Hệ thống pháp luật

Trách nhiệm hình sự đối với tình tiết dùng hung khí nguy hiểm

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL41199

Câu hỏi:

Hồ Thiết Trung và Trần Tấn Đạt là hàng xóm ở sát nhà nhau, vào khoảng 17h có cự cãi nhau về việc mất trộm gà của Trung. Quá trình cự cãi Trung có ném tô cơm bằng inox, chai bia về phía Đạt nhưng không trúng. Đạt có cầm 1 con dao dài 30cm ném lại về phía Trung nhưng không trúng Trung mà trúng Ly chị Trung đang đứng gần đó. Ly chỉ bị bầm tay và vùng hông. Sau đó Trung cầm 1miếng ván dài 40cm, rộng 15cm, dày 2cm ném về phía Đạt nhưng không trúng Đạt mà trúng vào mắt của Thắng là em ruột của Đạt, thắng đứng gần Đạt, tỉ lệ thương tích của Đạt là 15%. Vậy Trung có phạm tội cố ý gây thương tích theo Điều 104, BLHS không? Hay là phạm vào tội gì? Xin luật sư tư vấn giúp.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Về hành vi ném dao của Đạt về phía Trung và hành vi Trung cầm miếng ván về phía Đạt đều có thể xét thấy, Đạt và Trung đều có thể nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây nguy hại cho người kia theo quy định của Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009:

"Điều 9. Cố ý phạm tội

Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra;

 2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

1. Đạt có cầm 1 con dao dài 30cm ném lại về phía Trung nhưng trúng Ly, chị Trung đang đứng gần đó, Ly chỉ bị bầm tay và vùng hông

Về tình tiết “con dao dài 30cm”: theo quy định tại tiểu mục 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn về tình tiết dùng hung khí nguy hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009:

2.2. "Phương tiện nguy hiểm" là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.

a. Về công cụ, dụng cụ

Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn…

Như vậy, Đạt đã có dùng hung khí nguy hiểm nên theo quy định của Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009, Đạt đã phạm tội gây tổn hại cho sức khỏe người khác và có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

2. Trung cầm 1miếng ván dài 40cm, rộng 15cm, dày 2cm ném về phía Đạt nhưng không trúng Đạt mà trúng vào mắt của Thắng là em ruột của Đạt, thắng đứng gần Đạt, tỉ lệ thương tích của Đạt là 15%.

Tương tự như Đạt, Trung cầm miếng ván dài 40cm, rộng 15cm, dày 2cm ném về phía Đạt, đây là “vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công”, cũng là tình tiết dùng hung khí nguy hiểm. Như vậy, Trung sẽ phải chịu mức phạt tù theo quy định tại khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009:

Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Hành vi cố ý gây thương tích một cách vô cớ bị xử lý như thế nào?       

– Tình tiết giảm nhẹ đối với tội cố ý gây thương tích

– Xử lý hành vi ném đá vào tàu hỏa gây thương tích cho người khác

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155 để được giải đáp.

——————————————————–

Các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm hành chính

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Tư vấn luật hình sự miễn phí

– Dịch vụ tư vấn pháp luật hình sự

– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM