TUYÊN BỐ VỀ QUYỀN CỦA NHỮNG NGƯỜI KHÔNG PHẢI LÀ CÔNG DÂN NƯỚC MÀ HỌ ĐANG SINH SỐNG, 1985
(Được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua theo Nghị quyết số 40/144 ngày 13/12/1985).
Đại Hội đồng,
Xét rằng, Hiến chương Liên Hợp Quốc khuyến khích việc tôn trọng rộng rãi và sự tuân thủ các quyền và tự do cơ bản của tất cả mọi người, không có bất cứ sự phân biệt nào về chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hay tôn giáo,
Xét rằng, Tuyên ngôn Toàn thế giới về Quyền con người tuyên bố rằng tất cả mọi người đều sinh ra tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền, và rằng, mỗi người đều có các quyền và tự do được nêu trong bản Tuyên ngôn đó mà không dựa trên bất cứ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ và tôn giáo, quan điểm chính trị hay chính kiến khác, nguồn gốc xã hội hay dân tộc, của cải, hoàn cảnh ra đời hay các yếu tố khác,
Xét rằng, Tuyên ngôn Toàn thế giới về Quyền con người nhấn mạnh rằng, mọi người đều có quyền được thừa nhận tư cách con người trước luật pháp ở bất cứ đâu. Rằng, tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không có bất kỳ sự phân biệt nào và đều có quyền được bảo vệ như nhau trước luật pháp. Rằng, tất cả mọi người đều có quyền được bảo vệ như nhau chống lại bất cứ sự phân biệt, vi phạm nào được nêu trong Tuyên ngôn, cũng như chống lại bất cứ hành động xúi giục nào đối với sự phân biệt như vậy,
Nhận thức rằng, các Quốc gia thành viên của các Công ước quốc tế về quyền con người cam kết bảo đảm rằng, các quyền được ghi nhận trong các Công ước này sẽ được thực hiện không có bất kỳ sự phân biệt nào về chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay chính kiến khác, nguồn gốc xã hội hay dân tộc, của cải, hoàn cảnh ra đời hay hoàn cảnh khác,
Ý thức rằng, bằng việc nâng cao các phương tiện thông tin và phát triển các quan hệ hòa bình và thân thiện giữa các nước, của những người đang sống ở các nước mà họ không phải là công dân,
Khẳng định lại, mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc,
Nhận thức rằng, việc bảo vệ các quyền và tự do cơ bản được đề cập trong các văn kiện quốc tế cũng cần phải được bảo đảm cho các cá nhân là những người không phải là công dân ở nước mà họ đang sống,
Trịnh trọng quy định các điều khoản sau đây:
Điều 1.
Với mục đích của Tuyên bố này, thuật ngữ "người nước ngoài" sẽ được áp dụng, về số lượng của các quyền này được đề cập trong các điều theo sau, cho bất cứ người nào không phải là công dân ở quốc gia mà họ đang sinh sống,
Điều 2.
1. Không có bất cứ một điều khoản nào trong Tuyên bố này được giải thích nhằm hợp pháp hóa việc nhập cảnh bất hợp pháp và sống tại một quốc gia của bất cứ người nước ngoài nào, và cũng không có một điều khoản nào được viện dẫn cho sự giới hạn quyền của bất cứ quốc gia nào nhằm thực thi luật pháp và các quy định về việc nhập cảnh của những người nước ngoài cũng như thời hạn và điều kiện ở lại của họ, hay nhằm thiết lập những sự khác biệt giữa công dân của họ với người nước ngoài. Tuy nhiên, những quy định và luật như vậy sẽ không phù hợp với trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia đó, những trách nhiệm này liên quan đến lĩnh vực quyền con người.
2. Tuyên bố này sẽ không làm tổn hại đến việc hưởng các quyền được quy định trong luật quốc tế, mà một quốc gia có nghĩa vụ cần phải làm liên quan đến người nước ngoài, thậm chí kể cả ở những nơi Tuyên bố này không thừa nhận những quyền như vậy hay thừa nhận chúng trong một phạm vi hẹp hơn.
Điều 3.
Mỗi quốc gia ký kết cần phải xây dựng pháp luật quốc gia hay những quy định liên quan đến người nước ngoài.
Điều 4.
Người nước ngoài cần phải tuân theo luật pháp của quốc gia mà họ đang sống và cần phải tôn trọng tập quán và truyền thống của người dân ở quốc gia đó.
Điều 5.
1. Người nước ngoài sẽ được hưởng các quyền đặc biệt sau đây phù hợp với pháp luật quốc gia và tuân theo nghĩa vụ quốc tế liên quan của quốc gia mà họ đang sống
a. Quyền sống và an ninh cá nhân; không một người nước ngoài nào có thể bị bắt giữ và tạm giam một cách tùy tiện, không một người nước ngoài nào bị tước bỏ tự do của mình ngoại trừ việc đó được thực hiện căn cứ vào những cơ sở luật pháp và phù hợp với các thủ tục được quy định trong luật pháp;
b. Quyền được bảo vệ chống lại sự can thiệp một cách tùy tiện và phi pháp vào đời tư, gia đình, chỗ ở hay thư từ;
c. Quyền bình đẳng trước tòa án và tất cả các tổ chức và cơ quan tài phán khác, quyền được xét xử sự công bằng và trong trường hợp cần thiết, được một người bào chữa trợ giúp miễn phí trong một vụ án hình sự mà được quy định theo luật pháp, hay trong các vụ kiện khác;
d. Quyền được lựa chọn người phối ngẫu, quyền kết hôn và thành lập gia đình;
e. Quyền tự do tư tưởng chính kiến, tín ngưỡng và tôn giáo; quyền biểu lộ tôn giáo hoặc tín ngưỡng của mình, chỉ phải tuân theo những giới hạn được quy định trong luật pháp trong trường hợp cần thiết nhằm bảo vệ trật tự và an ninh công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của cộng đồng hoặc các quyền và tự do cơ bản của những người khác;
f. Quyền được gìn giữ ngôn ngữ văn hóa và truyền thống của mình;
g. Quyền được gửi tiền tiết kiệm, thu nhập hay các tài sản cá nhân khác ra nước ngoài tuân theo những quy định của pháp luật;
2. Tuân theo những giới hạn được quy định trong luật pháp và điều này mà là cần thiết ở trong xã hội dân chủ nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe và đạo đức cộng đồng hay các quyền và tự do cơ bản của những người khác, và phù hợp với các quyền khác đươc thừa nhận trong các văn kiện quốc tế liên quan và trong các điều khoản của Tuyên bố này, những người nước ngoài sẽ có các quyền sau:
a. Quyền được rời khỏi đất nước mình;
b. Quyền tự do biểu đạt;
c. Quyền tự do lập hội hòa bình;
d. Quyền tự do sở hữu tài sản riêng cũng như sở hữu chung với những người khác tuân theo luật quốc gia.
3. Tuân theo các điều khoản được đề cập trong khoản 2, những người nước ngoài sống một cách hợp pháp trên lãnh thổ của một quốc gia có quyền tự do di chuyển và tự do lựa chọn nơi ở trong phạm vi biên giới của quốc gia đó.
4. Tuân theo luật pháp quốc gia và việc ủy quyền, vị hôn thê, trẻ em nhỏ tuổi và lệ thuộc của một người nước ngoài cư trú một cách hợp pháp trên lãnh thổ của một quốc gia có quyền được chấp nhận đi kèm theo, tham gia vào hay sống cùng với người.
Điều 6.
Không một người nước ngoài nào có thể là đối tượng bị tra tấn hay hành hạ, đối xử hay trừng phạt phi nhân tính hay hạ thấp phẩm giá, và đặc biệt không người nước ngoài nào bị trở thành vật thí nghiệm khoa học hay y học mà không có sự nhất trí một cách tự nguyện của họ.
Điều 7.
Một người nước ngoài sống hợp pháp trên lãnh thổ một quốc gia có thể chỉ bị trục xuất theo một quyết định được đưa ra phù hợp với luật pháp, trong hoàn cảnh đó ngoại trừ trường hợp có những lý do bắt buộc liên quan đến yêu cầu về an ninh quốc gia, người ấy được phép trình bày những lý do chứng minh rằng tại sao họ không thể bị trục xuất và được xem xét lại trường hợp của mình, cũng như được trình bày theo ý nguyện của mình trước cơ quan có thẩm quyền hoặc cá nhân hay những người đặc biệt được chỉ định bởi cơ quan có thẩm quyền. Nghiêm cấm việc trục xuất các cá nhân hay tập thể người nước ngoài dựa trên sự phân biệt về chủng tộc, màu da, tôn giáo, văn hóa, nguồn gốc đạo đức, dân tộc hay dòng dõi.
Điều 8.
1. Người nước ngoài định cư hợp pháp trên lãnh thổ của một quốc gia có quyền được hưởng các quyền sau, phù hợp với pháp luật quốc gia và tuân theo nghĩa vụ của Điều 4:
a. Quyền có điều kiện làm việc an toàn và sức khỏe, được hưởng lương xứng đáng và được hưởng lương ngang nhau đối với công việc có giá trị ngang nhau mà không có bất cứ sự phân biệt nào; đặc biệt là phụ nữ phải được đảm bảo điều kiện làm việc không kém hơn nam giới và được trả lương ngang nhau trong cùng một công việc ngang nhau;
b. Quyền gia nhập công đoàn và các tổ chức hoặc hiệp hội khác theo nguyện vọng của mình và được tham gia các hoạt động của các hiệp hội đó. Không có giới hạn được áp dụng trong việc thực hiện quyền này trừ trường hợp những giới hạn đó được quy định trong luật pháp và là cần thiết, ở một xã hội dân chủ, vì lợi ích của an ninh quốc gia và trật tự công cộng hoặc để bảo đảm các quyền và tự do cơ bản của các cá nhân khác;
c. Quyền được bảo vệ sức khỏe chăm sóc y tế, an sinh xã hội, dịch vụ xã hội, giáo dục, nghỉ ngơi. Họ cũng phải tuân theo các quy định có liên quan trong quá trình tham gia vào các lĩnh vực đó và rằng các cơ quan chức năng của Nhà nước không được lạm dụng quyền lực một cách phi lý.
2. Với quan điểm nhằm bảo vệ quyền của người nước ngoài được tiếp tục các hoạt động một cách hợp pháp trên đất nước mà họ đang sống, các quyền như vậy có thể được các chính phủ có liên quan quy định cụ thể trong các hiệp ước song phương và đa phương.
Điều 9.
Không một người nước ngoài nào bị tước bỏ một cách tùy tiện các tài sản hợp pháp của mình.
Điều 10.
Bất kể người ngoài cũng có quyền tự do, tại bất cứ thời điểm nào, được liên hệ với lãnh sự quán hoặc cơ quan ngoại giao của quốc gia mà họ là một công dân, hoặc trong trường hợp vắng mặt, với cơ quan ngoại giao hoặc lãnh sự quán của quốc gia khác được ủy quyền, nhằm bảo vệ lợi ích của quốc gia mà họ là công dân tại quốc gia mà họ đang sống.
Tuyên bố về quyền của những người không phải là công dân nước mà họ đang sinh sống, 1985
- Số hiệu: Khongso
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 13/12/1985
- Nơi ban hành: Liên hợp quốc
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/1900
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực