Điều 3. Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 4. Vi phạm trong giữ chuẩn quốc gia của tổ chức được chỉ định
- Điều 5. Vi phạm trong hoạt động sản xuất, nhập khẩu, buôn bán và sử dụng chất chuẩn, chuẩn đo lường [10]
- Điều 6. Vi phạm trong sản xuất phương tiện đo
- Điều 7. Vi phạm trong nhập khẩu phương tiện đo
- Điều 8. Vi phạm trong sửa chữa phương tiện đo
- Điều 9. Vi phạm trong buôn bán phương tiện đo
- Điều 10. Vi phạm trong sử dụng phương tiện đo nhóm 2
- Điều 11. Vi phạm của kiểm định viên, tổ chức kiểm định
- Điều 12. Vi phạm của kỹ thuật viên hiệu chuẩn, tổ chức hiệu chuẩn
- Điều 13. Vi phạm của kỹ thuật viên thử nghiệm, tổ chức thử nghiệm
- Điều 14. Vi phạm về đo lường đối với phép đo nhóm 2
- Điều 15. Vi phạm đối với lượng của hàng đóng gói sẵn trong sản xuất hoặc nhập khẩu
- Điều 16. Vi phạm về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn trong buôn bán
- Điều 17. Vi phạm quy định về công bố tiêu chuẩn áp dụng, trừ trường hợp vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm [36]
- Điều 18. Vi phạm quy định về hợp chuẩn
- Điều 19. Vi phạm quy định về hợp quy
- Điều 20. Vi phạm về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, trừ trường hợp vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm [48]
- Điều 21. Vi phạm quy định về hoạt động đánh giá sự phù hợp
- Điều 22. Vi phạm quy định về hoạt động đào tạo, tư vấn trong lĩnh vực quản lý về tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- Điều 23. Vi phạm quy định về hoạt động công nhận
- Điều 24. Vi phạm về cung cấp thông tin không trung thực, sai sự thật về giấy tờ, tài liệu liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Điều 25. Vi phạm quy định về hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Điều 26. Vi phạm về giải thưởng chất lượng quốc gia
- Điều 27. Vi phạm quy định về hoạt động vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ô xy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ, các chất ăn mòn [82]
- Điều 28. [83] (được bãi bỏ)
- Điều 29. Vi phạm quy định trong pha chế xăng dầu [84]
- Điều 30. Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa trong kinh doanh sản phẩm, hàng hóa
- Điều 31. Vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa
- Điều 32. Vi phạm quy định về sử dụng mã số mã vạch
- Điều 33. Vi phạm về sử dụng giấy chứng nhận, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch
- Điều 34. Thẩm quyền của Thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
- Điều 35. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
- Điều 36. Thẩm quyền của Công an nhân dân
- Điều 37. Thẩm quyền của Hải quan
- Điều 38. Thẩm quyền của Quản lý thị trường
- Điều 39. Thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng
- Điều 40. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
- Điều 41. Thẩm quyền của Thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khác
- Điều 42. Phân định thẩm quyền của Thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Công an nhân dân, Hải quan, Quản lý thị trường, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khác
- Điều 43. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính