Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM

TCXD 40:1987

KẾT CẤU XÂY DỰNG VÀ NỀN - NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ TÍNH TOÁN

Building structures and foundations - Basic rules for calculations

Quy định chung

Tiêu chuẩn này quy định những nguyên tắc cơ bản về tính toán kết cấu làm bằng các vật liệu khác nhau và nền của tất cả các dạng xây dựng theo trạng thái giới hạn trên cơ sở áp dụng các phương pháp của lý thuyết xác suất và thống kê toán học.

Tiêu chuẩn này bao gồm những nguyên tắc cơ bản về tính toán kết cấu và nền dưới tác dụng của lực. Dựa theo tiêu chuẩn này cần lập tiêu chuẩn thiết kế các kết cấu làm bằng các vật liệu khác nhau và nền nhà, công trình có chức năng khác nhau.

1. Cơ sở tính toán

1.1. Kết cấu xây dựng và nền cần tính tới tải trọng và tác động theo phương pháp trạng thái giới hạn.

Cho phép tính toán kết cấu xây dựng và nền của nhà và công trình trên cơ sở những đánh giá về kinh tế theo các tài liệu chuẩn tương ứng.

1.2. Trạng thái giới hạn là trạng thái mà trong đó kết cấu, nền, nhà hoặc công trình thoả mãn các yêu cầu cần thiết khi khai thác thác sử dụng hoặc khi thi công.

1.3. Trạng thái giới hạn được chia thành hai nhóm:

- Nhóm 1: Bao gồm những trạng thái giới hạn dẫn đến việc  mất khả năng chịu tải, hay dẫn đến sự bất lợi hoàn toàn về mặt sử dụng kết cấu hoặc nền.

- Nhóm 2: Bao gồm những trạng thái giới hạn gây khó khăn cho việc sử dụng bình thường kết cấu và nền.

Trạng thái giới hạn nhóm 1 gồm:

- Sự mất ổn định tổng thể về hình dáng.

- Sự mất ổn định  về vị trí.

- Sự phá huỷ một đặc điểm bất kì nào đó.

- Sự chuyển đổi  thành một hệ mới.

- Sự thay đổi hình dạng.

- Trạng thái dẫn đến sự cần thiết phải ngừng khai thác sử dụng do vật liệu biến dạng lớn, do các mối nối bị cắt và do các vết nứt phát triển quá lớn.

- Trạng thái giới hạn thuộc nhóm 2 gồm những trạng thái vượt quá mức cho phép

- Sự dao động của kết cấu

- Sự thay đổi vị trí

- Sự tạo thành hoặc phát triển vết nứt.

1.4. Phương pháp tính toán theo trạng thái giới hạn nhằm đảm bảo ngăn  chặn khả năng vượt quá trạng thái giới hạn trong toàn bộ thời gian sử dụng kết cấu, nhà hoặc công trình cũng như quá trình thi công.

Việc  đảm bảo không vượt quá trạng thái giới hạn quy định tại điểm 1.3 phải phù hợp với mức độ an toàn của kết cấu nhà hoặc công trình.

Những yêu cầu về tiêu chuẩn tính toán phải làm sao cho tải trọng, ứng suất, biến dạng, chuyển vị, vết nứt, v.v...không vượt quá giá trị giới hạn được quy định trong các tiêu chuẩn thiết kế các kết cấu, nền nhà và công trình.

Trong tiêu chuẩn thiết kế kết cấu cho phép quy định những trạng thái giới hạn không yêu cầu trong quá trình tính toán.

1.5. Khi tính toán cần phải chú ý đến các đặc trưng bất lợi có thể xẩy ra của vật liệu và đất, các giá trị bất lợi về tổ hợp tải trọng tác động và trong nhiều trường hợp cần tính đến độ sai lệch bất lợi về kích thước cũng như điều kiện thi công, sử dụng và những điều kiện làm việc đặc biệt của kết cấu và nền. Khi đó cần phải tuân theo tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn tương ứng khác.

Chú thích: Các đặc trưng bất  lợi có thể xảy ra là các đặc trưng tương ứng với độ đảm bảo nhất định. Các đặc trưng này được quy định trong các tiêu chuẩn thiết kế.

1.6. Sơ đồ hay mô hình tính toán và các giả thiết cơ bản trong tính toán kết cấu và nền cần phản ánh điều kiện làm việc thực tế của công trình,  phù hợp với trạng thái giới hạn đang xét. Khi đó, trong những trường hợp đã được các tiêu chuẩn thiết kế quy định, thì cần phải tính đến:

Những yếu tố quyết định trạng thái ứng suất và biến dạng; những đặc điểm của sự tác động tương hỗ giữa các cấu kiện với nhau và với nền; sự làm việc không gian, phi tuyến tính về hình học và vật lí; tính

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 40:1987 về kết cấu xây dựng và nền - nguyên tắc cơ bản về tính toán

  • Số hiệu: TCXD40:1987
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn XDVN
  • Ngày ban hành: 01/01/1987
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản