Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 149:1978

BẢO VỆ KẾT CẤU XÂY DỰNG KHỎI BỊ ĂN MÒN

Anti corrosion for building structures

1. Quy định chung

1.1. Tiêu chuẩn này phải được tuân thủ khi thiết kế chống ăn mòn cho các kết cấu xây dựng của nhà và công trình chịu tác động của môi trường xâm thực.

Ghi chú:

1. Khi thiết kế các biện pháp bảo vệ chống ăn mòn cho kết cấu xây dựng ngoài tiêuchuẩn này còn phải tuân theo các tiêu chuẩn tương tự đã được UBND Nhà nước Liên Xô phê duyệt hay thoả thuận.

2. Khi thiết kế bảo vệ cho các kết cấu xây dựng khỏi bị ăn mòn do dòng diện cũng như nơi có chất thải phóng xạ hay hơi thuỷ ngân thì phải tuân theo các văn bản riêng biết về thiết kế bảo vệ chống ăn mòn các kết cấu nhà của ngành sản xuất: về tiêu chuẩn đã được UBXD Nhà nước Liên Xô phê duyệt hay thoả thuận.

1.2. Nhằm mục đích giảm thấp tác động của môi trường xâm thực đến kết cấu xây dựng của nhà và công trình, khi thiết kế cần phải xét tới giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng, giải pháp mặt bằng, hình khối kiến trúc và giải pháp kết cấu theo sự tác động của môi trường cần phải chọn loại thiết bị công nghệ có độ kín tối đa, bảo đảm độ bền của mối nối và liên kết trong thiết bị công nghệ và đường ống dẫn cũng như xem xét việc thải hơi và phải bảo đảm việc bố trí các quạt hết và đẩy gió ở những nơi có nhiều khí thải ăn mòn nhằm bảo đảm đẩy chúng ra xa vùng kết cấu hay làm giảm nồng độ khí đốt.

1.3. Khi thiết kế bảo vệ chống ăn mòn kết cấu xây dựng phải xét đến điều kiện khí hậu, địa chất thuỷ văn nơi xây dựng cững như mức độ tác động của môi trường xâm thực, điều kiện sử dụng công trình, tính chất của vật liệu được sử dụng và dạng kết cấu xây dựng.

2. Mức độ tác động của môi trường xâm thực lên kết cấu phi kim loại

2.1. Mức độ tác động của môi trường xâm thực lên kết cấu khi kim loại được xác định như sau:

- Đối với môi trường khí theo loại và nồng độ của các chất khí, độ hoà tan của khí trong nước, độ ẩm và nhiệt độ.

- Đối với môi trường lỏng theo sự xuất hiện và nồng độ các nhân tố ăn mòn, nhiệt độ, áp lực hay tốc độ chuyển động chất lỏng trên bề mặt kết cấu đối với môi trường rắn (muối nhũ tương, bụi, đất) theo độ mịn, độ hoà tan trong nước, độ hết ẩm, độ ẩm của môi trường xung quanh.

2.2. Theo mức độ tác động lên kết cấu, môi trường phân ra các loại: Không ăn mòn, ăn mòn yếu, ăn mòn trung bình và ăn mòn mạnh.

Mức độ tác động của môi trường xâm thực lên kết cấu phi kim loại được: nêu ở phụ lục 1 ( bảng 22).

2.3. Mức độ tác động của môi trường khí ăn mòn liên kết phi - kim loại được nêu ở Bảng 1; các nhóm khí ăn mòn được phân loại và nồng độ nêu trong phụ lục 2 ( bảng 23).

2.4. Mức độ tác động ăn mòn của môi trường chất rắn trên kết cấu xây dựng phi kim loại nêu ở bảng 2.

2.5. Mức độ tác động ăn mòn của nước, môi trường trên kết cấu bê tông dựa vào chỉ tiêu của môi trường ăn mòn (đặc trưng cho quá trình ăn mòn theo loại I, II và III) và điều kiện sử dụng công trình nêu trong bảng 3a, 3b và 3c.

Bảng 1 – Mức độ tác động của môi trường khí đối với kết cấu phi kim loại

Độ ẩm không khí trong phòng tính bằng %

Nhóm khí (theo bảng 23 của phụ lục 2)

Mức độ tác động và ăn mòn của môi trường khí đối với kết cấu

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 149:1978 về bảo vệ kết cấu xây dựng khỏi bị ăn mòn

  • Số hiệu: TCVN149:1978
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1978
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản