ĐÂY LÀ NỘI DUNG CÓ THU PHÍ
Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM
TCXDVN 340:2005
LẬP HỒ SƠ KỸ THUẬT - TỪ VỰNG - PHẦN 1. THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN BẢN VẼ KỸ THUẬT - THUẬT NGỮ CHUNG VÀ CÁC DẠNG BẢN VẼ
LỜI NÓI ĐẦU
TCXDVN 340:2005 (ISO 10209-1) - “Lập hồ sơ kỹ thuật – Từ vựng - Phần 1: Thuật ngữ liên quan đến bản vẽ kỹ thuật – Thuật ngữ chung và các loại bản vẽ” quy định các định nghĩa và thuật ngữ được sử dụng khi lập hồ sơ kỹ thuật.TCXDVN 340:2005 (ISO 10209-1) - “Lập hồ sơ kỹ thuật – Từ vựng - Phần 1: Thuật ngữ liên quan đến bản vẽ kỹ thuật – Thuật ngữ chung và các loại bản vẽ” được Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 27/2005/QĐ-BXD ngày 08 tháng 08 năm 2005.Phần 1: THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN BẢN VẼ KỸ THUẬT – THUẬT NGỮ CHUNG VÀ CÁC LOẠI BẢN VẼ
Technical product documentation – Vocabulary - Part 1 –Terms relating to technical drawings - General and types of drawings.
1. Phạm vi áp dụngTiêu chuẩn này quy định và định nghĩa các thuật ngữ được sử dụng trong việc lập hồ sơ kỹ thuật bao gồm các bản vẽ kỹ thuật trong mọi lĩnh vực sử dụng.Ghi chú: Các thuật ngữ được định nghĩa trong tiêu chuẩn này được in nghiêng2. Thuật ngữ chung2.1. Biểu đồ; giản đồ (chart; graph): Hình thể hiện bằng đồ thị, thường nằm trong một hệ toạ độ, thể hiện mối quan hệ giữa hai hệ thống biến số hoặc hơn.2.2. Mặt cắt (cut; sectional view): Tiết diện được thể hiện phần bị cắt có đường bao quanh2.3. Chi tiết (detail): Thể hiện dưới dạng bản vẽ một chi tiết cấu tạo hoặc một phần của chi tiết cấu tạo hoặc một tổ hợp, thường được vẽ với tỷ lệ lớn để cung cấp các thông tin cần thiết.2.4. Sơ đồ (diagram): Bản vẽ trong đó có các kí hiệu đồ hoạ được sử dụng để chỉ rõ các chức năng của các thành phần trong một hệ thống và mối quan hệ giữa chúng.2.5. Mặt đứng (elevation): Mặt nhìn trên mặt phẳng thẳng đứng.2.6. Chi tiết cấu tạo (item): Cấu kiện, thành phần, bộ phận hoặc đặc trưng vật chất của một vật thể được thể hiện trên một bản vẽ.2.7. Toán đồ (nomogram): Biểu đồ từ đó có thể xác định các giá trị gần đúng của một hoặc nhiều thông số mà không cần phải tính toán.2.8. Mặt bằng (plan): Mặt nhìn hoặc mặt cắt, trong mặt phẳng nằm ngang, được nhìn từ trên xuống.2.9. Tiết diện (section): Thể hiện các dường viền của vật thể nằm trong một hoặc nhiều mặt phẳng cắt.2.10. Phác thảo (sketch): Bản vẽ được sơ phác bằng tay mà không cần có tỷ lệ.2.11. Bản vẽ kỹ thuật (technical drawing; drawing): Thông tin kỹ thuật được chứa đựng trong một vật mang tin được thể hiện ở dạng hình vẽ tuân thủ các quy tắc đã thoả thuận và thường phải theo tỷ lệ.2.12. Mặt nhìn (view): Phép chiếu thẳng góc thể hiện phần nhìn thấy được của vật thể và nếu cần có thể cả các nét khuất của vật thể đó.3. Các loại bản vẽ3.1. Bản vẽ hoàn công, bản vẽ ghi lại (as - built drawing; record drawing): Bản vẽ dùng để ghi chép các chi tiết của một công trình xây dựng sau khi dẫ hoàn thành.3.2. Bản vẽ lắp ráp (assembly drawing): Bản vẽ thể hiện các vị trí rương quan và/ hoặc hình dạng của một cụm đã tổ hợp ở mức cao các bộ phận được lắp ráp.Ghi chú: Đối với các nhóm tổ hợp ở mức thấp hơn, xem điều 3.22.3.3. Mặt bằng khối nhà (block plan): Bản vẽ xác định khu đất xây dựng và định vị các đường viền của công trình xây dựng trong mối tương quan với quy hoạch đô thị hoặc các tài liệu tương tự.3.4. Bản vẽ thành phần (component drawing): Bản vẽ mô tả một thành phần, bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để xác định thành phần đó.3.5. Bản vẽ nhóm thành phần (component range drawing): Bản vẽ trình bày các kích thước, hệ thống tài liệu tham chiếu (loại thành phần và mã số nhận biết) và các số liệu về tính năng của nhóm các thành phần thuộc một loại nào đó.3.6. Bản vẽ chi tiết (detail drawing): Bản vẽ trình bày các phần của công trình hoặc một bộ phận, thường được phóng to ra và gồm có các thông tin đặc trưng về hình dạng, cấu tạo hoặc cách lắp ráp và các mối nối.3.7. Bản vẽ phác thảo, bản vẽ sơ bộ (draft drawing; preliminary drawing): Bản vẽ là cơ sở cho sự lựa chọn một giải pháp cuối cùng và/hoặc để thảo luận giữa các bên liên quan.3.8. Bản vẽ bố trí chung (general arrangement drawing): Bản vẽ thể hiện bố cục của công trình xây dựng, bao gồm vị trí công trình, các hệ tham chiếu cho các hạng mục và kích thước.ĐÂY LÀ NỘI DUNG CÓ THU PHÍ
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quyết định 27/2005/QĐ-BXD về 9 TCXDVN chuyển dịch từ tiêu chuẩn quốc tế ISO:TCXDVN 339,340, 342, 343, 344, 345, 346, 347 và 348:2005 do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 2Quyết định 212/QĐ-BXD năm 2013 hủy bỏ Tiêu chuẩn ngành Xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3824:2008 (ISO 7573:1983) về Bản vẽ kỹ thuật - Bảng kê
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9256:2012 về Lập hồ sơ kỹ thuật - Từ vựng - Thuật ngữ liên quan đến bản vẽ kỹ thuật: Thuật ngữ chung và các loại bản vẽ
HIỆU LỰC VĂN BẢN
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 340:2005 về lập hồ sơ kỹ thuật - Từ vựng - Phần 1: Thuật ngữ liên quan đến bản vẽ kỹ thuật - Thuật ngữ chung và các dạng bản vẽ do Bộ Xây dựng ban hành
- Số hiệu: TCXDVN340:2005
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn XDVN
- Ngày ban hành: 08/08/2005
- Nơi ban hành: Bộ Xây dựng
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản