HỆ THỐNG PHÁT HIỆN CHÁY VÀ BÁO ĐỘNG CHÁY - QUY ĐỊNH CHUNG
Fire detection and alarm system - General
Tiêu chuẩn này quy định các bộ phận của hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy, các yêu cầu để nối, lắp đặt, các đặc trưng kỹ thuật, cách thử nghiệm và vận hành từng bộ phận hoặc toàn bộ hệ thống.
Tiêu chuẩn này được áp dụng và cung cấp các định nghĩa thường dùng trong hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy đối với nhà.
Ngoài ra tiêu chuẩn này còn được dùng để làm cơ sở đánh giá hệ thống dùng với mục đích khác, ví dụ như mỏ, tàu thủy. Tiêu chuẩn này không cản trở việc sản xuất hoặc sử dụng hệ thống có đặc tính chuyên dụng thích hợp để ngăn ngừa rủi ro khỏi những nguy hiểm đặc thù.
Cấu tạo của hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy được thể hiện ở hình 1.
Các đầu báo cháy độc lập: là các thiết bị chứa bên trong một vỏ bọc tất cả các thành phần, có thể trừ nguồn năng lượng, cần thiết để phát hiện cháy và phát ra tín hiệu báo động nghe được. Đầu báo khói độc lập sẽ được đề cập tới trong một tiêu chuẩn khác.
Chú thích: Đầu báo khói độc lập không nối với các thiết bị kiểm tra và thiết bị báo hiệu thì không nằm trong hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy như đã định nghĩa trong tiêu chuẩn này.
2.1. Mục đích của hệ thống phát hiện cháy và báo cháy là nhằm phát hiện cháy ở thời điểm sớm nhất và phát ra tín hiệu báo động để thực hiện những hành động thích hợp (thí dụ: sơ tán người, yêu cầu tổ chức chữa cháy, khởi động thiết bị chữa cháy, điều khiển cửa thoát khói, các bộ phận của quạt).
Hệ thống báo cháy có thể hoạt động được bằng thiết bị phát hiện tự động hoặc bằng tay.
2.2. Những quy định trong điều 2.3 đến 2.7 dùng để hướng dẫn thiết kế và xây dựng hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy.
2.3. Hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy phải:
- Phát hiện nhanh chóng kịp thời để thực hiện những chức năng dự tính cho hệ thống.
- Truyền chính xác các tín hiệu phát hiện cháy đến thiết bị chỉ báo và kiểm soát và nếu thích hợp, truyền đến trạm nhận báo động cháy;
- Chuyển tín hiệu phát hiện cháy thành tín hiệu báo động cháy rõ ràng để tập trung sự chú ý của mọi người ngay lập tức và không nhầm lẫn;
- Không nhạy cảm với những hiện tượng khác ngoài những hiện tượng mà chức năng của hệ thống phải phát hiện;
- Báo hiệu ngay lập tức và rõ ràng bất kì một sai sót nào phát hiện được mà có thể gây tác hại cho sự hoạt động chính xác của hệ thống.
2.4. Hệ thống phát hiện cháy và báo cháy không được:
- Bị ảnh hưởng bởi bất kỳ một hệ thống khác có hoặc không có liên kết với nó.
- Bị ngừng làm việc một phần hay toàn bộ do cháy hay hiện tượng mà nó được thiết kế để phát hiện, trước khi cháy hay hiện tượng đó đã được phát hiện.
2.5. Hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy phải là một hệ thống tin cậy. Một hệ thống được coi là tin cậy khi nó thực hiện chức năng của mình không sai sót hoặc bỏ sót.
2.6. Sự phù hợp của các bộ phận trong hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy với những quy định trong tiêu chuẩn này không nhất thiết phải đảm bảo tính tương hợp giữa các bộ phận đó với nhau. Điều này chỉ được quan tâm khi thiết kế toàn bộ hệ thống. Sự hoạt động hợp lí của hệ thống lắp đặt cần được khẳng định bằng thử nghiệm sau khi hoàn thành việc lắp đặt.
2.7. Bất kì sai sót nào của một bộ phận của hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy cũng gây ra các sai sót tiếp theo của hệ thống như là mối nguy hiểm cho toàn bộ hay gián tiếp bên ngoài hệ thống.
Tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa sau:
3.1. Hệ thống phát hiện (và báo động) cháy tự động
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 215:1998 về phòng cháy chữa cháy – từ vựng – phát hiện cháy và báo động cháy
- 2Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 89:2006 về quy phạm phòng cháy, chữa cháy rừng thông do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3254:1989 về an toàn cháy – Yêu cầu chung
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-1:2004 (ISO 11602-1:2000) về phòng cháy, chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy - Phần 1: Lựa chọn và bố trí do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5684:1992 về An toàn cháy các công trình xăng dầu - Yêu cầu chung do Ủy ban Khoa học và Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5684:2003 về An toàn cháy các công trình dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ - Yêu cầu chung do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1978 về Phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 1Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 215:1998 về phòng cháy chữa cháy – từ vựng – phát hiện cháy và báo động cháy
- 2Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 89:2006 về quy phạm phòng cháy, chữa cháy rừng thông do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3254:1989 về an toàn cháy – Yêu cầu chung
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-1:2004 (ISO 11602-1:2000) về phòng cháy, chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy - Phần 1: Lựa chọn và bố trí do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5684:1992 về An toàn cháy các công trình xăng dầu - Yêu cầu chung do Ủy ban Khoa học và Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5684:2003 về An toàn cháy các công trình dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ - Yêu cầu chung do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1978 về Phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 218:1998 về Hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy - Quy định chung
- Số hiệu: TCXD218:1998
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn XDVN
- Ngày ban hành: 01/01/1998
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực