Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM

TCXDVN 296:2004

DÀN GIÁO - CÁC YÊU CẦU VỀ AN TOÀN SCAFFOLDING - SAFETY REQUIREMENTS
(bắt buộc áp dụng)

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về an toàn khi lắp dựng, sử dụng, bảo trì, tháo dỡ dàn giáo trong xây dựng, sửa chữa, phá dỡ nhà và công trình.

Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các hệ dàn giáo treo thường xuyên hoặc các sàn công tác treo tự do trong không gian.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam, chư­ơng 17

TCVN 5308- 1991. Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng

TCVN 6052-1995. Dàn giáo thép.

3. Các thuật ngữ - khái niệm

3.1. Bàn giáo chế tạo sẵn: Đơn vị sàn công tác dạng mặt bàn chế tạo sẵn, có các móc neo chặt với các thanh ngang của dàn giáo.

3.2. Dàn giáo: Một hệ thống kết cấu tạm thời đặt trên nền vững hoặc có thể treo hoặc neo, tựa vào công trình để tạo ra nơi làm việc cho công nhân tại các vị trí cao so với mặt đất hay mặt sàn cố định.

3.3. Dàn giáo trụ và giá đỡ công son di động: Hệ dàn giáo có các trụ đứng, ván sàn và giá đỡ sàn công tác có thể di chuyển trên trụ đứng.

3.4. Dàn giáo dầm công son : Dàn giáo có sàn công tác đặt trên các thanh dầm công son từ trong tư­ờng hoặc trên mặt nhà. Đầu phía bên trong đ­ược neo chặt vào công trình hay kết cấu.

3.5. Dàn giáo dầm treo: Sàn công tác đặt trên hai thanh dầm, được treo bằng các dây cáp.

3.6. Dàn giáo chân vuông : Dàn giáo có chân đỡ là các khung gỗ dạng hình vuông, trên đỡ sàn công tác chịu tải trọng nhẹ và trung bình.

3.7. Dàn giáo cột chống độc lập: Dàn giáo đặt trên nền bằng nhiều khung hàng cột chống. Loại giáo này đứng độc lập, không tựa vào công trình bao gồm các cột đỡ, dầm dọc, dầm ngang và các thanh giằng chéo.

3.8. Dàn giáo cột chống đơn: Sàn công tác đặt trên các dầm ngang có đầu phía ngoài đặt trên các dầm dọc liên kết với hàng cột hay thanh đứng đơn. Đầu bên trong của dầm ngang đặt neo vào trong hoặc lên tường  nhà.

3.9. Dàn giáo hệ khung đỡ kiểu thước  thợ: Dàn giáo gồm các khung gỗ hoặc kim loại đỡ  sàn công tác.

3.10. Dàn giáo kiểu thang lắp công son: Dàn giáo chịu tải trọng nhẹ, sàn công tác đặt trên các dầm công son  liên kết với các thang độc lập hoặc nối dài.

3.11. Dàn giáo di động đẩy tay: Dàn giáo được đặt trên các bánh xe và chỉ di chuyển khi đẩy hoặc kéo.

3.12. Dàn giáo khung thép ống chế tạo sẵn: Hệ các khung bằng ống kim loại (chân giáo), lắp ráp với nhau nhờ các thanh giằng.

3.13. Dàn giáo kiểu chân ngựa: Dàn giáo chịu tải trọng nhẹ hoặc trung bình, gồm  các chân mễ đỡ sàn công tác.

3.14. Dàn giáo và tổ hợp dàn giáo thép ống và bộ nối: Hệ dàn giáo được cấu tạo từ các thanh thép ống nh­ thanh trụ đứng, các thanh ngang, dọc dàn giáo và các thanh giằng; có tấm đỡ chân các thanh trụ và các bộ nối đặc biệt để nối các thanh trụ và liên kết các thanh khác.

3.15. Dàn giáo treo móc nối tiếp: Sàn công tác được đặt và móc vào hai dây cáp thép treo song song theo phương  ngang, các đầu dây liên kết chặt với công trình.

3.16. Dàn giáo treo nhiều điểm: Dàn giáo được đỡ bởi nhiều dây cáp treo từ các vật đỡ phía trên và được lắp đặt, vận hành khi nâng hoặc hạ sàn công tác tới các vị trí yêu cầu.

3.17. Dàn giáo treo nhiều tầng: Dàn giáo có các sàn công tác ở các cốt cao độ khác nhau, đặt trên cùng một hệ đỡ. Hệ thống này có

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 296:2004 về dàn giáo - các yêu cầu về an toàn do Bộ Xây dựng ban hành

  • Số hiệu: TCXDVN296:2004
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn XDVN
  • Ngày ban hành: 11/02/2004
  • Nơi ban hành: Bộ Xây dựng
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản